Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học (35)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.53 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GVHD : Đinh Thị Hương
Đề số 01
Họ và tên: Hoàng Minh Thư
Lớp: D18CQMR03-B
Mã sinh viên: B18DCMR187
Nhóm lớp: 03

Hà Nội - 2021


Đề 1
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học?
Bài làm
Tính mới trong nghiên cứu khoa học là đặc điểm đầu tiên và cũng là đặc điểm quan
trọng nhất trong nghiên cứu khoa học. Và đây thường là điều đầu tiên mà người phản
biện sẽ đưa ra nhận xét về nghiên cứu khoa học của người khác. Tính mới trong
nghiên cứu khoa học được thể hiện qua việc không trùng lặp đề tài, vấn đề nghiên cứu
với các cơng trình khoa học khác đã được công bố. Thường những người làm nghiên
cứu khoa học sẽ phải tìm đọc và tham khảo nhiều tài liệu nghiên cứu của những người
khác để tránh việc trùng lặp đề tài. Ngồi ra tính mới trong nghiên cứu khoa học có
thể là lý thuyết khoa học mới, phương pháp khoa học mới, dữ liệu mới.
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện
các yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm).
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã chọn (2


điểm).
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn
APA (2 điểm).
Bài làm
a. Đặt tên cho một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ đề về giáo dục trong đại

dịch Covid
Nghiên cứu mơ hình dạy học kết hợp (Blended Learning) cho sinh viên Việt Nam
trong thời gian phòng dịch Covid-19.
b. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu này nhằm khám phá về lịch sử của hình thức dạy học kết hợp (Blended
Learning)


- Nghiên cứu này giới thiệu các mơ hình dạy học kết hợp (Blended Learning) phổ biến
hiện nay.
- Nghiên cứu này xác định các vấn đề mà giảng viên thường gặp phải khi chuyển sang
phương pháp dạy học trực tuyến
- Nghiên cứu này xác định các cơ hội và điểm mạnh của hình thức dạy học kết hợp
(Blended Learning)
- Nghiên cứu nhằm cung cấp những kiến nghị và đề xuất cho việc ứng dụng mơ hình
dạy học kết hợp (Blended Learning) hiệu quả tại các trường đại học ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này nhằm nghiên cứu các mơ hình học tập kết hợp (Blended Learning) và đề
xuất cách giảng viên áp dụng mơ hình dạy học này để nâng cao trải nghiệm học tập
cho sinh viên. Bằng cách ứng dụng phương pháp phân tích xương cá, tác giả sẽ xác
định được các vấn đề mà giảng viên hướng dẫn thường gặp phải trong thời gian phòng
chống dịch bệnh COVID-19. Ngồi ra, phân tích SWOT đã được thực hiện để hiểu

các cơ hội và điểm mạnh của phương pháp dạy học kết hợp (Blended Learning), đặc
biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay. Phân tích SWOT sẽ giúp các giảng
viên hướng dẫn xác định và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội trong môi
trường hiện tại. Phương pháp luận này phù hợp vì nó giúp người hướng dẫn xác định
và hiểu về các phương tiện hoặc tài sản, năng lực và kỹ năng, lợi thế của giảng viên và
của trường đại học cũng từ đó họ có thể sử dụng các nguồn lực này để nâng cao tính
hiệu quả của các lớp học. Hay nói cách khác, việc phân tích kỹ lưỡng các mối đe dọa
và cơ hội bên ngoài cho phép giảng viên hướng dẫn lập kế hoạch cẩn thận cho cách
tiếp cận đối với việc dạy và học. Phương pháp phân tích có hệ thống đã được tiến
hành đối với các bằng chứng thu thập được. Bằng chứng này bao gồm các bản thảo đã
được bình duyệt, các luận văn, các báo cáo của chính phủ, các cơng cụ tìm kiếm học
thuật và các tài nguyên học thuật khác được cung cấp công khai cho các nhà nghiên
cứu và học giả (Dhawan, 2020).
c. Khái qt tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước

Khái qt tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều nghiên cứu để vận dụng dạy học B-learning trong nhiều lĩnh vực, môn
học, bậc học khác nhau, được thể hiện qua bởi nhiều công bố.


Luận án “Dạy học kết hợp (B-learning) dựa vào phong cách học tập cho sinh viên
ngành sư phạm tin học”, với mục tiêu là xây dựng mơ hình lí thuyết về dạy học kết
hợp (Blended Learning) dựa trên phong cách học tập nhằm phát triển năng lực người
học, đồng thời vận dụng mơ hình đó để thiết kế dạy học kết hợp trong đào tạo SV
ngành Sư phạm Tin học bậc ĐH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng
chuẩn đầu ra của chương trình (Hưng, 2019). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
phong cách học tập, sinh viên thuộc các phong cách học trực quan, thính giác và vận
động đều được hưởng lợi như nhau từ sự can thiệp thử nghiệm trong trường hợp thông
qua bài học. Từ phản ứng, thái độ, hành vi của sinh viên đối với các khía cạnh khác
nhau của B-learning, dễ sử dụng cho môi trường web, môi trường trực tuyến, nội

dung, hướng dẫn trực tiếp, đánh giá và phản ứng chung, rõ ràng là sinh viên có phản
ứng tích cực với B-learning. Luận án “Dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong
B-learning cho sinh viên sư phạm tin học”, tác giả Nguyễn Thế Dũng với mục tiêu là:
Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong đào
tạo GV Tin học, trên cơ sở đó đề xuất quy trình thiết kế và biện pháp dạy học tương
tác theo tiếp cận năng lực trong B-learning, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 1) B-learning không chỉ hiểu đơn giản là sự kết
hợp vật lí giữa dạy học giáp mặt và elearning. Theo đó, B-learning là sự kết hợp hữu
cơ, bổ sung lẫn nhau giữa dạy học giáp mặt (face to face) truyền thống và dạy học với
sự hỗ trợ của ICT, trong đó các phương pháp dạy học phải được vận dụng mềm dẻo để
tận dụng tối đa ưu điểm của ICT nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất; 2) Đề xuất
quy trình thiết kế và biện pháp dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong Blearning cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học (Dũng, 2018).
Khái quát tình hình nghiên cứu ngồi nước
Thuật ngữ hình thức dạy học Blended Learning hay dạy học kết hợp được sử dụng
vào cuối thế kỷ 20 khi xuất hiện nhu cầu kết hợp giữa dạy học giáp mặt (face to face)
với dạy học trực tuyến thông qua internet. Khái niệm về Blended Learning được phát
triển dần. Từ năm 2006 đến nay, B-learning được hiểu là một sự kết hợp giữa hình
thức dạy học trực tiếp (face to face) và dạy học trên nền tảng công nghệ trung gian
(Technology mediated).


Tác giả Curtis J. Bonk, Charles R. Graham định nghĩa B-learning là sự kết hợp giữa
hướng dẫn giáp mặt và hướng dẫn qua máy tính (Bonk & Graham, 2005). Tác giả
Michael B. Horn định nghĩa hình thức dạy học B-learning là một chương trình giáo
dục chính quy mà ở đó học sinh học một phần trực tuyến, có sự kiểm sốt về thời
gian, địa điểm, lộ trình và tiến độ. Có ít nhất một phần giảng dạy trên lớp và các hình
thức học tập của từng học sinh phải được liên kết với nhau tạo sự thống nhất. Cách
thức học tập khóa học, mơn học của học sinh được kết nối để cung cấp trải nghiệm
học tập tích hợp (Horn, 2015). Như vậy, có thể coi B-learning là mơ hình hay hình
thức học tập mà học sinh phải kết hợp học trên lớp và qua mạng để hoàn thành nhiệm

vụ học tập. Cùng với sự phát triển của E-learning, dạy học B-learning đã trở thành xu
hướng học tập, nghiên cứu, ứng dụng toàn cầu.
d. Lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn APA

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bonk, C. J., & Graham, C. R. (2005). The Hanbook of B-learning learning: Global
perspectives, local designs. 25.
Dhawan, S. (2020). Online learning: A panacea in the time of COVID-19 crisis.
Journal of Educational Technology Systems. 49(1), 5-22.
doi: />Dũng, N. T. (2018). Dạy học tương tác theo tiếp cận năng lực trong B-learning cho
sinh viên sư phạm tin học. 27.
Horn, M. B. (2015). Using B-learning to improve schools. 44.
Hưng, T. V. (2019). Dạy học kết hợp (B-learning) dựa vào phong cách học tập cho
sinh viên ngành sư phạm tin học. Luận án Tiến sĩ, 23.




×