HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ THƠNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BÀI TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Sinh viên: Phạm Thị Thư
Mã sinh viên: B18DCKT180
Nhóm lớp: 03
Điện thoại: 0969863061
Môn: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề: 02
Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Hương
HÀ NỘI, 2021
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
2
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………...
Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào về tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học?......
Câu 2: Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện các yêu cầu:
………………………………………………………………………
a. Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ đề trên…..................
b. Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu............................................
c. Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài đã
chọn…………………................................………………………………..
d. Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn
MLA………………………………………………………………..
LỜI CẢM ƠN………………………………....………………………………....
LỜI NÓI ĐẦU
3
3
5
6
6
6
7
12
14
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là công cụ giúp nhà khoa học, nhà quản
lý và thực hành sáng tạo khoa học làm sáng tỏ bản chất và hoạt động nghiên cứu
khoa học bởi nó chính là kết quả của q trình khái quát lý thuyết và thực tiễn
nghiên cứu khoa học.
Với sự giảng dạy tận tình của cơ Đinh Thị Hương đã giúp cho sinh viên hiểu
hơn về nghiên cứu khoa học, trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản, cơ
sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng làm việc theo phương
pháp của nghiên cứu khoa học để hỗ trợ cho hoạt động học tập, chuẩn bị hành
trang tốt nhất cho sinh viên sau khi ra trường.
Câu 1:
4
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một quá trình hành động, tìm hiểu, quan sát và thí
nghiệm dựa trên các dữ liệu, tài liệu đã được thu thập giúp phát hiện ra những
bản chất và quy luật chung của sự vật và hiện tượng.
Tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học thể hiện trong việc con người dựa trên
những kinh nghiệm đã tích lũy được, nghiên cứu tổng kết hình thành những
phương pháp nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và từ việc kế thừa kết quả nghiên
cứu ban đầu để mở rộng, phát triển nghiên cứu, hình thành các bộ mơn khoa học
khác nhau. Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngày nay
khơng cịn một cơng trình nghiên cứu khoa học nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn
trống rỗng về kiến thức. Thực tế, mỗi cơng trình nghiên cứu đều kế thừa kết quả
khơng chỉ chính ngành khoa học đó mà cịn của nhiều ngành khoa học khác,
thậm chí hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới, bộ môn khoa học mới xuất
hiện đều là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ mơn khoa học. Tính kế thừa
trong nghiên cứu khoa học có ý nghĩa rất quan trọng về mặt phương pháp nghiên
cứu, qua đặc điểm này nhắc nhở người nghiên cứu không quá cứng nhắc, tự mãn
với những vấn đề lý luận và phương pháp luận của mình đến mức từ chối cập
nhật và tham khảo các lý luận và phương pháp luận của các nhà nghiên cứu
khác, các ngành khoa học khác. Và ngược lại, người nghiên cứu không áp đặt
những lý luận và phương pháp luận của mình cho người khác, cho ngành khoa
học khác, mà ln tìm cách kế thừa những phương pháp nghiên cứu, những
thành quả mà nghiên cứu khoa học đã tạo ra để phát triển hoạt động nghiên cứu
khoa học của mình đi đúng hướng, có hiệu quả.
Câu 2:
5
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH
VIỄN THƠNG (PTIT) TRONG THỜI KỲ COVID-19
1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1.
Mục tiêu tổng qt
Thơng qua việc đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng học tập trực tuyến của sinh viên, đề tài nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh viên PTIT trong bối cảnh
Covid-19, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập trực
tuyến của sinh viên PTIT trong thời kỳ này.
1.2.
Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, bài nghiên cứu tiến hành hệ thống hóa những vấn đề lý luận về học tập
trực tuyến và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh
viên
Thứ hai, bài nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng chất lượng học tập trực
tuyến của sinh viên PTIT trong bối cảnh Covid-19, từ đó xác định và phân tích
rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh viên PTIT
trong thời kỳ Covid-19
Thứ ba, đề xuất các giải pháp trong việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đó
nhằm nâng cao nâng cao chất lượng học tập trực tuyến của sinh viên PTIT trong
thời kỳ Covid-19
2.
Phương pháp nghiên cứu
6
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp thu thập thông tin: Nhằm thu thập các thông tin cho bài viết,
nghiên cứu đã thực hiện khảo sát bằng hình thức online với sinh viên Học viện
Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) . Nội dung phiếu khảo sát tập trung vào
5 yếu tố bao gồm: (1)năng lực sử dụng công nghệ, (2)phần mềm hệ thống quản
lý, (3)rủi ro đánh cắp thông tin, (4)phương pháp giảng dạy của giảng viên,
(5)phương pháp học tập của sinh viên. Link phiếu khảo sát được gửi đến tồn thể
sinh viên Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng (PTIT).
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: bài nghiên cứu áp dụng phương pháp phân
tích tài liệu từ các bài báo, cơng trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí uy tín
và thu thập dữ liệu thứ cấp về sinh viên từ Phịng Chính trị và Cơng tác sinh
viên. Ngoài ra, bài nghiên cứu kế thừa các dữ liệu thứ cấp từ báo chí, tạp chí
trong và ngoài nước, các trang web học thuật như Science Direct, Springer, ...
cùng các bài nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án, từ đó phục vụ cho việc
hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơng tác lập kế hoạch khảo sát nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh viên PTIT.
Phương pháp xử lý thông tin: bài nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết TAM
(Technology Acceptance Model) và phương pháp định lượng để kiểm định mơ
hình đề nghị gồm 5 yếu tố và phương pháp phân tích dựa trên mơ hình cấu trúc
tuyến tính SEM để phân tích kết quả khảo sát.
3.
3.1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trong nước
Bài nghiên cứu “Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học trực
tuyến hồn tồn trong thời gian phịng chống dịch Covid-19” của Phan Thị Ngọc
Thanh, Nguyễn Ngọc Thông và Nguyễn Thị Phương Thảo (2020) đã được thực
hiện nhằm đánh giá cảm nhận của sinh viên hình thức đào tạo chính quy tại một
cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khi tham gia học tập
7
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
trực tuyến trong thời gian ứng phó với dịch bệnh. Phiếu khảo sát được triển khai
qua công cụ Google Form gửi đến sinh viên chính quy của trường và thu về 2225
phản hồi. Nghiên cứu sử dụng 04 thành phần của cấu trúc đánh giá hệ thống học
trực tuyến gồm: Giao diện người dung, nội dung, cá nhân hóa, cộng đồng học tập
(Phan, Nguyễn và Nguyễn). Kết quả nghiên cứu cho thấy các sinh viên có cảm
nhận khác nhau trong q trình thích nghi với việc học trực tuyến hoàn toàn như
một giải pháp tình thế đối phó với đại dịch. Đồng thời, tác giả cũng tìm thấy 08
nhóm khó khăn nổi bật của sinh viên và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả cho các trường đại học khi áp dụng phương thức học tập này.
Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Thị Như Thúy (2020) trong bài nghiên cứu “Đánh
giá hiệu quả học tập trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid19” đã dựa trên số liệu khảo sát khảo sát trực tuyến 225 sinh viên tại Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 5/2020), trong đó nam
chiếm 74,7% và nữ chiếm tỉ lệ 25,3%; bài viết phân tích hiệu quả học tập trực
tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh covid 19. Kết quả cho thấy, việc
giảng dạy học tập trực tuyến của sinh viên đã phần nào đáp ứng được kỳ vọng
học tập, mang lại những tiện lợi nhất định trong việc tiết kiệm thời gian đi lại, có
thêm thời gian nghiên cứu tài liệu cho sinh viên,… song cịn gặp nhiều khó khăn
từ phương tiện học tập, khơng gian học tập, quá trình tương tác với giáo viên dẫn
đến hiệu quả của việc học tập trực tuyến chưa mang lại hiệu quả cao so với
phương pháp truyền thống. Chính vì vậy, việc trả lời hai câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng học tập trực tuyến của sinh viên trong đại dịch Covid 19?; và Đánh
giá hiệu quả và yếu tố tác động đến việc học tập trực tuyến của sinh viên trong
bối cảnh dịch bệnh hiện nay? sẽ góp phần nhìn nhận khách quan về thực trạng
học tập trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19.
8
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu của Ngô Thị Lan Anh và Hoàng Minh Đức (2020) về “Đào tạo
trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng” đã phân tích rằng nền kinh tế thế giới đang bước vào
giai đoạn kinh tế tri thức, vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào
tạo là vấn đề cần chú trọng hàng đầu, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi
quốc gia. Tận dụng môi trường internet, xu hướng phát triển các phần mềm hiện
nay là xây dựng các ứng dụng có khả năng chia sẻ cao, vận hành khơng phụ
thuộc vào vị trí địa lý cũng như hệ điều hành, tạo điều kiện cho mọi người có thể
trao đổi, tìm kiếm thơng tin, học tập một cách dễ dàng, thuận lợi. E-Learning
(đào tạo trực tuyến) là một trong những mơ hình điển hình như thế. Việc học
khơng chỉ bó hẹp cho học sinh, sinh viên ở các trường mà dành cho tất cả mọi
người, khơng kể tuổi tác, hồn cảnh sống,...E-Learning đã được thử nghiệm
thành công và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bài viết đã đưa ra một số thực trạng và giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất
lượng đào tạo trực tuyến trong các trường học.
Nguyễn Thị Như Quỳnh (2021) trong nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến
kết quả học tập của sinh viên tại trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh”
nhằm xác định các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường đại
học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (BUH). Sử dụng dữ liệu sơ cấp qua
khảo sát bằng bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ đối với 380 sinh viên,
bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả nghiên cứu cho
thấy, các yếu tố như (1) khả năng tự học của sinh viên, (2) học bổng, (3) kỳ vọng
về tương lai và (4) mức độ tương tác với giảng viên có tác động tích cực đến kết
quả học tập của sinh viên BUH (Nguyễn ). Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy
mối quan hệ giữa động lực học tập, cơ sở vật chất đối với kết qur học tập của
9
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
sinh viên. Từ các kết quả nghiên cứu trên, bài viết đề xuất một số các kiến nghị
nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên BUH.
Bài nghiên cứu “Một số khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến trong bối
cảnh đại dịch Covid-19” của Bùi Quang Dũng, Nguyễn Thị Hoài Phương và
Trương Thị Xuân Nhi (2021) đã phân tích rằng đại dịch COVID-19 đã gây ra tác
động rất lớn đối với giáo dục Đại học bởi quá trình chuyển đổi gần như hồn
tồn từ hình thức đào tạo trực tiếp sang trực tuyến. Trong tương lai, khi việc dạy
học trực tuyến được công nhận, điều này đồng nghĩa với việc phải tính đến các
giải pháp và kế hoạch dài hạn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả
dạy học. Do đó, việc xác định những khó khăn và rào cản của người học trong
quá trình học trực tuyến được xem là cần thiết để có thể giảm thiểu những tác
động tiêu cực và nâng cao chất lượng học tập trực tuyến trong tương lai. Qua
cuộc khảo sát trực tuyến với 123 sinh viên tại Khoa Xã hội học và Công tác xã
hội, Trường Đại học Khoa học, kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ các yếu tố tâm lý,
môi trường và thiết bị học tập được xem là những nguyên nhân chính khiến cho
việc học trực tuyến của sinh viên gặp nhiều trở ngại (Bùi, Nguyễn và Trương).
Dựa trên kết quả nghiên cứu này, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp thiết thực
nhằm điều chỉnh việc dạy và học trực tuyến đạt được hiệu quả tốt hơn trong
tương lai.
3.2.
Các nghiên cứu nước ngoài
Bài nghiên cứu “Students' adoption of e-learning in emergency situation: the
case of a Vietnamese university during COVID-19” của Hồ Nguyễn Thị Thảo và
các cộng sự (2020) bằng cách sử dụng mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) trên
kết quả khảo sát thu thập từ hai trường thành viên của một cơ sở giáo dục Việt
Nam, nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chấp
nhận e-learning của học sinh trong suốt thời kỳ Covid-19. Kết quả của mơ hình
10
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
cấu trúc cho thấy tính hiệu quả của máy tính (CSE) có tác động tích cực đến tính
dễ sử dụng (PEOU). Đáng ngạc nhiên là các tác giả đã ghi nhận rằng PEOU
khơng có tác động đáng kể đến thái độ của học sinh (ATT) (Ho, Pham và
Nguyen ). Nghiên cứu này có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Từ góc độ
lý thuyết, nghiên cứu có thể cung cấp một khuôn khổ vững chắc cho các nghiên
cứu tương tự. Từ góc độ thực tế, nghiên cứu này đưa ra những tác động đối với
chính phủ và các trường đại học trong quá trình áp dụng e-learning, vì đại dịch
Covid-19 giai đoạn này hiện đang ở trong làn sóng thứ hai và nguy hiểm hơn.
Nghiên cứu của Jeena Ann John và Nidhi Menon (2020) về đề tài “Factors
Affecting the Quality of E-Learning During the COVID-19 Pandemic from the
Perspective of Higher Education Students” đã nghiên cứu mối quan hệ của bảy
yếu tố độc lập: hỗ trợ hành chính, nội dung khóa học, thiết kế khóa học, đặc
điểm của người hướng dẫn, đặc điểm của người học, hỗ trợ xã hội và hỗ trợ kỹ
thuật về chất lượng của e-learning trong giáo dục đại học trong COVID-19 đại
dịch. Nghiên cứu nhằm mục đích khám phá chất lượng của e-learning trong giáo
dục đại học từ quan điểm của sinh viên. Nghiên cứu thống kê suy luận này được
thực hiện trên các sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học ở Ấn Độ và Vương
quốc Ả Rập Xê Út với bảng câu hỏi tự quản lý để tìm hiểu nhận thức của sinh
viên về học trực tuyến. Tất cả các cấp độ của sinh viên đại học và sau đại học
đều tham gia vào nghiên cứu với cỡ mẫu là 784. Cuối cùng, nghiên cứu này đã
sử dụng phương pháp tiếp cận Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để tìm ra
mối quan hệ tích cực giữa chất lượng của e-learning và bảy biến độc lập và hai
biến kiểm duyệt trong lĩnh vực giáo dục đại học (John và Menon). Nghiên cứu sẽ
hỗ trợ các nhà quản lý cao nhất và các nhà quản lý của các cơ sở giáo dục đại
học trong việc ra quyết định.
11
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Ngoài ra, bài nghiên cứu của Đỗ Đoan Trang và các cộng sự (2021) "The
Factors Affecting Students’ Online Learning Outcomes during the COVID-19
Pandemic: A Bayesian Exploratory Factor Analysis” đã đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên trong đại dịch COVID-19
thông qua phỏng vấn 404 sinh viên là đối tượng của cuộc khảo sát bằng phương
pháp chọn mẫu thuận tiện qua bảng câu hỏi. Nghiên cứu sử dụng phân tích độ tin
cậy thơng qua Cronbach's Alpha và Phân tích nhân tố khám phá Bayes (BEFA)
(Đỗ ). Kết quả đánh giá của các thang đo nghiên cứu cho thấy 28 biến quan sát
được sử dụng để đo lường 7 khái niệm nghiên cứu. Kết quả kiểm tra các giả
thuyết cho thấy kết quả học tập trực tuyến của sinh viên bị ảnh hưởng bởi 6 yếu
tố theo thứ tự giảm dần, tương ứng là đặc điểm người học, cảm nhận về tính hữu
ích, nội dung khóa học, thiết kế khóa học, tính dễ sử dụng và năng lực của giảng
viên. Nghiên cứu đã giúp các nhà giáo dục, giảng viên và sinh viên hiểu được
tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của sinh viên trong q
trình học trực tuyến, từ đó hình thành các chính sách tập trung vào việc tổ chức,
thiết kế và thực hiện các khóa học trực tuyến nói riêng và giáo dục đại học nói
chung.
4.
Tài liệu tham khảo
1.
Bùi, Dũng Quang, Thương Thị Hoài Nguyễn và Nhi Thị Xuân Trương.
“Một số khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến trong bối cạnh đại dịch
Covid-19.” (2021). Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
2.
Đặng, Hiền Thị Thúy, và những tác giả khác. “Các yếu tố rào cản trong
việc học online của sinh viên Khoa du lịch - Đại học Huế.” (2020). Tạp
chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và phát triển.
3.
Ho, Thao Nguyen Thi, và những tác giả khác. “Students' adoption of elearning in an emergency situation: the case of a Vietnamese university
during COVID-19.” (2020). Interactive Technology and Smart Education.
12
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
4.
John, Ann Jeena và Nidhi Menon. “Factors Affecting the Quality of ELearning During the COVID-19 Pandemic from the Perspective of Higher
Education Students.” (2020). Tạp chí Cơng nghệ Thơng tin Giao dục.
5.
Lữ , Oanh Thị Mai và Thúy Thị Như Nguyễn . “Đánh giá hiệu quả học tập
trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.” (2020).
6.
Lữ, Oanh Thị Mai và Thúy Thị Như Nguyễn. “Đánh giá hiệu quả học tập
trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.” (2020): 92101. Tạp chí khoa học.
7.
Ngơ, Anh Thị Lan và Đức Minh Hoàng. “Đào tạo trực tuyến trong các
trường đại học ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp nâng cao
chất lượng.” (2020). Tạp chí Cơng Thương.
8.
PGS.TS Vũ, Đàm Cao. “Bài giảng môn học phương pháp luận nghiên cúu
khoa học.” (2012). Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn Thơng.
9.
Pham, Thuong Thi Tinh, Anh Hoang Le and Trang Doan Do. "The Factors
Affecting Students’ Online Learning Outcomes during the COVID-19
Pandemic: A Bayesian Exploratory Factor Analysis." (2020). Tạp chí
Cơng nghệ và Giáo dục.
10.
Phan, Thanh Thị Ngọc, Thông Ngọc Nguyễn và Thảo Thị Phương
Nguyễn. “Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học trực
tuyến hồn tồn trong thời gian phịng chống dịch Covid-19.” (2020).
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
11.
Vũ, Anh Thị Vân. “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chất lượng học trực
tuyến (online) của sinh viên đại hoạc Thương Mại.” (2020).
12.
Vũ, Thảo Thị Thu. “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên khoa Tài chính- Ngân hàng trường đại học Thương Mại.” (2016).
LỜI CẢM ƠN
13
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Lời đầu tiền, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính
Viễn thơng đã đưa mơn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào trong
chương trình giảng dậy. Đặc biệt em cảm ơn cô Đinh Thị Hương – người cơ hết
lịng vì sinh viên đã hướng dẫn và truyền đạt lại kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học vừa qua. Cô đã giúp chúng em hiểu về tầm quan trọng
của môn phương pháp luận trong thực tiễn đời sống. Không chỉ thế, cô cịn giảng
dạy nhiều câu danh ngơn thú vị với nhiều ý nghĩa triết học sâu sắc. Môn học rèn
luyện cho em những kỹ năng mềm cần thiết, trang bị những kinh nghiệm viết
báo cáo và nghiên cứu khoa học hỗ trợ làm đồ án tốt nghiệp. Đó thực sự là
những kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên năm cuối chúng em.
Em mong muốn Học viện tiếp tục đưa thêm các môn học thuộc lĩnh vực
khoa học vào giảng dạy để giúp sinh viên chúng em có thể nâng cao kiến thức
cho chính bản thân cũng như trang bị kiến thức cho cuộc sống, công việc sau
này. Bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi thiếu sót, em mong cơ xem xét và
góp ý để bài em được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
14