HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
**************
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Sinh viên:
Nguyễn Hà Thanh
MSV:
B18DCKT157
Nhóm lớp:
03
Mã đề:
01
GV hướng dẫn: Đinh Thị Hương
BẮC NINH, 2021
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động then chốt hàng đầu trong
những ngành khoa học. Kết quả từ NCKH là những phát hiện mới về kiến thức, về
bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và
phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao. Thực tế cho thấy, sinh viên khi bắt đầu làm
luận văn tốt nghiệp và ngay cả những người làm việc trong các cơ quan nghiên cứu
địi hỏi phải có kiến thức và có phương pháp NCKH. Vì vậy, mơn học phương pháp
NCKH là nền tảng để trang bị cho sinh viên tiếp cận NCKH.
Câu 1 (3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu
khoa học?
- Trong Nghiên cứu khoa học. tính mới là đặc điểm đâu tiên và quan trọng nhất.
Tính mới được hiêu là sự khơng trùng lặp đề tài (vấn để nghiên cứu) với các cơng
trình khoa học khác đã cơng bố. Tính mới có thê là lý thuyết khoa học mới. dữ
liệu mới và phương pháp mới.
• Dữ liệu mới: dữ liệu thu thập tại các thời điêm khác nhau. Từ đó đưa ra giải
pháp mới
• Phương pháp mới: khi tiếp cận đề tài. mỗi người sẽ có những hướng tiếp cận
khác nhau
- Tính mới: Thể hiện ở chỗ vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa đầy
đủ. Tính mới cần được hiểu là, cho dù đã được phát hiện mới, nhưng người nghiên
cứu vẫn cịn tiếp tục tìm kiếm những phát hiện mới hơn. Tính mới được chia làm
ba cấp độ:
• Hồn tồn mới: Khám phá và chứng minh một vấn đề khoa học mà từ trước
đến nay khơng được giải quyết.
• Mới: Khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức, các kinh nghiệm đã có để
hình thành lý luận, phương pháp, công nghệ mới … đem lại hiệu quả cao
hơn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện mới.
• Mới ở phạm vi nhất định: Cách chứng minh mới, luận giải sâu sắc hơn, bổ
sung hoàn chỉnh thêm, cụ thể hóa hoặc vận dụng vào điều kiện mới một vấn
đề khoa học đã được giải quyết về cơ bản.
Câu 2 (7 điểm): Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị)
hãy thực hiện các yêu cầu:
a) Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm).
Đánh giá chất lượng học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (E-learning)
của sinh viên Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng (PTIT) trong đại dịch
Covid-19 năm 2020.
b) Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
❖ Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng việc giáo dục bằng E-learning trong giai đoạn dịch
Covid-19 diễn ra năm 2020 của sinh viên PTIT.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của việc giáo dục bằng Elearning trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra năm 2020 của sinh viên PTIT.
- Đề xuất các giải pháp khả thi để việc giáo dục bằng E-learning trong giai
đoạn dịch Covid-19 của sinh viên PTIT trở nên hiệu quả hơn.
❖ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thơng tin:
• Nghiên cứu tài liệu: tổng hợp các nguồn tin, số liệu, kiến thức nhằm phục
vụ cho đề tài.
• Gửi phiếu điều tra (bảng hỏi) trực tiếp và trực tuyến (bằng cách gửi link
phiếu điều tra, bảng hỏi tạo từ Google form) cho sinh viên PTIT.
• Quan sát ghi lại thái độ, q trình trao đổi học tập của sinh viên và giáo
viên bộ mơn trong việc giảng dạy và xây dựng bài học.
• Phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến (thông qua các ứng dụng truyền thông
Zoom) để lắng nghe và ghi chép lại các nhận định, quan điểm, kết quả
học tập của các nhóm sinh viên theo từng liên khóa của PTIT
- Phương pháp xử lý thông tin
●
Xử lý thông tin định lượng: thống kê thông tin chi tiết từ phương pháp
quan sát và phỏng vấn nhóm
●
Xử lý thơng tin định tính: thống kê số liệu thu từ phiếu điều tra (bảng hỏi)
c) Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã
chọn (2 điểm).
1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Đại dịch Covid-19 là một vấn để nghiêm trọng gây ra những hệ quả được bàn
luận đến hiện nay. Vào những năm 2019, khi bùng nổ căn bệnh viêm hô hắp cấp với
tỉ lệ tử vong cao, các quốc gia đã đề ra các giải pháp đối phó. Trong đó, lĩnh vực
giáo dục được quan tâm hàng đầu, đã dần áp dụng chương trình dạy học từ xa. Song,
khoảng thời gian trước đó, trên thế giới đã có các bài nghiên cứu về vấn đề học Elearning đối với sinh viên.
❖ Khái niệm E-learning
E-learning là viết tắt của Electronic Learning, dùng để mô tả việc hoc tập, đào
tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Trong những năm cuối thế kỷ 20
và đầu thế kỷ 21, E-learning đã tiến hóa nhanh chóng gắn với sự phát triển của công
nghệ và giáo dục dựa trên những nền tảng kinh tế và tổ chức phù hợp, tạo ra một
khái niệm rộng và đa chiều.
E-learning là một khái niệm có nhiều ý kiến khác biệt và chưa thống nhất
(Oblinger and Hawkins, 2005). (Zemsky, R and Massy, W. F, 2005) cho rằng có ba
cách hiểu khác nhau về E-learning:
➢ E-learning là phương thức giáo dục từ xa (distance education), hiểu theo nghĩa
người học không cần đến lớp.
➢ E-learning là phần mềm hỗ trợ hoạt động giao tiếp trên mạng, cách hiểu này
nhấn mạnh đến vai trò của các hệ thống quản lý học tập LMS.
➢ E-learning là việc học thông qua phương tiện điện tử. Cách hiểu này quan tâm
đến nội dung của E-learning hơn là chỉ quan tâm đến cách phân phối như các
cách hiểu trên.
❖ Lợi ích và thách thức của E-learning
⮚ Với mức độ ứng dụng công nghệ cao như hiện nay, E-learning hiểu theo nghĩa
rộng nhất, mang lại những lợi ích to lớn cho người học, giảng viên, nhà trường
và xã hội:
- Đối với người học, E-learning tạo môi trường học tập chủ động. Người học
có thể học theo tốc độ của riêng mình, được lựa chọn phương pháp học tập
phù hợp nhất và nhận được những phản hồi nhanh chóng từ giảng viên về
các hoạt động học tập. Bên cạnh đó, người học cịn có thể học ở bất kì nơi
đâu chỉ cần có kết nối Internet, điều này giúp giảm thiểu được thời gian của
người học, giúp cho họ có nhiều thời gian tập trung cho việc học và tăng kết
quả học tập. Theo nghiên cứu của (Picciano, A. G., Dziuban, C. D., &
Graham, C. R., 2013) về việc triển khai đào tạo trực tuyến tại Trường Đại
học Central Florida – nơi triển khai đào tạo trực tuyến từ rất sớm – từ 8 môn
học trực tuyến với 125 sinh viên tham gia vào năm 1997 đã tăng lên 503
môn học với 13,600 sinh viên theo học. Nhà trường cũng đã tiếp tục tăng số
lượng lớp học trực tuyến sau khi nhận ra điểm số của sinh viên cao hơn và
chi phí chi trả cho cơ sở vật chất giảm đáng kể.
- Đối với giảng viên (Kaur, 2013) cho rằng việc áp dụng E-learning cho phép
giảng viên tích hợp được nhiều công cụ truyền đạt thông tin như video bài
giảng, các cuộc thảo luận trực tuyến… giúp giảng viên nâng cao khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đồng thời, E-learning giúp
giảng viên có thể theo dõi học viên một cách dễ dàng. Giảng viên có thể
đánh giá người học thơng qua cách trả lời các bài kiểm tra hoặc các chủ đề
thảo luận trên diễn đàn. Điều này cũng giúp đánh giá một cách công bằng
học lực của người học.
- Đối với các tổ chức giáo dục, E-learning giúp giảm được các chi phí như chi
phí đầu tư cho phịng học. Bên cạnh đó, giảng viên đại học ngồi u cầu
đứng lớp, họ còn phải dành thời gian cho nghiên cứu khoa học, tham gia hội
thảo, tư vấn nghề nghiệp… Do đó, đào tạo trực tuyến giúp Nhà trường giải
quyết những khó khăn về thời gian cho giảng viên. Đào tạo trực tuyến cho
phép giảng viên mang bài giảng của mình đến hàng trăm người học (Kaur,
2013)
- Đối với xã hội, E-learning giúp thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập
và học tập suốt đời. Vì những hạn chế của mơ hình học tập truyền thống,
nên chỉ những ai vượt qua các kỳ thi, học có đủ điều kiện về thời gian và tài
chính thì mới có thể vào được giảng đường đại học. Nhưng với đào tạo trực
tuyến, cơ hội học tập có thể mở ra với hầu hết mọi người khi mà họ không
cần đến lớp, với kết nối Internet là đã có thể nghe được những bài giảng của
giảng viên. (Rennie, F and Morrison, T, 2013)
- Trên bình diện quốc gia, E-learning giúp nâng cao năng lực nói chung của
đội ngũ lao động, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của công dân, giảm
thiểu khoảng cách số (digital divide) và từ đó nâng cao sức cạnh tranh của
quốc gia và thực hiện bình đẳng xã hội về giáo dục (Conrads, J. et al, 2017)
⮚ Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận những thách thức mà phương
thức đào tạo này phải đối mặt ((Arkorful, V and Abaidoo, N, 2014); (Mirjana,
2010)):
- Sự hiểu biết của xã hội và hành lang pháp lý cho E-learning là rất quan trọng
để có thể mở rộng áp dụng phương thức E-learning trong đào tạo truyền
thống bên cạnh đào tạo từ xa. Vấn đề thừa nhận bằng cấp của các hình thức
đào tạo trực tuyến vẫn là một thách thức lớn của E-learning.
- Nguồn lực đầu tư cho E-learning không hề nhỏ. Bên cạnh đó, sự thay đổi
nhanh chóng về cơng nghệ cũng là bài toán nan giải cho các nhà đầu tư: cơng
nghệ tốn kém và mang tính rủi ro cao bởi công nghệ nhanh lạc hậu và thường
thay đổi. Kinh nghiệm cho thấy nhiều tập đồn cơng nghệ lớn trên thế giới
đã thất bại khi đầu tư cho E-learning. Những thất bại này có thể được lý giải
bởi sự phức tạp của giáo dục và công nghệ.
- Sự tương tác giữa người dạy và người học vẫn bị hạn chế, đặc biệt đối với
các mơn học thực hành hay có nhiều khái niệm mới, địi hỏi phải có sự giải
thích, hướng dẫn thao tác từ phía người dạy, cũng như tư duy logic và việc
thực hành từ phía người học. Có thể nói, cho đến nay mặc dù một số công
nghệ về thực tế ảo đã được ứng dụng, E-learning chưa thể thay thế được các
hoạt động liên quan đến rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng
thao tác và vận động.
❖ Một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến E-learning trong bối cảnh đại địch
Covid-19
⮚ (Maheshwari, 2021) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng của việc giáo dục
E-learning đối với sinh viên trong bối cảnh đại địch Covid-19 đã sử dụng mơ
hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) và mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) phân
trong, sự hỗ trợ thể chế, cảm nhận thú vị (PE), cảm nhận hữu ích (PU) và động
lực học trực tuyến (OLT) của sinh viên. Tính mới của bài nghiên cứu này là
các biến được chọn đề khám phá động lực học trực tuyến khác với các bài
nghiên cứu trước đó (thiết kế khóa học trực tuyến, thiết kế giao diện người
dùng, kinh nghiệm học tập trước đây, ...). Bằng cách thu thập dữ liệu thông
qua link khảo sát với hai nhóm đối tượng: sinh viên đại học và sinh viên sau
đại học, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mơ tả đề phân tích dữ liệu và
phương pháp phương sai một chiều đề so sánh, kiểm tra sự khác biệt giữa các
biến thu thập được trong nghiên cứu. Từ đó đưa ra kết quả về mức tác động
của từng yếu tố đối với hiệu quả và động lực học trực tuyến của sinh viên Việt
Nam, cụ thể sinh viên đại học có xu hướng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên
trong (sự tin tưởng vào năng lực của bản thân, sự để sử dụng cảm nhận...) và
bên ngoài (điều kiện cơ sở vật chất, tài nguyên công nghệ...) hơn sinh viên sau
đại học.
⮚ Bài nghiên cứu “Barriers to Online Learning in the Time of COVID-19: A
National Survey of Medical Students 1n the Philippines” của (Ronnie E.
Baticulon MD et al, 2021) đã xác định các yếu tố rào cân ảnh hưởng đến việc
giáo dục E-learning đối với sinh viên y khoa ở Philippines trong đại dịch
Covid-19. Nhưng trước tiên họ cũng khơng khẳng định rằng giáo dục bằng Elearning là hồn tồn khó khăn cho sinh viên mà cũng có rất nhiều mặt tích cực
và lợi ích thiết thực (cải thiện khả năng tiếp cận thơng tin, dễ dàng chuẩn hóa
và cập nhật nội dung, nâng cao quá trình học tập, trong đó sinh viên được thúc
đẩy trở thành người học tích cực...). Sau đó, họ bắt đầu bằng cuộc khảo sát
điện tử cho 3670 sinh viên đồng thời phân các rào cản theo năm loại: rào cản
về công nghệ, cá nhân, trong nước, thể chế và cộng đồng. Rào cản thường gặp
nhất đó là cá nhân khó điều chỉnh được cách học cùng với sự giao tiếp kém
giữa người dạy và người học. Từ các cuộc khảo sát trên google biểu mẫu, sử
dụng thang điểm Likert 4 điểm, với các câu hỏi mở đánh đúng vào tâm lý hiện
tại của sinh viên để họ có thể bày tỏ được sự khó khăn hiện tại của mình, các
tác giả đã tìm ra được các số liệu, dữ liệu cụ thể từ đó phân tích và đưa ra
những rào cản đa số sinh viên đang mắc phải như: kết nối internet kém, nguồn
điện bị hạn chế, không được thực hành trực tiếp, thiếu kỹ năng công nghệ thông
tin,... Đồng thời các tác giả cũng nêu lên những ảnh hưởng về kinh tế, cơng
việc, tài chính của nhiều hộ gia đình do tình hình dịch bệnh hiện tại đã tác động
gián tiếp đến việc học trực tuyến của sinh viên. Qua bảng so sánh tự đánh giá
năng lực học tập trực tuyến giữa các phân nhóm sinh viên, các tác giả đã chứng
minh được những rào cản ấy đã làm tác động phần nào đến kết quả của sinh
viên bị sa sút, thấp hơn so với trước đây. Do vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa
ra các kiến nghị giải pháp tối ưu cho tình hình giáo dục E-learning hiện tại để
vượt qua tình hình khó khăn này: giảm học phí, cắp học bổng, hỗ trợ tâm lý
chủ động cho sinh viên, đầu tư vào hỗ trợ kỹ thuật, điều chỉnh các biện pháp
đánh giá ở các môn học, giữ cho chúng phù hợp và tương xứng với kết quả học
tập mong muốn,...
Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã cung cấp đa dạng các nhân tố ảnh
hưởng (chủ quan, khách quan) đối với quá trình học tập và tiếp thu dưới hình thức
giáo dục E-learning. Các số liệu và dẫn chứng được tiến hành bằng nhiều cách thức,
phong phú trong mơ hình nghiên cứu như TAM, SEM. Tuy nhiên, hầu như chưa có
nghiên cứu chính thống nào dẫn chứng cụ thể từ kết quả học tập của sinh viên và để
ra những giải pháp cụ thể.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
❖ Bối cảnh chung
Tuy Việt Nam kiểm soát dịch hiệu quả trong nửa đầu năm 2019 nhưng vấn để
diễn biến phức tạp vào năm 2020, phải tiến hành áp dụng hình thức học trực tuyến
đối với học sinh, sinh viên trên toàn quốc. Những cơng trình nghiên cứu về giáo dục
E-learning ở nước ta vẫn còn hạn chế nhưng đang ngày càng tăng lên đáng kể về số
lượng và chất lượng.
Các trường đại học ở Việt Nam đã quan tâm đến E-learning từ khá sớm, mặc
dù vậy đến gần đây bức tranh chung mới khởi sắc qua thông tin công bố tại hai cuộc
hội thảo gần đây về E-learning trong giáo dục đại học tổ chức tại Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2017) và Trường Đại
học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Viện Nghiên cứu Giáo dục, 2017). Các tham luận
cho thấy có hai nhóm chính trong áp dụng E-learning tại các trường đại học ở Việt
Nam:
➢ Trong đào tạo từ xa, E-learning phát triển khá nhanh chóng với các chương
trình của TOPICA, Viện Đại học Mở Hà Nội, FUNIX, Trường Đại học Mở
TPHCM… Đây là các chương trình đào tạo cấp bằng đại học và thu hút một
số lượng hàng chục ngàn sinh viên theo học ((Tâm, 2017); (Hạnh, 2017)). Tuy
nhiên, so với dân 19 số Việt Nam cũng như quy mô các trường đại học trực
tuyến trên thế giới, số lượng này còn khiêm tốn và tập trung vào một số ngành
nhất định.
➢ Trong đào tạo chính quy, E-learning được sử dụng dưới hình thức hỗ trợ hoặc
kết hợp cho việc học truyền thống trên lớp. Các trường đã triển khai chương
trình này như Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,
Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên… chủ yếu
mang tính chất thí điểm ((Tâm, 2017); (Thái, 2017); (Linh, N.V và nnk, 2017);
(Thái, 2017)).
❖ Những thách thức cho việc phát triển E-learning tại Việt Nam
Những thách thức của việc phát triển E-learning trong giáo dục đại học ở Việt
Nam bao gồm các khía cạnh thể chế, văn hóa, cơng nghệ, giáo dục, đạo đức:
➢ Việt Nam đã có những chính sách vĩ mơ từ Đảng và Nhà nước về thúc đẩy ứng
dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học (Điệp, 2017). Tuy nhiên, việc
triển khai chính sách trong thực tế còn chưa tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo
dục từ xa.
➢ Khung pháp lý chưa đầy đủ. Chỉ có quy định về điều kiện áp dụng E-learning
nói chung (Thơng tư 12/2016/TT-BGDĐT) và khái niệm E-learning trong Quy
chế đào tạo từ xa (Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT). Việc áp dụng E-learning
cho đào tạo chính quy, đào tạo sau đại học khơng có cơ sở pháp lý rõ ràng để
áp dụng.
➢ Tâm lý đánh giá thấp bằng cấp từ đào tạo từ xa và trực tuyến của nhà tuyển
dụng và người học làm hạn chế khả năng thu hút người học (Thơng, 2017)
➢ Các trường đại học khơng có kinh phí để đầu tư phát triển trong bối cảnh Nhà
nước không cấp ngân sách. Các dự án thường tiến hành nhờ vào nguồn tài trợ
của nước ngồi (Ví dụ Dự án của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện
Đại học Mở Hà Nội từ hỗ trợ của Hàn quốc). Thiếu sự liên kết giữa các trường
đại học nên tác động lan tỏa của các khoản đầu tư ít ỏi trên còn thấp. Năng lực
đội ngũ giảng viên và đội ngũ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển E-learning, cả về phương diện công nghệ lẫn nội dung (Hương,
2017).
➢ Thiếu vắng các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của E-learning (Hương, 2017)
trong bối cảnh ngay cả đảm bảo chất lượng của đào tạo chính quy vẫn còn đang
ở giai đoạn khởi đầu.
❖ Một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến E-learning trong bối cảnh đại địch
Covid-19
➢ Nghiên cứu về “Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học trực
tuyến hồn tồn trong thời gian phịng chống dịch Covid-19” - Tạp chí Khoa
học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, (Thanh, P. T. N và nnk, 2020) đã
tổng kết các yếu tố tác động đến cảm nhận của sinh viên khi học tập trực tuyến,
đồng thời đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự hài lịng. Cách thức tiếp cận thơng
qua hình thức gửi mail với tỉ lệ phản hồi là 23,6%, cụ thể đối với 2225 sinh
viên. Khảo sát tiến hành dựa trên mơ hình WELS dựa trên các thành phần:
Giao diện người dùng (Learner Interface), nội dung (Content), cá nhân hóa
(Personalization), cộng đồng học tập (Learning Community). Bối cảnh để tài
vẫn phù hợp đến tình hình hiện tại, khi đại dịch Covid 19 vẫn đang diễn biến
phức tạp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết phân tích đầy đủ các
khía cạnh cần thiết và tổng kết được thực trạng khơng hài lịng chiếm đa số của
các sinh viên và chỉ rõ 8 khó khăn cơ bản.
➢ Năm 2021, một nghiên cứu được thực hiện bởi (Thục, 2021) đã nhằm xác định
và đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập trực tuyến của sinh
viên đại học Văn Lang dựa trên cơ sở lý thuyết là kết quả học tập của sinh viên
(trong nghiên cứu này, kết quả học tập của sinh viên được hiểu là những đánh
giá tổng quát của sinh viên về kiến thức và kỹ năng họ nhận được trong quá
trình học online tại trường). Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh nhà
trường đang trong giai đoạn triển khai các hoạt động dạy và học trực tuyến một
cách nhanh chóng, đồng bộ và hiệu quả trong thời gian dịch bệnh Covid-19;
mặt khác, vẫn còn tồn tại những bất cập trong phương pháp dạy và học này.
Tác giả đã sử dụng mơ hình nghiên cứu của (Tâm, 2010) nhằm đánh giá tác
động của yếu tố thuộc Đặc điểm người học đến kết quả học tập của sinh viên;
đồng thời, sử dụng các phương pháp nghiên cứu đắc lực như: Thống kê mô tả;
Đánh giá thang đo (Cronbach’s alpha); Phân tích nhân tố khám phá (EFA);
Phân tích hồi quy đa biến; Kiểm dịch giả thuyết thống kê. Nghiên cứu đã cho
ra được những kết quả và đóng góp nhất định: Có 5 nhân tố tác động đến kết
quả học tập trực tuyến của sinh viên: phương pháp học trong giờ học trực
tuyến, phương pháp chuẩn bị học trực tuyến, phương pháp tương tác với giảng
viên, kiên định học tập trong học trực tuyến, động cơ học tập trực tuyến; chỉ ra
sự khác biệt trong kết quả học tập trực tuyến của sinh viên giữa các năm.
Tóm lại, sự phát triển của E-learning, đặc biệt trong giáo dục đại học tại Việt
Nam còn hạn chế so với tiềm năng. Ngoài ra, do sự khác biệt rất lớn trong hoàn cảnh
các nghiên cứu được công bố, nhiều nghiên cứu được thực hiện trước đại dịch Covid19 nên chưa đề cập được các yếu tố mới trong học tập trực tuyến hiện nay. Trong
tình hình cả nước nói chung và sinh viên trường PTIT nói riêng đang phụ thuộc hồn
tồn vào phương pháp học trực tuyến như hiện nay, đề tài nghiên cứu này thật sự
cần thiết, có những kiến thức phát triển để ngày càng phù hợp và hiệu quả.
d) Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn APA (2 điểm).
1. Arkorful, V., & Abaidoo, N. (2014). The role of e-learning, the advantages and
disadvantages of its adoption in Higher Education. In V. &. Arkorful,
International Journal of Education and Research (pp. 397-410).
2. Conrads, J. et al. (2017). Digital Education Policies in Europe and Beyond: Key
Design Principles for More Effective Policies. Luxembourg: Publications
Office of the European Union.
3. Điệp, T. T. (2017). Hệ Thống Nghiên Cứu Khoa Học Tại Các Cơ Sở Đào Tạo
Đại Học Trực Tuyến Trong Thời Kỳ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Đào Tạo
Trực Tuyến Trong Thời Kỳ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Hà Nội: NXB Đại
học Kinh tế Quốc Dân. Retrieved from />4. Hạnh, T. T. (2017). Những Lợi Ích Và Sự Cần Thiết Phải Nhận Thức Lại Về
Đào Tạo Trực Tuyến Tại Việt Nam - Góc Nhìn Sâu Hơn Về Vai Trị Của Đào
Tạo Trực Tuyến Với Việc Giảng Dạy Tin Học Ở Các Trường Đại Học Việt
Nam. Đào Tạo Trực Tuyến Trong Thời Kỳ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Hà
Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. Retrieved from
/>5. Hiếu, Đ. T. (2017). Nguyên tắc và xu thế phát triển công nghệ E-learning thế
giới và bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học tại Việt Nam. Đào tạo trực
tuyến trong thời kỳ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Hà Nội: NXB Đại học Kinh
tế Quốc Dân. Retrieved from />6. Hương, T. (2017). Sự Phát Triển Của Các Công Cụ Đào Tạo Trực Tuyến Trong
Bối Cảnh Cuộc Cách Mạng 4.0 Và Một Số Gợi Ý Với Việt Nam. Đào Tạo Trực
Tuyến Trong Thời Kỳ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Hà Nội: NXB Đại học
Kinh tế Quốc Dân. Retrieved from />7. Kaur, M. (2013). Blended learning-its challenges and future. In M. Kaur,
Procedia-Social and Behavioral Sciences (Vol. 93, pp. 612-617).
8. Linh, N.V và nnk. (2017). Ứng Dụng E-Learning Tại Khoa Công Nghệ Thông
Tin & Truyền Thông – Trường Đại Học Cần Thơ. Kỷ yếu Hội Thảo Khoa Học:
Đào Tạo Trực Tuyến Trong Nhà Trường Việt Nam-Thực Trạng Và Giải Pháp.
Viện Quản lý Giáo dục. Retrieved from />9. Maheshwari, G. (2021, 08 04). Factors affecting students’ intentions to
undertake online learning: an empirical study in Vietnam. Retrieved from
Springer Link: />10.Mirjana, R. (2010). Advantages and disadvantages of E-learning in comparison
to traditional forms of learning. In R. Mirjana, Annals of the University of
Petrosani (pp. 289-298). Economics.
11.Picciano, A. G., Dziuban, C. D., & Graham, C. R. (2013). Blended learning:
Research perspectives (Vol. 2). Routledge.
12.Rennie, F., & Morrison, T. (2013). E-learning and social networking
handbook: Resources for higher education. Routledge.
13.Ronnie E. Baticulon MD et al. (2021, 1 24). Barriers to Online Learning in the
Time of COVID-19: A National Survey of Medical Students in the Philippines.
Retrieved from Springer Link:
/>14.Tâm, N. (2017). Thách Thức Và Giải Pháp Đối Với Đào Tạo Trực Tuyến Tại
Việt Nam Trong Thời Kỳ Đẩy Mạnh Giáo Dục Thông Qua Kỹ Thuật Số. Đào
Tạo Trực Tuyến Trong Thời Kỳ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Hà Nội: NXB
Đại học Kinh tế Quốc Dân. Retrieved from
/>
15.Tâm, V. T. (2010). Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính
quy Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
16.Thái, N. H. (2017). Mơ Hình Đào Tạo Trực Tuyến - Thuận Lợi Và Khó Khăn.
Đào Tạo Trực Tuyến Trong Thời Kỳ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Hà Nội:
NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. Retrieved from
/>17.Thái, V. T. (2017). Thực Trạng Về Mô Hình Đào Tạo Trực Tuyến Ở Trường
Đại Học Sư Phạm - Đại Học Thái Nguyên. Kỷ yếu Hội Thảo Khoa Học: Đào
Tạo Trực Tuyến Trong Nhà Trường Việt Nam-Thực Trạng Và Giải Pháp. 2017:
Viện Quản lý Giáo dục. Retrieved from />18.Thanh, P. T. N và nnk. (2020, 5 15). Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải
nghiệm học trực tuyến hồn tồn trong thời gian phịng chống dịch Covid-19.
Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP.HCM, 15, pp. 18-28.
19.Thơng, L. (2017). Đào Tạo Trực Tuyến Trong Thời Đại Cách Mạng Công
Nghiệp 4.0 Và Sự Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy Theo Hướng Mơ Hình
Hóa. Đào Tạo Trực Tuyến Trong Thời Kỳ Cách Mạng Công Nghiệp 4.0. Hà
Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. Retrieved from
/>20.Thục, N. D. (2021, 1). Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập trực tuyến
của sinh viên Đại học Văn Lang. Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang, 25.
Retrieved from />21.Zemsky, R and Massy, W. F. (2005). Thwarted Innovation What Happened to
e-learning and Why. A Learning Alliance Report.
-HẾT-
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Đinh Thị Hương – giảng viên của bộ môn
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đã giúp em và nhóm lớp 03 nắm vững được
những kiến thức cơ bản và mang đến những lời góp ý đúng đắn nhất để chúng em
hiểu biết về phương pháp NCKH, một kỹ năng cực kỳ quan trọng cho sinh viên khi
bắt đầu làm luận văn tốt nghiệp và ngay cả trong cuộc sống sau này cũng rất có thể
phải sử dụng đến. Cảm ơn cô đã đồng hành cùng chúng em suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô!