Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nhóm 10 KNTLVB nguyễn thị mến B19DCKT110

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 13 trang )

ĐỀ 04


D

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
Đề số: 04
Họ và tên: Nguyễn Thị Mến
Mã sinh viên: B19DCKT110
Số điện thoại: 0867971373
Nhóm lớp học: 10
Giảng viên giảng dạy: Đinh Thị Hương

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.............................2
Câu 2: Soạn thảo một báo báo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng
Việt........................................................................................................................4
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc
đáp? Cho ví dụ minh họa....................................................................................6
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................10



LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống hiện nay máy tính đã và đang trở thành một công cụ đắc
lực không thể thiếu đối với mỗi người đặc biệt là trong quá trình soạn thảo văn
bản. Văn bản là một phương tiện cần thiết để triển khai, cơng bố các chủ trương,
chính sách để giải quyết những cơng việc cụ thể. Vì thế đã có những phần mềm
soạn thảo văn trên máy tính đem lại cho con người thuận tiện để đạt được năng
suất cao trong công việc cũng như tiết kiệm thời gian bỏ ra để hoàn thành một
văn bản. Tuy nhiên, để soạn thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc và thể thức
thì hẳn như ít sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu này. Nhằm giải quyết vấn
đề đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ năng tạo tạo lập văn bản,
Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng đã đem bộ môn Kỹ năng tạo lập văn
bản tiếng Việt vào quá trình dạy và học của sinh viên trong trường, đáp ứng như
cầu trong việc trong tương lai.
Sinh viên
Nguyễn Thị Mến

1


Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Trả lời:
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại
giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Đó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu
trong đoạn, giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung
cũng như hình thức biểu đạt, là một trong những tính chất quan trọng của văn
bản, làm cho văn bản có nghĩa và dễ hiểu. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn
bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu,
các đoạn thống nhất và gắn chặt chẽ với nhau. Đồng thời, phải biết kết nối các
câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngơn ngữ thích hợp.

1. Liên kết về nội dung
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay chủ
đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ
chức, triển khai hai nhân tố này. Trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết:
liên kết đề tài và liên kết chủ đề (hay còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
 Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản
trong việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. Liên kết
logic là các câu trong đoạn văn và các đoạn văn bản phải được sắp xếp theo
một trình tự hợp lí.
 Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về logic giữa các cấp độ
đơn vị dưới văn bản. Đó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật
hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản
được xem là có liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận
giữa các câu, các đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau,
ngoại trừ trường hợp trường hợp người viết cố tình tạo ra mâu thuẫn nhằm
vào một mục đích biểu đạt nào đó.
2. Liên kết về hình thức
 Liên kết hình thức trong văn là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hóa, hiện
thực hóa mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
 Theo mục 1, liên kết nội dung với hay nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện
qua mối quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần,...xoay quanh đề tài về
chủ đề của văn bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng
tường minh. Do đó, trong q trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao
giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngôn từ cụ thể để hình thức hóa,
2


xác lập mối quan hệ đó. Tồn bơ các phương tiện ngơn từ có giá trị xác lập
mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn,....là biểu hiện cụ thể của

liên kết hình thức.
 Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức
liên kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức liên kết, bao gồm
nhiều phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn
chung, liên kết hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ
vựng, đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch, đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp
cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết này sẽ được xem xét cụ thể trong
tổ chức của đoạn văn – đơn vị cơ sở và là đơn vị điển hình của văn bản.
Điều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn
bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan
hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình
thức.
 Các phép liên kết chính:
 Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó
có ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
 Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng
nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau
để tạo sự liên kết.
 Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế
từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
 Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với
câu đứng trước.
 Ví dụ minh họa:
“Vì tơi biết rõ, nhắc đến mẹ tơi, cơ tơi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tơi
những hồi nghi để tơi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà
đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha
hương cầu thực. Những đời nào tình thương u và lịng kính mến mẹ tơi
lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...”
(Nguyên Hồng)
Các phép liên kết về mặt hình thức được sử dụng trong văn bản:

Phép lặp: mẹ tôi - mẹ tôi.
Phép thế: cố ý gieo rắcvào đầu óc tơi những hồi nghi để tơi khinh miệt
và ruồng rẫy mẹ tôi - những rắp tâm tanh bẩn.

3


Câu 2: Soạn thảo một báo báo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản
tiếng Việt.
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...............................
BÁO CÁO
Về tình hình học trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Kính gửi: - Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục HVCNBCVT
- Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Em tên là: Nguyễn Thị Mến

Lớp: D19ACCA

Mã sinh viên: B19DCKT110
Khoa: Kế toán
Ngày sinh: 03/04/2001
Nơi học tập hiện tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông
Qua hai tháng theo học môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, đặc biệt
là trải qua thời gian học tập trực tuyến, em đã tích lũy cho mình một khối lượng
kiến thức lớn về mơn học. Sau đây là báo cáo về quá trình của em về mơn học

này trên một số khía cạnh:
1. Nội dung mơn học
 Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, quy
trình thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viện xác định được chủ đề, xây
dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp sinh
viên nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội
dung, giúp hạn chế lỗi nhằm đem lại cho người đọc văn bản thoái mái và
dễ dàng khi xem xét văn bản.
 Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường
như: báo cáo, cơng căn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn,...Cách tạo lập
các loại văn bản này đúng cách thức.
 Môn học giúp sinh viên hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thảo
một văn bản, giúp soạn thảo một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội
dung.
4


2. Mục tiêu môn học
 Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc,
thuyết phục người đọc.
 Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
3. Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn
học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
 Về tư tưởng: Đây là một môn học thú vị và cực kì bổ ích trong
chương trình đào tạo của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Em cảm thấy môn học này rất quan trọng đối với mình trong hiện tại
và tương lai nên bản thân em rất có hứng thú với mơn học.
 Về tình hình học tập:
 Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu
trúc đoạn văn, biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản

cho mục đích tạo lập văn bản.
 Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
 Đã soạn thảo được văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành
chính thơng thường, một số loại văn bản như: đơn, thư, báo
cáo,...xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của
các văn bản.
4. Những đề xuất về nội dung chương trình mơn học
 Phân tích chun sâu hơn về cách văn bản hành chính
 Q trình học trực tuyến gặp một số bất cập, tuy nhiên cả cơ và trị
đều đã thực hiện và làm việc rất hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo về tình hình học tập của bản thân
em đối với môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong học kỳ vừa qua.
Rất mong nhận được những nhận xét cũng như góp ý từ Giảng viên bộ mơn
cũng như Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Mến
Nguyễn Thị Mến

5


Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc
đáp? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Công văn phúc đáp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn
hóa, chính trị, pháp luật,...phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Các chủ thể
ban hành căn cứ vào Mẫu công văn phúc đáp để trả lời.
Công văn phúc đáp: là văn bản dùng để trả lời những vấn đề của cơ quan,

tố chức, cá nhân có yêu cầu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan ban
hành văn bản. Công văn phúc đáp có thể giải thích, hướng dẫn,...song khác với
các cơng văn giải thích, hướng dẫn ở chỗ việc giải thích, hướng dẫn ở đây được
xuất phát từ yêu cầu , đề nghị, sáng kiến, cơ quan, tổ chức, các nhân có u cầu.
Mẫu cơng văn phúc đáp được sử dụng khi chủ thể (công dân, tổ chức,
doạnh nghiệp) nào đó có u cầu về một cơng việc nhất định gửi đến cá nhân,
cơ quan, tơt chức có thẩm quyền (có thể là các nhân nếu văn bản pháp luật, điều
lệ tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm vu, quyền hạn của người đó; có
thể là đơn vị, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp) và tổ chức, cá nhân đó trong
phạm vi chức năng, nhiệm vuk, quyền hạn của mình sẽ phải soạn cơng văn phúc
đáp lại nội dung u cầu từ phía chủ thể có u cầu theo mẫu công văn phúc đáp
theo quy định pháp luật.
Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể
thấy rằng Cơng văn phúc đáp được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước,
công văn phúc đáp được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp chính
thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.
Đặt vấn đề: ghi rõ trả lời (phúc đáp) công văn số, ký hiệu, ngày tháng năm nào,
của ai, về vấn đề gì...
Nội dung và cách thức của Cơng văn phúc đáp gồm:
(i) Mở đầu: trả lời công văn số....ngày.../.../...của....về vấn đề...
(ii) Nội dung:
- Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan đơn vị khác hoặc thư
riêng, đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay
trả lời những thắc mắc.
- Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lí do hợp lí (có thể là
khơng đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
(iii) Kết thúc: nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị quý...cho
ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.
6



Một mẫu công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các
điều kiện sau:
+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràn, không nước đôi.
+ Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ đề cần biểu đạt.
+ Nghiêm túc, lịch sự và có tính thuyết phục người nhận.
+ Tuân thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích nội dung cơng văn.
Ví dụ về công văn phúc đáp:

7


 Cách viết cơng văn phúc đáp, trả lời:
(1) Trích yếu nội dung công văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong
công văn.
(2) Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân định gửi công văn đến/ nơi nhận
cơng văn.
(3) Tóm gọn nội dung vấn đề trong cơng văn trước.
(4) Ghi rõ nội dụng trả lời, hoặc các nội dung phúc đáp để chia cơ quan,
đơn vị nhận cơng văn phúc đáp hiểu rõ và có căn cứ để thực hiện yêu cầu
hoặc để trả lời lại. Tùy từng trường hợp khác nhau, sự việc cụ thể của
khách hàng sẽ có những nội dung trả lời tương ứng, phù hợp.
(5) Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan trong vụ việc hoặc trong nội dung công văn.
(6) Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơm; số
điện thoại đơn vị/cá nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email;
Website. Nếu nơi nhận tron phần kính gửi của cơng văn là những chức
danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như
trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/ chức vụ đó vào.
(7) Trong trường hợp đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không

thể ký thì có thể để người có thẩm quyền khác ký thay hoặc thừa lệnh ký
theo đúng quy định của pháp luật và phải có giấy tờ kèm theo chứng minh
đủ điều kiện ký thay như Giấy ủy quyền.

8


Ví dụ minh họa

9


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào
chương trình giảng dạy.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên môn cô Đinh Thị Hương
đã dạy dỗ, rèn luyện truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập vừa qua. Trong thời gian tham dự lớp học của cô, em đã tiếp thu thêm
rất nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập làm việc hiệu quả, nghiêm túc. Đây
thực sự là một điều cần thiết cho quá trình học tập, công tác sau này của em.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một môn học thú vị, bổ ích
gắn liền với nhu cầu thực tiễn sinh viên cho tương lai sau. Tuy với thời gian học
tập không nhiều, em đã cố gắng tiếp thu kiến thức cơ truyền đạt, nhưng em vẫn
có những thiếu xót về mơn học. Do đó, tiểu luận kết thúc học phần của em khó
tránh khỏi những sai xót, chưa thật chuẩn xác, kính mong cơ xem xét và góp ý
để giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2021
Sinh viên

Mến
Nguyễn Thị Mến

10



×