HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
--------------- ---------------
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN:PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên
:
Đinh Thị Hương
Họ và tên
:
Nguyễn Thị Phương
Lớp
:
D18CQKT01– B
Mã sinh viên
:
B18DCKT141
Đề
: 01
Nhóm mơn học :
HÀ NỘI - 2021
03
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 2
MỤC LỤC
Lời nói đầu…………………………………………………………………………..... 4
Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học? …….....………5
Câu 2: Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện các yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên……………………..…......6
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu…………………………….....……........7
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã chọn........8
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn
APA …………………………………………………….…….....…….....…….....…......11
Lời cảm ơn…………………………………………………………………....…….........12
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 3
LỜI NÓI ĐẦU
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là lý thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa
học, lý thuyết về con đường nhận thức, khám phá và cải tạo hiện thực. Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học là kết quả của quá trinh khái quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu
khoa học và trở thành công cụ sắc bén để chỉ dẫn các nhà khoa học, các nhà quản lý trong
công tác tổ chức, quản lý và thực hành nghiên cứu khoa học một cách sáng tạo. Nghiên
cứu khoa học là một quá trình nhận thức chân lý khoa học, một q trình lao động trí tuệ
phức tạp, gian khổ nhưmg đầy hào hứng, đầy hứa hẹn những triển vọng lớn lao trong việc
nghiên cứu "những điểm trắng" của khoa học.
Vì vậy Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một mơn học rất bổ ích và cần
thiết. Qua q trình học tập, mơn học giúp cho sinh viên nắm được những kỹ năng làm
việc rất cần thiết và hữu ích trên con đường lập nghiệp của sinh viên sau này.
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 4
Câu 1(3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học?
- Tính mới trong nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu khoa học (NCKH) quá trình thâm nhập thế giới của những sự vật, hiện
tượng mà con người chưa biết, vì vậy q trình NCKH ln là quá trình hướng tới những
phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của NCKH,
hay nói cách khác NCKH là sự sáng tạo cái mới. u cầu của tính mới trong NCKH
khơng cho phép sự lặp lại như cũ những cái đã phát hiện hoặc đã sáng tạo hay trong cách
lý giải và các kết luận, người nghiên cứu luôn luôn phải hướng tới, tìm tịi những điều
mới mẻ hơn địi hỏi sự sáng tạo và nhạy bén của tư duy.
Theo nghĩa thông thường, cái mới là những cái mà từ trước tới nay chưa ai biết hoặc
biết nhưng chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa chính xác; hoặc có thể cái mới là cái đã phát
hiện nhưng vẫn tiếp tục được nghiên cứu ở góc độ, khía cạnh khác nhằm tìm kiểm cái
mới hơn, cái mới có thể là: Phương pháp mới cho một đối tượng mới; một khái niệm
mới; một phương hướng mới; một cách vận dụng mới; một luận điểm mới... mà trước đó
chưa ai tìm ra, phát hiện hoặc thực hiện. Điều đó có nghĩa là cái mới có nhiều mức độ
khác nhau, ở nhiều cấp độ và trình độ khác nhau, nhưng dù ở mức độ nào thì cũng không
thể lặp lại và nhất thiết phải được phát triển bằng con đường NCKH, bằng phương pháp
NCKH chứ không thể bằng con đường khác. Và trong NCKH để tránh sự lặp lại và sáng
tạo được cái mới thì chúng ta cần phải hiếu sâu sắc, đầy đủ về những cái đã có bằng hoạt
động và nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 5
- Ví dụ : Trong nghiên cứu về những ưu điểm của phần mềm MISA cần tìm ra tính mới
chủ thể phải có sự sáng tạo trong các giả định của mình, có tri thức và đạo đức khoa học,
có phương pháp xác định rõ được phương diện nghiên cứu.
Câu 2 (7 điểm): Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện các
yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm).
- Đề tài: Những khó khăn của sinh viên khi học online trong bối cảnh đại dịch COVID-19
tại Việt Nam.
- Lý do chọn đề tài: Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng lan rộng và diễn
biến phức tạp, việc dạy và học online được xem giải pháp tình thế cho ngành giáo dục cả
nước. Việc dạy và học online mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại khơng ít thách
thức cho sinh viên, giảng viên.
Dịch bệnh COVID-19 khiến cho nhiều hoạt động bị ngừng trệ, đặc biệt là ngành giáo
dục vì phải thực hiện giãn cách xã hội khá lâu. Để khắc phục khó khăn giai đoạn đầu,
ngành giáo dục đã đề xuất giải pháp lùi thời gian kết thúc năm học. Nhưng tình hình dịch
COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường nên nhiều trường đẩy mạnh triển khai áp
dụng phương pháp dạy và học online để đảm bảo tiến độ học tập của học sinh, sinh
viên.Nhưng việc học online gây không ít khó khăn đến sinh viên trong việc tiếp cận bài
học trên lớp,giảng viên cũng khó kiểm sốt sinh viên có tham gia học hay khơng, có thật
sự hiểu bài hay chưa.Nhận thấy đây là một vấn đề khá thiết yếu nên em quyết định chọn
đề tài này.
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
- Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu đề tài là nghiên cứu khảo sát một cách có hệ thống
về những khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Việt Nam.
Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và đề xuất những phương án nhằm giúp sinh viên học
trực tuyến một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học trực
tuyến trong tương lai.
-Phương pháp nghiên cứu:
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 6
+ Phương pháp điều tra khảo sát: Nhằm thu thập các thông tin cho bài viết, em nghiên
cứu thực hiện khảo sát bằng hình thức online với sinh viên đang học tập tại một số trường
đại học ở Việt Nam . Công cụ chủ yếu của phương pháp này là bảng câu hỏi do sinh viên
trả lời.Nội dung phiếu khảo sát tập trung vào đặc điểm cá nhân của sinh viên, những khó
khăn khi học online và nhu cầu hỗ trợ của sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả học online
trong thời gian tới.
+Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu:Phân tích tài liệu từ các bài báo, cơng trình
nghiên cứu khoa học trên các tạp chí uy tín và thu thập dữ liệu đã khảo sát được tiến hành
phân tích bằng cách thống kê chọn lọc ,tính tốn để cho ra kết quả chính xác và khách
quan nhất.Từ đó tổng hợp lại mơ tả số liệu thơng qua các biểu đồ để thể hiện những khó
khăn của sinh viên khi học online trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã chọn (2
điểm).
1.Khái niệm về học online (học trực tuyến)
Học online là phương thức phân phối các tài liệu, nội dung học tập dựa trên các công cụ
điện tử hiện đại được thực hiện hồn tồn thơng qua hệ thống quản lý học tập (LMS) như
Blackboard, WebCT, MOODLE v.v. Hầu hết sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên, sự
tương tác giữa các sinh viên với nhau được thực hiện với sự hỗ trợ từ các hệ thống quản
lý học tập. Trong một lớp học online điển hình, mỗi sinh viên có một tài khoản để truy
cập bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào họ muốn. Các hoạt động học tập phổ biến trên hệ
thống học tập trực tuyến bao gồm việc tham gia vào các diễn đàn thảo luận, xem video
hướng dẫn hoặc bài giảng, đọc tài liệu do giảng viên đăng lên, nộp bài tập về nhà, làm bài
kiểm tra hoặc thực hành ngôn ngữ. Trong môi trường học tập này, máy tính cung cấp cho
người học tất cả các loại tài nguyên họ cần dựa trên sự lựa chọn và phản hồi của người
học.
Ở dạng đơn giản, học online có thể liên quan đến các trang web có văn bản, hình ảnh và
siêu liên kết. Giáo viên sử dụng các trang web này như một sự thay thế cho sách giáo
khoa truyền thống. Tuy nhiên, dưới các hình thức phức tạp hơn, học online liên quan đến
nhiều nguồn học đa phương tiện . Người học có thể thực hiện nó với các video hướng dẫn
tương tác dưới dạng tệp PDF. Khi một phần của video hướng dẫn đã kết thúc, người học
có nhiều lựa chọn về nội dung họ muốn xem tiếp theo. Hệ thống học online có thể bao
gồm các đối tượng học tập phức tạp như các ứng dụng mô phỏng chỉ cho sinh viên cách
cất cánh hoặc hạ cánh máy bay .
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 7
Tài liệu để học online có thể đơn giản là tài liệu phát tay dưới dạng tệp PDF hoặc bài
kiểm tra câu hỏi được lưu trong tệp Word. Chúng cũng có thể khá phức tạp, bao gồm các
trị chơi, các bài học tương tác hoặc các video hướng dẫn. Bên cạnh đó, những tài liệu
này có thể được thiết lập dưới dạng văn bản, siêu liên kết, tệp âm thanh, tệp video hoặc
kết hợp tất cả các hình thức này.
2. Khái qt tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài: “Những khó khăn của
sinh viên khi học online trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.”
*Tình hình tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, hiện có một vài bài nhiều nghiên cứu và bài báo viết về các chương trình
học online, khó khăn của việc học online của sinh viên. Nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi
Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trương Thị Xuân Nhi về Một số khó khăn của
sinh viên khi học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19 của sinh viên ngành
Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã chỉ ra được khó khăn của sinh
viên trong việc học online là rất lớn.Cụ thể,ở yếu tố chủ quan 25% sinh viên cho rằng bản
thân thiếu kỹ năng tương tác với giảng viên và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị
cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế chiếm 24%. Đáng chú ý, tỷ lệ sinh viên có tâm lý chán
nản, không hứng thú với việc học trực tuyến chiếm đến 43%. Điều đó cho thấy trạng thái
tinh thần của sinh viên trong quá trình học cũng phản ánh hiệu quả học tập online. Ngoài
ra trong nghiên cứu ở yếu tố khách quan chỉ ra việc đường truyền mạng và kết nối
internet khơng ổn định là khó khăn của hầu hết sinh viên tham gia khảo sát (chiếm 65%).
Những khó khăn khác về điều kiện học tập như khơng gian địa điểm học tập bất lợi với tỷ
lệ 31%; cũng như việc khơng có hoặc phương tiện học tập không đảm bảo đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình học tập trực tuyến của sinh viên (chiếm 24%). Ngồi ra,
khi học tập tại nhà, có đến 29% sinh viên nhận định rằng: “Bản thân bị ảnh hưởng bởi
tiếng ồn xung quanh trong q trình học trực tuyến”.Nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
học tập của sinh viên.
Một số nghiên cứu khác tập trung khám phá nhu cầu người học nhằm cung cấp các
chương trình E-learning phù hợp và hiệu quả. Có thể kể đến nghiên cứu của Lê Hiếu Học
và Đào Trung Kiên, “Các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng hệ thống E-learning của
sinh viên: Nghiên cứu trường hợp đại học Bách khoa Hà Nội”.Nghiên cứu này cho thấy ý
định sử dụng hệ thống E-learning của sinh viên ở mức trung bình; động lực khiến sinh
viên lựa chọn các chương trình E-learning là khơng cao; và yếu tố ảnh hưởng lớn nhất
đến việc lựa chọn các chương trình E-learning là tính thuận tiện.
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 8
Ngồi nghiên cứu này, ở Việt Nam vẫn có một số bài báo khác nghiên cứu về các vấn
đề liên quan đến đào tạo trực tuyến như “Thách thức và giải pháp đối với đào tạo trực
tuyến tại Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh giáo dục thơng qua kỹ thuật số”của Nguyễn
Thành Tâm ,Nghiên cứu “Đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện
nay: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng” của Ngô Thị Lan Anh và Hồng Minh
Đức hay “Mơ hình đào tạo trực tuyến và khó khăn” của Nguyễn Hồng Thái , Khi cả thế
giới thành “phịng thí nghiệm học online” của Thái Thanh.Các nghiên cứu này tổng hợp
tài liệu để đưa ra những khó khăn của phương thức học trực tuyến.
*Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Tổng quan các nghiên cứu cho thấy những khó khăn của học online và sự ảnh hưởng
lớn đến chất lượng đào tạo giảng dạy,kết quả học tập của sinh viên.Nghiên cứu của
(Jessie S. Barrot, Ian I. Llenares & Leo S. del Rosario)) chỉ ra những khó khăn của việc
học online là sự ảnh hưởng từ mơi trường bên ngồi( tiếng ồn) và sinh viên bị hạn chế
không gian học tập ở nhà và khả năng tiếp cận dịch vụ Internet chất lượng cùng tài liệu
thiết bị học tập nghiên cứu đưa ra các giả pháp khắc phục vấn đề.
Nghiên cứu của (Wong, 2007) đã phân loại các hạn chế của chương trình học online
bao gồm: hạn chế về công nghệ, các hạn chế liên quan đến cá nhân người học và các hạn
chế khác. Đối với cá nhân người học, việc sử dụng các cơng nghệ mới có thể là một bất
lợi hoặc rào cản trong chương trình học online. Việc thiếu thơng tin, kỹ năng giao tiếp và
cơng nghệ có thể là rào cản đối với chương trình học online vì người học có thể cảm thấy
thất vọng từ mơi trường học tập độc đáo này . Một trong những ưu điểm của chương trình
học online là cung cấp sự linh hoạt về thời gian, điều này có thể trở thành bất lợi cho
người học vì động lực nội tại và tự giác được yêu cầu ở mức tối đa mà người học có thể
khó đạt được để hồn thành việc học hoặc thực hiện các bài tập trong thời gian quy định .
Trong môi trường học online, người học thường phải giao tiếp trong một mơi trường dựa
trên văn bản, do đó việc viết kém của người học có thể là một bất lợi trong chương trình
học trực tuyến, vì người học khơng có khả năng giao tiếp hiệu quả có thể tạo ra nhiều sự
hiểu lầm . Theo (Wong, 2007)việc sử dụng các cơng nghệ mới có ảnh hưởng lớn đến bản
thân người học trong chương trình học online. Nghiên cứu của (Cronje, 2006) nhận thấy
một số khó khăn có ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình học online có liên quan
đến người học là việc thiếu hỗ trợ tài chính từ gia đình và sự hợp tác giữa các bạn học và
giáo viên.
3.Kết luận và đưa ra giải pháp
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 9
Thời gian qua, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đã gây ra tác động rất lớn đối
với giáo dục Đại học đều đã điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực
tuyến. Tuy nhiên, việc dạy và học này còn tồn tại một số bất cập, cần điều chỉnh kịp thời,
bởi chúng ta không nên xem nhẹ và cho rằng, dạy học online là một giải pháp tình thế,
mà có thể là kênh dạy và học trong tương lai nếu dịch bệnh kéo dài, hay gặp lý do nào
khác. Đây được xem là biện pháp kịp thời ứng phó và khắc phục những gián đoạn cho
ngành giáo dục trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay. Rõ
ràng, trong tương lai, khi việc dạy học trực tuyến được công nhận, điều này đồng nghĩa
với việc phải tính đến các giải pháp và kế hoạch dài hạn nhưng vẫn phải đảm bảo chất
lượng và hiệu quả dạy học. Vì vậy, việc xác định những khó khăn của người học trong
q trình học online là cần thiết để có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực và nâng cao
chất lượng học online trong tương lai.
* Một số giải pháp:
- Thứ nhất, nhà trường cần có những chính sách hỗ trợ sinh viên kịp thời nhằm đảm bảo
việc học của sinh viên diễn ra không bị gián đoạn, đặc biệt là những sinh viên có hồn
cảnh khó khăn hoặc sống ở khu vực vùng sâu vùng xa khó tiếp cận,kết nối với mạng
internet.
- Thứ hai,việc học online địi hỏi sinh viên phải có kiến thức nhất định về công nghệ
thông tin, đặc biệt là kỹ năng trong việc sử dụng máy tính, sử dụng ứng dụng dạy học nhà
trường cung cấp và khai thác nguồn tài liệu số trên mạng. Sinh viên cần tìm hiểu kỹ về
ứng dụng mà sinh viên sử dụng để học và tăng hiệu quả học tập.
- Thứ ba, nâng cao hiệu quả của dạy học online bằng cách giảng viên phải có kỹ năng sử
dụng cơng nghệ thành thạo,thay đổi trong phương thức giảng dạy và năng lực quản lý,
lãnh đạo của nhà trường. Từ những bất cập trong quá trình tương tác học tập nhà trường
cần tổ chức các đợt tập huấn đổi mới phương thức giảng dạy để nâng cao chất lượng và
hiệu quả dạy học trong tương lai.
- Thứ tư,đối với giảng viên.Giảng viên cần tăng cường tương tác, sự sáng tạo và linh hoạt
trong cách diễn đạt ngôn từ, hướng tới sự truyền đạt hiệu quả ý tưởng, khơi dậy cảm xúc
cho người học để thiết kế bài học, xây dựng kịch bản khung khóa học một cách hợp lý và
trao đổi với sinh viên để tạo tâm lý thoải mái và cảm giác thích thú cho người học. Đồng
thời, giảng viên cần tận dụng những tính năng của ứng dụng, tìm hiểu những cách dạy
học tăng cường sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên tạo hứng thú cho việc học tập.
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 10
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn
APA (2 điểm).
* Danh mục tài liệu tham khảo:
Ngơ Thị Lan Anh và Hồng Minh Đức . (2020). Đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam
hiện nay: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng. Tạp chí cơng thương,Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Hưng Yên,23.
Ánh, T. (2020, 07 20). Dạy và học online:Cơ hội và thách thức. Bản tin ĐHQG-HCM,200.
Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương và Trương Thị Xuân Nhi. (2021). Một số khó khăn của sinh
viên khi học trực tuyến trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Cronje, J. (2006). Who killed e-learning. Academic libraries: Proactive partners in learning and research
symposium at University of Stellenbosch, South Africa, November, 2–3.
Jessie S. Barrot, Ian I. Llenares & Leo S. del Rosario. (n.d.). Students’ online learning challenges during the
pandemic and how they cope with them: The case of the Philippines.
Lê Hiếu Học và Đào Trung Kiên. (2016). Các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng hệ thống E-learning
của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp Đại học Bách khoa Hà Nội. Tạp chí Kinh tế & Phát
triển,231, 78-86.
Tâm, N. T. (2017). Thách thức và giải pháp đối với đào tạo trực tuyến tại Việt Nam trong thời. Tạp chí
khoa học và cơng nghệ Đơng Đơ.
Thái, N. H. (2017). Mơ hình đào tạo trực tuyến - thuận lợi và khó khăn. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc
gia: Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Trường Đại học kinh tế quốc
dân.
Thái, T. (2020, 06 26). Khi cả thế giới thành “phịng thí nghiệm học online”. Retrieved from
/>Wong, D. (2007). A critical literature review on e-learning limitations. Journal for the Advancement of
Science and Arts, 2(1), 55–62.
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 11
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng đã đưa môn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào trong chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn là cô Đinh Thị
Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt
thời gian học tập kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của cô, em đã được
tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích, học tập được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm
túc. Môn học rèn luyện cho em những kỹ năng mềm cần thiết, trang bị những kinh
nghiệm viết báo cáo và nghiên cứu khoa học hỗ trợ làm đồ án tốt nghiệp .Đây thực sự là
những kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên năm cuối.
Bộ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là môn học gắn liền với nhu cầu
thực tiễn giúp sinh viên có thể nâng cao kiến thức cho chính bản thân cũng như trang bị
kiến thức cho cuộc sống công việc sau này.Bài tiểu luận kết thúc học phần này của em
khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ chưa chuẩn xác, kính mong giảng
viên bộ mơn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương
Sinh viên:Nguyễn Thị Phương
Page 12