Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học (20)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.23 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Giảng viên: Đinh Thị Hương
Sinh viên: Hoàng Thị Nam Phương
Mã sinh viên: D18DCMR152
Lớp: D18PMR
Nhóm mơn học: 03
Mã đề: 2

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 2
ĐỀ BÀI .................................................................................................................................. 3
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học? ........... 3
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện các
yêu cầu: .................................................................................................................................. 3
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm). ................................ 3
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm). ..................................................... 3
c, Trình bày khái qt tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài đã chọn (2 điểm).
............................................................................................................................................... 3
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn
MLA (2 điểm). ....................................................................................................................... 3
BÀI LÀM ............................................................................................................................... 4
Câu 1 ...................................................................................................................................... 4
Câu 2 ...................................................................................................................................... 5


a) Đặt tên đề tài ...................................................................................................................... 5
b) Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
c) Khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã chọn ............................ 6
d) Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................................. 8


ĐỀ BÀI
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính kế thừa trong nghiên cứu khoa
học?
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực
hiện các yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm).
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã
chọn (2 điểm).
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo
theo chuẩn MLA (2 điểm).


BÀI LÀM
Câu 1
Nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa
học. Đây là một q trình được trau dồi thơng qua những lý thuyết khoa học, các
khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm đó. Đó cịn là sự tìm kiếm những điều
mà khoa học chưa biết, hoặc là sự phát hiện ra bản chất của sự vật, tạo ra tri thức
mới giúp con người nhận thức thế giới; và sáng tạo ra những phương pháp, phương
tiện kỹ thuật mới nhằm làm biến đổi sự vật, phục vụ mục tiêu hoạt động của con
người. Mục đích của nghiên cứu khoa học là nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức thế
giới và cải biến thế giới.
Đặc trưng của nghiên cứu khoa học là tìm hiểu, phát hiện, khám phá những

thuộc tính mới của sự vật, hiện tượng. Điều này đòi hỏi nghiên cứu khoa học cần
luôn sáng tạo trong cách tiếp cận và cách thực hiện nghiên cứu khoa học. Nhưng
trong cái mới của nghiên cứu khoa học ln đi kèm với tính kế thừa những tri thức
đã được tích lũy trước đó, đồng thời bắt nguồn từ những đòi hỏi cơ bản, cấp thiết
của thực tiễn. Kết quả là cùng thời gian, tri thức nhóm thứ nhất ln được củng cố,
ngày càng hồn thiện hơn, tri thức nhóm hai và nhóm ba sẽ được đổi mới, hồn
thiện và có thể thay đổi bằng tri thức hồn tồn mới. Vậy có thể thấy rằng, nghiên
cứu khoa học có đặc điểm rõ rang nhất là những thông tin được kế thừa từ các
nghiên cứu đi trước
Trong quá trình phát triển, kế thừa là mối quan hệ tất yếu giữa cũ và mới.
Đây là quy luật cơ bản của quá trình phát triển của tự nhiên. Nó tiếp thu và duy trì
những truyền thống của thế hệ trước. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn q trình
thừa kế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp chúng ta có thể phân tích những quy
luật phát triển, phát huy những thành tựu trong quá khứ.
Có thể thấy rằng hoạt động nghiên cứu không phải của một cá nhân, mà phải
có sự tiếp nối liên tục từ thành quả của nhiều thế hệ. Hiện nay, khơng có một nghiên
cứu khoa học nào được bắt đầu hoàn toàn từ cái mới, khơng có kiến thức cũng như
lý thuyết. Mỗi nghiên cứu đều phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh
vực khác nhau và có sự tham gia của những lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh
vực khoa học đó.


Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa học vì hầu hết các
phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt từ trước
đó. Mỗi nghiên cứu cần phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực
khoa học khác nhau.
Câu 2
a) Đặt tên đề tài
Đánh giá của giảng viên và sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
Thơng về chất lượng phần mềm và hiệu quả dạy - học trực tuyến trong mùa dịch

Covid-19
b) Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu:
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thơng đã nhanh chóng thay đổi phương pháp dạy và học trực tuyến để phù hợp
với quy định giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập đông người của Chính phủ. Nghiên
cứu này nhằm thu thập những ý kiến phản hồi của giảng viên và sinh viên về chất
lượng phần mềm và hiệu quả của hoạt động giảng dạy - học tập trực tuyến tại Học
viện.
Đánh giá được mức độ hiệu quả của phần mềm dạy học trực tuyến.
Phân tích được tỷ lệ giảng viên đạt trên 60% của mức độ truyền tải nội dung
bài giảng và tỷ lệ sinh viên đạt trên 60% của mức độ tiếp thu kiến thức
Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin quan trọng giúp Học viện lựa chọn
phương pháp giảng dạy phù hợp trong những năm học tiếp theo.
• Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại hai cơ sở của Học viện: Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh thời gian phòng chống đại dịch COVID-19, toàn bộ
giảng viên và sinh viên của Học viện được bố trí giảng dạy và học tập trực tuyến
trên phần mềm TranS của Nhà trường.
Đối tượng tham gia khảo sát sẽ là những giảng viên và sinh viên Học viện đã
có tham dự giảng dạy và học tập trên phần mềm học tập trực tuyến (TranS). Bảng
hỏi được chia thành 2 phần: Phần một gồm các thông tin cá nhân của người dạy và
người học như email, Khoa đào tạo, địa điểm giảng dạy và học tập chủ yếu, thiết bị


kết nối chính; Phần hai gồm các câu hỏi đề cập đến các nội dung nhằm đo lường
cảm nhận của người dạy và người học về ba thành phần: Chất lượng phần mềm
Trans, Mức độ truyền tải nội dung bài giảng của giảng viên (với người đánh giá là
sinh viên), Mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên (với người đánh giá là giảng
viên). Thang đo Likert 5 cấp độ (với 1-Hồn tồn khơng hài lịng và 5-Hồn tồn

hài lòng) được sử dụng trong phần hai và ba của bảng hỏi. Giảng viên và sinh viên
nhận bảng hỏi qua email cá nhân.
c) Khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài đã chọn
• Tình hình trong nước
Nghiên cứu mới của các chuyên gia Đại học RMIT và Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nhu cầu cấp thiết của người học trực tuyến và gợi ý
cách các trường đại học có thể xây dựng môi trường học tập trực tuyến hấp dẫn.
Nghiên cứu của nhóm chun gia vừa được cơng bố trong cuốn sách
“COVID-19 and Education: Learning and Teaching in a Pandemic-Constrained
Environment” của nhà xuất bản Informing Science Press. Nghiên cứu dựa trên phân
tích định tính một nhóm sinh viên tại một trường đại học Việt Nam đã chuyển sang
học trực tuyến hồn tồn trong nửa đầu năm 2020 do COVID-19.
Nhóm đã áp dụng khung nghiên cứu phổ biến mang tên Community of
Inquiry (tạm dịch: Cộng đồng khảo cứu), tập trung vào ba yếu tố của hiện diện trực
tuyến: hiện diện người dạy, hiện diện nhận thức và hiện diện yếu tố xã hội.
-

Hiện diện người dạy: liên quan tới cách thiết kế bài dạy và điều phối các hoạt động
học tập trực tuyến nhằm kết nối người học với người dạy và các tài liệu giảng dạy.

-

Hiện diện nhận thức: chú trọng vào kết nối bài giảng trực tuyến với những kiến
thức sẵn có của người học, giúp người học kiến tạo thông tin và tri thức mới.

-

Hiện diện yếu tố xã hội: xoay quanh việc giúp người học trực tuyến kết nối với cả
nhóm bằng cách tạo bối cảnh học tập tương tự như lớp học ngoài đời thật.
Nghiên cứu của nhóm chỉ ra rằng trong ba yếu tố hiện diện trực tuyến, sinh

viên đánh giá cao tính đầy đủ của hiện diện người dạy, bao gồm cơ sở hạ tầng trực
tuyến, hệ thống quản lý học tập và các phương thức giảng dạy trực tuyến khác nhau.
Sinh viên cảm thấy hài lịng khi có thể tương tác liên tục và hai chiều với người
dạy. Họ cũng nhận định rằng việc sử dụng hiệu quả và thường xuyên các công cụ
truyền thông xã hội giữa giảng viên và sinh viên, và giữa sinh viên với nhau, là rất


cần thiết cho quá trình học tập trực tuyến.
Liên quan tới hiện diện nhận thức, các bản thu hình bài giảng và lịch sử tin
nhắn được lưu lại trong các phiên hỏi-đáp cho phép sinh viên xem lại nội dung sau
lớp học. Đồng thời, sinh viên ở các trình độ tiếp thu kiến thức khác nhau cũng có
thể nắm bắt nội dung môn học tốt hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng học tập, sinh viên nhận thấy bản thân cần
tự nỗ lực hơn nữa, bao gồm nâng cao ý thức tự thân tìm ra câu trả lời, làm bài tập về
nhà và tổng hợp kiến thức.
Một quan sát đáng chú ý khác là mặc dù việc giảng dạy đã chuyển sang hình
thức trực tuyến nhưng hầu hết các phương thức đánh giá vẫn giữ nguyên như khi
học trực tiếp. Theo nhóm nghiên cứu, cần phải xem xét lại tồn diện xem các
trường đại học nên điều chỉnh cách thức đánh giá sinh viên ra sao cho phù hợp với
nền tảng dạy và học đã thay đổi, cũng như các kỹ năng mới của cả sinh viên và
giảng viên.
Song song với điều đó, nghiên cứu ghi nhận những phản ứng trái chiều về
hiện diện xã hội trong học tập trực tuyến. Quy mô lớp học lớn và việc thiếu các mối
quan hệ cá nhân được xác lập từ trước được coi là lý do chính cho sự khó khăn của
sinh viên khi làm việc nhóm.
• Tình hình ngồi nước
Hầu hết các chính phủ trên thế giới đã tạm thời đóng cửa các cơ sở giáo dục
và đào tạo trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Tính đến ngày 14 tháng
04 năm 2020, gần 1,6 tỷ hoặc 91,3% học sinh đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa hệ
thống tại 188 quốc gia. Các quốc gia khác cũng đã thực hiện việc đóng cửa cục bộ

ảnh hưởng đến hàng triệu người học thêm (UNESCO 2020). Trong khi những số
liệu này có thể lấy từ số lượng sinh viên của giáo dục nghề nghiệp đăng ký trong
các hệ thống giáo dục trung học, thì lại khơng có sẵn các dữ liệu quốc tế toàn diện
về việc học sinh đăng ký vào giáo dục nghề nghiệp và các chương trình kỹ năng
rộng hơn đã bị ảnh hưởng như thế nào. Tuy nhiên, kết quả từ các điều tra ban đầu
của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy 30% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
dừng hoạt động hoàn toàn, tại khu vực Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê, 85% các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp đã dừng tất cả các lớp học trực tiếp. (ILO 2020a, ILO
CINTERFOR 2020).


Mặc dù những tiến bộ gần đây trong công nghệ, việc học từ xa không phải là
sự thay thế lâu dài cho việc giảng dạy trực tiếp và đào tạo kỹ năng thực tế. Do đó,
việc chuyển sang học trực tuyến hoặc học từ xa trong đại dịch nên được xem trước
hết là giải pháp khẩn cấp và không phải là sự dịch chuyển vĩnh viễn của các chương
trình. (EI 2020). Ngồi ra cịn tồn tại sự bất bình đẳng trong khu vực về cơ sở hạ
tầng kỹ thuật số và năng lực, có thể nhiều hơn trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
và kỹ năng khi đầu tư thấp đã hạn chế chất lượng của việc học tập trực tuyến trong
dài hạn ở nhiều quốc gia. Khảo sát gần đây của Ngân hàng Thế giới ở Trung Á cho
thấy 70% các quốc gia có khả năng học tập từ xa tối thiểu, khơng có quốc gia nào
có các nguồn lực liên kết chương trình giảng dạy trực tuyến phổ biến cho việc dạy
và học. (Ngân hàng Thế giới 2020) Ngay cả các hệ thống giáo dục châu Âu cũng
chưa được chuẩn bị tốt kỹ thuật số hóa, với 40% công dân EU thiếu các kỹ năng kỹ
thuật số cơ bản và dưới 40% giáo viên và giảng viên được đào tạo về cơng nghệ
giáo dục trong chương trình Giáo dục Sư phạm Ban đầu (ITE). (Solidar, 2020).
Sự phân chia kỹ thuật số này có nguy cơ làm gia tăng khoảng cách về thành
tích học tập, vì các hộ gia đình có thu nhập thấp ít có khả năng có các cơng cụ và
mơi trường cần có cho việc học trực tuyến hiệu quả. Thành thích học tập cũng có
thể bị ảnh hưởng đối với những người học những người không tham gia tốt với các
bạn học trong việc học trực tuyến, thậm chí có kỹ năng số.

Bên cạnh nhu cầu về kỹ năng số, thái độ và hành vi liên quan đến học tập kỹ
thuật số cũng đang chứng tỏ tầm quan trọng lớn. Người học có thể khó khăn để duy
trì sự tham gia vào các khóa học kỹ thuật số, do thiếu bối cảnh hỗ trợ, kinh nghiệm
trước đây và phương pháp giảng dạy đầy đủ. Kinh nghiệm của Trung Quốc về việc
chuyển sang thực hiện đào tạo trực tuyến để đáp ứng với COVID-19 đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, nền tảng và sự chuẩn bị của giáo viên cũng như
của học sinh và phụ huynh. (ADB 2020)
d) Danh mục tài liệu tham khảo
ADB. Lessons learned from the massive shift to online learning due to COVID-19. 2020.
< />Cheong, C., Coldwell-Neilson, J., MacCallum, K., Luo, T., & Scime, A. Covid-19 and
Education: Learning and Teaching in a Pandemic-Constrained Environment. Santa
Rosa, California: Informing Science Press, 2021.


EI. Thinking About Pedagogy in an Unfolding Pandemic. 2020.
< />ILO, CINTERFOR. The role of vocational training skills development against the effects
of COVID-19 in Latin. 2020.
< />Phan T. N. Thanh và cộng sự. “Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học trực
tuyến hồn tồn trong thời gian phịng chống dịch Covid-19.” Tạp chí Khoa học
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2020): 18-28.
Solidar, Foundation. Universal Access to Education at a time of online Learning. 2020.
< />UNESCO. COVID-19 Educational Disruption and Response. 2020.
< />


×