HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI THI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Hương
Họ và tên sinh viên: Lâm Thị Hoàng Anh
Mã SV: B18DCQT005
Lớp: D18CQQT01-B
Email:
Sđt: 0961819058
Nhóm lớp học: 03
Hà Nội - 2021
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... i
Thông tin sinh viên..............................................................................................ii
Đề thi số 1: ........................................................................................................... 1
Câu 1. Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu như sau:.................. 1
Câu 2: ................................................................................................................... 3
a, Đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ đề “giáo dục trong đại dịch
Covid”. .............................................................................................................. 3
b, Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. ......................................................... 3
c, Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về mơ hình chuyển
đối số từ offline sang online vào cơng tác quản lý, giảng dạy và học tập trực
tuyến ở các cấp giáo dục trong giai đoạn dịch Covid – 19 trong nước và quốc
tế. ....................................................................................................................... 4
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo
theo chuẩn APA. ............................................................................................... 7
Danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA................................................. 7
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 9
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, cơng nghệ và xã hội
nhằm tìm ra những nhân tố mới. Không chỉ cho ra đời các sản phẩm hàng hóa thiết yếu
trên thị trường ngày càng đa dạng và phong phú mà cịn vơ vàn các phát minh sáng chế
từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội. Để đạt được những thành
tựu kể trên phải trải qua rất nhiều cuộc nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đưa ra giải
pháp phát triển. Việc nghiên cứu khoa học không chỉ được thực hiện bởi các nhà nghiên
cứu dày dặn kinh nghiệm và am hiểu kiến thức sâu rộng mà nó cịn có thể được thực
hiện bởi nhiều cá nhân tổ chức khác nhau tùy vào mức độ cần thiết và am hiểu vấn đề
mà xác đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Việc nghiên cứu
khoa học có thể là chưa được nghiên cứu hoặc dựa trên những nghiên cứu đã có trước
đó và tìm ra những cái mới kế thừa từ cái cũ góp phần đưa kinh tế - xã hội – con người
ngày một tiến bộ và phát triển và đổi mới hơn. Nhận thấy được tầm quan trọng của bộ
mơn nghiên cứu thì mỗi sinh viên chúng em được đội ngũ giảng viên của Học viện đào
tạo rất nhiều kiến thứ liên quan từ việc mở rộng tầm hiểu biết về bản chất của nghiên
cứu, cách thức thực hiện,lựa chọn đối tượng nghiên cứu,…. Một trong những môn học
vô cùng quan trong và cần thiết đối với mỗi sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh
nói riêng và các khối ngành đào tạo trong học viện nói chung đó là mơn Phương pháp
luận nghiên cứu khoa học.
Với môn học này, chúng em được trang bị rất nhiều kiến thức hữu ích liên quan
đến vấn đề nghiên cứu khoa học. Đồng thời, biết cách vận dụng vào thực tiễn nghiên
cứu.
Để hệ thống lại các kiến thức đã học thông qua môn học này, dưới đây là bài
tiểu luận trình bày về một số vấn đề trong mơn học. Do mức độ am hiểu và kiến thức
chưa sâu rộng , trong q trình làm bài, khơng thể tránh khỏi những sai sót. Em mong
nhận được sự xem xét đánh giá, phê bình và đóng góp ý kiến của Cơ, để bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 04 tháng 12 năm 2021
Người soạn
SV. Lâm Thị Hoàng Anh
i
Thông tin sinh viên
ii
Đề thi số 1:
Đề bài:
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu như thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học?
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện
các yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ đề trên (1 điểm).
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
c, Trình bày khái qt tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài đã chọn (2
điểm).
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn
APA (2 điểm).
Bài làm.
Câu 1. Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu như sau:
• Xét theo nghĩa thơng thường:
Theo em “ tính mới” hay “mới” là những cái mà từ trước tới nay chưa ai biết,
chưa được sử dụng hoặc chưa chịu sự tác động.
• Xét theo góc độ khoa học:
“Tính mới” là đặc điểm đầu tiên và quan trong nhất trọng Nghiên Cứu Khoa
Học (NCKH). NCKH là quá trình hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo
mới, vì vậy nó có tính mới mẻ.
- Q trình nghiên cứu khoa học khơng có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một
việc gì đã được làm trước đó. Đồng thời khơng trùng lặp đề tài, tên đề tài (vấn
đề nghiên cứu) với các cơng trình khoa học khác đã cơng bố.
- “Tính mới” trong NCKH có thể là lý thuyết khoa học mới, dữ liệu mới,
phương pháp mới cụ thể hơn. Khi trình bày nghiên cứu, trong mỗi Chương,
mục, nhóm tiểu mục, tiểu mục đều phải thể hiện được cái mới, tính mới dù đạt
được một phát hiện mới lớn hay nhỏ nhiều hay ít thì người nghiên cứu vẫn phải
hướng tới, tìm tịi những điều mới mẻ hơn và phát triển từ cái đã có từ trước.
“Tính mới” thể hiện ở những cái mà từ trước tới nay chưa ai biết, chưa được
phát hiện hay đào sâu nghiên cứu, phân tích, hay thí nghiệm, hay nói cách khác
tính mới có thể được phát hiện ra dựa trên những cái đã biết nhưng chưa đầy
đủ, chưa sâu sắc, chưa chính xác; hoặc có thể cái mới là cái đã phát hiện nhưng
1
vẫn tiếp tục được nghiên cứu ở những góc độ, khía cạnh khác, nhằm tìm kiếm
cái mới hơn, cái mới có thể là: phương pháp mới cho một đối tương mới; một
khái niệm mới; một phương hướng mới; một cách vận dụng mới; một luận điểm
mới… mà trước đó chưa ai tìm ra, phát hiện hoặc thực hiện.
Từ những giải thích trên có thể thấy cái mới có nhiều mức độ khác nhau, ở
nhiều cấp độ và trình độ khác nhau (mới hồn tồn, mới, mới ở một phạm vi,
góc độ nào đó) nhưng dù ở mức độ nào thì cũng không thể lặp lại và nhất thiết
phải được phát triển bằng con đường NCKH, bằng phương pháp NCKH chứ
không thể bằng con đường khác.
Trong NCKH để tránh sự lặp lại và sáng tạo được cái mới thì chúng ta cần phải
hiểu sâu sắc đầy đủ về những caí đã có bằng hoạt động và nghiên cứu lịch sử
vấn đề nghiên cứu từ đó phân loại nghiên cứu theo từng cấp độ về tính mới.
Tóm lại: “Tính mới” là kết quả cuối cùng mà người nghiên cứu phải đạt được. Khi
kết luận người nghiên cứu phải chỉ ra được những cái mới được phát hiện trong quá
trình nghiên cứu. Từ đó, hệ thống những kết quả đạt được để cơng bố và làm cơ sở
cho những hướng nghiên cứu mới trong tương lai.
Ví dụ minh họa:
Nhà nghiên cứu A thực hiện nghiên cứu khoa học với tên đề tài là:
“Phát triển mơ hình trồng cây ăn quả áp dụng tiêu chuẩn PGS nhằm nâng cao
giá trị gia tăng cho người nơng dân ở khu vực miền Bắc”.
Qua q trình nghiên cứu, thu thập, xử lí và tổng hợp thơng tin nhà nghiên cứu A
đưa ra phát hiện ra những lỗ hổng cịn thiếu sót trong mơ hình trồng cây ăn quả áp
dụng tiêu chuẩn PGS được các nhà nghiên cứu khác cơng bố trước đó dẫn tới hiệu
quả và năng suất cây ăn quả chưa cao, từ đó nhà nghiên cứu A đưa ra mơ hình mới
có bổ sung và sửa đổi nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Tiếp đến nhà nghiên cứu A đưa
ra các kiến nghị và giải pháp mới để phát triển mơ hình mà nhà nghiên cứu A đưa ra.
Phát hiện trong quá trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu A chính là “tính mới” bao
gồm:
- Những lỗ hổng cịn sót trong mơ hình trồng cây ăn quả áp dụng PGS trước đó.
- Mơ hình trồng cây ăn quả mới có hiệu quả và năng suất hơn.
- Kiến nghị và giải pháp mới để phát triển mơ hình mà nhà nghiên cứu A đưa ra.
=> Cái mới trong nghiên cứu khoa học chính là mục tiêu mà người nghiên cứu đề ra
và thực hiện để tạo ra kết quả.
2
Câu 2:
a, Đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ đề “giáo dục trong đại dịch Covid”.
Phát triển mơ hình chuyển đổi số từ offline sang online vào công tác quản lý, giảng
dạy và học tập trực tuyến ở các cấp giáo dục phổ thông trong giai đoạn dịch Covid 19
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
- Về mặt giáo dục học đường:
+ Nâng cao sự thích ứng môi trường làm việc và học tập mới cho giáo viên và
học sinh.
+ Hạn chế lỗ hổng về kiến thức trong khoảng thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch
Coivd.
+ Nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp và cách
thức giảng dạy cho đội ngủ giáo viên.
- Về giáo dục nhân văn:
+ Sự tự giác , tự học và chủ động nắm bắt kiến thức của học sinh.
+ Những vấn đề tâm lý nảy sinh trong q trÌnh học online thời gian dài, học
sinh ít được giao tiếp, trở nên thụ động và khơng có quy tắc khuôn khổ.
+ Việc nắm bắt tâm lý học sinh và ứng phó tình hình của đội ngũ giáo viên.
+ Việc tích cục chủ động và nỗ lực của cơ quan các cấp giáo dục trong việc
chuyển đổi số và quản lý giáo dục.
b, Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung:
Đề xuất giải pháp phát triển mơ hình chuyển đổi số từ offline sang online vào công tác
học quản lý, giảng dạy và học tập trực tuyến ở cấp giáo dục phổ thông trong giai đoạn
dịch Covid-19”
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về mơ hình chuyển đổi số trong giáo dục phổ thông.
- Thực trạng hoạt động công tác quản lý, giảng dạy và học tập trực tuyến của đội
ngũ giáo viên, học sinh các cấp giáo dục phổ thông.
- Đề xuất giải pháp phát triển mơ hình chuyển đổi số từ offline sang online trong
công tác quản lý, giảng dạy và học tập trực tuyến ở cấp giáo dục phổ thông trong giai
đoạn dịch Covid - 19.
3
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
-
Thu thập dữ liệu sơ cấp (thực nghiệm và phi thực nghiệm):
+ Thu thập số liệu và thông tin của giáo viên các cấp, học sinh các cấp từ trung
học cơ sở đến trung học phổ thông, khảo sát một bộ phận các phụ huynh cấp tiểu học
(không thể khảo sát trực tiếp học sinh tiểu học do cịn nhỏ tâm lí và nhận thức chưa ổn
định, chưa nhận thức được vấn đề) qua khảo sát online.
+ Phỏng vấn trực tiếp một bộ phận các giáo viên và học sinh tại các địa bàn
bằng mẫu hỏi chung (do tình hình dịch phương pháp này có thể khơng khả thi).
-
Thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến mô hình chuyển số trong giáo dục.
+ Số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát đã được cơng bố trên
các ấn phẩm.
+ Chủ trương, chính sách của nhà nước và bộ giáo dục liên quan đến phát triển
mơ hình chuyển đổi số trong giáo dục giai đoạn dịch Covid – 19.
Phương pháp phân tích dữ liệu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp:
+ Từ các dữ liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp thông tin, xử lý số liệu.
+ Tổng hợp kết quả.
c, Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về mơ hình chuyển đối
số từ offline sang online vào cơng tác quản lý, giảng dạy và học tập trực tuyến ở
các cấp giáo dục trong giai đoạn dịch Covid – 19 trong nước và quốc tế.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi.
• Nghiên cứu của nhóm tác giả (Bence Bogdandy, Judit Tamas, Zsolt Toth (2020))
đến từ Hungary với đề tài Digital Transformation in Education during COVID19 a Case Study - Khám phá về những trải nghiệm, cảm xúc và biểu hiện tổng
thể của học sinh, sinh viên đối với giáo dục số cũng như những thay đổi trong xã
hội hiện nay trước những ảnh hưởng của COVID-19.
•
Các khảo sát và phân tích liên quan:
Dạy học trực tuyến trở nên phổ biến trên thế giới điển hình là các nước phát triển
với nền giáo dục hiện đại. Các trường đại học lớn của Anh, Mỹ triển khai nhiều các
chương trình học và các lớp học online dành cho các học viên không có thời gian để
học offline. Khơng chỉ riêng với các nước Châu Âu, ngay cả Việt Nam cũng đã triển
khai các chương trình đào tạo từ xa bằng cách học online.
4
Phần mềm dạy học phổ biến nhất hiện nay có đến 70% các trường học và các trung
tâm đang dùng để giảng dạy là Zoom, nhưng Zoom là phần mềm dành riêng cho các
cuộc hội thảo, các cuộc họp trong doanh nghiệp, hồn tồn khơng hữu dụng đối với
việc dạy và học. Hơn nữa, ứng dụng Zoom đang được các chun gia khuyến cáo
khơng nên sử dụng vì vấn đề bảo mật bị rị rỉ thơng tin ra bên ngồi.
Các ứng dụng dạy online hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học online
Ngoài ứng dụng được sử dụng phổ biến thì cũng có những ứng dụng truyền thống
như VNPT iOffice và VNPT Meeting, Skype, Facebook messenger, Zalo. Hầu hết
các phần mềm trên đều gặp phải các nhược điểm sau:
-
Giáo viên khó kiểm sốt được giờ ra, giờ vào lớp của học viên
Có sự tương tác kém giữa học viên và giáo viên
Giáo viên khơng kiểm sốt được sĩ số lớp học trong khi giảng dạy
Giáo viên khó theo dõi được quá trình học của học viên trong giờ học
Các học viên khơng thể tạo các nhóm để thảo luận chung khi được giáo
viên giao bài tập nhóm
Khơng có phần share, note các yêu cầu của giáo viên trong tiết học
Khơng có phần chat riêng của giáo viên và học viên, mỗi khi học viên
muốn trao đổi riêng với giáo viên
Giáo viên khơng thể trình bày slide để dạy học
Học viên khơng có quyền thuyết trình trong khi học vì thế khi nhiều bạn
phát biểu cùng một lúc sẽ dễ dẫn đến tình trạng lớp học bị xáo trộn.
Đối với các lớp học ngoại ngữ, học online càng trở nên khó khăn vì khơng
chia sẻ được các video và các đoạn ghi âm
Sau khi có một cuộc khảo sát nhỏ, giáo viên và học viên đều có phản hồi tiêu cực
về các phần mềm dạy online và quản lý lớp học online hiện nay, không đem lại hiệu
quả giảng dạy cao sau mỗi giờ học, giáo viên không thể truyền tải hết kiến thức cho
học viên, học viên cảm thấy nhàm chán trong việc học.
Nhiều khó khăn khi dạy và học online
(Theo Easy Edu)
Tình hình triển khai nghiên cứu ở trong nước:
“Chuyển đổi số trong giáo dục đại học giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ sở đào tạo đại học” – Tô Hồng Nam (2020).
“Chuyển đổi số trong giáo dục đại học nghiên cứu tổng quan” của nhóm tác giả
Dương Thị Thái, Hà Trọng Quỳnh, Phạm Thị Tuấn Linh (2021)
5
“Chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay” – Nhóm tác giả
Nguyễn Thị Mai, Hoàng Thị Tâm, Trần Ngọc Trang. (2021)
Ở Việt Nam cho đến thời điểm này chưa có cơng trình nghiên cứu nào của các tác giả
trong nước bàn luận một cách tập trung và có hệ thống về việc phát triển và chuyển đổi
mơ hình học tập và giảng dạy từ online sang offline đối với các cấp giáo dục thời kì
Covid mà chủ yếu mới dừng lại nghiên cứu chuyển đổi số ở giáo dục đại học. Tuy nhiên,
với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19 và sự phát triển của khoa học kĩ
thuật và công nghệ thơng tin thì việc chuyển đổi số và triển khai hoạt động giáo dục
bằng hình thức trực tuyến và số hóa đang từng bước được triển khai cụ thể, nhiều kết
quả phân tích và báo cáo đưa ra và đánh giá về số hóa trong giáo dục thời kì dịch Covid
đã triển khai như sau:
Giáo dục là 1 trong 8 lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Theo đó, định
hướng Chuyển đổi số ngành Giáo dục của Chính phủ gồm 2 nội dung chính:
-
Ứng dụng công nghệ để quản lý giảng dạy, học tập, số hóa tài liệu, giáo trình,
xây dựng nền tảng tài ngun giảng dạy
Ứng dụng công nghệ trong hoạt động dạy và học từ xa, cho phép học sinh và
sinh viên học trực tuyến. Sử dụng công nghệ để giao và kiểm tra hoạt động
chuẩn bị bài học của học sinh
Về phía Bộ Giáo dục:
• Bộ GD-ĐT đến nay bộ đã số hóa, gắn mã định danh khoảng 53.000 trường mầm
non, phổ thông, gần 24 triệu học sinh và hơn 1,4 triệu giáo viên, cơ sở vật chất,
tài chính nhà trường…
• Bên cạnh đó, Bộ hợp tác phát triển kho học liệu số dùng chung gồm 5.000 bài
giảng E-learning, hơn 2.000 bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo,
35.000 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo
dục phổ thơng và trên 7.500 luận án tiến sĩ.
Về phía các cơ sở Giáo dục, các trường có thể xem xét chuyển đổi số theo
hướng
• Quản lý cán bộ giảng viên, giáo viên bằng các ứng dụng chuyên biệt
-
Thay vì quản lý và thơng tin lịch họp, lịch giảng qua bảng, qua sổ sách hay qua
tin nhắn,… thì trường học có thể ứng dụng phần mềm quản lý công việc
FastWork. Giảng viên, giáo viên quản lý và nhận thông báo lịch họp, lịch giảng,
lịch công tác,… trên phần mềm.
-
Gửi, quản lý văn bản, thông báo của trường theo hệ thống, tập trung trên một nền
tảng
Dạy, học, kiểm tra, đánh giá học sinh/sinh viên trên các nền tảng số, trực tuyến.
-
6
-
-
Cụ thể, trường học có thể thay thế những tiết học trên giảng đường bằng việc
dạy trực tuyến. Thay thế việc điểm danh sinh viên qua bảng excel hay danh sách
sinh viên trên giấy bằng các thiết bị điểm danh nhận diện khuôn mặt hoặc phần
mềm định danh khuôn mặt qua selfie FastWork.
Quản lý thông tin, hồ sơ của học sinh và sinh viên qua phần mềm
Xây dựng thư viện số
Xây dựng trường Đại học ảo
Từ tình hình tổng quan trên cho thấy việc nghiên cứu và phát triển chuyển đổi số đang
dần được triển khai để thích ứng kịp thời với giai đoạn Coivd -19. Từ đó việc nghiên
cứu “Phát triển mơ hình chuyển đổi số từ offline sang online vào công tác quản lý,
giảng dạy và học tập trực tuyến ở các cấp giáo dục trong giai đoạn dịch Covid – 19”.
Là vô cùng cấp thiết và quan trọng.
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn APA.
Danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA.
Bence Bogdandy, Judit Tamas, Zsolt Toth. (2020). 11th IEEE International
Conference on Cognitive Infocommunications (CogInfoCom). Digital
Transformation in Education during COVID-19: a Case Study.
Bộ GD & ĐT. (2020). Hội thảo "chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo".
Hà Nội.
Bộ GD&ĐT. (n.d.). Các văn bản điều hành chuyển đổi số trong giáo dục. Hà
Nội. Retrieved from moet.gov.vn: />Bộ TT&TT. (20 4, 2021). Tạp chí TT&TT số 2 . Chuyển đổi số trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp.
Cong ty FSI Viet Nam. (6 11, 2007). tin tuc cong nghe. Retrieved from
sohoatailieu.com: />Đài truyền hình Việt Nam. (2020, 12 10). Dạy học trực tuyến trong bối cảnh
Covid - 19. Retrieved from vtv4.vtv.vn: />Dương Thị Thái, Hà Trọng Quỳnh, Phạm Thị Tuấn Linh. (2021). Chuyển đổi
số trong giáo dục đại học nghiên cứu tổng quan.
7
Easy Edu. (2020). Thực trạng dạy học trực tuyến của một nước trên thế giới
và giải pháp phần mềm hỗ trợ học trực tuyến .
ictvietnam.vn. (9 12, 2020). Báo động các mối đe dọa liên quan tới nền tảng
học trực tuyến ở Đông Nam Á. Retrieved from />Nam, T. H. (2020). Chuyển đổi số trong giáo dục đại học giải pháp tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở đào tạo đại học.
Nguyễn Thị Mai, Hoàng Thị Tâm, Trần Ngọc Trang . (2021). Chuyển đổi số
trong giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
8
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đội ngũ thầy cô và Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thơng đã tạo điều kiện và môi trường giáo dục, đào tạo sinh
viên chúng em về các kỹ năng mềm và kiến thức quan trọng trong chuyên ngành nói
riêng và kiến thức kinh tế xã hội nói chung. Giúp chúng em có đủ kỹ năng, trình độ, tự
tin hơn trong nghề nghiệp, cuộc sống tương lai vào thời gian tới, khi đang còn ngồi trên
ghế nhà trường và cả sau này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên bộ môn cô đã giảng dạy
và truyền cảm hứng học tập tới tất cả sinh viên chúng em. Bản thân là một giảng viên
dày dặn kinh nghiệm chuyên môn và lâu năm ở Học viện, chúng em may mắn có cơ hội
được học tập và làm việc cùng cô trong khoảng thời gian ngắn ngủi của kì học vừa rồi,
tuy nhiên cơ đã truyền đạt và giúp chúng em nắm bắt được những kiến thức cần thiết
và quan trọng về kiến thức và kĩ năng khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mặc dù
do tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp nhưng cả cơ và trị đều đã hồn thành tốt
việc truyền và tiếp thu tồn bộ kiến thức mơn học.
Nhận thức được tầm quan trọng của các môn học nói chung và mơn Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học nói riêng, chúng em đã khơng ngừng học tập và tìm
kiểu các kiến thức phục vụ cho ngành học của mình. Tuy nhiên, nhận thấy bản thân cịn
non trẻ và chưa trải nghiệm, hiểu biết nhiều còn gặp rất nhiều thiếu sót. Em mong rằng
thơng qua bài tiểu luận này, cơ có thể nhận xét ưu, khuyết điểm để em có thể rút kinh
nghiệm. Em sẽ ln ghi nhớ những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành mà cô đã và sẽ
truyền đạt sau khi kết thúc môn học này.
Một lần nữa, em chân thành cảm ơn những cống hiến của cô dành cho chúng
em. Chúc cô luôn yêu đời, mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiệt huyết trong công việc để
truyền đat nhiều hơn tới các thế hệ trẻ lớp lớp sinh viên sau này khi bước chân vào Học
viện và có cơ hội được dẫn dắt dưới đơi tay của cô!
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2021
Người gửi
SV. Lâm Thị Hoàng Anh
9