Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhóm 10 KNTLVB hoàng thị phương B19DCMR142

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.21 KB, 7 trang )

Họ và tên: Hồng Thị Phương
Mã sinh viên: B19DCMR142
Nhóm mơn học: Nhóm 10

0


Đề 4
Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Bài làm
Tính liên kết là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của văn học, làm cho văn
bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Đó là sự gắn bó giữa các câu trong đoạn, các phần, các
chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt. Để văn bản có tính
liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất
và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nối các câu, các đoạn đó bằng các
phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu...,) thích hợp.
Tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kêt hình thức.
-

Tính liên kết nội dung:

Nội dung văn bản gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay gọi là chủ đề và logic).
Tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức, triển khai hai nhân tố
này, từ đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết đề tài và liên kết chủ đề.
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong việc tập
trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề
chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
Liên kết chủ đề là sự tương tác mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các cấp độ đơn
vị dưới văn bản. Đó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các


câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Các đơn vị liên kết chủ yếu trong liên kết logic
là các hành động, sự việc có đặc điểm phù hợp với nhau theo những quan hệ ngữ nghĩa
nhất định. Để hai đơn vị có thể tổ chức liên kết với nhau, chúng phải có điểm chung và
khơng có nét đối lập nhau. Một văn bản được xem là có liên kết logic khi nội dung miêu
tả, trần thuật giữa các câu, các đoạn, các phần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí,
khơng rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra
mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
-

Liên kết hình thức

Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn
bản xét trên ngôn từ biểu đạt, nhằm hình thức hóa, hiện thực hóa mối quan hệ về mặt
nội dung giữa chúng.
Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên
kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương
tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm. Liên kết hình thức bao gồm các phép liên
1


kết lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược
cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính.
Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề tạo ra tính liên
kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: lặp từ vựng, lặp cấu trúc
ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc
điệu...
Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu
giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.
Phép thế: là dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc
để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Các

phương tiện liên kết thường được sử dụng trong phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từ
đồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một sự việc).
Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương
tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ và các từ ngữ chuyển tiếp.
Các phép liên kết này được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn – đơn vị
cơ sở và là đơn vị điển hình của văn bản. Chúng cũng đc vận dụng giữa các đoạn, phần...
trong văn bản. Điều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn
bản.
Như vậy, liên kết trong văn bản thực sự rất quan trọng trong quá trình hình thành
văn bản nhằm tránh mắc phải những lỗi như lời văn diễn đạt thiếu logic, thiếu liên kết.
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân
sau khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt.
Bài làm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
Hà Nội, ngày ... tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO
Thu hoạch của cá nhân sau khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học
Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
_________________

2


Họ và tên: Hoàng Thị Phương
Mã sinh viên: B19DCMR142

Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng
Nhóm mơn học: Nhóm 10
Trong q trình học tập trưc tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt,
bản thân em thu hoạch được nội dung như sau:
1. Học được, hiểu và giải thích được nghĩa của các từ ngữ trong những câu thành ngữ
Hán Việt thường gặp.
2. Tiếp cận và biết tới những loại hình văn bản thường dùng, các đặc trưng trong văn
bản đặc biệt là tính mạch lạc và tính liên kết.
3. Trong các loại văn bản hành chính, biết tới một số loại văn bản hành chính thường
dùng, bên cạnh đó là tìm hiểu nội dung và hình thức của một số loại văn bản hành chính
đặc biệt như Công văn phúc đáp, Công văn hỏa tốc, Văn bản khẩn, thượng khẩn.
4. Biết cách bố trí, trình bày các thành phần thể thức văn bản hành chính.
5. Biết cách viết một lá đơn xin việc, sửa và tránh mắc phải những lỗi về diễn đạt, cách
trình bày những nội dung, những chi tiết trong đơn xin việc như viết hoa tên cơng ty,
chỉnh sửa hình thức trình bày trong word.
Mặc dù học tập theo hình thức trực tuyến nhưng bản thân em vẫn có thể tiếp cận được
những nội dung cô giáo truyền đạt và trao đổi các vấn đề băn khoăn dễ dàng hơn. Bên
cạnh những điều tiếp thu được thì trong q trình học tập, em cịn gặp phải một số khó
khăn như lỗi mạng, mạng yếu, ảnh hưởng tới đường truyền và việc tiếp thu bài học.
Trên đây là bản tự đánh giá kết quả thu hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân em trong
quá trình học tập trưc tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt. Em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của Giảng viên. Em xin chân thành cảm ơn.
Ý kiến đóng góp của Giảng viên

Người báo cáo

Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh họa.
Bài làm
Công văn là văn bản dùng để giao dịch, nhắc nhở, trả lời, đề nghị, mời họp...

Phúc đáp là việc trả lời bằng thư từ, công văn một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền
đưa ra/đặt ra cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thẩm quyền, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.
Cơng văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời một hay
một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra, đặt ra cho chủ thể làm công văn hoặc
3


cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác từ phía cá nhân, tổ chức
khác (ví dụ như Đơn u cầu, Cơng văn u cầu, …).
1. Nội dung của công văn phúc đáp
Nội dung của công văn này trả lời những vấn đề mà các cơ quan, đơn vị hay thư riêng,
đơn khiếu nại của cá nhân yêu cầu cơ quan giải quyết hoặc trả lời những thắc mắc.
Trong trường hợp cơ quan giải quyết chưa thể trả lời hoặc không trả lời được thì sẽ nêu
những lý do hợp lý (ví dụ như không đủ dữ liệu để giải đáp các yêu cầu, thắc mắc).
Công văn phúc đáp không phải là một văn bản quy phạm pháp luật nên công văn phúc
đáp không có hiệu lực với tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức mà chỉ có giá trị áp dụng
với cơ quan, đơn vị nhận phúc đáp.
Công văn phúc đáp là loại văn bản không ghi rõ thời hạn hiệu lực thi hành nên công
văn chấm dứt hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công việc
trên thực tế.
Công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện
+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng.
+ Ngơn ngữ ngắn gọn, xúc tích, ý tưởng bám sát chủ đề cần biểu đạt.
+ Nghiêm túc, có tính thuyết phục.
+ Tuân thủ đúng thể thức của văn bản.
2. Hình thức của cơng văn phúc đáp gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết thúc. Công
văn phúc đáp được trình bày như sau:
1) Trích yếu nội dung công văn, xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn;
2) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi công văn đến và nhận công văn;

3) Tóm gọn nội dung trước;
4) Ghi rõ nội dung trả lời, nội dung phúc đáp để phía nhận cơng văn phúc đáp hiểu rõ
và căn cứ để thực hiện yêu cầu hoặc trả lời lại;
5) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc hoặc
trong công văn;
6) Địa chỉ cơ quan, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn, trong trường hợp nơi nhận là
những chức danh, chức vụ cao cấp của nhà nước thì nơi nhận sẽ ghi trực tiếp những
chức danh, chức vụ đó;
7) Trong trường hợp cơ quan, tổ chức khơng thể ký thì có thể để người có thẩm quyền
khác ký thay hoặc thừa lệnh ký theo đúng quy định của pháp luật và phải có giấy tờ đi
kèm chứng minh đủ điều kiện ký thay.
3.Ví dụ về công văn phúc đáp

4


Đây là công văn phúc đáp của UBND Thành phố Hải Phịng phúc đáp về vấn
đề xử lý thơng tin phản ánh, kiến nghị công dân và trả lời nội dung báo chí. Cơng văn
trình bày
1) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi công văn đến và nhận công văn là UBND
huyện An Dương.
2) Nội dung được tóm gọn đó là UBND huyện An Dương khơng thực hiện ý kiến của
UBND thành phố về giải quyết kiến nghị của công ty về tranh chấp khu vực bãi ven
sông Lạch Tray.
3) Nội dung phúc đáp UBND huyện An Dương xem xét, giải quyết, trả lời công dân
theo đúng quy định; thơng báo kết quả về Tạp chí Hướng nghiệp và Hịa nhập và Ban
Tiếp cơng dân thành phố.

5



4) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc được
liệt kê dưới công văn
5) Kết thúc công văn là con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền. Trường hợp này,
phó trưởng ban ký thay trưởng ban.

6



×