HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA TÀI CHÍNH- KẾ TỐN
-------------------------------
BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN MƠN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
Giảng viên: Đinh Thị Hương
Họ và tên: Nguyễn Thúy Quỳnh
Mã sinh viên: B18DCKT149
Lớp: D18CQKT01-B
Nhóm: 03
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động then chốt hàng đầu trong
những ngành khoa học. Kết quả từ NCKH là những phát hiện mới về kiến thức,
về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương
pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao. Thực tế cho thấy, sinh viên khi
bắt đầu làm luận văn tốt nghiệp và ngay cả những người mới ra trường làm việc
trong các cơ quan nghiên cứu địi hỏi phải có kiến thức và có phương pháp
NCKH. Vì vậy, mơn học phương pháp NCKH học là nền tảng để trang bị cho
các sinh viên tiếp cận NCKH.
“ Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên
bộ môn Phương pháp nghiên cứu luận khoa học – Cơ Đinh Thị Hương đã giảng
dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận
này. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cơ để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe,
thành cơng và hạnh phúc.”
Đề 1
Câu 1: Anh(chị) hiểu thế nào về tính mới trong nghiên cứu khoa học?
Trong quá trình nghiên cứu khoa học, bước đầu tiên và có thể nói là nền móng
cho cả qua trình nghiên cứu đó là bước chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên
cứu có thể đến từ nhiều nguồn như đời sống thường nhật, bài giảng của giảng
viên, bài báo khoa học,… và đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu cũng như khả năng
của người viết. Tuy nhiên, những yếu tố trên là chưa đủ. Trong q trình nghiên
cứu, có nhiều nhóm nghiên cứu khoa học càng đi sâu càng gặp khó khăn, hoặc
là có thể hồn thành đề tài nhưng điểm lại khơng cao, một trong những nguyên
nhân chính là do bước chọn đề tài chưa tốt. Để chọn được một đề tài tốt và thể
hiện được cái mới của đề tài mình đã chọn người nghiên cứu cần chú ý vào tính
mới và độc đáo.
Tính mới của một đề tài nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có
thể liệt kê ra như sau:
-
-
-
Đề tài hoàn toàn mới: Đề tài hoàn toàn mới (trong một phạm vi lãnh thổ
nhất định) là những đề tài chưa hoặc được rất ít người nghiên cứu đến.
Những đề tài này thường được đánh giá cao vì kết quả của đề tài mang lại
giá trị cao hơn so với một đề tài nghiên cứu lại đề tài cũ.
Đề tài sử dụng cách tiếp cận mới: Nói vậy tức là đề tài đã được nghiên
cứu trước đây, nhưng nay được nghiên cứu lại với cách tiếp cận mới, đó
có thể là cơ sở lí thuyết mới, phương pháp mới hoặc sử dụng công cụ, kĩ
thuật nghiên cứu mới
Đề tài sử dụng số liệu mới: Việc sử dụng số liệu mới sẽ giúp kết quả của
đề tài có tính cập nhật và khả năng áp dụng vào thực tiễn cao hơn.
Khám phá ra điều mới: Tức là sau quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu
phát hiện ra điều mà chưa nghiên cứu nào đã phát hiện ra trước đây, dựa
trên cơ sở lí luận đúng đắn. Như vậy đề tài có thể đưa ra một hướng đi
mới mà các đề tài tương tự trước đó chưa thực hiện được
Câu 2: Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện
các yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên (1 điểm).
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu (2 điểm).
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài
đã chọn (2 điểm).
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo
theo chuẩn APA (2 điểm).
Bài làm
a, Tên đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu về ý thức, thái độ học tập của sinh viên
Học viện cơng nghệ bưu chính viễn thơng trong đại dịch covid”
b, *Mục tiêu nghiên cứu
- Đề tài nhằm xác định thực trạng thái độ học tập của sinh viên và nguyên
nhân của thực trạng đó, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và khuyến
nghị
góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.
- Đối tượng nghiên cứu : sinh viên Học viện cơng nghệ bưu chính viễn
thơng
* Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm
xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, định hướng cho việc nghiên cứu thực
tiễn.
- Dựa trên những nghiên trước đó để hồn thiện thiện đề tài nghiên cứu
- Chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu và phân tích những tài liệu lý luận có liên
quan đến vấn đề thái độ. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài,
cụ thể là làm rõ nội hàm khái niệm thái độ, cấu trúc,đặc điểm cũng như
mối quan hệ giữa khái niệm thái độ với các hiện tượng tâm lý, xây dựng
khái niệm thái độ học tập của sinh viên và xác định tiêu chí để đánh giá
thái độ học tập của sinh viên.
c, * Khái quát tình hình nghiên cứu trong nước
Khi nghiên cứu thành tựu của tâm lý học thế giới và thực tiễn tâm lý học nước
nhà, các nhà tâm lý học Việt Nam đã quan tâm tìm hiểu về thái độ học tập của
người học nhằm đạt dược mục tiêu của công tác giáo dục.
Để đánh giá thực trạng thái độ học tập của học sinh, GS.Hoàng Đức Nhuận và
PGS. Lê Đức Phúc đã nêu ra những chỉ số như:chú ý, hăng hái tham gia vào
mọi hình thức của hoạt động học tập, hồn thành mọi nhiệm vụ được giao, học
thêm và làm các bài tập, vận dụng hoặc chuyển tải những gì đã học vào thực
tế,hình thành và phát triển các quan hệ thầy-trị, quan hệ tình bạn nhằm giúp bản
thân học tập tốt hơn, nâng cao chất lượng và kết quả học tập.
Theo tác giả Đào Lan Hương: Thái độ học tập là một bộ phận cấu thành
đồng thời là một thuộc tính cơ bản toàn vẹn của ý thức học tập của chủ thể, là
yếu tố quy định tính tự giác, tích cực học tập và thể hiện bằng những cảm xúc,
hành động tương ứng (Hương, 1998)
Thái độ học tập còn được coi là một trong những biểu hiện của động cơ học tập
(Hạc, 1988)
Theo tác giả Dương Như Xuyên, thái độ học tập là một trong những cơ sở tâm
lý quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân của sinh
viên ĐHSP (Xuyên)
Nhìn chung, những đề tài về thái độ học tập thì có số lượng khá lớn.Nhưng với
những đề tài về thái độ học tập nêu trên đã đạt được những kết quả nhất định
trong việc chỉ ra thực trạng thái độ học tập nói chung và thái độ học tập đối với
một số môn học của một số nhóm khách thể .
Từ đó có thể thấy được thái độ học tập của sinh viên là yếu tố tạo ra tính tích
cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên, là trạng thía tâm lí chủ
quan, sẵn sàng học tập và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình
huống nảy sinh trong xã hội, thái độ học tập của sinh viên được biểu hiện thơng
qua nhận thức, xúc cảm tình cảm và hành vi học tập của sinh viên.
Học tập được coi là một q trình nhận thức đặc biệt trong đó sinh viên đóng
vai trị chủ thể của hoạt động này.Thái độ học tập có vai trị quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên.Sinh viên chỉ có thể hiểu sâu sắc
tài liệu học tập và biến nó thành giá trị riêng nếu họ kiên trì và nỗ lực họạt động
trí tuệ để tự khám phá, phát hiện ra tri thức.Hoạt động học tập của sinh viên địi
hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao vì thế thái độ có ý thức của
sinh viên đối với học tập là rất quan trọng và cần được phát triển nhanh chóng.
Thái độ học tập của sinh viên đối với các mơn học trở nên có lựa chọn ở sinh
viên đã hình thành những hững thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề
nghiệp.Khi đã bước chân vào giảng đường ĐH-CĐ chính là lúc mà sinh viên đã
xác định cho mình một hứng thú ổn định với một lĩnh vực tri thức nhất định.
Hứng thú nhận thức của sinh viên mang tính rộng rãi, sâu và bền vững.
Thái độ học tập của sinh viên được thúc đẩy bởi nhiều động cơ có cấu trúc khác
nhau nhất là đông cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân
và khả năng tiếp thu môn học ở sinh viên), động cơ nhận thức sau đó là ý nghĩa
xã hội của mơn học, rồi mới đến động cơ cụ thể khác.Nhưng ở khơng ít sinh
viên thái độ học tập mang tính nhược điểm. Một mặt sinh viên rất tích cực và
tập trung học một số môn mà họ cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn,
mặt khác họ lại sao nhãng các môn học khác hoặc học chỉ để cho qua mà không
phải thi lại.
Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá
trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của sinh viên trong hoạt
động học tập.
Thái độ học tập của sinh viên phụ thuộc rất lớn vào chính bản thân mỗi
sinh viên. Bởi vậy, để đào tạo những sinh viên có ý thức và xây dựng thói quen
tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy
tính tích cực chủ động, sáng tạo biến quá trình đào tạo thành q trình tự đào
tạo, địi hỏi người giảng viên đại học phải hiểu rõ thái độ học tập là gì? Bản chất
của nó ra sao? Từ đó mà có biện pháp giáo dục phù hợp.
Thực trạng học tập hiện nay của sinh viên có thể được kể đến như sau: Theo số
liệu khảo sát của báo Tuổi trẻ thì chỉ 30% trong số những sinh viên được hỏi có
thái độ tích cực trong học tập, trong khi có đến 60% chọn giải pháp học đối phó.
Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để
giành được một chiếc ghế lên giảng đường Đại học thì khơng ít Sinh viên đã vội
vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi
cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ khơng ngừng
học hỏi, nâng cao trình độ chun môn cho bản thân. Sinh viên năm thứ nhất
thường chịu ảnh hưởng nhiều từ “sự hướng dẫn” của các anh chị đi trước. Các
bạn đang cực kỳ thỏa mãn với chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu
đối thủ mới nghiễm nhiên trở thành sinh viên Đại học, thỏa mãn mong ước của
bố mẹ, thầy cô, bè bạn. Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bản thân
mình lắm. Rồi các bạn dần cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý.
Đúng quá! Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố
gắng, năm tư chuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giai đoạn I mà thơi vội gì.
“Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, thức
khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp khối kiến thức mà cả học kỳ
không thèm để mắt tới. Cứ chọn đại một “tủ” may mắn thì trúng, cịn khơng
thì... thi lại. Thi lại mà rớt thì ... học lại.... Những bạn này thường đến lớp thi
bằng khuôn mặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉ có... trời mới
biết. May mắn thì qua, coi như thốt hiểm, cịn khơng lại lục đục mượn vở bạn
bè ơn luyện, lại thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, cịn nếu khơng,
chuyện nhỏ, học lại với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu sinh viên được
“tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng khơng
biết gì? " Đây cũng là hiện trạng “học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy
kiến thức” - tấm bằng cử nhân của chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy
chứng nhận “năng lực ảo" là công lao của những đêm thức trắng ôm tập “tụng”
một cách vội vã gấp gáp để rồi quên ngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc.
Làm thêm, dạy kèm, bán hàng , tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc khơng
theo nổi chương trình học ĐH là những lý do sinh viên bị buộc thơi học. Tuy
nhiên đó khơng phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm
nhưng kết quả học tập vẫn đạt điểm cao. sinh viên khơng chịu tìm tịi sách, tài
liệu phục vụ cho chun mơn của mình, mặc dù trong phương pháp giảng dạy
ĐH nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư liệu, liệu, đầu sách
cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo.
Trong khi đó, ở Việt Nam, thầy giáo phải nhắc đi nhắc lại cho sinh viên
từng ý bài học cho sinh viên vì sợ họ qn. Có những sinh viên khơng chịu đọc
giáo trình trước khi đến lớp khiến thầy phải ghi chú gạch từng ý trong trang
giáo trình cho sinh viên. Thầy phải “cầm tay chỉ việc” cho từng sinh viên...
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập ĐH hiện nay đã nặng nề,
thì cơng cụ để truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lịng. Nhân
viên quản lý thư viện cho biết, một ngày bình qn chỉ có khoảng chục em đến
đây ngồi học, tìm tịi tư liệu. Có điều một số sinh viên đến mượn hai ba cuốn
sách rồi đánh bài “chuồn” luôn, hết học kỳ mà vẫn không thấy bóng dáng các
bạn đến thư viện để trả sách lại. (Phú, 2010)
*Khái qt tình hình nghiên cứu ngồi nước (Nghiên cứu về thái độ học tập,
2005)
Theo tác giả A.A.Xmirmov đã căn cứ vào đối tượng của thái độ mà phân chia
chúng thành các nhóm sau : Thái độ đối với xã hội, tập thể và mọi người; thái
độ lao động ( làm việc )và thái độ đối với bản thân.Theo cách phân loại này, thái
độ học tập thuộc loại thái độ làm việc hay thái độ lao động ở đây là lao động
học tập, một hoạt động chủ yếu của học sinh, sinh viên . G.Witzlack cũng khẳng
định về cơ bản thái độ học tập và thái độ làm việc thống nhất với nhau.
Tác giả N.P.Levitop cho rằng : thái độ học tập tích cực của học sinh, sinh viên
biểu hiện ở chỗ học sinh, sinh viên chú ý, hứng thú và sẵn sàng gắng sức vượt
khó khăn.Tác giả đã phân tích tỉ mỉ những mặt biểu hiện này trên hành vi học
tập của sinh viên trong giờ học trên lớp cũng như tự học.
G.Witzlack đã phân tích thai sđộ học tập trong các hình thức học tập khác nhau
( thái độ học tập trên lớp, thái độ tự học trong giờ tự học ).Trong các hình thức
học tập ấy, tác giả đưa ra những điểm tựa cho sự đánh giá thái độ học tập như :
sự nỗ lực nhận thức, sự sẵn sàng hết mình thực hiện những nhiệm vụ học tập,
đặt ra những yêu cầu cao về thành tích học tập
của bản thân, phản ứng với những thể nghiệm thành cơng hay thất bại trong học
tập, có tinh thần vận dụng kiến thức .Tác giả cũng đưa ra quan niệm riêng, hợp
lí về các nét biểu hiện cụ thể của từng điểm nói trên.
Đây là những nội dung chung nhất của thái độ học tập tích cực, bao quát được
tương đối đầy đủ mọi mặt biểu hiện của thái độ học tập.Trên cơ sở những nội
dung cơ bản này, tùy từng cấp học, mơn học, hồn cảnh cụ thể của hoạt động
học tập có thể vạch ra những nét biểu hiện cụ thể, tích cực cho từng nội dung
tiêu chuẩn đánh giá thái độ học tập sao cho phù hợp.
Trong tâm lý học dạy học ở Liên Xô cũ, thái độ học tập không được nghiên cứu
riêng rẽ mà lồng vào trong nghiên cứu động cơ, hứng thú học tập.Các tác giả
tiêu biểu đã có cơng trình nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh-sinh viên
như: I.L.Bogiovic(1951),A.K.Marcova (1983), Machikhina,A.I.Kovaliov(1987).
Theo tác giả G.Witzlack,về cơ bản thái độ học tập và thái độ làm việc thống
nhất với nhau. Ông cũng phân tích thái độ học tập trong các hình thức học tập
khác nhau như thái độ học tập trên lớp, thái độ tự học Trong các hình thức học
tập ấy tác giả lại đưa ra những điểm tựacho sự đánh giá thái độ học tập như:sự
nỗ lực nhận thức, sự sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ học tập, tự đặt ra
những yêu cầu cao về thành tích học tập của bản thân, sự phản ứng với những
thể nghiệm thành công hay thất bại trong học tập, tinh thần vận dụng kiến thức.
N.P.Lêvitốp cho rằng thái độ học tập tích cực của người học thể hiện ở chỗ:
người học chú ý, hứng thú va sẵn sàng gắng sức vượt khó khăn .Tác giả đã phân
tích tỉ mỉ những mặt biểu hiện này trên hành vi học tập của sinh viên trong giờ
học trên lớp cũng như tự học.Những nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với
những nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên.
Tác giả S.Frans đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá về thái độ học tập và đã được
thừa nhận có thể sử dụng rộng rãi.Theo tác giả này, những nội dung chung nhất
về thái độ học tập tích cực đồng thời cũng bao quát được tương đối đầy đủ mọi
mặt thể hiện của thái độ học tập bao gồm 10 mặt biểu hiện như sau:
+Trên lớp chú ý nghe giảng.
+Học bài và làm bài đầy đủ.
+Cố gắng vươn lên trong học tập.
+Không vội vàng phản ứng nếu có chỗ nào chưa hiểu hoặc khơng nhất trí
với bài giảng.
+Đảm bảo kỉ luật học tập để học tốt.
+Cố gắng đạt thành tích học tập tốt và nâng cao thành tích học tập của
mình một cách trung thực.
+Thích độc lập tự thực hiện nhiệm vụ.
+Hăng hái nhiệt tình trong giờ chữa bài tập và gời thảo luận.
+Hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nghiêm túc.
+Giữ gìn tài liệu một cách cẩn thận.
Nhìn chung,các nghiên cứu về thái độ học tập của các tác giả nước ngoài đã đạt
được những thành quả nhất định và đã được công nhận rộng rãi, là cơ sở cho
các tác giả Việt Nam tham khảo khi nghiên cứu về lĩnh vực này.
Dang mục tài liệu tham khảo
Hạc, P. M. (1988). giáo trình dùng cho các trường ĐHSP. Hà Nội: NXB Giáo dục Hà Nội.
Hương, Đ. L. (1998). Tự đánh giá thái độ học tập mơn Tốn của sinh viên. Tạp chí nghiên cứu giáo
dục, 3.
Nghiên cứu về thái độ học tập. (2005, 07 17). Retrieved from Tâm lý học và bạn:
/>Phú, L. X. (2010, 03 17). Thực trạng học tập của sinh viên hiện nay. Retrieved from
/>Xuyên, D. N. (n.d.). một vài cơ sở tâm lý của việc đào tạo tay nghề sư phạm trong quy trình đào tạo
mới. kỉ yếu hội thảo khoa học nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập khoa tâm lý.