Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học (38)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.86 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhóm mơn học: Nhóm 3 (D18Mar)

ĐỀ 2
Giảng viên phụ trách: TS. Đinh Thị Hương
Sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Huyền
Mã SV: D18DCMR084

Hà Nội, 2021


Câu 1. Anh (chị) hiểu thế nào về tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học?
Tính kế thừa là 1 trong 7 đặc điểm chính của nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu
nào cũng có sự kế thừa. Nó thể hiện sự khoa học của nghiên cứu và đạo đức nghiên
cứu, được biểu hiện ở việc phải có khái quát các nghiên cứu liên quan đã có. Có danh
mục tài liệu tham khảo, có luận cứ, trích dẫn cụ thể… Kế thừa khoa học cũng là cách
để tri ân người đi trước và cũng là cách lưu trữ tri thức để truyền lại thế hệ sau.
Bằng sự tích lũy kinh nghiệm, con người nghiên cứu tổng kết hình thành những
phương pháp, tổ chức nghiên cứu và từ việc kế thừa kết quả nghiên cứu ban đầu để
mở rộng phát triển nghiên cứu, hình thành các bộ mơn nghiên cứu khác nhau. Do sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngày nay, khơng cịn một cơng trình
nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống rỗng về kiến thức. Thực tế, mỗi cơng trình nghiên
cứu đều kế thừa kết quả khơng chỉ chính ngành khoa học đó mà cịn của nhiều ngành
khoa học khác nhau. Thậm chí hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới, bộ môn khoa
học mới xuất hiện đều là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ mơn khoa học.


Tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học cịn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt
phương pháp nghiên cứu. Đặc điểm này nhắc nhở người nghiên cứu không quá cứng
nhắc, tự mãn với những vấn đề lý luận hay phương pháp luận của mình mà từ chối
cập nhật tham khảo các lý luận và phương pháp luận của các nhà nghiên cứu hay
ngành khoa học khác. Ngược lại, người nghiên cứu không áp đặt những lý luận và
phương pháp luận của mình cho người khác, cho ngành khoa học khác, mà ln tìm
cách kế thừa những phương pháp nghiên cứu. những thành quả mà nghiên cứu khoa
học đã tạo ra để phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của mình đi đúng hướng và
có hiệu quả.

2


Câu 2. Từ chủ đề về giáo dục trong đại dịch Covid, anh (chị) hãy thực hiện các
yêu cầu:
a, Đặt tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chủ để trên.
b, Chỉ ra mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
c, Trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về đề tài đã
chọn.
d, Sử dụng thẻ References trong Word để lập danh mục tài liệu tham khảo theo
chuẩn MLA.
a, Tên đề tài: Tác động của đại dịch Covid đối với việc học tập của sinh viên trên dịa
bàn Hà Nội
b, Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xác định và phân tích tác động của đại dịch Covid đối với việc học tập của sinh
viên đại học trên địa bàn Hà Nội
- Xác định có hay khơng mối quan hệ nào giữa việc dạy và học và tác dộng của
đại dịch Covid đối với việc học tập của sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội
- Làm cơ sở để Nhà nước, Ban lãnh đạo các trường đại học xem xét và đua ra các
giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực của và phát huy tác động

tích cực của đại dịch Covid để cải thiện kết quả học tập của sinh viên.
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: phương pháp
nghiên cứu tại bàn, phương pháp điều tra thông qua phỏng vấn, khảo sát, phương
pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó:
- Phương pháp điều tra tại bàn để đọc tài liệu và tìm hiểu sâu hơn về những vấn
đề có liên quan tới đề tài nghiên cứu và làm cơ sở lý luận cho đề tài. Phương
pháp điều tra để tìm hiểu và thu thập thơng tin thực tế về thực trạng của sinh
viên. Hai phương pháp này đều dùng để thu thập dữ liệu và thông tin cho đề tài.

3


- Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dùng để xử lí thơng tin đã thu
thập được qua hai phương pháp trên.
c, Khái quát tình hình nghiên cứu
Đại dịch Covid đã và đang là một vấn đề nghiêm trọng tồn cầu và ảnh hưởng
đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống con người bao gồm kinh doanh, nghiên cứu, y
tế, thể giao, giải trí… Hơn tất cả, sự lan rộng và khó kiểm sốt của nó đã gây ra nhiều
thách thức cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Để đối phó với tình hình dịch
bệnh ngày càng phức tạp, hầu hết các trường đại học đều đã tạm đóng cửa và chuyển
đổi cách dạy và học sang trực tuyến qua một số ứng dụng, nền tảng như Zoom, Trans,
Google Meet… khiến học sinh và sinh viên phải làm quen với phương pháp học tập
hoàn tồn mới.
Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu, bài khảo sát được thực hiện để tìm hiểu sự tác
động của covid đến giáo dục nói chung và việc học tập của sinh viên nói riêng. Một
số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc giảng dạy trực tuyến có ít ý nghĩa đối với việc học tập
của sinh viên, trải nghiệm học tập trực tuyến khơng đủ hấp dẫn vì vì thiếu sự trải
nghiệm thực tế[ CITATION NTT20 \l 1033 ]. Gonzalez và cộng sự, đã thực hiện một
nghiên cứu định lượng và so sánh kết quả kiểm tra của sinh viên vào các năm 2017,
2018 và 2020. Họ phát hiện ra rằng thành tích của sinh viên trong năm 2017 và 2018

tốt hơn nhiều so với năm 2020[ CITATION TGo20 \l 1033 ]. Có báo cáo chỉ ra rằng
sinh viên bị căng thẳng trong đại dịch Covid ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập
của họ.[ CITATION TDa20 \l 1033 ]
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu ĐHQG tp, HCM sinh
viên phải chịu áp lực về vấn đề áp lực học tập trực tuyến do trang thiết bị và căng
thẳng liên quan đến đại dịch, cả vì sự mất đi nề nếp của trường học cùng những khoản
hỗ trợ chính thức hoặc khơng chính thức, cũng như đặc biệt lo lắng về sự an toàn khi
phải sống trong mơi trường, hồn cảnh khó khăn hoặc nguy hiểm. Ngồi ra, cịn có áp
lực về nỗi lo lắng khả năng đóng học phí, có mâu thuẫn với gia đình trong vấn đề thấu
hiểu hay làm việc quá sức.[CITATION TPH21 \l 1033 ]
Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cũng chưa chỉ rõ và nêu ra các giải pháp đã
thực hiện và kết quả của chúng cũng như tính khả thi của các biện pháp đề ra. Hơn
4


nữa, tác động của covid đối với việc học tập của sinh viên ở mỗi nước, mỗi khu vực
khác nhau là khác nha, biện pháp khắc phục cũng có thể khác nhau dựa trên điều kiện,
văn hóa... Tại Việt Nam, hiện nay cũng chưa có một nghiên cứu chính thức nào nhìn
nhận và phân tích về vấn đề này một cách rõ ràng, cụ thể. Các nghiên cứu trước đây
mới chỉ chỉ ra một số khía cạnh cụ thể, chưa bao quát. Một số bài báo, tạp chí mới chỉ
đưa ra những ý kiến dựa trên góc nhìn chủ quan, chưa có nghiên cứu, minh chứng cụ
thể nên thiếu tin cậy. Vì vậy, rất khó để có thể nhìn nhận vấn đề một cách khách quan
và đúng đắn để từ đó có thể tìm được các giải pháp để cải thiện tình hình cũng như
khắc phục những khó khăn của sinh viên. Do dó, nghiên cứu này được thực hiện
nhằm cố gắng lấp đầy những khoảng trống đó.
d, Danh mục tài liệu tham khảo

N.T.T. Thai, B. De Wever, M. Valcke. "Face-to-face, blended, flipped, or online
learning environment? Impact on learning performance and student
cognitions." J. Comput. Assist. Learn (2020): 397.

T. Gonzalez, M.A. De La Rubia, K.P. Hincz, M. Comas-Lopez, L. Subirats, S. Fort,
G.M. Sacha. "Influence of COVID-19 confinement on students’ performance in
higher education." PLoS One (2020).
T. Day, I.C.C. Chang, C.K.L. Chung, W.E. Doolittle, J. Housel, P.N. McDaniel. "The
immediate impact of COVID-19 on postsecondary teaching and learning." The
Professional Geographer (2020): 1-13.
ĐHQG tp.HCM. Nghiên cứu: Sự tác động của Covid-19 đến sức khoẻ tâm thần của
sinh viên ĐHQG HCM. n.d. 10 12 2021.

5


6



×