MBTH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II
BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG
TÊN MƠN HỌC:
CHÍNH TRỊ HỌC
TÊN BÀI THU HOẠCH:
THỰC TRẠNG, KINH NGHIỆM XỬ LÝ ĐIỂM NĨNG CHÍNH TRỊ - XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM, LIÊN HỆ THỰC TIỄN QUẢN LÝ, NGĂN NGỪA
ĐIỂM NĨNG CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHỊNG TÂY NINH
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG
2
2.1. KINH NGHIỆM XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT
NAM 2
2.1.1. Xung đột xã hội và xử lý điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã
hội
2
2.1.2. Khái qt về điểm nóng xã hội, chính trị ở nước ta
2.1.3. Một số nguyên nhân gây ra các điểm nóng
2
3
2.1.4. Quy trình xử lý điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội ở Việt
Nam
4
2.2. THỰC TIỄN, KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ GIẢI PHÁP NGĂN
NGỪA ĐIỂM NÓNG CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TÂY NINH 5
2.2.1. Thực tiễn quản lý, ngăn ngừa điểm nóng của Bộ đội Biên phịng tỉnh
Tây Ninh
5
2.2.2. Một số kinh nghiệm của Bộ đội Biên phòng Tây Ninh rút ra từ thực tiễn
hoạt động quản lý, đấu tranh ngăn ngừa các “điểm nóng”, bảo vệ chủ quyền,
an ninh tuyến biên giới
6
2.2.3. Một số giải pháp phòng ngừa “điểm nóng” của Bộ đội Biên phịng Tây
Ninh trong thời gian tới
10
PHẦN III: KẾT LUẬN
13
1
Phần I: MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Tây
Ninh nói riêng đã có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý có kết quả
các “điểm nóng”. Đối với loại “điểm nóng” có yếu tố địch thì điều quan trọng là
sớm xác minh được kẻ cầm đầu, kẻ chỉ huy trực tiếp, để có phương pháp, nghiệp
vụ phù hợp bắt gọn, sau đó mới tổ chức tuyên truyền, vận động công dân. Nếu
không bắt gọn, trấn áp kịp thời kẻ cầm đầu, chỉ huy thì rất khó vận động số công
dân bị các thế lực thù địch lôi kéo, tuyên truyền sai sự thật. Vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi
đã ngăn chặn được kẻ chỉ huy, cầm đầu trực tiếp.
Đối với loại “điểm nóng” do một bộ phận cán bộ chính quyền vi phạm pháp
luật hoặc vi phạm dân chủ gây ra thì điều quan trọng nhất là điều tra, xác minh rõ
sai phạm vấn đề gì, lĩnh vực nào, mức độ đến đâu để giải quyết đúng pháp luật.
Đây là “điểm nóng” mang tính chất nội bộ nên phải vừa tuyên truyền, vận động để
nhân dân giác ngộ, có nhận thức đúng, vừa sớm khởi tố điều tra khi đã đủ cơ sở
pháp lý. Nếu khởi tố điều tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ sai phạm thì sẽ
tạo được sự đồng thuận trong nhân dân và khơng để “điểm nóng” kéo dài.
Đối với loại “điểm nóng” do một số phần tử bất mãn, cơ hội, tiêu cực lơi
kéo, kích động, mua chuộc cơng dân thì cũng vừa tuyên truyền, vận động nhân
dân, vừa điều tra, xác minh kẻ bất mãn, tiêu cực, cầm đầu để khởi tố điều tra, xử lý
kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật.
Để làm rõ hơn về thực trạng, kinh nghiệm xử lý điểm nóng trong đó có liên
hệ tại thực tiễn địa phương, học viên chọn đề tài: “Thực trạng, kinh nghiệm xử
lý điểm nóng chính trị - xã hội ở Việt Nam, liên hệ thực tiễn quản lý, ngăn
ngừa điểm nóng của Bộ đội Biên phịng Tây Ninh” làm bài thu hoạch hết môn.
Phần II: NỘI DUNG
2
2.1. KINH NGHIỆM XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ Ở
VIỆT NAM
2.1.1. Xung đột xã hội và xử lý điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị xã hội
* Xung đột xã hội: Xung đột xã hội là sự mâu thuẫn, đối lập về nhận thức,
quan điểm, lợi ích... dẫn đến những va chạm, đấu tranh với các hình thức và mức
độ khác nhau giữa các bên trong các quan hệ xã hội nào đó.
* Điểm nóng xã hội: là hiện tượng xã hội khơng bình thường, căng thẳng,
mất ổn định, rối loạn, trong đó diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng.
Hành vi của những người tham gia xung đột đã vượt ra ngồi hoặc có khả năng
vượt ra ngồi khn khổ pháp luật và chuẩn mực đạo đức.
* Điểm nóng chính trị - xã hội: Điểm nóng chính trị - xã hội là hiện tượng
xã hội khơng bình thường, xung đột căng thẳng, mất ổn định, rối loạn, trong đó
diễn ra chống đối giữa các lực lượng. Hành vi của những người tham gia xung đột
đã vượt ra ngồi hoặc có khả năng vượt ra ngồi khn khổ pháp luật và chuẩn
mực đạo đức. Chủ thể tham gia trong điểm nóng chính trị - xã hội có thể là cơ
quan quyền lực nhà nước hoặc các lực lượng chính trị khác nhau. Sự chống đối
của đám đơng quần chúng hoặc các lực lượng chính trị đã hướng trực tiếp vào cơ
quan quyền lực nhà nước, đe dọa cơ cấu quyền lực hiện tồn. Điểm nóng chính trị xã hội diễn ra tại một địa điểm nhưng có khả năng ảnh hưởng và lan tỏa sang nơi
khác.
2.1.2. Khái qt về điểm nóng xã hội, chính trị ở nước ta
Qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu
đạt được về kinh tế - xã hội, ở một số địa phương trong cả nước vẫn xảy ra những
“điểm nóng”, những vụ, việc phức tạp, như vụ nơng dân Thái Bình khiếu kiện diễn
ra ở hầu hết các xã năm 1997 - 1999; bạo động ở Tây Nguyên tháng 2-2002 và
tháng 4-2004; vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) năm
2012; vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) năm 2012; vụ đòi
3
lại đất liên quan đến tôn giáo tại giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) năm 2011; vụ tập trung
người Mông trái phép ở huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) năm 2011; vụ gây rối
ở tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai năm 2014; các vụ việc ở giáo phận Vinh (tỉnh
Nghệ An), lợi dụng sự cố môi trường biển của dự án Formosa (tỉnh Hà Tĩnh), tụ
tập đông người, gây rối từ tháng 4-2016 đến năm 2017; vụ lấn chiếm đất quốc
phòng tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) tháng 4-2017; vụ kích động gây
rối tại Phan Rí, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) tháng 6-2018… Một số
vụ, việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, đơng người diễn ra trong q trình
thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, như dự án Thủ Thiêm (Thành
phố Hồ Chí Minh), các vụ chuyển đổi mơ hình chợ truyền thống sang trung tâm
thương mại, như chợ Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn), chợ Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh),
chợ Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), chợ An Khánh (tỉnh Đồng Nai), chợ Buôn Ma
Thuột (tỉnh Đắk Lắk)…
2.1.3. Một số ngun nhân gây ra các điểm nóng
Do bất bình đẳng về kinh tế, phân hóa giàu nghèo trong nhân dân.
Do đường lối, chính sách, luật pháp của Đảng, Nhà nước chưa đầy đủ, chưa
ban hành kịp thời các chính sách mới phát sinh, một số văn bản hướng dẫn còn
chồng chéo bất cập với thực tiễn đời sống xã hội.
Trình độ quản lý, điều hành, lãnh đạo nhất là cấp cơ sở cịn yếu kém. Một số
vụ việc có thể nhanh chóng giải quyết kịp thời nhưng lãnh đạo cấp cơ sở cịn do
dự, khơng dám đưa ra quyết sách để làm lắng diệu bức xúc trong nhân dân đẫn đến
điểm nóng xảy ra.
Một số cán bộ đảng viên suy thối phẩm chất đạo đức, chính trị gây mất
lịng tin nơi nhân dân, từ đó nhân dân khơng cịn tin tưởng và hình thành nên
những nhóm người bất mãn, có tư tưởng chống phá lại chủ trương của Đảng và
các chính sách pháp luật của Nhà nước.
4
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn nhiều bất cập, số vụ việc
giải quyết thỏa đáng cịn ít; các vụ việc phức tạp kéo dài tăng lên. Từ đó hình
thành nên nhóm khiếu kiện đơng người nguy cơ hình thành nên điểm nóng rất cao.
Do yếu tố lịch sử (Tây Nam Bộ); sự xúc phạm đến tự do, tín ngưỡng, tơn
giáo, danh dự, nhân phẩm con người hay sự chống phá của các thế lực thù địch,
phản động trong và ngoài nước cũng là những nguyên nhân chính gây ra các điểm
nóng.
2.1.4. Quy trình xử lý điểm nóng xã hội, điểm nóng chính trị - xã hội ở
Việt Nam
Bước 1: Nắm tình hình, phân tích ngun nhân, nhận dạng mâu thuẫn. Đây
là bước có ý nghĩa quyết định, chúng ta cần nắm rõ thông tin như: số lượng, kiến
nghị, yêu sách, bản chất, hình thức tổ chức, người đứng đầu…Đồng thời làm rõ
các nguyên nhân khách quan, chủ quan hay tìm hiểu các nguyên nhân do từ bên
trong hay bên ngồi…
Bước 2: Rút ngịi nổ và hạn chế sự lan tỏa sang nơi khác. Thiết lập sự lãnh
đạo, chỉ huy thống nhất để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; lựa chọn
phương thức, lực lượng và các phương tiện cần thiết; chuẩn bị nhiều phương án để
xử lý, đặc biệt chú ý đến các phương án xử lý tình huống xấu nhất có thể xảy ra và
chú ý thực hiện tốt các nguyên tắc như mềm dẻo linh hoạt về phương pháp, biện
pháp; ưu tiên các phương pháp hịa bình, vận động quần chúng, khơng sử dụng
bạo lực. Trong tình huống nào cũng phải dựa vào sự lãnh đạo thống nhất của
Đảng, phải tin dân, dựa vào dân.
Bước 3: Khắc phục hậu quả sau khi được dập tắt, khôi phục sản xuất và đời
sống nơi xảy ra điểm nóng; khắc phục thiệt hại người và của nếu có xảy ra; tiến
hành cơng tác thanh tra và xử lý sai phạm; thanh lọc cán bộ, lựa chọn cán bộ thay
thế.
Bước 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng các giải
pháp để điểm nóng khơng tái phát; đánh giá ưu, khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo
5
và các cơ quan quyền lực, thể chế, chính sách; Ưu khuyết điểm của q trình xử lý
điểm nóng. Đánh giá về cơ sở chính trị trong nhân dân, dự báo tình hình và áp
dụng các giải pháp để điểm nóng khơng tái phát.
2.2. THỰC TIỄN, KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ GIẢI PHÁP NGĂN
NGỪA ĐIỂM NÓNG CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TÂY NINH
2.2.1. Thực tiễn quản lý, ngăn ngừa điểm nóng của Bộ đội Biên phịng
tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là tỉnh biên giới Tây Nam của Tổ quốc, là khu vực giao thương,
kết nối giữa Việt Nam với nước bạn Cam-pu-chia và Cộng đồng ASEAN, có vị trí
quan trọng cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại. Chính
vì vậy, việc xây dựng biên giới hữu nghị, ổn định, hợp tác, phát triển với bảo vệ
chủ quyền, an ninh biên giới mà trọng tâm là quản lý, ngăn ngừa các “điểm nóng”
trên tuyến biên giới có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết.
Những năm qua, để quản lý, ngăn ngừa các “điểm nóng” ở khu vực biên
giới, tạo mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền
địa phương, trực tiếp là Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh đã phối hợp chặt chẽ với
các lực lượng liên quan, vận dụng linh hoạt, khéo léo các biện pháp nghiệp vụ biên
phịng, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị khu vực biên giới hai nước luôn ổn định; hoạt động giao lưu văn hóa
được tăng cường, mở rộng; giao thương, qua lại cửa khẩu đúng pháp luật; đời sống
nhân dân hai bên biên giới ngày một khởi sắc; quan hệ hữu nghị giữa các địa
phương biên giới được củng cố, giữ vững, ngày càng bền chặt, tạo động lực mạnh
mẽ thúc đẩy Tây Ninh và các địa phương bên kia biên giới thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới toàn diện.
Những năm gần đây, nhờ nắm chắc tình hình mọi mặt từ xa, Bộ đội Biên
phòng Tây Ninh đã đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời nhiều vụ gây rối, biểu
tình, vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới. Điển hình là việc giải quyết thành cơng
“điểm nóng” tại cột mốc 147 - 148, ngày 15-5-2014, góp phần ổn định an ninh -
6
chính trị địa bàn, xây dựng tuyến biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát
triển.
2.2.2. Một số kinh nghiệm của Bộ đội Biên phòng Tây Ninh rút ra từ
thực tiễn hoạt động quản lý, đấu tranh ngăn ngừa các “điểm nóng”, bảo vệ
chủ quyền, an ninh tuyến biên giới
Một là, thường xuyên quán triệt, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên
giới, làm cơ sở để các cấp triển khai thực hiện. Đây là nội dung quan trọng hàng
đầu và là cơ sở để chỉ đạo hoạt động quản lý, xây dựng, bảo vệ chủ quyền, an ninh
biên giới của Bộ đội Biên phòng Tây Ninh. Căn cứ vào đặc điểm địa bàn, tình hình
biên giới và yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tây Ninh quán
triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, đối sách, định hướng chiến lược của Đảng, Nhà
nước về biên giới và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Trong đó, tập trung vào
những vấn đề phức tạp; phương hướng, phương châm giải quyết các vấn đề nổi
cộm trên tuyến biên giới giữa 2 nước, nhất là về phân giới, cắm mốc. Trên cơ sở
đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phịng Tỉnh tham mưu cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên
phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh về chủ trương
quyết tâm, phương án quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới gắn với phát
triển kinh tế - xã hội một cách phù hợp; đồng thời, làm nòng cốt và trực tiếp chủ trì
phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng Tỉnh đã chỉ đạo các đồn, trạm, chốt biên phịng cụ thể hóa thành
các kế hoạch, biện pháp quản lý, đấu tranh, ngăn ngừa các “điểm nóng”, đảm bảo
“sát đối tượng, tình hình địa bàn, yêu cầu, nhiệm vụ và thống nhất với quan điểm,
đối sách, phương châm, phương thức quản lý bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới
của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Trung ương”. Tuy vậy, khó khăn, thách thức
đặt ra đối với Bộ đội Biên phịng Tây Ninh là ln phải đối mặt với những thủ
đoạn chống phá tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch, nhất là thúc đẩy việc
thành lập các đảng phái phản động (đối lập) hoạt động trái phép trên đất Bạn để từ
đó chỉ đạo tạo các “điểm nóng” như: tổ chức lực lượng tụ tập, biểu tình tại các địa
7
bàn giáp biên; lợi dụng vấn đề biên giới, lãnh thổ để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam
lấn chiếm lãnh thổ, vi phạm chủ quyền Cam-pu-chia, Chính phủ Hồng gia Campu-chia bán đất cho Việt Nam; bài xích, đe doạ, hành hung Việt kiều... Đây là thủ
đoạn hết sức nguy hiểm nhằm ngăn cản, làm chậm tiến trình phân giới, cắm mốc
giữa hai Nhà nước, chia rẽ mối quan hệ đồn kết, hữu nghị, gắn bó Việt Nam Cam-pu-chia, gây mâu thuẫn, hận thù dân tộc, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, tiềm
ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định khu vực. Vì thế, cùng với quán triệt, cụ thể hóa
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý,
ngăn ngừa các “điểm nóng” cho từng khu vực, địa bàn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng Tỉnh tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ “vững về lập trường chính
trị; chắc về quan điểm, đường lối, pháp luật; giỏi về nghiệp vụ biên phịng; thơng
thạo về địa bàn, tình hình biên giới; kiên quyết trong ngăn ngừa, đấu tranh và linh
hoạt trong xử trí tình huống” để họ có năng lực tồn diện, tự tin, hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao. Mặt khác, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh thường
xuyên quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo “Bình tĩnh, khơn khéo, kiên quyết,
kiên trì, khơng manh động, tránh mắc mưu địch” và thống nhất thực hiện thông
suốt từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh xuống tới chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm
vụ. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
với giáo dục nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhiệm vụ bảo
vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng và phát huy thế trận biên phịng tồn
dân gắn với thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân ở khu vực biên giới.
Làm tốt cơng tác tun truyền đặc biệt, tích cực đấu tranh loại bỏ những phần tử
cơ hội, biến chất, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Biên phịng, bảo đảm
cho quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được
thực thi đúng, hiệu quả trong hoạt động bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.
Hai là, chủ động nghiên cứu, dự báo chính xác tình hình, đề xuất và tổ chức
thực hiện có hiệu quả việc quản lý, ngăn ngừa các “điểm nóng” trên biên giới.
Nắm chắc tình hình mọi mặt là căn cứ, cơ sở khoa học để Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng Tỉnh xác định “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới”, từ đó đề ra
kế hoạch, phương án đấu tranh ngăn ngừa các “điểm nóng” một cách phù hợp,
8
hiệu quả. Trên cơ sở đó, chủ động tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân
dân Tỉnh và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 thống nhất
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Theo đó, Bộ đội
Biên phòng Tỉnh xác định phương pháp chung chỉ đạo xuyên suốt nhiệm vụ bảo
vệ chủ quyền, an ninh biên giới là “Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị, pháp
lý, ngoại giao với đấu tranh tại thực địa, lấy giáo dục, thuyết phục, phịng ngừa,
ngăn chặn là chính, khơng để “điểm nóng” xảy ra trên biên giới”. Để thực hiện
phương pháp trên, hằng năm, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh đã kết hợp chặt
chẽ giữa phát huy sức mạnh của “Phong trào biên phịng tồn dân” với sự chủ
động, linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén của lực lượng Trinh sát Biên phòng Tỉnh. Nội
dung trinh sát, nắm bắt tình hình phải tồn diện, cả về chính trị - tư tưởng nhân dân
hai bên, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, nhất là an ninh biên giới,
địa hình, địa bàn; chú trọng nắm chắc địa bàn có an ninh - chính trị diễn biến phức
tạp (huyện Châu Thành, Tân Châu,...), khu vực tiềm ẩn nguy cơ có thể chuyển hóa
thành các “điểm nóng”. Đối với các tổ chức, đảng phái phản động, Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng Tỉnh chỉ đạo lực lượng nắm chắc mục đích, ý đồ, kế hoạch, thời
gian, địa điểm, lực lượng, phương tiện và phương thức hoạt động của chúng, nhất
là các dấu hiệu, động thái bất thường. Các cơ quan, đơn vị Bộ đội Biên phòng
Tỉnh thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp nghiệp vụ trinh sát nắm bắt
tình hình, vừa tự nắm bắt, vừa kết hợp giữa quần chúng nhân dân phát giác với cấp
trên, đơn vị bạn cung cấp,...; trong đó, coi trọng khâu thu thập, sàng lọc, xử lý
thông tin và dự báo chính xác tình hình. Trong nắm bắt tình hình, Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng Tỉnh yêu cầu các lực lượng thu thập thơng tin phải bảo đảm “tồn
diện, có trọng điểm, chính xác, kịp thời, tin cậy”. Để làm được điều đó, Bộ đội
Biên phịng Tỉnh đã chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân báo, trinh sát
của Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Quân khu 7, tình báo của Sở Cơng an và các lực
lượng liên quan đứng chân trên địa bàn để trao đổi, xác minh, gạn lọc thông tin;
thống nhất nhận định, đánh giá kết luận tình hình; dự báo khả năng, tình huống có
thể xảy ra. Trên cơ sở đó, tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh bổ sung,
hoàn chỉnh phương án, kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tình huống mới phát
9
sinh. Đồng thời, chỉ đạo các đồn, trạm, chốt biên phòng tổ chức lực lượng, vận
dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ, nhanh chóng làm tan rã ý đồ của chúng
ngay từ đầu.
Ba là, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại biên phòng để quản lý, ngăn
ngừa “điểm nóng”. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phịng Tỉnh coi đây là một biện pháp
quan trọng trong quản lý, ngăn ngừa các “điểm nóng” ở khu vực biên giới, qua đó
làm thất bại mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời, ngăn chặn
những bất hòa, mâu thuẫn, đẩy lùi nguy cơ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai
quốc gia. Để thực hiện tốt công tác này, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh đã
quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng, của Quân ủy Trung ương để vận
dụng linh hoạt vào công tác đối ngoại biên phòng ở tất cả các cấp. Các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng Tỉnh ln bám sát tình hình thực tiễn của Tỉnh và
3 tỉnh biên giới nước Bạn (Tboong Kh’mum; Prây Veng; Svay Riêng), phát huy
kết quả mối quan hệ, hợp tác truyền thống gắn bó sẵn có giữa các địa phương hai
bên biên giới và hai quốc gia, tiếp tục củng cố, tăng cường, đưa quan hệ này phát
triển lên tầm cao mới, đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu, rộng
hiện nay. Chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình mở rộng hoạt động giao lưu,
hợp tác trên nhiều lĩnh vực, như: trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin, nhất là
thông tin liên quan đến mầm mống phát sinh các “điểm nóng” trên biên giới. Chú
trọng đẩy mạnh hợp tác quốc phòng - an ninh, đặc biệt là an ninh biên giới, thông
qua chế độ hội đàm định kỳ, hội nghị đột xuất giữa đại diện chính quyền địa
phương và cơ quan, đơn vị các ngành: Biên phịng, Cơng an, Qn sự hai bên biên
giới, nhằm đánh giá thực chất kết quả hợp tác trong thời gian qua; xác định các
biện pháp phối hợp giải quyết những vấn đề nhạy cảm, mới sẽ phát sinh trong thời
gian tới. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động tuần tra chung và phịng, chống tội phạm
qua biên giới, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, ngăn ngừa các “điểm nóng”
trên tuyến biên giới hai nước. Trong quan hệ, hợp tác, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phịng Tỉnh ln chú trọng kết hợp song song giữa quán triệt, thực hiện và chỉ đạo
cấp dưới giữ vững quan điểm, lập trường của Việt Nam theo luật pháp hiện hành,
trên cơ sở tuân thủ, phù hợp luật pháp và thông lệ quốc tế, các quy chế, hiệp ước,
10
hiệp định mà Chính phủ hai nước đã ký kết với nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt
đối không để các thế lực phản động lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập, hợp tác
để thực hiện mục đích chính trị đen tối, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, dân
tộc. Thông qua quan hệ, hợp tác với nước Bạn, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi
cho Tây Ninh phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, trở thành điểm sáng của khu
vực phía Nam và cả nước trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
2.2.3. Một số giải pháp phòng ngừa “điểm nóng” của Bộ đội Biên phịng
Tây Ninh trong thời gian tới
Thứ nhất, cần triển khai đồng bộ, kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp cơng
tác biên phịng, lấy công tác trinh sát làm mũi nhọn; xây dựng mạng lưới trinh sát
đủ về số lượng, có chất lượng cao, bố trí hợp lý, khép kín biên giới. Các đơn vị cần
thường xuyên rà soát, bổ sung hồ sơ điều tra cơ bản địa bàn, mục tiêu, đối tượng,
nhất là các mục tiêu, đối tượng trọng điểm. Đồng thời, tăng cường các biện pháp
trinh sát, nắm bắt tình hình từ xa, từ sớm, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn
hoạt động của địch, đối tượng và các loại tội phạm để đấu tranh ngăn chặn; chủ
động điều tra nghiên cứu những dấu hiệu, hiện tượng, địa bàn có khả năng xảy ra
“điểm nóng” về an ninh; nắm bắt kịp thời những yêu cầu, bức xúc của quần chúng,
những sơ hở, thiếu sót của chính quyền, cơ quan chức năng trong việc thực hiện
các chính sách an sinh xã hội, chính sách tơn giáo, dân tộc, đất đai, đền bù giải
phóng mặt bằng... Trên cơ sở đó, đánh giá, dự báo đúng tình hình, kịp thời tham
mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các chủ trương, giải pháp cụ thể để ổn
định tình hình.
Thứ hai, đối với những địa bàn trọng yếu về quốc phòng - an ninh và những
nơi hệ thống chính trị cơ sở cịn yếu, Bộ đội Biên phịng tỉnh cần tích cực tham
mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh và tăng cường lực lượng phối hợp với địa phương rà
soát, củng cố lực lượng… Khi phát hiện có dấu hiệu của địch và đối tượng khống
chế, móc nối, các đơn vị cần chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, phối hợp chặt
chẽ với các lực lượng, cơ quan chức năng, xử lý kịp thời các tình huống, vụ việc
xảy ra, khơng để bị động bất ngờ.
11
Thứ ba, Bộ đội Biên phòng tỉnh cần chú trọng xây dựng mối quan hệ gắn bó
mật thiết với nhân dân; khéo léo, tỉnh táo trong quan hệ, ứng xử, nhất là với các
chức sắc tơn giáo, người có uy tín trong dịng họ, trong quần chúng nhân dân; qua
đó, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của họ trong việc xử lý tình huống phức tạp, các
“điểm nóng” xảy ra trên địa bàn. Điều hết sức quan trọng là, chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh, đồn cần tăng cường các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ các chức sắc tôn giáo,
người có uy tín trong dịng họ, quần chúng, làm cho họ ngày càng tin tưởng vào
Bộ đội Biên phòng, coi Bộ đội Biên phòng là chỗ dựa, cầu nối giữa dịng tộc, đồng
bào với chính quyền địa phương trong mọi vấn đề của đời sống xã hội.
Thứ tư, Bộ đội Biên phòng tỉnh cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực
lượng, cơ quan chức năng, nắm chắc tình hình từ nhiều nguồn, nhiều kênh thơng
tin khác nhau. Trên cơ sở đó, tổng hợp, phân tích, đánh giá, kết luận chính xác bản
chất, nguyên nhân của sự việc, dự báo được diễn biến, quy mơ, tính chất và khả
năng ảnh hưởng của sự việc đó đối với an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội ở
địa bàn. Khi xảy ra sự việc, Bộ đội Biên phòng tỉnh phải kịp thời xác định rõ có
bàn tay của địch và các đối tượng phản động không? Trên cơ sở đó, tham mưu cho
cấp ủy, chính quyền địa phương xử lý “đúng, trúng, hiệu quả”.
Thứ năm, Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục lựa chọn những cán bộ biên
phòng có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chun mơn, nghiệp
vụ giỏi, có uy tín, am hiểu phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào để điều
động về địa bàn cơ sở công tác, trực tiếp cùng lao động, sản xuất, ăn ở, sinh hoạt
cùng nhân dân, giúp đỡ nhân dân tăng gia, sản xuất, xóa đói giảm nghèo... Trong
tiếp xúc, đối thoại với dân, phải khiêm tốn, lắng nghe ý kiến nhân dân; không để
xảy ra sơ hở, sai sót trong giao tiếp tạo cơ hội cho kẻ địch, phần tử xấu lợi dụng,
kích động, chia rẽ, làm giảm uy tín, lịng tin của nhân dân đối với Bộ đội Biên
phòng.
Thứ sáu, trong giải quyết các tình huống, vụ việc, phải khéo léo, linh hoạt,
nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phịng, khơng để ảnh
hưởng đến nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Bộ đội Biên phòng trên khu vực biên
12
giới cũng như ảnh hưởng tới quan hệ giữa Bộ đội Biên phòng với nhân dân. Quan
hệ, phối hợp với các lực lượng phải đúng nguyên tắc, xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ của từng lực lượng; trên cơ sở đó, tham mưu cho địa phương chủ trì phối
hợp, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng một cách hợp lý. Phải chấp hành
nghiêm các quy định của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về thực hiện chế độ báo
cáo, thỉnh thị, nhất là những vấn đề liên quan đến việc điều động, sử dụng lực
lượng, phương tiện.
Phần III: KẾT LUẬN
Phịng ngừa khơng để xẩy ra “điểm nóng” là rất quan trọng, tức “phịng
bệnh hơn chữa bệnh”, vì thế phải xác định đúng nguyên nhân, để rút ra bài học cho
việc phịng ngừa “điểm nóng”.
Ngồi các lực lượng chính như Cơng an, Bộ đội Biên phịng, Bộ Chỉ huy
Qn sự tỉnh thì cấp ủy đảng, chính quyền phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết
liệt trong phát triển kinh tế - xã hội, có những giải pháp thiết thực, hiệu quả, đột
phá để nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân để người
dân tin tưởng, gắn bó với Đảng, Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, địa phương nào
lãnh đạo, chỉ đạo không tốt để việc làm thiếu, thất nghiệp tăng, tỉ lệ nghèo đói
cao… là mầm mống phát triển bất bình trong xã hội, giảm sút mối quan hệ mật
thiết giữa nhân dân với Đảng, chính quyền.
Đối với cán bộ làm nhiệm vụ biên phòng, giữ vững an ninh biên giới cần
lựa chọn, bố trí những cán bộ có đức, có tài, sống gương mẫu, nói đi đơi với làm,
cơng tâm, khách quan… làm người đứng đầu các cấp, các ngành, đồng thời giữ
vững kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm minh người tham nhũng, tiêu cực, giải quyết
kịp thời, đúng pháp luật những kiến nghị, bức xúc chính đáng của cơng dân, luôn
tôn trọng và phát huy tốt quyền làm chủ của người dân, có cơ chế để các tổ chức
trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ trên các lĩnh vực, nhất là phối hợp xử lý
có hiệu quả các mâu thuẫn nội bộ phát sinh.
Để phịng ngừa điểm nóng trên các tuyến biên giới không chỉ là công việc,
nhiệm vụ của riêng Bộ đội Biên phòng Tây Ninh mà còn là sự phối hợp đồng bộ
13
giữa các ngành, các cấp và cơ sở trong các khâu để tránh tình trạng có lúc nơn
nóng, có lúc lại chậm trễ, thiếu tập trung, kiên quyết trong xử lý để sự việc kéo
dài. Cần chủ động đấu tranh chống quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hịa
bình” của các thế lực thù địch, không để kẻ xấu kích động, lơi kéo tạo “điểm
nóng”; dự báo những tình huống phức tạp, kịp thời phát hiện những nguy cơ có thể
xảy ra “điểm nóng” để chủ động ngăn chặn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chính trị học
(Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
2. GS, TSKH Phan Xuân Sơn (Chủ biên): Lý thuyết xung đột xã hội và quản
lý giải tỏa xung đột xã hội ở Việt Nam, Nxb.Lý luận chính trị, H.2014, tr.107-396.
4. GS, TS Hồng Chí Bảo; GS, TS Lưu Văn Sùng (Chủ biên): Tập bài
giảng xử lý tình huống chính trị, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002.
5. GS, TS Lưu Văn Sùng: Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại
các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây - Hiện trạng, vấn đề,
các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
H.2010.
---------------------------