Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học (36)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.21 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Giảng viên: Đinh Thị Hương
Nhóm mơn học: 03
Sinh viên: Nguyễn Thu Trang
Mã sinh viên: D18DCMR196
Lớp: D18PMR
Mã đề: 2

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


Contents
Ảnh thẻ và chữ kí.............................................................................................................................................2
ĐỀ BÀI.............................................................................................................................................................3
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học?............................3
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện các yêu cầu:.....3
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm)...............................................3
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm)....................................................................3
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã chọn (2 điểm)...........3
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo chuẩn MLA (2 điểm).
...................................................................................................................................................................3
BÀI LÀM.........................................................................................................................................................4
Câu 1: Tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học......................................................................................4
Câu 2: Tên đề tài nghiên cứu....................................................................................................................5
Mục đích nghiên cứu............................................................................................................................5
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................................5


Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.........................................................................6
References........................................................................................................................................................9

Ảnh thẻ và chữ kí

2


ĐỀ BÀI
Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học?
Câu 2 (7 điểm). Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực
hiện các yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm).
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài đã chọn (2
điểm).

d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn MLA (2 điểm).

3


BÀI LÀM
Câu 1: Tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học.
Đây là một quá trình được trau dồi thông qua những lý thuyết khoa học, các khái niệm và
mối quan hệ giữa các khái niệm đó. Đó cịn là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa
biết, hoặc là sự phát hiện ra bản chất của sự vật, tạo ra tri thức mới giúp con người nhận
thức thế giới; và sáng tạo ra những phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới nhằm làm

biến đổi sự vật, phục vụ mục tiêu hoạt động của con người. Mục đích của nghiên cứu
khoa học là nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức thế giới và cải biến thế giới.
Đặc trưng của nghiên cứu khoa học là tìm hiểu, phát hiện, khám phá những thuộc
tính mới của sự vật, hiện tượng. Điều này đòi hỏi nghiên cứu khoa học cần luôn sáng tạo
trong cách tiếp cận và cách thực hiện nghiên cứu khoa học. Nhưng trong cái mới của
nghiên cứu khoa học lpn đi kèm với tính kế thừa những tri thức đã được tích lũy trước
đó, đồng thời bắt nguồn từ những đòi hỏi cơ bản, cấp thiết của thực tiễn. Kết quả là cùng
thời gian, tri thức nhóm thứ nhất ln được củng cố, ngày càng hồn thiện hơn, tri thức
nhóm hai và nhóm ba sẽ được đổi mới, hồn thiện và có thể thay đổi bằng tri thức hồn
tồn mới. Vậy có thể thấy rằng, nghiên cứu khoa học có đặc điểm rõ rang nhất là những
thông tin được kế thừa từ các nghiên cứu đi trước
Trong quá trình phát triển, kế thừa là mối quan hệ tất yếu giữa cũ và mới. Đây là
quy luật cơ bản của quá trình phát triển của tự nhiên. Nó tiếp thu và duy trì những truyền
thống của thế hệ trước. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn q trình thừa kế có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, giúp chúng ta có thể phân tích những quy luật phát triển, phát huy những
thành tựu trong quá khứ.
Có thể thấy rằng hoạt động nghiên cứu không phải của một cá nhân, mà phải có sự
tiếp nối liên tục từ thành quả của nhiều thế hệ. Hiện nay, khơng có một nghiên cứu khoa
học nào được bắt đầu hoàn toàn từ cái mới, khơng có kiến thức cũng như lý thuyết. Mỗi
nghiên cứu đều phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau và có
sự tham gia của những lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học đó.
Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khoa học vì hầu hết các
phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt từ trước đó. Mỗi
nghiên cứu cần phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác
nhau.
4


Ví dụ, trong những năm qua, Viện Y học cổ truyền Quân đội đã thừa kế nhiều bài
thuốc, kinh nghiệm, kỹ thuật điều trị của các thầy thuốc, chuyên gia đầu ngành giàu kinh

nghiệm trong và ngoài quân đội; đã cử nhiều đoàn cán bộ tới các địa phương để tìm hiểu,
thừa kế những kinh nghiệm điều trị, bài thuốc của các dân tộc.
Bằng những phương pháp khách quan, phương tiện hiện đại, Viện đã nghiên cứu
chứng minh những giá trị thực tiễn và khoa học của những kinh nghiệm điều trị và những
bài thuốc đã được thừa kế, nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ bộ đội và nhân
dân.

Câu 2: Tên đề tài nghiên cứu
“Thái độ của giáo viên tiểu học trên địa bàn Hà Nội về việc giảng dạy từ xa theo hình
thức trực tuyến trong đại dịch Covid 19”
Mục đích nghiên cứu
Do ảnh hưởng của đại dịch đến toàn thế giới, việc bắt buộc phải chuyển đổi từ
giảng dạy trực tiếp sang giảng dạy từ xa chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục tiểu
học. Do đó, nghiên cứu này nhằm chỉ ra thực trạng trong việc giảng dạy từ xa do ảnh
hưởng của đại dịch Covid – 19 với các giáo viên.
Nêu ra thực trạng của việc dạy học từ xa, những hạn chế, bất cập trong việc giảng
dạy từ những ý kiến của giáo viên đang đứng lớp.
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm các hạn chế trong việc giảng dạy từ xa cho
giáo viên.
Phương pháp nghiên cứu
1.

Nhóm phương pháp nghiên cứu bằng phiếu hỏi
Dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến nhằm khảo sát thái độ của giáo viên tiểu học

về việc giảng dạy trực tuyến. Đồng thời đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo
đáp ứng yêu cầu dạy học thích hợp
2.

Nhóm phương pháp nghiên cứu phỏng vấn


5


Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm lấy ý kiến đánh giá chuyên sâu của một số
giáo viên về việc giảng dạy từ xa trong khối Tiểu học, đặc biệt là những giáo viên tại địa
bàn Hà Nội
3.

Nhóm phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu, điều tra kết quả, phân tích vấn đề và

đánh giá độ tin cậy của số liệu điều tra
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Sau thơng báo của Tổ chức Y Tế Thế giới chính thức cơng nhận Covid – 19 là đại
dịch trên toàn cầu vào ngày 11/3/2020[CITATION Jam \l 1033 ], chính phủ phải đưa ra
những quyết định nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn này mà ít để lại những ảnh hưởng
tiêu cực nhất. Ngành giáo dục cũng phải đưa ra những phương án để đối phó với tình
hình căng thẳng của dịch bệnh. Rất nhiều nước đã chọn phương án đóng cửa tạm thời
trường học. Theo dữ liệu vào ngày 2/4/2020 do UNESCO công bố, 1,5 tỷ học sinh, sinh
viên (chiếm đến 85% trên tổng số học sinh) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 trên 172
nước trên toàn thế giới. Để tiếp tục hoạt động dạy và học thì giáo dục từ xa là một
phương án thay thế cho việc dạy học trực tiếp trên nhà trường.
Tại Hà Nội, các hoạt động giảng dạy trực tiếp đã bị ngưng từ sau dịp nghỉ lễ 30/4 –
1/5. Tuy việc giáo dục từ xa bằng hình thức online đã phổ biến trên thế giới nhưng việc
sử dụng hình thức giáo dục này tại Việt Nam vẫn còn lạ với nhiều người.
Giáo dục từ xa được định nghĩa “hình thức dạy và học xảy ra khi việc giảng dạy
không thực hiện cùng nơi với việc học, yêu cầu sự giao tiếp qua thiết bị công nghệ hoặc
qua tổ chức giáo dục đặc biệt” [CITATION Mic12 \l 1033 ]. Giáo dục từ xa cũng có thể
định nghĩa là “Giáo dục chính quy dựa trên cơ sở, nơi các nhóm học tập tách biệt và sử

dụng hệ thống viễn thông để tương tác, kết nối người học, tài liệu học tập và giảng viên”
[ CITATION Lee09 \l 1033 ]. Tuy còn nhiều các để định nghĩa giáo dục từ xa nhưng các
định nghĩa đều có những đặc điểm sau: Giáo viên và học sinh không ở gần nhau về
khoảng cách địa lý; các phương tiện truyền thông như tivi, điện thoại hay Internet được
sử dụng như phương thức liên lạc giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên,

6


nhưng không hẳn bị giới hạn là những phương tiện điện tử; những tài liệu hỗ trợ cho việc
giảng dạy, cung cấp kiến thức nên dễ dàng truy cập mọi lúc, mọi nơi.
Do ảnh hưởng của đại dịch đến toàn thế giới, việc chuyển đổi đột ngột sang giáo
dục từ xa chắn chắn khiến phương pháp giáo dục tại các trường tiểu học bị ảnh hưởng
tiêu cực. Xét theo giai đoạn phát triển của học sinh tiểu học, các em đang trong giai đoạn
hoạt động nhiều, cần sự chỉ dẫn cụ thể của giáo viên trong hoạt động tiếp thu kiến thức.
Vì vậy,vấn đề lớn nhất được đặt ra là giáo dục từ xa theo hình thức trực tuyến có thể
không phù hợp với giai đoạn phát triển của học sinh tiểu học. Do đó, giáo viên mà khơng
có kinh nghiệm trong việc giáo dục từ xa hình thức trực tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn
trong khoảng thời gian này. Tại Thụy Điển, một cuộc nghiên cứu được thực hiện trên học
sinh tiểu học và trung học cơ sở kết quả học tập mơn tốn và ngoại ngữ sau 8 tuần đào
tạo từ xa trong thời kỳ đại dịch cho thấy rằng học sinh trung học không bị ảnh hưởng xấu
bởi giáo dục từ xa, trong khi kết quả học tập của học sinh tiểu học đã giảm một nửa
[CITATION Mar20 \l 1033 ]. Đối với giáo dục tiểu học, việc triển khai dạy học trực
tuyến, qua truyền hình là giải pháp hữu hiệu của các nhà trường nhằm giúp học sinh
khơng qn kiến thức, duy trì nền nếp học tập. Để triển khai tổ chức dạy học trên truyền
hình hiệu quả, phù hợp với đặc trưng cấp tiểu học [CITATION Hoa21 \l 1033 ]
Dù có rất ít các cuộc nghiên cứu tác động của giáo dục từ xa đến các trường tiểu
học [CITATION Hil18 \l 1033 ], có rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện để nhận biết được
tác động của giáo dục từ xa trong đại dịch. Một số nghiên cứu cho thấy những suy nghĩ
của giáo viên tiểu học, học sinh tiểu học và phụ huynh về giáo dục từ xa trong đại dịch,

sự hài long của giáo viên tiểu học với việc giáo dục từ xa [ CITATION Ber20 \l 1033 ], ý
kiến của phụ huỳnh và trải nghiệm của học sinh [ CITATION Mus20 \l 1033 ]. Mặc dù có
một số nghiên cứu về thái độ của giáo viên về giáo dục từ xa [ CITATION Sán21 \l
1033 ] trong các chủ đề cụ thể khác nhau, các nghiên cứu liên quan vẫn còn hạn chế để
tập trung đặc biệt vào thái độ của giáo viên nhà trường với việc giáo dục từ xa.
Ngoài khoảng cách địa lý, có ba rào cản với giáo dục từ xa theo hình thức trực
tuyến [ CITATION Pan07 \l 1033 ] được biết đến rộng rãi như: rào cản cá nhân (thiếu kỹ
năng, kiến thức), các rào cản cơ bản (không sẵn sàng sử dụng công nghê, lo lắng về vấn
đề giao tiếp với học sinh) và rào cản về tổ chức ( không đủ thiết bị, phần mềm, hỗ trợ kỹ
7


thuật). Trong phạm vi này, nghiên cứu thái độ của giáo viên tiểu học đối với giáo dục từ
xa trong đại dịch là rất quan trọng đối với việc giáo dục từ xa có thành cơng hay khơng.
Do đó, nghiên cứu này nhằm xác địch thái độ của giáo viên tiểu học với giáo dục từ xa
bắt buộc trong đại dịch và cố gắng trả lời các câu hỏi:
-

Thái độ của giáo viên tiểu học đối với giáo dục từ xa bắt buộc trong thời kỳ

đại dịch như nào?
-

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào về thái độ của giáo viên tiểu học

không hướng tới giáo dục từ xa bắt buộc trong thời kỳ đại dịch về giới tính?
-

Có bất kỳ sự khác biệt trung bình có ý nghĩa thống kê nào trong thái độ của


đội ngũ giáo viên tiểu học về việc giáo dục từ xa bắt buộc về mặt kinh nghiệm giảng dạy?

8


References
Sánchez Amate, J.J.; Luque de la Rosa, A; ; Gutiérrez Cáceres, R.;Vargas Serrano, A. "The Effects of
COVID-19 in the Learning Process of Primary." Education Sciences (2021).
EROL, Mustafa and Ahmet EROL. "KORONAVİRÜS PANDEMİSİ SÜRECİNDE EBEVEYNLERİ GÖZÜNDEN
İLKOKUL ÖĞRENCİLERİ." Milli Eğitim Dergisi (2020): 529-551.
Hilli, Charlotta. "Distance teaching in small rural primary schools: a participatory action research
project." (2018): 38-52.
Korucuk, Berna. "A Study on The Rating of Distance Education Satisfaction Factors from Classroom
Teachers: An." Instructional Technology and Lifelong Learning (2020): 189-202.
Lee Ayers Schlosser, Michael Simonson. Distance Education: Definition and Glossary of Terms Third
Edition 3rd Edition. Information Age Publishing, 2009.
Martin J. Tomasik, Laura Alexandra Helbling, Urs Moser. "Educational Gains of In-Person vs. Distance
Learning in Primary and Secondary Schools: A Natural Experiment During the COVID-19 Pandemic
School Closures in Switzerland." International Journal of Psychology (2020).
Michael G. Moore, Greg Kearsley. Distance education: a system view of online learning (3rd ed.).
Wadsworth , 2012.
WHO. Who. 11 3 2020. < />
9



×