Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tình huống về ly hôn và hệ quả pháp lý của việc ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.65 KB, 20 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời buổi hiện nay, ly hôn không cịn là một chuyện xa lạ. Hàng năm
có rất nhiều trường hợp ly hơn diễn ra, kéo theo đó là hàng loạt hậu quả pháp lý
liên quan như về quan hệ vợ chồng khi ly hôn, quan hệ với con chung khi ly hôn
và đặc biệt là biệc phân chia tài sản tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Trong đó
có thể nói việc phân chia tài sản là một trong những nội dung quan trọng nhất
khi giải quyết ly hôn. Vợ, chồng sau khi kết hôn, tài sản chung được hình thành,
các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này
cũng vì thế mà hình thành. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp
của vợ chồng đều có liên quan đến tài sản. Bên cạnh đó, sự phức tạp trong việc
xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng, quyền nuôi con và cùng những
hạn chế trong việc qui định về chế độ tài sản vợ chồng trong luật dân sự, luật
hơn nhân và gia đình. Chính vì vậy, thơng qua việc tìm hiểu về hậu quả pháp lý
khi ly hơn nhóm sẽ tiến tới giải quyết vấn đề, đưa và đưu ra cách giải quyết tình
huống theo đúng quy định của pháp luật một cách hợp tình hợp lý nhất.
Trong quá trình tìm kiếm tài liệu và giải quyết tình huống khơng thể tránh
khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cơ giáo để bài làm được
hồn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

5


B. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HUỐNG
I. Ly hôn giữa vợ và chồng
Hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng. Quan hệ hơn nhân tồn
tại lâu dài và bền vững điều đó hoàn toàn phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của
những người kết hơn.Tuy nhiên tính bền vừng của hơn nhân có thể có ngoại lệ.
Trong cuộc sống vợ chồng có thể phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp. Khi
mâu thuẫn trở nên căng thăng, khơng thể hịa giải được, tồn tại cuộc sống chung
là hình thức thì vợ chồng có quyền chấm dứt hôn nhân bằng một sự kiện pháp
lý, đó là ly hơn. Ly hơn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi hai người còn


sống do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu hoặc hai bên vợ chồng thuận tình được
Tịa án cơng nhận thuận tình ly hơn.
Khi ra quyết định ly hơn, Tịa án phải dựa trên những chuẩn mực mà pháp
luật đã quy định để có thể đánh giá thực chất mối quan hệ vợ chồng từ đó đưa
ra những quyết định đúng đắn nhằm một mặt phải đảm bảo lợi ích của vợ
chồng, mặt khác phải bảo đảm lợi ích của con cái, các thành viên gia đình và xã
hội. Những chuẩn mực đó gọi là căn cứ ly hôn. Pháp luật nước ta đã quy định
cụ thể về căn ly hôn tại các điều 55, 56 của luật hơn nhân và gia đình năm 2014.
Theo đó, Tịa án giải quyết ly hơn có thể dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng,
có thể dựa trên lỗi của vợ hoặc chồng, có thể do tình trạng hơn nhân. Để giải
quyết tình huống trên, ở đây chúng em sẽ phân tích việc Tịa án giải quyết ly
hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng – thuận tình ly hơn.
Thuận tình ly hơn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu
chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hơn của vợ
chồng.
Theo Điều 55 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong
trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự
nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi
5


dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ
và con thì Tịa án cơng nhận thuận tình ly hơn; nếu khơng thỏa thuận được
hoặc có thỏa thuận nhưng khơng bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con
thì Tịa án giải quyết việc ly hôn”.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp
hai vợ chồng có u cầu thuận tình ly hơn, sự tự nguyện của hai vợ chồng khi
yêu cầu chấm dứt hôn nhân là một căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân.
Bảo đảm“thật sự tự nguyện ly hôn” là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý
chí của mình, khơng bị cưỡng ép, khơng bị lừa dối trong việc thuận tình ly hơn.

Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát
từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn
mực, đạo đức xã hội.
Cũng trong Điều 55, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong việc
thuận tình ly hơn, ngồi ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hơn của vợ
chồng, địi hỏi hai vợ chồng cịn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc
trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi
chính đáng của vợ và con, nếu vợ chồng không thoả thuận được hoặc tuy có
thoả thuận nhưng khơng bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con thì
Tồ án quyết định giải quyết việc ly hôn.
Trong trường hợp vợ chồng cùng u cầu xin ly hơn thì Tồ án vẫn phải
tiến hành hồ giải, mục đích là để vợ chồng rút đơn u cầu ly hơn và đồn tụ
với nhau. Việc cho ly hơn trong trường hợp thuận tình này đối với Tịa án là
khơng phải dễ, bởi vì khó có thể định lượng khi chỉ dựa trên yếu tố thỏa thuận
tự nguyện thật sự của hai vợ chồng nếu không xem xét đến các yếu tố tình trạng
mâu thuẫn vợ chồng đến đâu, mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân đến
cấp độ nào và gắn với việc thỏa thuận của họ đến đâu về việc chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Thực tế, nguyên nhân phát sinh tranh chấp
trong cuộc sống vợ chồng dẫn đến ly hơn hay thuận tình ly hơn cũng là do tình
5


cảm của vợ chồng bị rạn nứt, một trong hai bên đã khơng làm trịn nghĩa vụ của
mình với gia đình hay vì tự ái cá nhân hoặc hiểu lầm trong quan hệ của vợ hoặc
chồng mình nên đã quyết định yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ được ly hơn.
Nhưng khi có sự giải thích, phân tích đúng, sai trong quan hệ của họ của người
làm công tác hòa giải để khuyên họ nên bỏ qua những lầm lỗi, tha thứ cho nhau
để quay lại chung sống với nhau thì họ đã hiểu ra và quay lại đồn tụ chung
sống với nhau và Tịa án cũng khơng phải giải quyết về các vấn đề kéo theo như
con và tài sản.

Trong trường hợp Tồ án hồ giải khơng thành thì Tồ án lập biên bản về
việc tự nguyện ly hơn và hồ giải đồn tụ khơng thành. Trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng khơng có sự
thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát khơng có phản đối sự thoả thuận đó, thì
Tồ án ra quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn mà khơng phải mở phiên tồ
khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn
- Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài
sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
- Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể
này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn có hiệu lực pháp luật ngay.
Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện về
thuận tình, Tồ án lập biên bản về việc hồ giải đồn tụ khơng thành về những
vấn đề hai bên khơng thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng khơng bảo đảm
quyền lợi chính đáng của vợ và con. Đồng thời, Tịa tiến hành mở phiên tồ xét
xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

5


II. Hậu quả pháp lý của việc ly hơn.
Khi tịa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng sẽ dẫn đến những hậu
quả pháp lý về nhân thân, tài sản giữa vợ chồng và đối với con chung (nếu có).
1.Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Theo khoản 1 điều 57 luật hơn nhân và gia đình: “Quan hệ hôn nhân
chấm dứt kểt từ ngày bản án, quyết định ly hơn của Tịa án có hiệu lực pháp
luật”. Như vậy, kể từ ngày bản án ly hôn hoặc quyết định cơng nhận thuận tình
ly hơn của Tịa án có hiệu lực, các bên chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp
luật. Giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân theo

luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Mỗi bên vợ chồng có quyền kết hơn với
người khác.
2.Giải quyết tài sản giữa vợ và chồng
Luật hơn nhân và gia đình 2014 là đạo luật đầu tiên của Nhà nước ta quy
định vợ chồng có quyền lựa chọn chế độ tài sản của mình, theo đó vợ chồng sẽ
có thể chọn chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Để
phục vụ cho việc giải quyết tình huống của nhóm, ở đây chúng em sẽ tìm hiểu
về chế độ tài sản theo luật định.
Chế độ tài sản của vợ chồng được hiểu là toàn bộ những quy định về việc
xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ (chồng), quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và việc phân chia tài sản. Chế độ tài
sản theo quy định của pháp luật được hiểu là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật
dự liệu trước về căn cứ, nguồn gốc, thành phần, các loại tài sản chung và tài sản
riêng của vợ chồng (nếu có), quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại
tài sản.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì theo u cầu
của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các
khoản 2,3,4 và 5 Điều này và tại các điều 60,61,62,63 và 64 của Luật này.
5


Nguyên tắc chia tài sản chia tài sản của vợ chồng khi li hôn
Tài sản chung của vợ chồng được chia đơi nhưng có tính đến các yếu tố
sau đây:
a) Hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả
năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các
thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và
tài sản theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau
khi ly hơn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên

nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù
hợp với hồn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
b) Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như
lao động có thu nhập;
Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, cơng việc gia đình và lao động
của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người
vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà khơng đi làm được tính là lao
động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có
cơng sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và
nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang
hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động
sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và
phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích
chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp
5


không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa
thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.''
Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản
của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Như vậy, để phân chia tài sản khi ly hôn phải xác định được tài sản
chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó điều 33 và điều 43 Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể như sau:
Tài sản chung của vợ chồng:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập

do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được
quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài
sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia
được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật

5


có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần
chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng:
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết
hơn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài
sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của
Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà
theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản
riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn
nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của

Luật này.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu riêng của người đó, trừ
trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sát nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng và tài sản chung mà
vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh tốn phần giá t rị tài sản của
mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Đặc biệt, trong trường hợp vợ hoặc chồng có u cầu Tịa án xác định tài
sản đang có tranh chấp là tài sản riêng của chính mình thì người yêu cầu có
nghĩa vụ chứng minh, đưa ra căn cứ để xác định đó là tài sản riêng. Trường hợp
khơng có căn cứ để chứng minh tài sản đó là tài sản riêng thì tài sản đó được coi
là tài sản chung của vợ chồng.
Ngoài ra nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn cịn phải :
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài
sản để tự ni mình.

5


3. Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ và chồng đối với người thứ ba
khi ly hôn
Căn cứ vào điều 60 Luật hơn nhân và gia đình : “Giải quyết quyền, nghĩa
vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn:
1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu
lực sau khi ly hơn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận
khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng
quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự
để giải quyết.
Cụ thể: Về nguyên tắc, khi vợ chồng ly hơn thì quyền, nghĩa cụ tài sản

của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Do vậy. Vợ chồng dù đã ly
hơn nhưng vẫn có quyền, nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba.
Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn, Tịa án phải xác định vợ,
chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người
thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có
yêu cầu giải quyết thì Tịa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ
chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba
không yêu cầu giải quyết thì Tịa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án
khác
4. Quyền đối với con chung của vợ chồng
Việc trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn đã
được quy định rõ trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Sau khi ly hơn,
cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có
5


khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình theo quy định của Luật
này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của
mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp khơng thỏa thuận được thì Tịa
án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi
mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của
con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp
người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng,
giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Cịn đối với con trên 36 tháng tuổi và dưới 7 tuổi nếu hai bên khơng thỏa
thuận được tịa án sẽ Tịa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định

sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng:
Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà
mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của
cha mẹ;
Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục
con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải
trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tơn trọng quyền của con
được sống chung với người trực tiếp ni và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp ni con có quyền, nghĩa vụ thăm
nom con mà không ai được cản trở.

5


C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Nhận xét về quyết định của tòa án.
Quyết định của tòa án tại bản án sơ thẩm số 02/2016/HNST ngày
1/3/2016 của TAND huyện Y là chưa xác đáng.
Thứ nhất, theo điều 54 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì dù trong
trường hợp vợ chồng cùng u cầu xin ly hơn thì Tồ án vẫn phải tiến hành hoà
giải theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly
hơn, mục đích là để vợ chồng rút đơn u cầu ly hơn và đồn tụ với nhau. Ở
đây, Tịa án khơng hịa giải mà đã ra bản án sơ thẩm giải quyết ly hôn cho anh N
và chị A.
Thứ hai, về con chung là cháu Lâm Bảo N (4 tuổi), Tịa án giao cho chị A
trực tiếp ni cháu, anh A cấp dưỡng cho đến khi cháu N trưởng thành. Quyết
định trên của Tịa chưa có căn cứ xác đáng. Bởi đối với con từ 36 thàng tuổi đến
dưới 7 tuôi khi giao con cho bố hay mẹ nuôi cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác
nhau như điều kiện về vật chất, tinh thần. Như vậy, muốn giao cho anh A hay

chị N nuôi trước tiên phải điều tra thêm về khả năng nuôi con của anh A và chị
N (điều kiện về kinh tế, môi trường, sự quan tâm chăm sóc con,…) Bên cạnh
đó, quyết định của tịa cũng chưa cụ thể ở chỗ khơng nêu rõ số tiền anh N phải
cấp dưỡng cho cháu N. Như vậy sẽ dẫn đến khó khăn cho việc thi hành án sau
này.
Thứ ba, theo Khoản 1 Điều 59 Luật Hơn nhân và Gia đình, “ngun tắc
giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Trong trường hợp chế độ tài sản của
vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên tự thỏa thuận nếu
khơng thỏa thuận được thì theo u cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng,
Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các
điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hơn nhân và gia đình”. Ở tình huống trên thì
anh N và chị A khơng có thỏa thuận, nên tòa phải giải quyết theo quy định tại
5


điều 60, 61, 62, 63. Tuy nhiên, khi tòa đưa ra quyết định về việc chia tài sản của
anh N và chị A còn một số tài sản chưa được chia đó là: 01 tủ đồng hồ, 01 tủ
lạnh, 01 xe máy SH do anh N đứng tên.
Mặt khác, khi chia tài sản của vợ chồng chị A anh N tòa chưa xác định rõ
đâu là tài sản chung, tài sản riêng bên cạnh đó vẫn cịn tranh chấp về: số vàng
15 chỉ vàng 9999 và 2 chỉ vàng 24K của bố mẹ anh N cho; số vàng nữ trang 10
chỉ vàng 18K và 5 chỉ vàng 24K. Cả hai số vàng này đều chưa xác định được lời
khai của ai là đúng, để làm rõ về số vàng này cần Tòa cần điều tra và xác minh
thêm. Nên tòa khơng có căn cứ để bác u cầu của chị A đòi bố mẹ anh N phải
trả 15 chỉ vàng 9999 và 2 chỉ vàng 24K cũng như buộc chị A giao cho anh N
được sở hữu 02 chỉ vàng 24K, 4 chỉ vàng 18K và 06 chỉ vàng 9999 như tình
huống nêu.
Tịa án xác định các tài sản bao gồm 01 máy may trị giá 1.500.000 đồng,
01 máy vắt sổ trị giá 800.000 dồng, 06 sấp vải thun các loại trị giá 600.000 đồng
và 30 bộ quần áo cá nhân là tài sản riêng của chị A nên đã buộc anh N giao lại.

Đây là quyết định đúng đắn theo điều 43 Luật Hơn nhân và Gia đình quy định
về tài sản riêng của vợ, chồng. “1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà
mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại
các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ,
chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của
vợ, chồng”. Đây là những tài sản mà chị A có được do bố mẹ chị A cho.
2. Quan điểm giải quyết của nhóm
Căn cứ vào 54 luật hơn nhân và gia đình, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly
hôn của anh N và chị A (dù là thuận tình ly hơn) vẫn phải tiến hành hòa giải
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

5


Trường hợp hai bên thống nhất được với nhau về tất cả các vấn đề cần
giải quyết trong vụ án thì Tịa án lập biên bản hịa giải thành. Sau đó theo quy
định của pháp luật Tịa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
Trường hợp Tồ án hồ giải khơng thành thì Tồ án ra quyết định cơng
nhận thuận tình ly hơn giữa anh N và chị A. Ở đây, cả anh N và chị A đều không
thỏa thuận được về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trơng nom, ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, khơng bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và
con. Vì vậy, Tịa án tiến hành mở phiên tồ xét xử vụ án ly hơn theo thủ tục
chung.
Trong vụ việc này, tòa án sẽ giải quyết 3 vấn đề: quan hệ hôn nhân,
con chung và tài sản.
Về quan hệ hôn nhân: Theo điều 55 luật hôn nhân và gia đình. Anh N và
chị A thuận tình ly hơn nhưng không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc
trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc giáo dục con nên sẽ công nhận ly hôn cho anh
N và chị A, sau đó theo quy định của pháp luật sẽ giải quyết việc phân chia tài

sản và việc trông nom, nuỗi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu Lâm Bảo N.
Về con chung: Lâm Bảo N (4 tuổi): Căn cứ khoản 2 điều 81 “…trường
hợp khơng thỏa thuận được thì Tịa án quyết định giao con cho một bên trực
tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con” và quy định của pháp luật
“đối với con trên 36 tháng tuổi và dưới 7 tuổi nếu hai bên không thỏa thuận
được tòa án sẽ Tòa án sẽ xem xét các yêu tố về điều kiện vật chất và khả nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai ni
dưỡng”
Theo đó, cháu N 4 tuổi, Anh N và chị A đều có yêu cầu xin được ni
con, nên 2 cả hai người đều có quyền giành nuôi con thông qua việc chứng
minh ai sẽ là người có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo tốt nhất
quyền và lợi ích cho cháu N. Các yếu tố về vật chất như: gia cảnh, thu nhập,
5


điều kiện kinh tế, tài sản… Các yếu tố tinh thần như: thời gian chăm sóc, dạy
dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi, giải trí,
trình độ học vấn của anh N và chị A…. Bên nào đưa ra được những căn cứ
thuyết phục hơn và Tòa xác minh được các căn cứ đó là đúng trên thực tế sẽ
trao quyền ni cháu N cho người đó. Người cịn lại khơng trực tiếp ni dưỡng
cháu vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu N, cấp dưỡng như thế nào và
bao nhiều thì sẽ tùy thuộc bào hoàn cảnh và khả năng của bên cấp dưỡng mà ra
quyết định.
Về tài sản:
+ 1 tủ đồng hồ, 1 tủ lạnh, 1 xe SH cả 2 ng công nhận là tài sản chung nên
sẽ chia đôi. Nếu khơng chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào
nhận phần tài sản có giá trị lớn hơn thì phải thanh tốn cho bên kia phần chêh
lệch. (Căn cứ theo khoản 3 điều 59 luật hôn nhân và gia đình)
+ 15 chỉ vàng 9999 và 2 chỉ vàng 24K:
Khi cưới bố mẹ chồng cho chị A tuy nhiên lại khơng có giấy tờ chứng

minh được đó là tài sản mà bố mẹ chồng cho riêng chị (căn cứ để chứng minh là
tài sản riêng), vì vậy 15 chỉ và 9999 và 2 chỉ vàng 24K sẽ được tình làm tài sản
chung của anh N và chị A. (căn cứ khoản 3 điều 33 BLHN&GD 2014)
Tuy nhiên đối với số tài sản này, lời khai của anh A và chị N khơng
thống nhất, vì vậy, cần phải điều tra xác minh tung tích số vàng sau đó sẽ tiến
hành chia tài sản:
Nếu chị A đúng – số vàng đó chị A đã cho bố mẹ chồng mượn hoặc anh N
đúng – chị A đã cho bố mẹ chị A vay thì cả anh N và chị A đều có quyền và
nghĩa vụ như nhau đối với số nợ đó khi li hơn (điều 60 Luật hơn nhân và gia
đình năm 2014). Có nghĩa là khi giải quyết ly hôn và yêu cầu phân chia 15 chỉ
vàng 9999 và 2 chỉ vàng 24K (tài sản mà người khác nợ vợ chồng họ) thì cần

5


phải đưa bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ vào tham gia tố tụng với tư cách là người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
+ 10 chỉ vàng 18K và 5 chỉ vàng 24K là số tài sản đang có tranh chấp, do
khơng xác định được là tài sản chung hay riêng. Cần xác định quyền sở hữu đối
với số tài sản này.
Nếu chị A có thể đưa ra được căn cứ để chứng minh số vàng đó là của bố mẹ chị
cho riêng chị như lời khai của bố mẹ chị và những người làm chứng hoặc giấy
tờ tặng cho riêng,…(vì chị A cho rằng đây là tài sản mà bố mẹ chị cho mang
theo về nhà chồng nên là tài sản riêng), thì buộc anh N phải giao lại cho chị A
10 chỉ vàng 18K và 5 chỉ vàng 24K (do anh N đang giữ số vàng trên)
Nếu chị A không đưa ra được căn cứ để chứng minh thì theo khoản 3 điều 33
Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 thì số vàng này sẽ được tính làm tài sản
chung của anh N và chị A. Nên sẽ chia đôi anh N và chị A mỗi người 5 chỉ 18K
và 2,5 chỉ 24K. Vì anh N đang giữ số vàng đó nên buộc anh N giao cho chị A 5
chỉ 18K và 2,5 chỉ 24K.

+ 1 máy may, 1 máy vắt sổ, 6 sấp vải thun và 30 bộ quần áo là tài sản của
chị có trước hơn nhân và cũng là tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu, do đó là tài
sản riêng của chị A. (căn cứ điều 43 luật hôn nhân và gia đình năm 2014) Buộc
anh N giao lại cho chị A.

5


D. KẾT LUẬN
Như vậy, thơng qua tình huống này nhóm đã phần nào giải quyết một số
vấn đề liên quan đến hậu quả pháp lý của vợ chồng khi li hơn. Có thể nói rằng,
ly hơn là một sự kiện vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với người trực tiếp liên
quan bởi những hậu quả kéo theo của nó, nó có thể làm thay đổi cả cuộc sống
của một con người. Bên cạnh đó, chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế
độ sở hữu đối với tài sản của vợ chồng, có những đặc điểm riêng với ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của gia đình, xã hội. Vợ chồng đều có
trách nhiệm khơng những về mặt xã hội, mà còn là trách nhiệm pháp lý. Sự ràng
buộc nhau giữa vợ và chồng khơng những về quan hệ tình cảm, mà còn là quan
hệ tài sản chung hợp nhất thì quan hệ hơn nhân mới thật sự bền vững.

5


E.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
(2) Giáo trình Luật hơn nhân và gia đình, Trường đại học Kiểm sát Hà Nội,
Nxb.Chính trị quốc gia,2015.
(3) Bài giảng của giáo viên bộ môn
(4) />
5



MỤC LỤC
A.ĐẶt vấn đề...............................................................................................................................................1
B. Những vấn đề lý luận liên quan đến tình huống...................................................................................2
I. Ly hơn giữa vợ và chồng......................................................................................................................2
II. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn........................................................................................................5
1.Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.............................................................................................5
2.Giải quyết tài sản giữa vợ và chồng................................................................................................5
3. Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ và chồng đối với người thứ ba khi ly hôn...............................9
4. Quyền đối với con chung của vợ chồng.........................................................................................9
C. Giải quyết vấn đề..................................................................................................................................11
1.Nhận xét về quyết định của tòa án...................................................................................................11
2. Quan điểm giải quyết của nhóm......................................................................................................12
D. KẾT LUẬN..............................................................................................................................................16
E.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................17
MỤC LỤC...................................................................................................................................................18

5


TĨM TẮT TÌNH HUỐNG
Năm 2009, chị Nguyễn Thị A (1993) và anh Lầm Thế N (1987) đăng ký
kêys hôn theo quy định tại UBND phường X. Tháng 8/2015, mâu thuẫn căng
thẳng, chị A xin ly hôn. Anh N cũng đồng ý ly hơn.
- Về con chug: có 1 con chung là Lâm Bảo N, sinh năm 2011. Cả hai bên
đều có u cầu xin được ni con.
- Về tài sản: hai bên khai thống nhất có các tài sản gồm: 1 tủ đồng hồ, 1 tủ
lạnh, 1 xe máy SH do anh N đứng tên. Ngoài những tài sản trên
+ Chị A cho rằng khi cưới cha mẹ chồng cho 15 chỉ vàng 9999 và 2 chỉ

vàng 24K những chị đã giao lại cho bố mẹ chồng. Riêng 1 máy may trị
giá 1,5 triệu đồng, 1 máy vắt sổ trị giá 8 trăm nghìn đồng, 6 sấp vải thun
các loại trị giá 6 trăm nghìn đồng, vàng nữ trang 10 chỉ vàng 18K, 5 chỉ
vàng 24K tài sản riêng của chị khi về nhà chồng cha mẹ cho mang theo.
Ngoài ra đồ cá nhan của chị 30 bộ quần áo cá nhân. Tồn bộ tài sản đó
anh N đang giữ, yêu cầu giải quyết, yêu cầu anh N giao lại cho chị.
+ Anh N cho rằng toàn bộ tài sản trên là sở hữu chung của anh chị. Riêng
đối với 15 chỉ vàng 9999, 2 chỉ vàng 24K chị A đã đưa cho bố mẹ chị A
vay. Đối với 10 chỉ vàng 18K, 5 chỉ vàng 24K là tài sản cha mẹ chị A đã
cho trong ngày cuới nên đây là tài sản chung của anh chị.
+ Bố mẹ anh N không nhận đã mượn số vàng như lời chị A nói
Tại bản án sơ thẩm số 02/2016/HNST ngày 1/3/2016 cuat TAND huyện Y
quyết định:
Giao cho chị A được trực tiếp nuôi cháu Lâm Bảo N. Anh A cấp dưỡn
nuôi con kể từ ngày 1/3/2016 cho đến khi cháu trưởng thành.
Bác yêu cầu của chị A đòi bố mẹ anh N phải trả 15 chỉ vàng 9999 và 2 chỉ
vàng 24K
5


Buộc chị A giao cho anh N được sở hữu 2 chỉ vàng 24K, 4 chỉ vàng 18K
và 6 chỉ vàng 9999.
Buộc anh N giao cho chị A được quyền sở hữu 1 máy may trị giá 1,5 triệu
đồng, 1 máy vắt sổ trị giá 8 trăm nghìn đồng, 6 sấp vải thun các loại trị giá 6
trăm nghìn đồng, 30 bộ quần áo cá nhân do anh N đang giữ.
Câu hỏi: Nhận xét về quyết đinh của Tòa án cấp sơ thẩm?

5




×