Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học (22)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 8 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề 2

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Hương
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Cẩm Vân
Mã sinh viên: B18DCMR204
Lớp: SKD1108 – nhóm 3

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


Thẻ sinh viên:

Chữ ký:

2


Câu 1. Anh (chị) hiểu thế nào về tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học?
Nghiên cứu khoa học bao gồm 7 đặc điểm: tính mới, tính tin cậy, tính thơng tin,
tính khách quan, tính rủi ro, tính kế thừa và tính cá nhân. Trong đó, tính kế thừa có
ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu.
Ngày nay, các hoạt động nghiên cứu khoa học không bắt đầu từ con số khơng,
mà đó là cả một sự tiếp nối thông qua thành quả của nhiều thế hệ. Các nghiên cứu
khi được thực hiện đều có sự kế thừa từ các kết quả nghiên cứu khác cùng lĩnh vực
khoa học, lĩnh vực lân cận hoặc các lĩnh vực khác.
Một đặc trưng quan trọng của nghiên cứu khoa học đó là khơng được lặp lại


những kiến thức như cũ. Để đạt được điều đó, nghiên cứu khoa học địi hỏi sự kế
thừa từ tri thức trước đó kết hợp với những đòi hỏi cơ bản, cấp thiết trong thực
tiễn. Nhờ vậy, các tri thức ln được đổi mới, hồn thiện qua thời gian.
Ví dụ: Trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vay vốn của nhóm
khách hàng tiểu thương/hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP Quân đội do Tiến sĩ
Nguyễn Bình Minh chủ trì, tính kế thừa đã được áp dụng như sau. Cụ thể, mô hình
nghiên cứu được ứng dụng từ lý thuyết hành động hợp lý của Fishbein và Ajzen
(1975). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã kế thừa từ các nghiên cứu khác trên thế
giới như “Impact of Cultural Beliefs on Entrepreneurs’ Intention to use Bank
Loans” – Marcellin Makpotche (2015) hay “What do comsumers look for a bank”
– Ugur Yavas và cộng sự,…
Câu 2. Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch COVID, anh (chị) hãy thực hiện
các yêu cầu:
- Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên.
- Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
- Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã
3


chọn.
- Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo
theo chuẩn MLA.
1. Tên đề tài:
Sự khác biệt giữa khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên các khối ngành trong
quá trình học trực tuyến tại Việt Nam.
2. Mục tiêu:

Đo lường khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên từng
khối ngành trong quá trình học trực tuyến tại Việt Nam thời
điểm COVID


So sánh khả năng tiếp thu kiến thức của sinh
viên các khối ngành trong quá trình học trực
tuyến tại Việt Nam thời điểm COVID

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến
thức của sinh viên từng khối ngành trong quá trình học trực
tuyến tại Việt Nam thời điểm COVID

3. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nhận diện các nhân tố đưa vào mơ hình nghiên cứu, tác giả đã kế
thừa từ nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước; kết hợp sử dụng phương pháp
phỏng vấn để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề. Sau khi mơ hình dự kiến được
thiết lập, tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu và xây dựng thang đo cho thiết kế bảng
hỏi.
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là nghiên cứu định tính thơng qua
điều tra khảo sát. Đối tượng tham gia khảo sát là sinh viên tại các trường Đại học,
Cao đẳng tại 3 thành phố đại diện gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất với
4


cỡ mẫu dự kiến N = 300.
4. Các nghiên cứu liên quan:
Kể từ tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã khiến tồn ngành giáo dục phải
chịu tác động khơng nhỏ khi trường học nhiều nơi phải đóng cửa, học sinh sinh
viên buộc phải học tập theo hình thức trực tuyến. Học trực tuyến là một phương
pháp hiệu quả giúp nền giáo dục toàn cầu vượt qua nghịch cảnh này. Tuy nhiên, kể
từ khi đại dịch bùng phát, ngành giáo dục Việt Nam ta mới thực sự đẩy mạnh đào
tạo trực tuyến. Điều này khiến cho khó khăn trong quá trình học và đào tạo là khó

tránh khỏi.
Ở đối tượng học sinh, khả năng tiếp nhân kiến thức trung bình là 60%, trong
mỗi lớp có khoảng 10% học sinh chưa tập trung vào lớp học (Báo Thanh Niên).
Theo một nghiên cứu tại ngành Công tác xã hội trường Đại học Khoa học – Đại
học Huế, mạng internet không ổn định là khó khăn lớn nhất đối với sinh viên
(65%); 43% cho rằng cảm thấy chán nản, không hứng thú với việc học trực tuyến
và 31% do không gian bất tiện (Bùi, Nguyễn và Trương). Bên cạnh đó, khơng phải
giảng viên nào cũng có khả năng thuần thục về cơng nghệ; việc đào tạo trực tuyến
thơng qua màn hình cũng làm giảm khả năng truyền đạt cũng như lòng nhiệt huyết
của các giảng viên (Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam).
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh
dịch bệnh covid 19” năm 2020 cho thấy, sinh viên cho rằng sự tiện lợi của việc học
trực tuyến mang lại hiệu quả hơn nhiều so với học truyền thống; song, học trực
tuyến hầu như không đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân; quá trình giao tiếp giữa các
sinh viên cũng như giữa sinh viên và giảng viên khiến việc học trực tuyến trở nên
kém hiệu quả hơn nhiều (Lữ và Nguyễn). Một nghiên cứu khác tại một trường Đại
học Dược ở Pakistan cũng cho thấy 85% sinh viên cảm thấy đào tạo trực tuyến
kém chất lượng hơn truyền thống; 69% sinh viên cho rằng chất lượng của đào tạo
trực tuyến không đáp ứng nhu cầu của họ (Sahar, Tahera và Abdul).
Nghiên cứu tại một trường đại học ở Việt Nam đã cho thấy, Tác động từ mối
quan hệ xã hội và Tính tương tác của mơi trường có tác động tích cực tới Nhận
thức hữu ích đối với việc học trực tuyến (Nguyen, Sivapalan và Pham). Điều này
5


có nghĩa là khi có sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên đồng thời nhận được
sự ủng hộ từ bạn bè, gia đình thì sinh viên sẽ cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng chấp
nhận hơn đối với việc học trực tuyến. Từ Nhận thức hữu ích cũng như Niềm vui
khi học, nghiên cứu “Learners’ acceptance of e-learning in South Korea: Theories
and results” đã cho thấy chúng có tác động mạnh tới Ý định học trực tuyến (Lee,

Yoon và Lee). Trong bối cảnh đại dịch ở Iraq, Nhận thức hữu ích và Nhận thức dễ
sử dụng cũng được chứng minh có tác động tích cực tới Ý định sử dụng và Sự sử
dụng thật sự (Mohammed, Huda và Nawar).
Một nghiên cứu năm 2006 đối với khóa học trực tuyến cho thấy, Cấu trúc
chương trình và Kiến thức và sự tạo điều kiện của người dạy có tác động mạnh
nhất tới Sự hài lòng của người học (Eom, Wen và Ashill). Trong bối cảnh COVID19 tại Malaysia, Chất lượng của internet, thơng tin và hệ thống đều có tác động
thuận chiều tới Sự hài lòng của sinh viên; Sự hài lịng này tác động mạnh mẽ tới
Sự thành cơng của việc học trực tuyến (Arfan, Rohail và Adejare). Khả năng
truyền đạt kiến thức của giảng viên và Sự định hướng cho sinh viên mang lại hiệu
quả tăng Khả năng tiếp thu kiến thức cũng như tăng chất lượng đầu ra (Peng và
Zhang).
5. Tài liệu tham khảo:
Arfan, Shahzad, và những tác giả khác. “Effects of COVID-19 in E-learning on
higher education institution students: the group comparison between male
and female.” Quanlity & Quantity 55 (2021): 806-826.
Báo Thanh Niên. Học sinh tiếp nhận bao nhiêu kiến thức khi học trực tuyến? 10 9
2021.
< />Bùi, Dũng Quang, Phương Thị Hoài Nguyễn và Nhi Thị Xuân Trương. “Một số
khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID19.”
(2021).
< />_Thi_Hoai_Phuong,_Truong_Thi_Xuan_Nhi__Nhung_kho_khan,_rao_cua_sinh_vien_doi_voi_viec_hoc_truc_tuyen_tron
6


g_boi_canh_dich_benh_Covid_-19.pdf>.
Eom, Sean, Joseph Wen và Nicholas Ashill. “The Determinants of Students'
Perceived Learning Outcomes and Satisfaction in University Online
Education: An Empirical Investigation.” Decision Sciences 4.2 (2006): 215235.
Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam. Chia sẻ những quan điểm về dạy
học trực tuyến trong mùa dịch covid 19 – Nguyễn Trường Giang, Học viện

Quản lý Giáo dục. 10 9 2021. < />Lee, Chan Byoung, Ok Jeong Yoon và In Lee. “Learners’ acceptance of e-learning
in South Korea: Theories and results.” Computers & Education 53.4 (2009):
1320-1329.
Lữ, Oanh Thị Mai và Thúy Thị Như Nguyễn. “Đánh giá hiệu quả học tập trực
tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh covid 19.” VNU Journal of
Science: Education Research 37.1 (2020): 92-101.
Mohammed, Ibrahim Fadhil, Aljader Khurshed Shawkat Huda và Fadhil Abbood
Nawar. “Measuring Students' Intention to Use E-Learning During Covid-19
Pandemic: A Case Study in Technical College of Management - Baghdad.”
nternational Journal of Intelligent Engineering and Systems 14.5 (2021):
492-503. < />Nguyen, Ho Thi Thao, và những tác giả khác. “Students’ adoption of e-learning in
emergency stituation: the case of a Vietnamese university during COVID19.” Interactive Technology and Smart Education 18.2 (2020): 246-269.
Peng, Michael Yao-Ping và Zhaohua Zhang. “A Study on the Relationship among
Knowledge Acquisition Sources at the Teacher- and College-Level, Student
Absorptive Capacity and Learning Outcomes: Using Student Prior
Knowledge as a Moderator.” Educational Sciences: Theory and Practice
19.2 (2019): 22-39.
Sahar, Abbasi, và những tác giả khác. “Perceptions of students regarding Elearning during Covid-19 at a private medical college.” Pakistan Journal of
7


Medical Sciences (2020).

8



×