Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học (23)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 13 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH I
----------

BÀI TIỂU LUẬN MƠN

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Đề: 1
Giảng viên

: TS. ĐINH THỊ HƯƠNG

Nhóm

: 03

Sinh viên

: Vũ Thị Ánh Kiều

Mã sinh viên:

: B18DCKT081

Số điện thoại:

: 0981513735

Hà Nội, năm 2021



Họ và tên: Vũ Thị Ánh Kiều
Mã SV: B18DCKT081


Mục lục
Lời cảm ơn ...................................................................................................................
Câu 1: Anh(chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học ? ...................1
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực
hiện các yêu cầu: ........................................................................................................3
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm). ................3
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm). .....................................4
c, Trình bày khái qt tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài đã
chọn (2 điểm). ........................................................................................................4
Tài liệu tham khảo......................................................................................................7


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính
Viễn thông đã đưa môn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và trong chương
trình giảng dạy. Đặc biệt em cảm ơn TS. Đinh Thị Hương đã hướng dẫn và truyền
đạt lại kiến thức quý báu và hướng dẫn cho chúng em trong suốt thời gian học vừa
qua. Cô đã giúp chúng em hiểu về tầm quan trọng của môn Phương pháp luận trong
thực tiễn đời sống. Không chỉ thế, cơ cịn giảng dạy nhiều điều thú vị với nhiều ý
nghĩa triết học sâu sắc. Môn học rèn luyện cho em những kỹ năng mềm cần thiết,
trang bị những kinh nghiệm viết báo cáo và nghiên cứu khoa học hỗ trợ làm đồ án
tốt nghiệp. Đó thực sự là những kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên năm cuối.
Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, bài tiểu luận chắc chắn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong cơ giáo xem xét và góp ý kiến để bài
tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Kiều
Vũ Thị Ánh Kiều


SV: VŨ THỊ ÁNH KIỀU

GVHD: ĐINH THỊ HƯƠNG

ĐỀ SỐ 01
Câu 1: Anh(chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học ?
Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức
khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới
để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. Tính mới là
thuộc tính quan trọng số một của NCKH hay nói cách khác NCKH là sự sáng tạo cái
mới. u cầu của tính mới trong NCKH khơng cho phép sự lặp lại như cũ những cái
đã phát hiện hoặc đã tạo hoặc đã sáng tạo.
Cái mới là những cái mà từ trước tới nay chưa ai biết hoặc biết nhưng chưa đầy đủ,
chưa sâu sắc, chưa chính xác; hoặc có thể cái mới là cái đã phát hiện nhưng vẫn tiếp
tục được nghiên cứu ở góc độ, khía cạnh khác nhằm tìm kiếm cái mới hơn, cái mới
có thể là: phương pháp mới; có cho một đối tượng mới; một khái niệm mới; một
phương hướng mới một cách vận dụng mới; một luận điểm mới... mà trước đó chưa
ai tìm ra, phát hiện hoặc thực hiện. Điều đó có nghĩa là cái mới có nhiều mức độ
khác nhau, ở nhiều cấp độ và trình độ khác nhau, nhưng dù ở mức độ nào thì cũng
khơng thể lặp lại và nhất thiết phải được phát triển bằng con NCKH học bằng phương
pháp NCKH chứ không thể bằng con đường khác. Và trong NCKH để tránh sự lặp
lại và sáng tạo được cái mới thì chúng ta cần phải hiểu sâu sắc, đầy đủ về những cái

đã có bằng hoạt động và nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu.
 Tính mới được chia làm ba cấp độ:
Hồn tồn mới: Khám phá và chứng minh một vấn đề khoa học mà từ trước
đến nay không được giải quyết.

1


SV: VŨ THỊ ÁNH KIỀU

GVHD: ĐINH THỊ HƯƠNG

Mới: Khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức, các kinh nghiệm đã có để hình
thành lí luận, phương pháp, cơng nghệ mới … đem lại hiệu quả cao hơn trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện mới.
Mới ở phạm vi nhất định: Cách chứng minh mới, luận giải sâu sắc hơn, bổ
sung hồn chỉnh thêm, cụ thể hóa hoặc vận dụng vào điều kiện mới một vấn đề khoa
học đã được giải quyết về cơ bản.
 Biểu hiện của tính mới
a) Đề tài mới
Việc lựa chọn một đề tài mới (trong phạm vi lãnh thổ nhất định) mà chưa có (có ít)
người thực hiện thể hiện rõ nét tính mới của đề tài bởi khi tiến hành một nghiên cứu
mới, chắc chắn những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những kết quả nghiên cứu
đầu tiên (trong phạm vi lãnh thổ nhất định). Đặc biệt, sản phẩm nghiên cứu những
đề tài này thường được đánh giá cao vì giá trị của nghiên cứu mang lại nhiều hơn so
với sản phẩm nghiên cứu về một đề tài cũ.
b) Công cụ, kĩ thuật và tiến hành nghiên cứu mới
Tính mới được thể hiện qua những cơng cụ mới, kĩ thuật mới, tiến trình nghiên cứu
mới để nghiên cứu cũng được đánh giá cao vì nó mang lại kết quả nghiên cứu chính
xác hơn và giúp ích cho các nghiên cứu sau được học hỏi cách thức thực hiện nghiên

cứu tốt hơn.
c) Khám phá những điều không ngờ tới (từ đó mở ra những hướng thay thế mà
trước nay chưa ai từng thực hiện)
Tính mới được thể hiện ở việc tìm ra những điều mà những người nghiên cứu trước
đây chưa đưa từng nghĩ tới hoặc tìm ra. Khi chúng ta là người đầu tiên đưa ra một
kết quả nghiên cứu khác với các kết quả trước đó về cùng một vấn đề và có lí giải
2


SV: VŨ THỊ ÁNH KIỀU

GVHD: ĐINH THỊ HƯƠNG

thuyết phục, nghiên cứu đó sẽ mở ra một hướng mới mà trước đây những người
nghiên cứu khác chưa từng thực hiện.
d) Sử dụng các dữ liệu mới (được thu thập mới)
Việc sử dụng dữ liệu mới cũng như thể hiện tính mới được thể hiện rất rõ với 2 loại
nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng phổ biến:
Đối với các nghiên cứu vĩ mô: việc thay mới các bộ dữ liệu sẽ giúp chúng ta đưa ra
những kết quả mới cập nhật thực tế hơn, giải thích được thực tế diễn ra đúng hơn và
đưa ra dự báo cho tương lai tốt hơn.
Đối với các nghiên cứu vi mô: thường được nghiên cứu áp dụng phương pháp
nghiên cứu tình huống với những đối tượng và phạm vi giới hạn nhất định. Vì vậy,
việc nghiên cứu tình huống với những đối tượng mới và phạm vi sử dụng mới, sử
dụng dữ liệu mới để chạy mơ hình cũng sẽ mang lại kết quả mới. Đồng thời giúp
đưa ra kết quả nghiên cứu và đưa ra đề xuất giải pháp thích hợp cho trường hợp được
nghiên cứu.
e) Đem lại các kết quả mới đối với hệ thống nghiên cứu hiện có
Tính mới trong trường hợp này được thể hiện bằng việc nghiên cứu những đóng góp
mới cho hệ thống nghiên cứu về đề tài hiện tại.

Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy
thực hiện các yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm).
Một số khó khăn của học sinh Thành phố Hồ Chí Minh khi học trực tuyến trong
bối cảnh đại dịch Covid.

3


SV: VŨ THỊ ÁNH KIỀU

GVHD: ĐINH THỊ HƯƠNG

b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
Mục tiêu: Trong thời kỳ bùng dịch COVID-19 dạy học trực tuyến (online) là giải
pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong. Việt Nam, dạy
học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh, sinh
viên. Tuy nhiên, nó cũng đem tới rất nhiều khó khăn và lợi ích trong q trình học
và giảng dậy. Vì vậy cần phải nghiên cứu vấn đề này để tìm ra những khó khăn và
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc học online đặc biệt với học sinh
ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
o Nghiên cứu định tính(Qualitative research) là phương pháp thu thập các
thông tin và dữ liệu dưới dạng ‘phi số’ để có được các thơng tin chi tiết về đối
tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra nhằm phục vụ mục đích phân tích
hoặc đánh giá chun sâu. Thơng qua quan sát thực tế, phỏng vấn thêm một
số học sinh đến từ những địa phương khác nhau để có cái nhìn khách quan
hơn về những khó khăn của sinh viên. Từ đó để đưa ra những biện pháp hiệu
quả hơn.
o Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích tài liệu từ các bài cơng

trình nghiên cứu khoa học trên các tạp trí uy tín và thu thập dữ liệu thứu cấp
về học sinh. Các dữ liệu thu thập từ phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử
dụng để trình bày tổng quan về chủ đề và sử dụng linh hoạt trong q trình
phân tích.
c, Trình bày khái qt tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài đã
chọn (2 điểm).
Từ đầu năm 2020 đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực
trong đời sống xã hội đặc biệt đến ngành giáo dục - đào tạo của nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.Từ khi dịch bùng phát đến nay, tất cả các trường học và
4


SV: VŨ THỊ ÁNH KIỀU

GVHD: ĐINH THỊ HƯƠNG

cơ sở giáo dục cơng lập, ngồi cơng lập và tư thục đã phải dừng việc dạy và học trực
tiếp. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phải sắp xếp lại kế hoạch các kỳ thi và đánh giá chất
lượng với mọi cấp học và ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung về khung kế hoạch
thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên, đại học. Hệ thống các cơ sở giáo dục trong và ngồi cơng lập đã chủ động
triển khai cơng tác giảng dạy, đào tạo trực tuyến để giảm bớt việc tập trung đông
người, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Theo tổ chức UNESCO, kể từ khi
đại dịch bùng phát trên thế giới có gần 1,5 tỉ học sinh và sinh viên ở 191 quốc gia và
vùng lãnh thổ- tương đương 90% số người đi học trên thế giới- đã bị ảnh hưởng do
trường học tạm thời đóng cửa vào năm 2020 (ở Việt Nam là năm 2021). Theo phân
tích từ các chuyên gia của UIS, ngay cả khi các trường học mở cửa trở lại, suy thoái
kinh tế có nguy cơ làm gia tăng sự bất bình đẳng và có thể đẩy lùi tiến bộ trong việc
mở rộng tiếp cận giáo dục và cải thiện chất lượng học tập trên toàn cầu.
Thống kê báo cáo của các Sở, tính đến ngày 20/9, cấp Tiểu học có 25 tỉnh, thành

phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp. Cả nước có 7.478 cơ sở giáo dục cấp tiểu học đã
tổ chức dạy trực tiếp; 5.047 trường dạy trực tuyến; 8.967 trường tổ chức cho học
sinh học qua truyền hình. Theo báo cáo về tình hình triển khai nhiệm vụ năm học
mới của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2021-2022, toàn TP có trên 1,7 triệu học
sinh, tăng thêm hơn 11.000 học sinh so với năm học trước, chủ yếu ở bậc tiểu học
do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm học này các trường tư thục gặp nhiều khó
khăn trong cơng tác tuyển sinh, nhất là nguồn tuyển sinh ở tỉnh, thành lân cận, dẫn
đến số học sinh phổ thông trường tư thục giảm mạnh với 14.301 học sinh. Thời điểm
đầu năm học mới, tồn TP có 1.253 cơ sở trường học được trưng dụng, làm điểm
cách ly, hỗ trợ chích ngừa, cho bộ đội ở, trạm y tế lưu động và các hoạt động khác.
Hiện có 14.312 cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục đang tham gia phòng
chống dịch Covid-19. Sau thời gian bắt đầu năm học mới, thống kê cho thấy, có
5


SV: VŨ THỊ ÁNH KIỀU

GVHD: ĐINH THỊ HƯƠNG

94,34% học sinh tiểu học tham gia học trên internet; 0,73% học sinh đăng ký học
tạm tại quê. Ở bậc trung học, sau tuần đầu tiên có 93,91% học sinh THCS, 97,52%
học sinh THPT tham gia học trực tuyến. Có 0,21% học sinh THCS, 0,07% học sinh
THPT đăng ký học tạm tại quê; GDTX có 88,62% học sinh học trực tuyến, 0,45%
học sinh đăng ký học tạm tại quê.
Việc học online rất phổ biến trên nhiều quốc gia nhưng nó cũng đem tới rất nhiều
điều bất cập cho cả học sinh và giáo viên. Mặc dù các em khá năng động trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cơ giáo nhưng trên
thực tế, hồn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi phối nhiều
đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, khơng phải gia đình nào cũng trang bị được
mạng, máy tính, điện thoại thơng minh để cho con em mình học tập, nhất là ở các

địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, do đặc thù của
học trực tuyến nên việc quản lý nề nếp, ý thức học tập của học sinh không được trực
tiếp nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Khi dạy và học thì sự tương
tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố rất quan trọng. Nếu ở bài giảng trên lớp, sự
tương tác được phát huy hiệu quả thì học trực tuyến, giáo viên chủ yếu là thực hiện
bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua mạng, qua các phương tiện, sự tương
tác cần thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sau đó chứ khơng trực tiếp. Điều này, sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng. Nhiều phụ huynh lo ngại về sưc khỏe khi con
cái của họ dành quá nhiều giờ sử dụng thiết bị điện tử. Các em học sinh khó có thể
tập trung học đặc biệt các e tiểu học.
Theo Mungania, rào cản học trực tuyến là những trở ngại gặp phải trong quá trình
học online (khi bắt đầu, trong q trình và khi đã hồn thành khóa đào tạo) có thể
tác động tiêu cực đến trải nghiệm học tập của người học. Như vậy, việc xác định
những khó khăn và rào cản của sinh viên trong q trình học trực tuyến là vơ cùng
cần thiết. Trong thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đưa ra các yếu tố
6


SV: VŨ THỊ ÁNH KIỀU

GVHD: ĐINH THỊ HƯƠNG

ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của người học. Chẳng hạn như nghiên cứu của
Renu Balakrishnan và cộng sự đã chỉ ra 4 rào cản liên quan đến tâm lý, kinh tế, xã
hội, kỹ thuật. Trong khi đó, nghiên cứu của Wong đã đưa ra một số hạn chế của
chương trình học đó là: “Hạn chế về cơng nghệ, các hạn chế liên quan đến cá nhân
người học và các hạn chế khác. Đối với cá nhân người học, việc sử dụng các cơng
nghệ mới có thể là một bất lợi hoặc rào cản trong chương trình học online. Việc thiếu
thơng tin, kỹ năng giao tiếp và cơng nghệ có thể là rào cản đối với chương trình học
online vì người học có thể cảm thấy thất vọng từ mơi trường học tập độc đáo này”.

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về những khó khăn và rào cản của việc học
trực tuyến khá phổ biến, nhưng đặt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 thì vẫn chưa
có nhiều đề tài được triển khai thực hiện. Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 đang
ở giai đoạn bùng phát mạnh mẽ và có thể khó kết thúc trong tương lai. Việc học trực
tuyến có thể sẽ phải tiếp tục duy trì nhằm đảm bảo phịng chống dịch và duy trì việc
dạy học, do vậy cần thiết phải có thêm các nghiên cứu liên quan tới việc học dạy học
trực tuyến nhằm làm rõ bức tranh những thuận lợi và khó khăn của việc học trực
tuyến và đề xuất các giải pháp để đảm bảo hiệu quả của việc dạy học trực tuyến tại
các trường học. Bài viết này mong muốn góp phần làm rõ những khó khăn mà học
sinh ở thành phố Hồ Chí Minh gặp phải khi học trực tuyến từ đó đề ra một số giải
pháp thiết thực nhằm đảm bảo chất lượng học tập của học sinh khi học trực tuyến
trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo
Hiệp, M. (2021, 09 14). TPHCM nỗ lực dạy và học trong tình hình dịch bệnh.
Được truy lục từ />

SV: VŨ THỊ ÁNH KIỀU

GVHD: ĐINH THỊ HƯƠNG

hoc-trong-tinh-hinh-dich-benh1491884271?fbclid=IwAR34IGbU4SoStERMgR9WPCZupge2enIfIX0CV7WcZONcep_gR-1ZEjQong
Hoa, L. T. (2021). dạy học trực tuyến để ứng phó với dịch COVID-19. Tạp chí
Tuyên giáo Trung ương.
Mungania, P. (2004). Employees' perceptions of barriers in e-Learning: the
relationship.
Renu Balakrishnan, M. W. (2014). An Analysis of Constraints in E-Learning and
Strategies for Promoting E-Learning among Farmers. Economic Affairs.
Trang, N. (2021, 09 09). Khắc phục khó khăn khi học trực tuyến. Được truy lục từ
/>mGx_7bBIUGHsXpxrjA


8


SV: VŨ THỊ ÁNH KIỀU

GVHD: ĐINH THỊ HƯƠNG

9



×