Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học (24)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.81 KB, 12 trang )

Họ và tên: Nguyễn Phương Nhung
MSV: B18DCMR143
Lớp: Phương pháp luận nguyên cứu khoa học
Nhóm: 03

1


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
----------

TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề số: 01
Họ và tên:
Mã sinh viên:
Nhóm mơn:
Giảng viên:

Nguyễn Phương Nhung
B18DCMR143
03
TS. Đinh Thị Phương

2


Năm 2021
--------


3


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính
Viễn thơng đã đưa môn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Đinh Thị
Phương đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học
tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của
cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước
sau này.
Bộ mơn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là môn học thú vị, vô cùng bổ ích
và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của
sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và
góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

4


MỤC LỤC

ĐỀ BÀI
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học?
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện các
yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm).

b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài đã chọn (2
điểm).
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn
APA (2 điểm).

5


BÀI LÀM
Câu 1: Tính mới trong nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự vật, hiện tượng
mà con người chưa biết. Vì vậy, q trình nghiên cứu khoa học ln là quá trình hướng
đến những phát hiện mới hay sáng tạo mới. Tính mới là thuộc tính quan trọng của nghiên
cứu khoa học hay nói cách khác nghiên cứu khoa học là sự sáng tạo cái mới. Yêu cầu của
tính mới trong nghiên cứu khoa học không cho phép sự lặp lại những cái cũ những cái đã
phát hiện hoặc đã sáng tạo.
Theo nghĩa thông thường, cái mới là những cái mà từ trước tới nay chưa ai biết hoặc biết
nhưng chưa được đầy đủ, chưa sâu sắc hoặc chưa chính xác. Có thể cái mới là cái đã được
phát hiện nhưng vẫn tiếp được nghiên cứu ở các góc độ và khía cạnh khác nhau nhằm tìm
ra được cái mới, một hướng đi mới.
Hay cũng có thể là phương pháp mới cho một đối tượng mới, khái niệm mới, phương
hướng mới, một cách vận dụng mới, luận điểm mới,..Mà trước đó chưa ai tìm hoặc phát
6


hiện, thực hiện. Điều đó có nghĩa là cái mới có nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều cấp độ
và trình độ khác nhau.
Nhưng dù ở mức độ nào đó thì cũng khơng thể lặp lại và nhất thiết phải phát triển bằng
con đường nghiên cứu khoa học, bằng phương pháp nghiên cứu khoa học chứ không thể

bằng con đường khác. Và trong nghiên cứu khoa học để tránh sự lặp lại và sáng tạo được
cái mới thì chúng ta cần tìm hiểu sâu sắc, đầy đủ về những cái đã có bằng hoạt động và
nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì
người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tịi những điểm mới mẻ hơn. Thể hiện ở chỗ
vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa đầy đủ. Tính mới cần được hiểu là cho
dù đã được phát hiện trước đó nhưng người nghiên cứu vẫn cần phải tiếp tục tìm kiếm
những phát hiện mới hơn. Tính mới được chia làm ba cấp độ:
Hoàn toàn mới: Khám phá và chứng minh một vấn đề khoa học mà từ trước đến
nay khơng được giải quyết.
• Mới: Khái qt hóa, hệ thống hóa các tri thức, các kinh nghiệm đã có để hình
thành lí luận, phương pháp, cơng nghệ mới… đem lại hiệu quả cao hơn trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện mới.
• Mới ở phạm vi nhất định: Các chứng minh mới, luận giải sâu sắc hơn, bổ sung
hồn chỉnh thêm, cụ thể hóa hoặc vận dụng vào điều kiện mới một vấn đề khoa
học đã được giải quyết về cơ bản.


Tính mới trong nghiên cứu khoa học được tạo ra trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Người nghiên cứu khoa học sẽ không được phép lặp lại các nghiên cứu hay thí nghiệm
khoa học trước đó. Tính mới trong nghiên cứu khoa học mang tính “độc quyền” của
người nghiên cứu khoa học đó, nó khơng giống bất kỳ sự sáng tạo nào trong các nghiên
cứu khoa học nào trước đó. Tính mới sẽ được thể hiện qua các yếu tố sau:
 Đề tài mới.

Việc lựa chọn một đề tài mới (trong phạm vi lãnh thổ nhất định) mà chưa có (có ít) người
thực hiện thể hiện rất rõ nét tính mới của đề tài bởi khi tiến hành một nghiên cứu mới,
chắc chắn những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những kết quả nghiên cứu đầu tiên
(trong phạm vi lãnh thổ nhất định). Đặc biệt, sản phẩm nghiên cứu những đề tài này
thường được đánh giá cao vì giá trị của nghiên cứu mang lại nhiều hơn so với các sản

phẩm nghiên cứu về một đề tài cũ. Kết quả tại các giải thưởng uy tín trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên tại Việt Nam cũng cho thấy các đề tài đạt giải
cao đều là những đề tài rất mới và chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam.
 Cơng cụ, kỹ thuật và tiến trình nghiên cứu mới.

Nghiên cứu khoa học địi hỏi tính mới rất cao, khơng chỉ là ở đề tài mà cịn ở công cụ, kỹ
thuật phục vụ nghiên cứu và tiến trình nghiên cứu mới. Việc người nghiên cứu cập nhật
được những cơng cụ mới, kỹ thuật mới, tiến trình nghiên cứu mới để nghiên cứu cũng
7


được đánh giá cao vì nó mang lại kết quả nghiên cứu chính xác hơn và giúp cho các
nghiên cứu sau được học hỏi cách thức thực hiện nghiên cứu tốt hơn.
 Khám phá hướng thay thế mới

Tính mới trong trường hợp này được thể hiện ở việc tìm ra những điều mà những người
nghiên cứu trước đây chưa từng nghĩ tới/tìm ra. Nếu bạn là người đầu tiên đưa ra một kết
quả nghiên cứu khác với các kết quả trước đó về cùng 1 vấn đề và có lý giải thuyết phục,
nghiên cứu của bạn sẽ mở ra một hướng mới mà trước đây những người nghiên cứu khác
chưa từng thực hiện.
 Sử dụng các dữ liệu mới

Việc sử dụng dữ liệu mới cũng thể hiện tính mới của đề tài, được thể hiện rất rõ với 2 loại
nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng phổ biến: Với các nghiên cứu liên quan đến
kinh tế vĩ mô, việc thay mới các bộ dữ liệu cũ bằng các bộ dữ liệu mới giúp đưa ra những
kết quả mới cập nhật thực tế hơn, giải thích được thực tế diễn ra đúng hơn và đưa ra dự
báo cho tương lai tốt hơn.
Với các nghiên cứu mang tầm vi mô thường được nghiên cứu áp dụng phương pháp
nghiên cứu tình huống (case study) với những đối tượng và phạm vi giới hạn nhất định.
Vì vậy, việc nghiên cứu tình huống với những đối tượng mới và phạm vi mới – sử dụng

dữ liệu mới để chạy mơ hình cũng sẽ mang lại những kết quả mới; giúp đưa ra kết quả
nghiên cứu và đưa ra đề xuất giải pháp thích hợp cho trường hợp được nghiên cứu.
 Đem lại các kết quả mới

Tính mới trong trường hợp này được thể hiện bằng việc nghiên cứu có những đóng góp
mới đến hệ thống nghiên cứu của đề tài hiện tại. Ví dụ các nghiên cứu về đề tài “Những
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên” được thực hiện tại Việt
Nam đã tìm ra được tổng cộng 6 yếu tố; tuy nhiên một nghiên cứu sau này tìm ra được 5
yếu tố (trong đó có 2 yếu tố chưa từng được phát hiện ra). Như vậy, với nghiên cứu này,
tác giả đã tìm ra được 2 yếu tố mới và có thể đưa ra những khuyến nghị mới cho các đơn
vị kinh doanh trực tuyến với đối tượng mục tiêu là sinh viên.





Tính mới của nghiên cứu khoa học có ý nghĩa như sau:
Giúp phân biệt giữa các bài báo các khoa học với nhau.
Là nền tảng của sự phát triển nghiên cứu khoa học theo thời gian.
Mang lại giá trị cao cho đời sống và xã hội.

Câu 2:
Đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến chất lượng học tập của học sinh, sinh viên. Mặc
dù nhiều học sinh, sinh viên đã khá thích ứng với việc học qua truyền hình, internet.
Nhưng khơng thể phủ nhận được rằng việc học tập trực tuyến đem lại khá nhiều bất lợi
đối giáo dục.
Các nền tảng dạy học trực tuyến được lựa chọn là một giải pháp thay thế để đáp ứng nhu
cầu dạy và học khi các trường học đều phải đóng cửa.
8



Thế nhưng, sự chuyển đổi sang hình thức học tập trực tuyến hoàn toàn khiến nhiều người
băn khoăn. Liệu rằng dạy học online có đảm bảo được chất lượng giáo dục, chất lượng
học tập hay khơng?
Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng học tập của sinh viên Học viện Cơng nghệ
Bưu chính Viễn thơng nói riêng có đang được đảm bảo trong đại dịch COVID-19?

a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học
Nên em đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học: “Tác động của đại dịch COVID-19 tới chất
lượng giáo dục trực tuyến của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng năm 2021”.

b, Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
 Mục tiêu của nghiên cứu:

Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới chất lượng giáo dục của Học
viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng từ đó đưa ra được các đề xuất, giải pháp nhắm hỗ
trợ học viện cải thiện chất lượng học trực tuyến tốt nhất cho Học viện trong năm 2021.
Là nghiên cứu tiền đề cho những nghiên cứu sau về chất lượng giáo dục thời kỳ đại dịch
COVID-19.
 Phương pháp nghiên cứu

1, Đầu tiên phải thu thập thông tin cần nghiên cứu
 Có nhiều phương pháp thu thập thơng tin (Thu thập thông tin trực tiếp)

Nghiên cứu tài liệu hoặc phỏng vấn để kế thừa những thành tựu mà các đồng nghiệp đã
đạt được trong các nghiên cứu có liên quan đến chất lượng giảng dạy trực tuyến trước đó.
Trực tiếp quan sát trên đối tượng khảo sát là sinh viên Học viện Cơng nghệ Bưu chính
Viễn thơng ngay tại nơi diễn ra những quá trình và người nghiên cứu có thể sử dụng làm
luận cứ.
Tiến hành các hoạt động thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát là sinh viên Học

viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng hoặc trên mơ hình tương tự các q trình diễn ra
trên đối tượng nghiên cứu.
Thực hiện các trắc nghiệm trên đối tượng khảo sát là sinh viên Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thơng để thu thập các thơng tin phản ứng từ phía đối tượng khảo sát.
 Phương pháp chuyên gia (Thu thập thông tin gián tiếp)

Phỏng vấn những người có am hiểu hoặc có liên quan đến những thông tin về sự kiện
khoa học, vấn đề nghiên cứu khoa học. Có thể hỏi thêm các giáo sư, tiến sĩ đã làm nghiên
cứu khoa học về đại dịch COVID-19 tác động đến chất lượng giáo dục trước đó.
Gửi phiếu điều tra (bảng hỏi) để thu thập thông tin liên quan tới sự kiện khoa học, vấn đề
nghiên cứu khoa học.
Thảo luận dưới các hình thức hội nghị khoa học.
2, Phương pháp nghiên cứu tài liệu
9


Tham khảo từ các nguồn tài liệu để cho nghiên cứu có thể đa dạng hơn, các tài liệu tham
khảo có thể là tạp chí và báo cáo khoa học cùng ngành, ngoài ngành. Tài liệu lưu trữ, số
liệu thống kê, thông tin đại chúng,...
Việc nghiên cứu tài liệu sẽ giúp bài nghiên cứu về chất lượng giáo dục của Học viện Cơng
nghệ Bưu chính Viễn thơng trong đại dịch COVID-19 đầy đủ thông tin hơn, Các thông
tin từ tài liệu tham khảo sẽ giúp bài nghiên cứu đầy đủ ý và khơng bị đi lệch hướng. Có
hướng đi cụ thể để xây dựng các luận cứ chặt chẽ.
Giúp tái hiện quy luật, là nền tảng cho nghiên cứu chất lượng giáo dục của Học viện Cơng
nghệ Bưu chính Viễn thông trong đại dịch COVID-19 thêm phần thuyết phục khi dựa vào
các quy luật đã có trước đó.
3, Phương pháp phi thực nghiệm


Quan sát


Khi nghiên cứu về chất lượng giáo dục của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
trong đại dịch COVID-19, người nghiên cứu sẽ quan sát xem thái độ học trực tuyến của
học viên như thế nào? Thái độ giảng dạy của giảng viên học viện như thế nào? Cơng nghệ
và các cơng cụ có gây nên quá nhiều cản trở trong việc học không? Những yếu tố bên
ngoài sẽ tác động đến việc học trực tuyến theo hướng tích cực hay tiêu cực?


Phỏng vấn

Sau khi quan sát xong người nghiên cứu cần đưa ra những câu đối thoại để kiểm chứng
xem thơng tin đó có chính xác hay khơng. Có thể phỏng vấn sinh viên, giảng viên, gia
đình sinh viên,... để có được những đánh giá khách quan nhất.


Hội nghị

Khi đã có những đánh giá khách quan nhất rồi thì người nghiên cứu có thể đưa vấn đề
nghiên cứu vào hội nghị để cùng bàn luận, thảo luận và trao đổi về vấn đề nguyên cứu về
tác động của đại dịch COVID-19 tới chất lượng giáo dục trực tuyến của Học viện Cơng
nghệ Bưu chính Viễn thơng năm 2021. Trong hội nghị sẽ có các chun gia, việc của
người nghiên cứu là nêu ra các câu hỏi để cùng tranh luận và phân tích.
4, Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởi những quan sát trong điều kiện gây
biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh đối tượng khảo sát một cách có
chủ đích.
Người làm nghiên cứu có thể tách đối tượng nghiên cứu nguyên là sinh viên Học viện
Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng đang ở Hà Nội để quá trình quan sát diễn ra dễ dàng và
thuận tiện hơn.
Hoặc là sẽ thay đổi môi trường của đối tượng nghiên cứu để nhà nghiên cứu dễ dàng so

sánh chất lượng giáo dục trực tuyến của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng như:
chọn ra một nhóm nhỏ bao gồm các sinh viên từ năm nhất đến năm cuối ở nhiều khối
ngành khác nhau và cho học trực tiếp ở học viện. Từ đó nhà nghiên cứu sẽ dễ dàng nắm
bắt và so sánh chất lượng giảng dạy tốt nhất và chính xác nhất.
10


Vừa giúp nhà nghiên cứu rút ngắn thời gian tiếp cận đối tượng trong quan sát mà cịn
khơng bị hạn chế về thời gian và không gian.
5, Phương pháp trắc nghiệm
Trắc nghiệm là một phương pháp bán thực nghiệm.
Qua trắc nghiệm, người nghiên cứu nhận biết được chất lượng của đối tượng khảo sát.
Việc quan sát sẽ giúp nhà nghiên cứu phát hiện ra những luận cứ luận chứng cho bài
nghiên cứu rồi. Nhưng liệu nó có đúng và chính xác hay khơng thì nhà nghiên cứu cần
làm trắc nghiệm thì mới có thể kiểm chứng được.
Nhà nghiên cứu sẽ làm các bảng hỏi để đối tượng nghiên cứu, các sinh viên học tại Học
viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn Thông điền vào. Thường là các bảng hỏi đơn giản dạng
“Yes”, “No” hay chọn ý để nhà nghiên cứu kiểm chứng lại những nguồn thơng tin đó.
Hoặc nhà nghiên cứu sẽ trực tiếp đặt câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu để kiểm chứng lại
thông tin. Cần phải hỏi đa dạng đối tượng nghiên cứu, hỏi đa dạng đối tượng sinh viên từ
năm nhất đế năm cuối ở các ngành để có thể thu về những thơng tin khách quan nhất.
Phương pháp này sẽ thường được hỏi theo một bảng hỏi chung và có những câu hỏi gợi
mở để nhà nghiên cứu có thể thu thập lượng thơng tin tối đa thường được thực hiện dưới
hình thức ghi âm lại buổi phỏng vấn.
6, Phương pháp xử lý thông tin
Từ rất nhiều nguồn thông tin kể trên được chia làm hai dạng là thơng tin định tính và
thơng tin định lượng, nhà nghiên cứu cần xử lý thông tin để xây dựng các luận cứ, phục
vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học.
Đối với nguồn thông tin định lượng thu thập được từ bảng hỏi trắc nghiệm của sinh viên
sẽ được trình bày lại dưới các dạng từ thấp đên cao gồm: Con số rời rạc; Bảng số liệu;

Biểu đồ; Đồ thị.
Đối với nguồn thông tin định tính thu thập từ các buổi phỏng vấn trực tiếp với sinh viên.
Kết quả sẽ giúp người nghiên cứu mô tả được dưới dạng các sơ đồ hoặc biểu thức tốn
học.

c, Trình bày khái qt tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài : “Tác
động của đại dịch COVID-19 tới chất lượng giáo dục trực tuyến của Học viện
Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng năm 2021”.


Nghiên cứu trong nước:

Hiện tại chủ đề nghiên cứu về “Tác động của đại dịch COVID-19 tới chất lượng giáo dục
trực tuyến của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng năm 2021” chưa cái nhà
nghiên cứu nào thực hiện. Nhưng các chủ đề tương tự liên quan như Tác động của đại
dịch COVID-19 tới chất lượng giáo dục trực tuyến đã có.
Có thể kể ra một vào nghiên cứu như: “Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên
trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội trong đại dịch Covid-19” hay “Đại
dịch COVID-19: Cơ hội và thách thức cho Giáo dục Đại học Việt Nam”, “Động lực, hài
11


lòng và ý định tiếp tục học trực tuyến: ứng dụng thuyết sử dụng và thỏa mãn trong đại
dịch Covid-19”,...


Nghiên cứu ngoài nước:

Chủ đề về Tác động của đại dịch COVID-19 tới chất lượng giáo dục trực tuyến cũng được
rất nhiều các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm và làm đa dạng vấn đề cũng như đi sâu

và từng vấn đề đang tồn tại trong việc học trực tuyến hơn là ở Việt Nam.
Có thể kể ra một vài các nghiên cứu sau: “Orthopaedic Education During the COVID-19
Pandemic”, “Analysis of User Satisfaction with Online Education Platforms in China
during the COVID-19 Pandemic”, “An Exploratory Study of the Obstacles for Achieving
Quality in Distance Learning during the COVID-19 Pandemic”,...
Có thể thấy các nhà nghiên cứu nước ngồi khơng chỉ làm về chất lượng trực tuyến nói
chung mà họ phân tích kỹ hơn về các lĩnh vực như giáo dục chỉnh hình hay những mức độ
hài lòng của người dùng với các nền tảng giáo dục trực tuyến.

d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn APA
1, Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia
Hà Nội trong đại dịch Covid-19 (Dương & Linh, 2020)
2, Đại dịch COVID-19: Cơ hội và thách thức cho Giáo dục Đại học Việt Nam (Hoa,
Huyền, & Hoa, 2020)
3, Động lực, hài lòng và ý định tiếp tục học trực tuyến: ứng dụng thuyết sử dụng và thỏa
mãn trong đại dịch Covid-19 (Dung & Thùy, 2020)

12



×