Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học (33)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.3 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
----------

BÀI TIỂU LUẬN MÔN

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Đề: 1
Giảng viên

: TS. ĐINH THỊ HƯƠNG

Nhóm

: 03

Sinh viên

: Trịnh Đức Tiệp

Mã sinh viên:

: B18DCDT215

Số điện thoại:

: 0969238321

Hà Nội, năm 2021



Họ và tên: Trịnh Đức Tiệp
Mã SV: B18DCKT215


Mục lục

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thơng đã đưa mơn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và trong
chương trình giảng dạy. Đặc biệt em cảm ơn TS. Đinh Thị Hương đã hướng dẫn và
truyền đạt lại kiến thức quý báu và hướng dẫn cho chúng em trong suốt thời gian
học vừa qua. Cô đã giúp chúng em hiểu về tầm quan trọng của môn Phương pháp
luận trong thực tiễn đời sống. Không chỉ thế, cơ cịn giảng dạy nhiều điều thú vị
với nhiều ý nghĩa triết học sâu sắc. Môn học rèn luyện cho em những kỹ năng mềm


cần thiết, trang bị những kinh nghiệm viết báo cáo và nghiên cứu khoa học hỗ trợ
làm đồ án tốt nghiệp. Đó thực sự là những kinh nghiệm bổ ích cho sinh viên năm
cuối.
Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân cịn hạn chế, bài tiểu luận chắc chắn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong cơ giáo xem xét và góp ý kiến để bài
tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Tiệp
Trịnh Đức Tiệp



SV: TRỊNH ĐỨC TIỆP

GVHD: TS ĐINH THỊ HƯƠNG

ĐỀ SỐ 01
Câu 1: Anh(chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học ?
Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức
khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật
mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. Tính
mới là thuộc tính quan trọng số một của NCKH hay nói cách khác NCKH là sự
sáng tạo cái mới. u cầu của tính mới trong NCKH khơng cho phép sự lặp lại như
cũ những cái đã phát hiện hoặc đã tạo hoặc đã sáng tạo.
Cái mới là những cái mà từ trước tới nay chưa ai biết hoặc biết nhưng chưa đầy đủ,
chưa sâu sắc, chưa chính xác; hoặc có thể cái mới là cái đã phát hiện nhưng vẫn
tiếp tục được nghiên cứu ở góc độ, khía cạnh khác nhằm tìm kiếm cái mới hơn, cái
mới có thể là: phương pháp mới; có cho một đối tượng mới; một khái niệm mới;
một phương hướng mới một cách vận dụng mới; một luận điểm mới... mà trước đó
chưa ai tìm ra, phát hiện hoặc thực hiện. Điều đó có nghĩa là cái mới có nhiều mức
độ khác nhau, ở nhiều cấp độ và trình độ khác nhau, nhưng dù ở mức độ nào thì
cũng khơng thể lặp lại và nhất thiết phải được phát triển bằng con NCKH học bằng
phương pháp NCKH chứ không thể bằng con đường khác. Và trong NCKH để
tránh sự lặp lại và sáng tạo được cái mới thì chúng ta cần phải hiểu sâu sắc, đầy đủ
về những cái đã có bằng hoạt động và nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu.
 Tính mới được chia làm ba cấp độ:
Hồn tồn mới: Khám phá và chứng minh một vấn đề khoa học mà từ trước
đến nay không được giải quyết.

5



SV: TRỊNH ĐỨC TIỆP

GVHD: TS ĐINH THỊ HƯƠNG

Mới: Khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức, các kinh nghiệm đã có để
hình thành lí luận, phương pháp, cơng nghệ mới … đem lại hiệu quả cao hơn trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện mới.
Mới ở phạm vi nhất định: Cách chứng minh mới, luận giải sâu sắc hơn, bổ
sung hồn chỉnh thêm, cụ thể hóa hoặc vận dụng vào điều kiện mới một vấn đề
khoa học đã được giải quyết về cơ bản.
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy
thực hiện các yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm) .
MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CỦA
TRƯỜNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG KHU VỰC
MIỀN BẮC KHI HỌC TRỰC TUYẾN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID19
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
Mục tiêu: Dạy học trực tuyến (online) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ
chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ bùng dịch COVID-19. Việt Nam, dạy học
trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh, sinh
viên. Tuy nhiên, nó cũng đem tới rất nhiều khó khăn và lợi ích trong q trình học
và giảng dậy. Vì vậy cần phải nghiên cứu vấn đề này để tìm ra những khó khăn và
đề x́t các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc học online của sinh viên hoa
Điện – Điện Tử của trường Học Viện Bưu Chính Viễn Thơng khu vực miền Bắc
Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm thu thập các thông tin cho bài viết, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát
bằng hình thức online với sinh viên Khoa Điện – Điện Tử của trường Học viện
Bưu chinh viễn thông. Nội dung phiếu khảo sát tập trung vào đặc điểm cá nhân của
6



SV: TRỊNH ĐỨC TIỆP

GVHD: TS ĐINH THỊ HƯƠNG

sinh viên, những khó khăn khi học trực tuyến và nhu cầu hỗ trợ của sinh viên nhằm
nâng cao hiệu quả học trực tuyến trong thời gian tới. Chúng tôi đã gửi link phiếu
khảo sát đến tồn thể sinh viên ngành Cơng tác xã hội qua Facebook các lớp và kết
quả có 118 sinh viên tham gia khảo sát.
Ngồi ra, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích tài liệu từ các bài báo,
cơng trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí uy tín và thu thập dữ liệu thứ cấp
về sinh viên từ Phịng Đào tạo Đại học và Cơng tác sinh viên.
Các dữ liệu thu thập từ khảo sát được xử lý bằng phần mềm Excell với phương
pháp thống kê mô tả đơn giản. Các dữ liệu thu thập từ phương pháp nghiên cứu tài
liệu được sử dụng để trình bày tổng quan về chủ đề và sử dụng linh hoạt trong q
trình phân tích trong bài viết.
c, Trình bày khái qt tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài đã
chọn (2 điểm).
Từ tháng 3 năm 2020 đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh
vực trong đời sống xã hội đặc biệt đến ngành giáo dục - đào tạo của nhiều nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi dịch bùng phát đến nay, tất cả các
trường học và cơ sở giáo dục cơng lập, ngồi cơng lập và tư thục đã phải dừng việc
dạy và học trực tiếp. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phải sắp xếp lại kế hoạch các kỳ thi
và đánh giá chất lượng với mọi cấp học và ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung
về khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên, đại học. Hệ thống các cơ sở giáo dục trong và ngồi
cơng lập đã chủ động triển khai công tác giảng dạy, đào tạo trực tuyến để giảm bớt
việc tập trung đông người, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Theo tổ
chức UNESCO, kể từ khi đại dịch bùng phát trên thế giới có gần 1,5 tỉ học sinh và

sinh viên ở 191 quốc gia và vùng lãnh thổ- tương đương 90% số người đi học trên
thế giới- đã bị ảnh hưởng do trường học tạm thời đóng cửa vào năm 2020 (ở Việt
7


SV: TRỊNH ĐỨC TIỆP

GVHD: TS ĐINH THỊ HƯƠNG

Nam là năm 2021). Theo phân tích từ các chuyên gia của UIS, ngay cả khi các
trường học mở cửa trở lại, suy thối kinh tế có nguy cơ làm gia tăng sự bất bình
đẳng và có thể đẩy lùi tiến bộ trong việc mở rộng tiếp cận giáo dục và cải thiện
chất lượng học tập trên toàn cầu.
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19
ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Giống như các quốc gia khác, đại dịch
COVID-19 không chỉ tác động mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế-xã hội, mà còn
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, việc
chuyển đổi hình thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến đã tạo ra khơng
ít những thách thức đối với sinh viên. Nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Thị Thúy
Hiền, Trần Hữu Tuấn… về các yếu tố rào cản trong việc học Online của sinh viên
Khoa Điện – Điện Tử của trường Học Viện Cơng nghệ Bưu Chính Viễn Thơng đã
chỉ ra một sốkhó khăn về khơng gian học tập cũng như các yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên. Cụ thể, có đến 60% sinh viên cho rằng
khơng có khơng gian riêng tư để học tập trực tuyến và thường bị ảnh hưởng bởi
tiếng ồn 75%; 75% sinh viên nhấn mạnh thường bị người nhà làm phiền và cảm
thấy gị bó, khơng được đi lại chiếm tỉ lệ 73%. Cùng với đó, những yếu tố tâm lý
như “Khó tập trung”, “Thiếu động lực”cũng là một trong những rào cản mà sinh
viên gặp phải khi học tập trực tuyến. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của tác giả
Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Thị Như Thúy đồng thời cho thấy quá trình tương tác
giữa người dạy và người học cũng phần nào cho thấy sự ảnh hưởng đến kết quả

học tập của sinh viên. Cụ thể, có tới 80% sinh viên cho rằng đúng một phần và
hoàn toàn đúng với việc sinh viên và giảng viên khó tương tác, trao đổi và 70%
sinh viên cho rằng thầy cô giáo dạy không thu hút, sinh động như dạy trực tiếp trên
lớp truyền thống.

8


SV: TRỊNH ĐỨC TIỆP

GVHD: TS ĐINH THỊ HƯƠNG

Theo Mungania, rào cản học trực tuyến là những trở ngại gặp phải trong quá trình
học online (khi bắt đầu, trong quá trình và khi đã hồn thành khóa đào tạo) có thể
tác động tiêu cực đến trải nghiệm học tập của người học. Như vậy, việc xác định
những khó khăn và rào cản của sinh viên trong quá trình học trực tuyến là vơ cùng
cần thiết. Trong thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đưa ra các yếu tố
ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của người học. Chẳng hạn như nghiên cứu của
Renu Balakrishnan và cộng sự đã chỉ ra 4 rào cản liên quan đến tâm lý, kinh tế, xã
hội, kỹ thuật. Trong khi đó, nghiên cứu của Wong đã đưa ra một số hạn chế của
chương trình học đó là: “Hạn chế về cơng nghệ, các hạn chế liên quan đến cá nhân
người học và các hạn chế khác. Đối với cá nhân người học, việc sử dụng các cơng
nghệ mới có thể là một bất lợi hoặc rào cản trong chương trình học online. Việc
thiếu thơng tin, kỹ năng giao tiếp và cơng nghệ có thể là rào cản đối với chương
trình học online vì người học có thể cảm thấy thất vọng từ mơi trường học tập độc
đáo này”. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về những khó khăn và rào cản
của việc học trực tuyến khá phổ biến, nhưng đặt trong bối cảnh dịch bệnh COVID19 thì vẫn chưa có nhiều đề tài được triển khai thực hiện. Trong khi đó, dịch bệnh
COVID-19 đang ở giai đoạn bùng phát mạnh mẽ và có thể khó kết thúc trong
tương lai. Việc học trực tuyến có thể sẽ phải tiếp tục duy trì nhằm đảm bảo phịng
chống dịch và duy trì việc dạy học, do vậy cần thiết phải có thêm các nghiên cứu

liên quan tới việc học dạy học trực tuyến nhằm làm rõ bức tranh những thuận lợi
và khó khăn của việc học trực tuyến và đề xuất các giải pháp để đảm bảo hiệu quả
của việc dạy học trực tuyến tại các trường học. Bài viết này mong muốn góp phần
làm rõ những khó khăn mà sinh Viên Khoa Điện – Điện Tử gặp phải khi học trực
tuyến từ đó đề ra một số giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo chất lượng học tập của
học sinh khi học trực tuyến trong thời gian tiếp theo.

9


SV: TRỊNH ĐỨC TIỆP

GVHD: TS ĐINH THỊ HƯƠNG

Tài liệu tham khảo
Hiệp, M. (2021, 09 14). TPHCM nỗ lực dạy và học trong tình hình dịch bệnh.
Được truy lục từ />fbclid=IwAR34IGbU4SoStERMgR9WPCZupge2enIfIX0CV7WcZONcep_gR-1ZEjQong
Hoa, L. T. (2021). dạy học trực tuyến để ứng phó với dịch COVID-19. Tạp chí
Tuyên giáo Trung ương.
Mungania, P. (2004). Employees' perceptions of barriers in e-Learning: the
relationship.
Renu Balakrishnan, M. W. (2014). An Analysis of Constraints in E-Learning and
Strategies for Promoting E-Learning among Farmers. Economic Affairs.
Trang, N. (2021, 09 09). Khắc phục khó khăn khi học trực tuyến. Được truy lục từ
/>fbclid=IwAR2rJchLHXV_9ZBZNjyixnGbPdu6q07_SEDzp4GNamGx_7bB
IUGHsXpxrjA

10




×