HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
**************
BÀI TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên : TS. Đinh Thị Hương
Sinh viên
: Phạm Thu Thủy
MSV
: B18DCKT174
Lớp
: D18CQKT02 –B
Nhóm
: 03
Mã môn học: SKD1108
Hà Nội - 2021
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính
Viễn thơng đã đưa môn học “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” vào trong
chương trình giảng dạy. Mơn học vơ cùng quan trọng và hữu ích đối với sinh viên
năm cuối như chúng em. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Đinh Thị Hương – giảng viên
bộ môn đã tận tâm hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Cô
giảng dạy rất hấp dẫn và dễ hiểu, đồng thời giúp cho em thấy được tầm quan trọng
của việc nghiên cứu khoa học trong đời sống thực tiễn.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế nên bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được góp ý của cơ để bài tiểu luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2021.
Sinh viên
Phạm Thu Thủy
ĐỀ 2
Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào về tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học?
Trả lời
Ngày nay, hầu như mọi cơng trình nghiên cứu khoa học đều bắt đầu từ một
khối lượng kiến thức nền tảng nhất định. Các kiến thức này được kế thừa từ các kết
quả nghiên cứu ngay trong lĩnh vực mà nó đang nghiên cứu và cũng có thể kế thừa
từ các lĩnh vực khoa học rất khác xa nhau.
Từ việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, con người đã mở rộng phát
triển nghiên cứu và hình thành các bộ mơn khoa học khác nhau. Tính kế thừa có ý
nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu, qua đặc điểm này nhắc nhở người
nghiên cứu không quá cứng nhắc, tự mãn với những vấn đề lý luận và phương pháp
luận của mình đến mức từ chối cập nhật và tham khảo các lý luận và phương pháp
luận của các nhà nghiên cứu khác, các ngành khoa học khác. Và ngược lại, người
nghiên cứu không áp đặt những lý luận và phương pháp luận của mình cho người
khác, cho ngành khoa học khác, mà ln tìm cách kế thừa những phương pháp
nghiên cứu, những thành quả mà nghiên cứu khoa học đã tạo ra để phát triển hoạt
động nghiên cứu khoa học của mình đi đúng hướng và có hiệu quả.
Câu 2: Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện các
yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên.
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã
chọn.
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn MLA.
Trả lời
1. Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học.
Tên đề tài: “Tác động của việc học trực tuyến đối với sinh viên trường Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thơng trong bối cảnh dịch Covid-19”.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
a. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài này nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn
tổng quan về tình hình học tập trực tuyến từ trước và sau khi dịch Covid-19 bùng
nổ. Đồng thời, đánh giá mức độ tác động của việc học trực tuyến đối với sinh viên
trường Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng trong bối cảnh đại dịch Covid19, làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực trên các khía cạnh về chất lượng, hiệu
quả học tập, về thời gian học tập, về sức khỏe, lối sống, tâm sinh lý và vấn đề tài
chính đối với sinh viên. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để
khắc phục điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của việc học trực tuyến giúp
nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập cho sinh viên.
b. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp các nguồn thông tin, số liệu, kiến
thức nhằm phục vụ cho đề tài.
Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành trên cơ sở điều tra khảo sát bằng
bảng hỏi với nhóm đối tượng là sinh viên trường Học viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thơng nhằm mục đích cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá
mức độ tác động của học trực tuyến về các khía cạnh chất lượng và hiệu quả
học tập, về thời gian học tập, về sức khỏe tâm sinh lý và vấn đề tài chính.
Phương pháp xử lý thông tin: Xử lý các kết quả thu được từ điều tra bằng bảng
hỏi làm cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá đề tài nghiên cứu. So sánh, thống kê
và phân tích các dữ liệu thu thập được từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan và kết
luận về vấn đề nghiên cứu.
3. Khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc
gia trên thế giới đã dừng học tập trung ở hầu hết các trường học để thực hiện giãn
cách tại nhà và áp dụng học trực tuyến cho chương trình chính khóa trong hệ thống
giáo dục các cấp. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi từ hình thức học tập truyền
thống sang học tập trực tuyến (online) đã có tác động khơng nhỏ đối với sinh viên.
Chính vì điều này, nhiều cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện để xác định các
yếu tố bất lợi nhằm khắc phục những rào cản, hướng tới việc cải thiện chất lượng
học tập đối với hình thức đào tạo này.
a. Về nghiên cứu trong nước.
Trên trang thông tin điện tử của Tiền Phong ngày 16/11/2021 có bài viết:
“Sinh viên chịu áp lực tâm lý học online: Những chỉ số báo động”. Bài nghiên cứu
được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Phương Thảo và Nguyễn Thị Thu Hoài
đưa ra kết quả khảo sát của 37.150 sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM cho thấy,
trong các áp lực tâm lý mà sinh viên phải chịu đựng, học trực tuyến được ghi nhận
cao nhất (65,1%). Ngoài ra, sinh viên cịn lo về khả năng đóng học phí (58,9%).
Khảo sát đã ghi nhận sự thiếu tập trung hoặc khơng có hứng thú trong học tập, sinh
hoạt là vấn đề mà đa số sinh viên mắc phải (chiếm trên 56%), bên cạnh mất ngủ hoặc
ngủ quá nhiều. Ngoài ra, cũng xảy ra các vấn đề như mất nhận thức thống qua, có
những hành vi vơ thức, hay qn,… Vấn đề ngại tiếp xúc với người khác (kể cả
người thân) cũng tồn tại trong một bộ phận không nhỏ sinh viên được khảo sát.
Theo nghiên cứu của tác giả Lữ Thị Mai Oanh và Nguyễn Thị Như Thúy về
“Đánh giá hiệu quả học tâp trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid19” được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy,
việc giảng dạy học tập trực tuyến của sinh viên đã phần nào đáp ứng được kỳ vọng
học tập, mang lại những tiện lợi nhất định trong việc tiết kiệm thời gian đi lại, có
thêm thời gian nghiên cứu tài liệu cho sinh viên,… song cịn gặp nhiều khó khăn từ
phương tiện học tập, quá trình tương tác với giáo viên dẫn đến hiệu quả của việc học
tập trực tuyến chưa lại mang lại hiệu quả cao so với phương pháp truyền thống.
Bài nghiên cứu khoa học trên trang Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ của tác giả Lê Nam Hải và Trần Yến Nhi về “Nghiên cứu sự hài lòng của người
học đối với hình thức học tập trực tuyến (e-learning): Trường hợp sinh viên ngành
kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu khảo sát 267 sinh viên đang theo
học tại một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh và đã từng tham gia dịch vụ
học tập trực tuyến. Kết quả cho thấy nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích,
chất lượng thơng tin, chất lượng hệ thống, giảng viên hướng dẫn, dịch vụ hỗ trợ,
chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến sự hài
lịng của người học đối với hình thức học tập trực tuyến.
b. Về nghiên cứu ngoài nước.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm sốt hồn tồn trên thế
giới, việc chuyển sang hình thức học tập trực tuyến có thể coi là “cứu cánh” để đảm
bảo quyền được giáo dục. Khi màn hình máy tính thay thế các giảng đường đại học,
sự bùng nổ công nghệ giáo dục đã gây ra nhiều tranh cãi về giá trị của nó với người
học. Dữ liệu nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ mới đây cho thấy: nhờ
công nghệ, khoảng cách học đại học của Mỹ đã được thu hẹp đối với sinh viên nghèo
và nhóm người thiểu số. Thơng qua dữ liệu về mã vùng kết nối truy cập học tập trực
tuyến, nghiên cứu kết luận rằng sự bùng nổ học tập trực tuyến trong thời kỳ Covid19 dẫn đến tỷ lệ đăng ký và tương tác tăng vọt, ở cả người có thu nhập cao lẫn thu
nhập thấp và cộng đồng thiểu số. Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên
Science Advances, công nghệ giáo dục giúp giảm khoảng 80% chi phí bài học cho
sinh viên so với các lớp học trực tiếp.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của Cacault và cộng sự (2021) đã sử dụng
RCT để đánh giá tác động của các bài giảng trực tuyến trong một trường Đại học
Thụy Sĩ. Các tác giả nhận thấy rằng việc học trực tuyến sẽ giúp cải thiện thành tích
cho những sinh viên có năng lực cao nhưng lại giảm thành tích của sinh viên có năng
lực thấp. Xem xét kết quả học tập của sinh viên vào mùa xuân năm 2020 trong hệ
thống trường cao đẳng cộng đồng của Virginia thực hiện bởi Bird và cộng sự, nhận
thấy rằng việc chuyển sang hướng dẫn trực tuyến đã làm giảm 8,5% thời gian hồn
thành khóa học. Họ cũng xác nhận các tác động tiêu cực thường nghiêm trọng hơn
ở những sinh viên kém về mặt học tập.
Một nghiên cứu được công bố trên tờ Economics Letters do Alex Rees-Jones,
một phó giáo sư tại trường Wharton và được dẫn dắt bởi Douglas M. McKee và
George Orlov của Đại học Cornell, cho thấy rằng việc học trực tuyến trong đại dịch
Covid-19 ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Tuy nhiên, họ nhận thấy nếu
giảng viên sử dụng các kỹ thuật học tập tích cực, sinh viên sẽ tham gia nhiều hơn và
do đó kết quả học tập được cải thiện.
Việc chuyển sang hình thức học tập trực tuyến làm tăng lượng thời gian sinh
viên dành cho các thiết bị kỹ thuật số hằng ngày. Matthew Walker, một nhà khoa
học về giấc ngủ tại Google và là giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học California ở
Berkeley, đã giải thích việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập như thế
nào trong bài báo nghiên cứu của mình về bộ não con người thiếu ngủ. Ngoài các
tác động xấu đến sức khỏe do chu kỳ giấc ngủ bị thay đổi, việc tăng cường sử dụng
các kỹ thuật số có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên.
Jennifer Katzenstein, giám đốc tâm lý học và thần kinh học tại Bệnh viện Nhi đồng
Hopkins, đã quan sát tác động của việc học từ xa đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi.
Katzenstein giải thích rằng sinh viên đại học nói riêng đang đấu tranh để tạo ra mơi
trường khơng có sự phân tâm và phát triển các kỹ năng tổ chức cần thiết để hoàn
thành tốt các bài tập của họ, lưu ý rằng những khó khăn này có thể ảnh hưởng đến
sức khỏe tâm thần của sinh viên.
4. Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn MLA.
a. Tài liệu Tiếng Việt.
1.
Chương, Nguyên. Giáo dục trực tuyến thời Covid-19 thu hẹp khoảng cách
học tập. 2021. 2 12 2021.
2.
Hải, Lê Nam và Trần Yến Nhi. “Nghiên cứu sự hài lịng của người học đối
với hình thức học tập trực tuyến (e-learning): Trường hợp sinh viên ngành
kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh.” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ (2021): 232-244.
/>
3.
Oanh, Lữ Thị Mai và Nguyễn Thị Như Thúy. “Đánh giá hiệu quả học tập
trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh covid 19.” Tạp chí Khoa
học: Nghiên cứu Giáo dục (2021): 92-101.
/>
4.
Thảo, Nguyễn Phương và Nguyễn Thị Thu Hoài. Sinh viên chịu áp lực tâm
lý học online: Những chỉ số báo động. 16 11 2021.
/>
b. Tài liệu Tiếng Anh.
1.
Balram, Amrita. How online learning can affect student health. 20 4 2020.
/>
2.
Cellini, Stephanie Riegg. How does virtual learning impact students in
higher education? 13 8 2021. />
3.
Patel, Dee. Online learning’s impact on student performance. 25 6 2021.
/>