Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học (34)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.92 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TỐN 1

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN HỌC
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề số

: 01

Họ và tên

: Đàm Thị Uyên

Mã sinh viên

: B18DCKT195

Nhóm lớp học

: 03

Giảng viên giảng dạy: Đinh Thị Hương

Hà Nội – 2021

1


2



MỤC LỤC
ĐỀ 1

LỜI NÓI ĐẦU

4

Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học?
5
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực
hiện các yêu cầu:
5
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên.

5

b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.

5

c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã
chọn.
6
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo
theo chuẩn APA
12
Tài liệu tham khảo

12


LỜI CẢM ƠN

14

3


LỜI NÓI ĐẦU
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là công cụ giúp nhà khoa học, nhà
quản lý và thực hành sáng tạo khoa học làm sáng tỏ bản chất và hoạt động
nghiên cứu khoa học bởi nó chính là là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết
và thực tiễn nghiên cứu khoa học. Không những thế, phương pháp luận cịn có
nghĩa đối với các nhà nghiên cứu bởi nó thể hiện cơ chế tư duy sáng tạo trong
nhận thức cũng như các kỹ năng thực hành sáng tạo của họ.
Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học là lý thuyết về phương pháp
nghiên cứu khoa học, lý thuyết về con đường nhận thức, khám phá và cải tạo
hiện thực. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là kết quả của quá trình khái
quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu khoa học và trở thành công cụ sắc bén để
chỉ dẫn các nhà khoa học, các nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và
thực hành nghiên cứu khoa học một cách sáng tạo.

4


Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học?
Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ,
vì vậy nó có tính mới mẻ. Q trình nghiên cứu khoa học khơng có sự lặp lại
các thí nghiệm hoặc một việc gì đã được làm trước đó.
Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện
mới thì người nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tịi những điều mới mẻ hơn.

Tính mới thể hiện ở chỗ vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa
đầy đủ. Tính mới được chia làm ba cấp độ:
- Hoàn toàn mới: Khám phá và chứng minh một vấn đề khoa học mà từ trước
đến nay không được giải quyết.
- Mới: Khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức, các kinh nghiệm đã có để hình
thành lý luận, phương pháp, công nghệ mới…đem lại hiệu quả cao hơn trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn trong điều kiện mới.
- Mới ở phạm vi nhất định: Cách chứng minh mới, luận giải sâu sắc hơn, bổ
sung hoàn chỉnh thêm, cụ thể hóa hoặc vận dụng vào điều kiện mới một vấn đề
khoa học đã được giải quyết về cơ bản.
Câu 2: Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện các
yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên.
Đề tài: “Nghiên cứu khó khăn trong việc giảng dạy trực tuyến và các yếu tố tác
động tới động cơ học tập của học sinh trung học cơ sở trong đại dịch Covid”
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
● Mục tiêu nghiên cứu: Tìm ra các nguyên nhân khiến cho học sinh THCS
học kém đi trong đại dịch Covid.
● Phương pháp nghiên cứu:
*Phương pháp phi thực nghiệm:
- Phương pháp điều tra: là phương pháp dùng những câu hỏi (hoặc
bài toán) nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng/hoặc việc khảo
sát trên một diện rộng đối tượng nhằm thu được ý kiến hoặc các
thơng số về mặt định tính và định lượng của đối tượng cần nghiên
cứu.
- Phương pháp quan sát: là phương pháp mà người nghiên cứu chỉ
quan sát những gì đã và đang tồn tại, khơng có bất cứ sự can thiệp
5



nào nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá
trình diễn biến của sự kiện.
- Phương pháp phỏng vấn: là đưa ra những câu hỏi với người đối
thoại để thu thập thơng tin. Trong đó, người đối thoại có thể là:
- Người đối thoại khơng am hiểu;
- Người đối thoại am hiểu/rất am hiểu
*Phương pháp nghiên cứu tài liệu: một nghiên cứu tìm cách thu thập, lựa
chọn, biên dịch, tổ chức, giải thích và phân tích thơng tin về một đối
tượng nghiên cứu từ các nguồn tài liệu, chẳng hạn như sách, tài liệu lưu
trữ, hemerography, hồ sơ nghe nhìn, trong số những người khác.
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã
chọn.
- Trong nước:
Đại dịch Covid – một cái tên vô cùng quen thuộc gần đây với tất cả mọi
người trên toàn thế giới. COVID-19 là một bệnh do vi-rút có tên SARS-CoV-2
gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Căn
bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới.
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng rất lớn đến xã hội
cũng như đời sống người dân và ngành giáo dục đào tạo. Do tình hình dịch bệnh
diễn biến phức tạp, các trường học phải chuyển sang dạy học trực tuyến, học
sinh không được đến trường, kế hoạch học tập bị đảo lộn. (baotintuc, 2021).
Do vậy, một điều rất đáng lo ngại, đó là chất lượng đào tạo có thể sẽ bị ảnh
hưởng và phát sinh những vấn đề bất cập do học sinh ở nhà lâu; nhất là các em
ở bậc tiểu học, THCS việc học trực tuyến sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc
học tập của các em, kể cả việc chăm sóc của các bậc cha mẹ đối với học
sinh. Các trường áp dụng 100% hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ cho sinh
viên làm bài tại nhà như thi trực tuyến, làm bài tập lớn, làm tiểu luận, làm dự
án, vấn đáp trực tuyến...
Trong thời gian đầu, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến cịn có sự
lúng túng. Cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn hình thức dạy học mới;

học sinh, sinh viên chưa được chuẩn bị tâm thế; điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn
tự phát, chưa đồng bộ… Những điều này tác động không nhỏ đến chất
lượng, hiệu quả của việc dạy và học.
6


Học sinh học trực tuyến cần có đủ các thiết bị như máy tính, loa, tai nghe có
micro, máy in. Với những gia đình có hai con nếu học cùng buổi thì đồng nghĩa
với việc phải có hai bộ thiết bị để học như vậy. Điều này gây ra khá nhiều khó
khăn cho các bậc cha mẹ.
Đối với giáo dục trung học (gồm trung học cơ sở và trung học phổ
thông), đã triển khai tổ chức dạy học trực tuyến qua internet và trên truyền hình
phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của dịch COVID-19 và phù hợp với
điều kiện của từng trường, bảo đảm tổ chức dạy học qua mạng có chất lượng,
bảo đảm theo kế hoạch thời gian năm học của địa phương. Các nhà trường đã
linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ tích cực
trong các hoạt động giáo dục như: ứng dụng Microsoft Teams để tổ chức dạy
học trực tuyến, sử dụng Google form để giao bài tập cho học sinh; tổ chuyên
môn các trường xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, ngân hàng đề đăng tải trên
website của trường để học sinh theo dõi nghiên cứu bài học, ôn tập. Đặc
biệt,một số địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xã đã chỉ đạo các
trường photo bài học và chuyển về cho từng thơn đối với những học sinh khơng
có điều kiện tiếp cận học tập trực tuyến.
Việc học trực tuyến được hai tuần rồi, nhưng em Hà Linh - học sinh lớp 4
một Trường Tiểu học ở Hà Nội vẫn rất khổ sở với cách thức học trực tuyến vì
nhiều bài Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử... cô giáo đọc em không chép kịp.
“Ngày nào cũng vậy, tối đến bố mẹ phải gọi điện xin bài giảng cho con chép lại
để học theo kịp với các bạn. Ở trên lớp con vẫn hồn thành được bài cơ giáo
đọc, nhưng khi học trực tuyến con không thể tập trung được nên ngày nào cũng
phải bỏ bài. Theo tơi tìm hiểu, ngồi con mình ra, trong lớp cũng nhiều cháu

cũng tình trạng như vậy. Ngồi ra, chương trình học của con như học trên lớp,
nên khá nặng. Chỉ mong dịch bệnh sớm được kiểm soát để các con được đến
trường học”- chị Thùy Trang - phụ huynh em D.H.L (Anh, 2021)
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học ở một bộ phận giáo viên, cán
bộ quản lý giáo dục chưa thực sự được chú trọng. Vẫn cịn tình trạng quản lý, tổ
chức dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về truyền thụ kiến thức một
chiều, chưa chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, sinh
viên và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực
tiễn. Việc đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và
kiểm tra, đánh giá còn hạn chế ở một số nơi. Hạ tầng và trang thiết bị công nghệ
thông tin ở các địa phương còn thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn hạn chế cả về số
lượng, chất lượng. Việc triển khai quản lý hồ sơ, sổ điểm điện tử còn hạn chế.
7


Mn hình vạn trạng khi các em học sinh Tiểu học hay THCS gặp phải khi
học online. Máy tính của cha mẹ phải nhường cho con học. Đường truyền
internet không ổn định hay bị out ra khỏi lớp, thái độ học tập của các em học
sinh cũng không mấy nghiêm túc. Học trực tuyến cấp tiểu học và THCS rất vất
vả. Các con không tự giác học luôn cần cha mẹ nhắc nhở mới chú ý vào bài.
Thầy cô không yêu cầu bật cam vì sợ đường truyền kém, nên nhiều học sinh
vừa học vừa chơi. Cha mẹ thì quá bận rộn, khơng có thời gian chăm sóc con,
cùng con ngồi học. Rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay không thuần thục các thao
tác sử dụng các thiết bị như máy tính, điện thoại, ipad... nên rất ngán ngại khi để
con tự ý sử dụng. Vì cha mẹ khơng am hiểu, không biết sử dụng công nghệ nên
không biết cách chỉ dạy con điều này cũng gây khơng ít khó khăn trong việc học
trực tuyến. Thầy cô không trực tiếp quan sát được học sinh, không kèm cặp sát
được từng em. Các em dễ buồn chán, ngủ gật,….
Việc đóng cửa trường học có tác động tiêu cực đáng kể đến các gia đình có
thu nhập thấp, những người thiếu tiếp cận với công nghệ, internet, thực phẩm

dinh dưỡng và dịch vụ chăm sóc trẻ em, cũng như học sinh khuyết tật cần các
kế hoạch giáo dục cá nhân.
Việt Nam đã trải qua 4 lần bùng phát dịch Covid-19. Đợt dịch lần thứ tư này
là dài nhất, nguy hiểm nhất và cũng thiệt hại nhiều nhất cả về người và của. Cả
nước có 62/63 tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Gần 20 triệu học
sinh, sinh viên từ mầm non đến đại học không tới trường, phải học trực tuyến ở
nhà. Nhiều địa phương ở một số tỉnh, thành phố lớn phải đóng cửa trường từ
cuối năm học trước cho đến đầu năm học 2021-2022. Nếu tính cả thời gian nghỉ
hè chống dịch, học sinh ở nhà tới 6 tháng không được tới trường.
*Những rối nhiễu tâm lý của học sinh trong đại dịch:
Theo một số báo cáo chưa đầy đủ từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
tổng số trẻ F0 và F1 tại việt Nam đến ngày 10/9/2021 là hơn 40 nghìn trẻ. Số trẻ
là F0 đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh là lớn nhất, đến gần 3.000 trẻ.
Nhiều trẻ em bị mồ cơi do cha mẹ tử vong vì COVID-19; nhiều trẻ khơng có
cha, mẹ, người thân chăm sóc do cha, mẹ, người thân mắc COVID-19 phải đi
điều trị hoặc đi cách ly tập trung (Hà, 2021).
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà (Trường Đại học Giáo dục – Đại học
Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Dịch COVID-19 gây ra sang chấn nghiêm trọng,
tác động đến tâm lý con người khiến chúng ta dễ mắc phải những vấn đề tâm lý
như trầm cảm, lo âu, rối loạn tinh thần... Đối với lứa tuổi học sinh, sau một thời
gian dài sống trong các điều kiện hạn chế đi lại, giao tiếp, học tập trực tuyến kéo
8


dài… khiến cho các em trở thành nhóm đối tượng dễ mắc phải những vấn đề
tâm lý nhất (Hà, 2021).
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà cũng chỉ ra những rối nhiễu tâm lý
thường gặp ở học sinh trong đại dịch COVID-19. Cụ thể, những học sinh có bố
mẹ, người thân, thậm chí bản thân bị mắc COVID-19 phải sống trong bệnh viện
để điều trị hay sống trong các khu cách ly bắt buộc, trong vùng dân cư bị phong

tỏa do có F0 thường có phản ứng rất mạnh. Các em có thể có biểu hiện lo âu, sợ
hãi, căng thẳng. Một số học sinh có biểu hiện suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ,
ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học (Hà, 2021).
Đối với trẻ em nghèo, dịch COVID-19 kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến thu
nhập của gia đình các em, việc đảm bảo lương thực cũng là mối lo khơng kém
gì nguy cơ bị mắc bệnh. Tình hình kéo dài khiến cho nhóm học sinh này thêm
tự ti, thu mình, ngại giao tiếp bằng lời và ngày càng trở lên sợ hãi, lo lắng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo
dục (Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh: Việc
thay đổi những thói quen, hạn chế hoạt động cũng khiến học sinh tăng cảm giác
bất an, dẫn đến phản ứng cáu kỉnh, nóng giận với bạn bè. Tất cả lo lắng và hình
mẫu bạo lực dồn nén lại có thể là nguyên nhân dẫn đến những hành vi xấu tính
và bạo lực với những người khác khi trở lại trường. Trẻ có thể có xu hướng
nghịch ngợm, bất tuân, phá vỡ nội quy nhiều hơn. Các em sẽ nhạy cảm hơn với
việc không được tơn trọng, có thể phản ứng mang tính bốc đồng, hung tính hơn
(Hà,
2021).
Theo các chuyên gia tâm lý, tỷ lệ tổn thương sức khỏe tâm thần của trẻ trong
đại dịch là phổ biến, đặc biệt đối với một số nhóm là khẩn cấp. Do đó, nếu trì
hỗn hỗ trợ và trị liệu tâm lý thích hợp đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần,
đặc biệt là trong giai đoạn đầu của cuộc đời, thường làm trầm trọng thêm tần
suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tổn thương trong tương lai,
giảm khả năng phục hồi trở lại của các em sau đại dịch.
Nhằm hỗ trợ các học sinh có dấu hiệu bất thường về tâm lý, theo Phó Giáo
sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, (Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà
Nội), giáo viên khi phát hiện học sinh của mình có những dấu hiệu trầm cảm,
thay vì tức giận cần trị chuyện, lắng nghe để thấu hiểu những tâm tình của học
trị ở tận gốc vấn đề.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tập thể để có
9



thêm niềm vui vào cuộc sống học đường, hướng dẫn học sinh giữ gìn sức khoẻ
thơng qua bài tập thể thao. Bên cạnh đó, giáo viên giúp học sinh lập được kế
hoạch học tập một cách khoa học và vừa sức, hạn chế để học sinh có nhiều thời
gian rảnh suy nghĩ tiêu cực. Giáo viên cũng cần trao đổi với phụ huynh và tìm
kiếm sự hỗ trợ từ những chuyên gia trong lĩnh vực này.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức chương trình tập huấn trực
tuyến cho cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học
sinh trong bối cảnh dịch COVID-19. Hơn 1.000 cán bộ phụ trách công tác xã
hội, tư vấn tâm lý của các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường Tiểu học, Trung
học cơ sở và Trung học Phổ thông đã tham dự tại 400 điểm cầu trên toàn quốc
(Hà, 2021).
- Nước ngoài:

Tại thời kỳ đỉnh điểm khi toàn quốc hoặc địa phương bị phong tỏa, có gần
1,5 tỉ học sinh đã bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa. Báo cáo với tiêu
đề “Học tập từ xa và khả năng tiếp cận” đã chỉ ra những hạn chế của việc
học từ xa và cho thấy sự bất bình đẳng sâu sắc trong việc tiếp cận giáo dục.
Báo cáo sử dụng các phân tích mang tính đại diện tồn cầu về các trang
thiết bị và công cụ kỹ thuật cần thiết cho việc học từ xa tại các gia đình của
học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, với số
liệu từ 100 quốc gia. Số liệu bao gồm khả năng tiếp cận truyền hình, phát
thanh và Internet, cũng như việc có các chương trình giảng dạy được thực
hiện trên các nền tảng này trong thời gian trường học đóng cửa.
Mặc dù các con số trong báo cáo đã cho thấy tình hình đáng lo ngại về
việc nhiều trẻ em không được học từ xa trong thời gian trường học bị đóng
cửa, nhưng UNICEF cảnh báo tình hình có thể cịn tồi tệ hơn. Ngay cả khi
gia đình có thiết bị và kết nối internet ở nhà, trẻ em vẫn có khả năng khơng
được học từ xa vì các em phải làm việc nhà, bị buộc phải đi làm, hoặc do

khơng được khuyến khích học tập hay thiếu sự hỗ trợ cần thiết để có thể theo
học các chương trình trực tuyến hoặc qua phát thanh truyền hình (UNICEF,
2020).
Báo cáo nêu bật sự bất bình đẳng lớn trong các khu vực. Học sinh ở châu Phi
cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với một nửa học sinh không được học từ
xa.
10


Theo báo cáo, học sinh từ các hộ gia đình nghèo nhất và những người sống ở
các vùng nông thôn hiện là những nhóm có nhiều nguy cơ khơng được học từ xa
trong thời gian trường học đóng cửa. Trên tồn cầu, 72% học sinh khơng được
học từ xa là những em thuộc các gia đình đình nghèo nhất. Ở các quốc gia có
thu nhập trung bình cao, trẻ em từ các hộ gia đình nghèo nhất chiếm tới 86% số
học sinh khơng được học từ xa. Trên tồn cầu, ba phần tư của trẻ em không
được học từ xa sống ở nông thôn.
Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ học từ xa khác nhau trong các nhóm tuổi, theo
đó, các học sinh nhỏ tuổi nhất có khả năng cao nhất bỏ lỡ học tập từ xa trong
những năm tháng quan trọng nhất về học tập và phát triển:






Khoảng 70% trẻ em ở lứa tuổi mầm non - khoảng 120 triệu trẻ em, không thể
tiếp cận học từ xa, chủ yếu là do những thách thức và hạn chế trong việc học từ
xa cho trẻ nhỏ, thiếu các chương trình học từ xa cho lứa tuổi này , và thiếu các
trang thiết bị cho việc học tập từ xa tại gia đình.
Ít nhất 29% học sinh tiểu học - khoảng 217 triệu học sinh và ít nhất khoảng 24%

học sinh trung học cơ sở - khoảng 78 triệu học sinh, không được học từ xa.
Học sinh phổ thông trung học là nhóm ít bị bỏ lỡ cơ hội học từ xa nhất với 18%
- khoảng 48 triệu học sinh, không có trang thiết bị để học từ xa (UNICEF,
2020).
Đại dịch đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề. Theo kết quả ban đầu từ một
cuộc khảo sát quốc tế về trẻ em và người trưởng thành ở 21 quốc gia được thực
hiện bởi UNICEF và Gallup – đơn vị được đề cập trong Báo cáo Tình hình trẻ
em Thế giới năm 2021, trung bình cứ 5 người trong độ tuổi từ 15-24 được khảo
sát thì có 1 người cho biết họ cảm thấy chán nản hoặc hầu như khơng có hứng
thú làm bất cứ việc gì (UNICEF, 2021).
COVID-19 đã chuẩn bị bước sang năm thứ ba, và đại dịch này đang tiếp tục
tác động nặng nề lên sức khỏe tâm thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và
thanh thiếu niên. Theo dữ liệu mới nhất từ UNICEF, cứ 7 em thì có ít nhất 1 em
trong tổng trong tổng số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt
phong tỏa. Hơn 1,6 tỷ trẻ em phải hứng chịu những thiệt hại nhất định về giáo
dục. Gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí cũng như trăn trở về thu nhập
gia đình và sức khỏe đang khiến nhiều người trẻ rơi vào cảnh lo sợ, tức giận và
băn khoăn về tương lai. Một cuộc khảo sát trực tuyến tại Trung Quốc hồi đầu
năm 2020 được trích dẫn từ Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới đã chỉ ra rằng
11


khoảng 1/3 số người tham gia cho biết họ cảm thấy sợ hãi và lo âu (UNICEF,
2021) .
Báo cáo "Thanh niên và COVID-19: Tác động đến việc làm, giáo dục,
quyền và sức khỏe tinh thần" của ILO cho biết, 65% thanh niên thừa nhận đã
học kém hơn kể từ khi bắt đầu đại dịch do chuyển đổi từ học tại lớp sang học
trực tuyến và học từ xa trong thời gian phong tỏa. Mặc dù đã nỗ lực tiếp tục học
tập và rèn luyện, nhưng một nửa trong số họ tin rằng, việc học của họ sẽ bị trì
hỗn và 9% cho rằng, họ có thể bị trượt (KL, 2020).

Thanh niên sống ở các nước có thu nhập thấp hơn, những người có ít quyền
truy cập Internet, thiếu thiết bị và đôi khi thiếu không gian ở nhà. Điều này thể
hiện rõ “những khoảng cách kỹ thuật số” lớn giữa các khu vực: trong khi 65%
thanh niên ở các nước thu nhập cao theo học các lớp được dạy qua video-bài
giảng, thì chỉ 18% thanh niên ở các nước thu nhập thấp có thể được tiếp tục học
trực tuyến.
Có 421 triệu người học trên tồn cầu trong khi việc đóng cửa trường học cục
bộ đã khiến hơn 577 triệu người học có nguy cơ gặp nguy hiểm. (UNESCO,
2020). Theo dữ liệu do UNESCO công bố vào ngày 10 tháng 3, việc đóng cửa
trường học và đại học do COVID-19 đã khiến một phần năm học sinh rời khỏi
trường trên toàn cầu (UNESCO, 2020).
Những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 thông qua các biện pháp
can thiệp phi dược phẩm và các biện pháp phòng ngừa như cách ly xã hội và tự
cơ lập đã thúc đẩy việc đóng cửa rộng rãi các trường tiểu học và trung học cũng
như các trường sau trung học bao gồm các trường cao đẳng và đại học tại ít nhất
61 quốc gia (UNESCO, 2020).
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn APA (2 điểm).

Tài liệu tham khảo
Anh, M. (2021, 09 18). Khắc phục những bất cập trong dạy và học trực tuyến.
Đã truy lục 12 04, 2021, từ dangcongsan.vn:
/>
12


baotintuc. (2021, 7 27). Đại dịch COVID-19 là thách thức, cũng là cơ hội để
ngành giáo dục chuyển đổi số. Đã truy lục 12 05, 2021, từ tuyengiao.vn:
/>Hà, V. (2021, 10 28). Hỗ trợ học sinh vượt qua khủng hoảng của đại dịch
COVID-19. Được truy lục từ ncov.vnanet.vn: />KL. (2020, 08 13). COVID-19 tác động tiêu cực lĩnh vực giáo dục và đào tạo

thanh niên. Được truy lục từ dangcongsan.vn:
/>UNICEF. (2020, 9 3). COVID-19: Ít nhất một phần ba học sinh trên thế giới
không được học từ xa trong thời gian trường học đóng cửa, theo báo cáo
mới của UNICEF. Được truy lục từ unicef.org:
/>UNICEF. (2021, 10 05). Tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình trạng
sức khỏe tâm thần kém ở trẻ em và thanh thiếu niên, “bề nổi của tảng
băng chìm” – UNICEF. Được truy lục từ unicef.org:
/>UNESCO. (2020, 3 13). COVID-19 Educational Disruption and Response.
Retrieved 12 4, 2021, from web.archive.org:
/>es/education-emergencies/coronavirus-school-closures
UNESCO. (2020, 3 12). With one in five learners kept out of school, UNESCO
mobilizes education ministers to face the COVID-19 crisis. Retrieved
from web.archive.org:
/>one-five-learners-kept-out-school-unesco-mobilizes-education-ministersface-covid-19-crisis

13


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Đinh Thị Hương đã
dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian
học tập kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của cô, em đã được
tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích, học tập được nhiều kiến thức. Đây thực sự
là những điều cần thiết cho quá trình học tập sau này của em.
Bài tiểu luận kết thúc học phần của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót
và những chỗ chưa chính xác kính mong cơ xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2021
Sinh viên

Đàm Thị Uyên

14



×