Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

giáo án khoa học tự nhiên lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.93 KB, 15 trang )

MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

CHỦ ĐỀ:HỆ BÀI TIẾT VÀ VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT
(Thời lượng: 3 tiết trên lớp và 2 tuần làm việc ở nhà)
1. Mục tiêu chủ đề:
- Trình bày được chức năng của hệ bài tiết.
-Dựa vào hình ảnh/ mơ hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.
-Dựa vào hình ảnh, kể tên được các bộ phận cấu tạo thận.
-Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết nước tiểu và cách phịng chống các bệnh
đó.
-Vận dụng hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khỏe.
-Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận.
- Năng lực hướng tới: năng lực tìm tịi khám phá tự nhiên; năng lực giải quyết vấn đề;
năng lực hợp tác.
Các câu hỏi khái quát cho chủ đề là: - Bài tiết là gì? Hệ bài tiết của người được cấu
tạo như thế nào? Chức năng của các cơ quan trong hệ bài tiết ở người là gì?; - Quá
trình bài tiết ở người diễn ra như thế nào?; - Làm thế nào để bảo vệ hệ bài tiết?
Xác định mạch nội dung kiến thức của chủ đề. Chủ đề này gồm 3 bài: Bài tiết và cấu
tạo hệ bài tiết nước tiểu; Bài tiết nước tiểu; Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
Mạch kiến thức của chủ đề như sau:
1) Khái niệm bài tiết và vai trò của bài tiết đối với cơ thể người;
2) Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu của người;
3) Quá trình bài tiết nước tiểu: sự tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu;
4) Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu:
- Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu;
- Một số bệnh về bài tiết nước tiểu và cách phòng, chống;
- Bảo vệ hệ bài tiết khỏe mạnh.

DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ1



MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

2. Phương pháp dạy học
- Dạy học khám phá.
-Sử dụng các phương tiện trực quan kết hợp câu hỏi, bài tập.
3. Phương tiện dạy học
Các hình ảnh, sơ đồ liên quan đến bài tiết, hệ bài tiết nước tiểu, quá trình bài tiết
nước tiểu.
4. Tiến trình dạy học
4.1.Hoạt động 1: Khởi động (15 phút - ở lớp)
Mục tiêu:
- HS hứng thú với hoạt động khám phá kiến thức
- HS xác định được nội dung bài học
- Xác định được các cơ quan, bộ phận tham gia vào quá trình bài tiết
- Xác định được sản phẩm của quá trình bài tiết
GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS/1 nhóm) và phát cho mỗi nhóm một phiếu hoạt
động sau:

Phiếu hoạt động số 1

(1)…………

(2)…………

(3)…………

DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ2


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6


1. Em hãy dùng kéo cắt 3"cánh cửa" thể hiện các hệ cơ quan trong cơ thể. Ở mặt sau
của mỗi cánh cửa viếttên của các hệ cơ quan tham gia vàoquá trình bài tiết ở
người.Trên mặt trước của mỗi cánh cửa, hãy viết tên sản phẩm thải chủ yếu được thải
ra bởi hệ thống đóvà tên cơ quan thực hiện bài tiết.
2. Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
3. Bài tiết là gì? Tại sao bài tiết có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể?
Định hướng trả lời:
Ô cửa

Hệ cơ quan

Cơ quan bài tiết chủ yếu

Sản phẩm thải chủ yếu

1

Hệ bài tiết nước tiểu

Thận

Nước tiểu

2

Hệ da

Da


Mồ hôi

3

Hệ hô hấp

Phổi

CO2

- Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của tế bào và
cơ thể.
- Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại khác để
duy trì tính ổn định của môi trường trong.Cơ thể cần phải loại bỏ chất thải để duy trì
sức khoẻ.
Điều gì xảy ra khi hoạt động của hệ bài tiết bị trì trệ?Một trong những bệnh về
bài tiết phổ biến hiện nay là bệnh suy thận.GV cho HS xem video về giới thiệu về quá
trình chạy thận nhân tạo ở bệnh nhân suy thận.Link
youtube trình chạy thận
nhân tạo diễn ra như thế nào).GV hỏi HS “”Tại sao hệ bài tiết nước tiểu lại rất quan
trọng đối với cơ thể?
4.2. Hoạt động Khám phá
Hoạt động 4.2.1: Tìm hiểu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu (30 phút - ở lớp)
Mục tiêu:
DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ3


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

Trò chơi: Ai nhanh hơn

- GV chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm cử ra 5 bạn chơi, các bạn cịn lại hỗ trợ.
- GV chia bảng thành hai phần, mỗi phần bảng treo hình 1 và hình 2 (chưa chú thích).

E

F

A
G
B

B

C
D
Hình 1: Các cơ quan của hệ bài tiết
nước tiểu

Hình 2: Lát cắt dọc thận

- GV phát cho hai nhóm, mỗi nhóm 8 miếng bìa ghi sẵn các chú thích (sau mỗi miếng
bìa có dán sẵn băng dính hai mặt). GV có thể bổ sung thêm một số miếng bìa với các
chú thích khác nhằm tăng độ khó khi u cầu HS lựa chọn các miếng bìa có chú thích
đúng.
Ống dẫn nước tiểu

Thận

Bể thận


Bóng đái

Phần tủy

Phần vỏ

Ống dẫn nước tiểu

Ống đái

- Hai đội chơi ghép các miếng bìa ghi chú thích vào hình 1 và hình 2 trên bảng trong
thời gian 3 phút. Đội nào ghép nhanh và ghép đúng sẽ chiến thắng.
DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ4


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

(Đáp án:A. Thận; B. Ống dẫn nước tiểu; C. Bóng đái; D. Ống đái; E. Phần tủy;
F. Phần vỏ; G. Bể thận).
GV yêu cầu HS giải đáp một số câu hỏi sau:
Câu hỏi 1:Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
a) Thận, cầu thận, bóng đái.

c) Thận, bóng đái, ống đái.

b) Thận, ống thận, bóng đái.

d) Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

Câu hỏi 2: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:

a) Thận

b) Ống dẫn nước tiểu

c) Bóng đái

d) Ống đái

(Đáp án: 1d, 2a).
Câu hỏi 3: Tại sao thận được xem là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu?
Hãy nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của thận? (HS mô tả cấu tạo của thận trên
tranh vẽ).
(Câu trả lời đúng: Thận được xem là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước
tiểu vì thận là nơi lọc máu và hình thành nước tiểu. Thận gồm 2 quả: mỗi quả gồm
phần vỏ với các đơn vị chức năng; phần tuỷ; cùng các ống góp; bể thận).

Câu hỏi 4:
Nang cầu thận

Ống thận

Nang cầu thận
Cầu thận

và cầu thận
Phần

Động
mạch


vỏ

đến

Động

Ống góp
Phần
tủy

Hình 3: Một đơn vị chức năng của thận

mạch
đi
DÀNH
VIÊNvà
DẠY
Hình
4: CHO
NangGIÁO
cầu thận
cầuTHEO
thậnCHỦ ĐỀ5
phóng to


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

Quan sát hình 3 và 4 cho thấy mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
a) Cầu thận, nang cầu thận, ống góp.

b) Nang cầu thận, ống thận, ống góp.

c) Cầu thận, ống thận, ống góp.
d) Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

(Đáp án: 3d).
Câu hỏi 5: Tại sao đơn vị thận là thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc của
thận?
Hoạt động 4.2.2: Tìm hiểu quá trình bài tiết nước tiểu (1 tuần - ở nhà)
Mục tiêu:
(1) Thí nghiệm:
- Vật liệu: thiết kế các lưới lọc có kích thước khác nhau (có thể sử dụng 1 rổ nhựa có
kích thước lỗ lớn, 1 cái rây lọc cua có kích thước vừa, một rây lọc cua có kích thước
nhỏ, một tờ giấy thấm). Một bát đựng đá, sỏi nhiều kích thước khác nhau, 1 bát đựng
cát, 1 bát nước màu vàng nhạt.Một chậu nhựa.
- Cách tiến hành: Trộn hỗn hợp đá, sỏi, cát và nước với nhau. Lần lượt cho lọc qua các
lưới lọc có kích thước lỗ khác nhau. Quan sát và nhận xét dung dịch sau khi lọc ở các
lưới lọc khác nhau và với dung dịch chứa hỗn hợp ban đầu.

DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ6


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

-

Trả lời câu hỏi: Lưới lọc có vai trị tương tương với bộ phận nào của hệ bài tiết nước
tiểu? Kích thước lỗ của bộ phận này có ý nghĩa gì đối với quá trình lọc nước tiểu.Điều
gì xảy ra nếu bộ phận lọc nước tiểu bị hỏng?
(Đáp án: Lưới lọc có vai trò tương tương với vách mao mạch cầu thận. Kích thước lỗ

phù hợp sẽ giúp cho màng lọc giữ lại protein và các tế bào máu còn các chất thải khác
được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu. Vách mao mạch của cầu thận bị
hỏng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lọc nước tiểu, nước tiểu cuối cùng vẫn chứa protein
và các tế bào máu).
(2) Thiết kế mơ hình bài tiết nước tiểu.
- Ngun vật liệu
Mỗi nhóm cần: hai chai vỏ nước khống, 1 tấm bìa, ống
hút hoặc ống nhựa, 2 tờ giấy thấm, bột kim tuyến màu đỏ
(thể hiện cho các tế bào máu), lọ màu nước màu vàng, keo
dán hoặc băng dán, kéo.
- Tiến hành: HS thiết kế mơ hình dựa trên các ngun liệu
do GV gợi ý.
- Yêu cầu: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.
4.3. Hoạt độngGiải thích (1 tiết - ở lớp)
Mục tiêu:
DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ7


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thí nghiệm và thuyết trình về mơ hình hệ bài tiết
đã thiết kế.
GV cho HS xem video về quá trình bài tiết nước tiểu: link youtube
(Quá trình lọc máu tạo nước tiểu
ở đơn vị chức năng của thận) và hoàn thành bảng sau.
Quá trình lọc máu tạo nước tiểu
Lọc máu

Hấp thụ lại


Bài tiết tiếp

Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Diễn biến
Sản phẩm
Ý nghĩa

GV cho HS tự đặt câu hỏi thảo luận hoặc gợi ý các nội dung thảo luận dưới đây:
1) Nước tiểu có chứa gì? So sánh thành phần nước tiểu đầu với thành phần của
máu?Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu như thế nào?Tại sao lại có sự khác
nhau giữa máu, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức?
2) Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
3) Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? Tại sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục
nhưng sự thải nước tiểu lại không liên tục?
2) Tại sao chúng ta có thể kiểm sốt được nhu cầu đi tiểu?Đối với trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ thường có hiện tượng tè dầm?
4.4. Hoạt động Mở rộng (1 tuần làm việc ở nhà và 1 tiết báo cáo trên lớp)
Mục tiêu:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để xác định các tổn thương của hệ bài tiết
nước tiểu, nêu rõ nguyên nhân và hậu quả của từng loại tổn thương đó, bảo vệ hệ bài
tiết.(HS có thể trình bày dưới dạng sơ đồ hoặc sơ đồ tư duy).

DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ8


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

- GV cho HS thảo luận về các thói quen sống khoa học, cơ sở của các thói quen
sống khoa học nhằm bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. Mỗi HS tự lập kế hoạch hình thành

thói quen sống khoa học.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu các loại bệnh liên quan đến hệ bài tiết
nước tiểu như: viêm thận, suy thận, viêm ống thận, sỏi thận, viêm đường tiết
niệu,…HS tìm hiểu thơng tin trên internet về ngun nhân, biểu hiện, cách phịng
chống. HS cũng có thể điều tra về tình hình các bệnh trên ở trường học, địa phương và
thiết kế poster tuyên truyền về các bệnh trên.
- HS tìm hiểu một số thành tựu ghép thận hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.
4.5. Hoạt động Đánh giá
Câu hỏi 1:Hãy hồn thành đoạn thơng tin sau đây:
Hệ bài tiết nước tiểu gồm có các cơ quan đảm nhận các chức năng khác nhau. Trong
đó..…(1)….có vai trị lọc máu tạo thành nước tiểu, ………(2)…….có vai trị dẫn nước
tiểu từ thận xuống bóng đái, bóng đái có chức năng ………………(3)……….,
………(4)…..dẫn nước tiểu thốt ra ngồi. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết là
……(5)…Mỗi quả thận chứa khoảng một triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình
thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm …(6)……., …(7)…..,…(8)…..Nước tiểu
được tạo thành qua 3 giai đoạn: ……(9)…, ……(10)…,…(11)……..

DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ9


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

(Đáp án: 1-thận, 2-ống dẫn nước tiểu, 3-chứa nước tiểu, 4-ống đái, 5-thận, 6-cầu
thận, 7-nang cầu thận, 8-ống thận, 9-lọc máu, 10-hấp thu lại, 11-bài tiết tiếp).
Câu hỏi 2:Vì học ở lớp từ 7h sáng tới 11h30 nên Hoa hay bị mắc tiểu, tuy nhiên em
lại rất ngại đi tới nhà vệ sinh của trường vì q bẩn và khơng có cửa che chắn. Do đó
em thường xuyên nhịn tiểu và chờ giờ tan trường về đến nhà mới giải quyết nhu cầu.
Theo em cách làm của Hoa có đúng khơng, việc làm đó có thể dẫn tới hậu quả gì?
(Gợi ý: Hành động của Hoa như vậy là chưa hợp lý. Bởi vì:
+ Nếu nhịn tiểu lâu thì các chất ở trong nước tiểu sẽ có cơ hội tích tụ lại để tạo thành

các cục sỏi thận.
+ Nhịn tiểu quá nhiều sẽ tạo cảm giác đau rát khi đi tiểu tiện, gây viêm bàng quang do
tích tụ các chất thải độc hại trong nước tiểu.
+ Nếu nhịn tiểu sẽ làm cho bàng quang giãn q mức ,thậm chí có thể gây hiện tượng
vỡ bàng quang
+ Nhịn tiểu tạo cho bạn cảm giác khó chịu ,khó có thể tập trung để làm việc).
Câu hỏi 3:
THẬN NHÂN TẠO
Bệnh nhân suy thận có thể chết sau vài ngày.Bệnh nhân suy thận có thể sống được
bình thường nhờ thận nhân tạo.Thận nhân tạo là một máy lọc máu mà phần cơ bản
quan trọng của nó là lớp màng lọc được con người chế tạo mô phỏng giống với cấu
trúc của vách mao mạch của cầu thận. phía trong lớp màng lọc là máu động mạch của
cơ thể với áp lực cao nhờ sự hỗ trợ của máy bơm. Phía ngồi màng là dung dịch nhân
tạo được pha chế giống huyết tương,chỉ khác là khơng có chất thải. sự chênh lệch nồng
độ giữa chúng giúp các chất thải trong máu khuếch tán sang dung dịch và máu được
lọc sạch lại qua tĩnh mạch về cơ thể.Bệnh nhân suy thận cần chạy thận nhân tạo
khoảng 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 3 – 5 giờ.Có những bệnh nhân suy thận mãn
tính đã sống được hàng chục năm nhờ phương pháp này.

DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ10


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

a)Tại sao suy thận là một vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ?
b) Nguyên nhân nào dẫn đến suy thận?
c) Ở trên mơ tả q trình lọc máu ở thận nhân tạo với người bị bệnh thận. Vậy với cơ
thể khỏe mạnh thì quá trình lọc máu tạo thành nước tiểu tại cầu thận diễn ra như thế
nào?
d) Hãy kể tên hai chất được chuyển từ máu vào dung dịch nhân tạo chứa chất thải bị

loại ra? Quá trình loại bỏ chất này ra khỏi máu được gọi là quá trình gì?
e) Những nhận định sau đúng hay sai khi nói về bệnh suy thận:
Đúng/sai

Biểu hiện suy thận
1.Ống thận bị tổn thương làm nước tiểu hòa lẫn vào máu gây đầu độc
cơ thể.
2. Hiện tượng ứ trệ tuần hoàn làm thận thiếu máu nuôi dẫn tới hoại tự
nhu mô thận.
3. Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn do sỏi gây bí tiểu và nguy hiểm đến
tính mạng.
4. Cầu thận bị viêm hay suy thối sẽ làm cho q trình lọc máu bị trì trệ
dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ11


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

(Đáp án: 1 – S; 2 – Đ; 3 – S; 4 – Đ).
g) Bệnh về bài tiết nước tiểu nói chung và bệnh suy thận nói riêng do rất nhiều nguyên
nhân gây ra. Em hãy khoanh trịn có hoặc khơng ứng với mỗi tác nhân gây hại sau:
Tác nhân gây hại

Có hoặc khơng

1. Khẩu phần ăn khơng hợp lí: ăn q mặn,quá nhiều
protein,quá chua,uống ít nước…
2. Ăn phải rau củ quả có chứa 1 số loại thuốc kích thích sinh
trưởng.

3. Thường xun nín tiểu.
4. Sau khi ăn khơng được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.

(Đáp án: 1 – C; 2 – K; 3 – C; 4 – K).
h)Lan chia sẻ với Hà rằng:” Minh thường xuyên bị mắc tiểu, có khi cứ 20 phút mình
lại đi tiểu một lần,và nước tiểu có mùi khai khó chịu liệu mình có mắc bệnh gì khơng
cậu nhỉ”. Hà cho rằng:” Cậu đi tiểu nhiều lần chứng tỏ, các chất cặn bã được thải ra
ngoài, thận của cậu làm việc rất hiệu quả nên đừng quá lo lắng”. Theo em, lời khuyên
của Hà đã hợp lý chưa, em sẽ khuyên Lan như thế nào?
(Gợi ý:Lời khuyên của Hà dành cho Lan là không đúng, do:
+ Khi thận làm việc hiệu quả thì chứng tỏ chức năng lọc và tái hấp thu nước, muối
khoáng cũng hiệu quả, do đó lượng sản phẩm cặn bã thải ra trong một ngày cũng
khơng q nhiều.
+ Nước tiểu có mùi khai khó chịu chứng tỏ q trình tái hấp thu của đơn vị thận làm
việc không hiệu quả.
- Do đó để biết mình mắc phải bệnh gì thì Lan nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra và
điều trị kịp thời).
Câu hỏi 4:Tại sao cần phải rèn luyện cơ thể để có được 1 hệ bài tiết khỏe mạnh. Em
hãy kể 3 thói quen sống khoa học để có thể bảo vệ hệ bài tiết của chúng ta?
DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ12


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

(Gợi ý:
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể cũng như hệ bài tiết để tránh sự xâm nhập của các loại
vi khuẩn có hại
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý( không nên ăn quá mặn, quá chua, hoặc quá nhiều
protein, không ăn các thức ăn đã bị ôi thiu ,nên uống nhiều nước)để hạn chế tác hại
của các chất độc và thuận lợi cho q trình lọc máu

- Khơng nên nhịn tiểu để quá trình tạo nước tiểu diễn ra liên tục , hạn chế khả năng
tạo sỏi thận).
Câu hỏi 5:
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là một phần trong quy
trình kiểm tra sức khỏe. Xét nghiệm nước tiểu bao
gồm quan sát đại thể nước tiểu (xem số lượng, màu
sắc, độ trong), xét nghiệm bằng que nhúng (so màu sắc
thay đổi biểu hiện trên que nhúng với màu chuẩn quy
định trên mẫu) và xét nghiệm vi thể nước tiểu (xem
dưới kính hiển vi để tìm các tinh thể, trụ, tế bào vẫy và các tế bào khác).
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện một số bệnh như: tiểu đường, nhiễm
trùng đường tiểu mãn tính, bệnh thận… căn cứ vào độ pH đậm đặc, hàm lượng đạm,
đường, cetone, nitrite trong nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu cũng giúp cho kết luận
chính xác những đối tượng có sử dụng
heroin.Xét nghiệm nước tiểu sử dụng trong thể
thao để kiểm tra vận động viên điền kinh có sử
dụng steroid hay không.Xét nghiệm nước tiểu
cũng là một cách để thử thai.
Tùy theo quy trình lấy mẫu xét nghiệm riêng
mà cần có những chuẩn bị khác nhau, nhưng thơng thường là phải vệ sinh sạch bộ
phận sinh dục ngoài và bỏ phần nước tiểu đầu (khoảng 100-200ml), sau đó mới lấy
nước tiểu. Các mẫu nước tiểu thường được lấy vào buổi sáng.

DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ13


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

Xét nghiệm nước tiểu bằng que nhúng (dipstick urinalysis) thường cho biết:

pH: bình thườnlaftrong khoảng 4,6 – 8.
Specific Gravity (SG): đánh giá nước tiểu lỗng hay cơ đặc, bình thường: 1.005 1.030.
Protein (pro):Bình thường khơng có, chỉ số cho phép7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
Glucose (Glu): Bình thường khơng có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai, chỉ số cho
phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L.
Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu. Bình thường âm tính;chỉ số cho phép: 10-25
Leu/UL.
Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. - bình thường
âm tính. Chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.
Blood (BLD): dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết
từ bàng quang hoặc bướu thận, bình thường khơng có. Chỉ số cho phép: 0.015.
a) Tại sao xét nghiệm nước tiểu thường xuyên được sử dụng để chẩn đốn nhiều rối
loạn của cơ thể?
b) Giải thích tại sao trong nước tiểu có pH = 4.5-8 cịn trong máu có pH = 7.35 – 7.45.
c) Kết quả xét nghiệm nước tiểu được bác sĩ đưa ra như sau thì người được xét nghiệm
có thể gặp vấn đề gì:
- Nước tiểu đục, màu đỏ.
- Dương tính với Leukocytes.
d) Tại sao xét nghiệ nước tiểu là một trong những phương pháp kiểm tra về có hay
khơng sử dụng ma túy ở vận động viên trước khi thi đấu?

DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ14


MẪU GIÁO ÁN CHUẨN THEO CHỦ ĐỀ KHTN 6

DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY THEO CHỦ ĐỀ15




×