Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HOA KỲ VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.3 KB, 17 trang )

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
BÁN LẺ HOA KỲ VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TS. Vũ Thị Minh Hiền1, TS. Nguyễn Thị Hồng Vân2

Tóm tắt: Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, các doanh
nghiệp bán lẻ cần nỗ lực hết sức để cung cấp hàng hóa và dịch vụ tới khách
hàng nhanh hơn và ít tốn kém hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử là xu thế tất yếu hiện
nay, trong đó quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đang được triển khai
với tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong ngành bán lẻ. Tại Hoa Kỳ, các doanh
nghiệp hàng đầu như Walmart, Amazon, Nordstrom đã có các cách thức
khác nhau trong việc xây dựng, triển khai và vận hành hệ thống ERP. Tại Việt
Nam, ERP đã được nhắc đến từ những năm 2000 song việc triển khai ứng
dụng vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Bài viết sẽ phân tích
kinh nghiệm triển khai ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Hoa Kỳ để rút ra bài
học nhằm đẩy mạnh ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Từ khoá: Bán lẻ, quản trị nguồn lực doanh nghiệp, ERP, hệ thống thông
tin, doanh nghiệp.
Abstract: Today, in a fiercely competitive business environment, retailers
need to make every effort to provide goods and services to consumers
faster and less costly than their competitors. Strengthening the application
of information technology and e-commerce is the current inevitable trend,
in which enterprise resource planning (ERP) has been applied with the
fastest growth rate in the retail industry. In the United States, leading
retailers such as Walmart, Amazon, Nordstrom have different ways of
building, deploying, and operating the ERP system. In Vietnam, ERP has
been mentioned since the year 2000, however, the deployment of ERP
in Vietnamese enterprises is still very limited. This article will analyze the
ERP implementation experience of retailers in the US to draw lessons to
accelerate the application of ERP in Vietnamese retail businesses.
Key words: Retail, enterprise resource planning, ERP, information


systems, enterprise.
1
2

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trường Đại học Ngoại thương.


KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HOA KỲ...

435

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động kinh
doanh và quản lý trong ngành bán lẻ là xu thế tất yếu trong thời đại
số hóa hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phần mềm riêng lẻ
gây khó khăn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong việc chia sẻ thông
tin và dữ liệu giữa các đơn vị kinh doanh (Poonam, 2010). Hệ thống
quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho phép doanh nghiệp
thay thế các máy tính rời rạc bằng một hệ thống ứng dụng tích hợp,
quản lý thơng tin thơng suốt trong toàn bộ tổ chức (Al-Mashari,
2000; Kumar và cộng sự, 2000; Vaughan, 1996). Mặc dù ERP ra đời
trong lĩnh vực sản xuất, nhưng hiện nay bán lẻ lại là ngành có tốc
độ tăng trưởng ứng dụng ERP nhanh nhất, và là lĩnh vực ứng dụng
ERP phổ biến thứ 2 trên toàn cầu (Panorama, 2018).
Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều nhà bán lẻ nhận ra rằng tăng
cường ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý và kinh doanh sẽ
mang lại lợi ích lâu dài. ERP đã được nhắc đến từ những năm 2000,
đến nay đã có những doanh nghiệp lớn trong ngành triển khai
hệ thống ERP như Sài Gòn Coopmart, Nguyễn Kim, Trần Anh…

Tuy nhiên, ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ
còn hạn chế chiếm dưới 20% và tập trung chủ yếu vào các doanh
nghiệp lớn (Vecom, 2019). Trước sức ép cạnh tranh ngày càng khốc
liệt trên thị trường bán lẻ nội địa, sự xâm lấn thị trường của các
hãng bán lẻ lớn nước ngoài đến từ Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
thì doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần có những bước đột phá trong
việc đổi mới mơ hình kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý.
Chính vì vậy, việc học hỏi kinh nghiệm triển khai ERP từ những
“người khổng lồ” trong lĩnh vực bán lẻ Hoa Kỳ là cần thiết đối với các
doanh nghiệp Việt Nam.
2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ERP TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ

2.1. Khái quát chung về hệ thống ERP
“Quản trị nguồn lực doanh nghiệp” (Enterprise Resource
Planning - ERP) là thuật ngữ để chỉ hệ thống gồm những gói phần


436

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

mềm cho phép các công ty có thể thấy được và kiểm sốt được các
hoạt động vận hành theo thời gian thực, quản lý các nguồn lực (bao
gồm nguyên vật liệu, con người, tài chính…) một cách hiệu quả
(Hayes, 2001; Poonam, 2010). Mục đích của hệ thống ERP là tích
hợp các chức năng xử lý nghiệp vụ của tất cả các bộ phận trong một
phần mềm máy tính duy nhất mà có thể đáp ứng tất cả nhu cầu
đặc thù của các bộ phận khác nhau (Nguyễn Văn Hồng và cộng sự,
2012). Ứng dụng ERP không chỉ đơn giản là triển khai phần mềm
ERP mà cịn là q trình quản lý quy trình kinh doanh theo tiêu

chuẩn hiện đại (Hayes, 2001).
Đặc trưng của hệ thống ERP là có cấu trúc phân hệ (module),
gồm tập hợp nhiều phần mềm riêng lẻ, mỗi phần mềm có một chức
năng riêng. Từng phân hệ có thể hoạt động độc lập nhưng do bản
chất của hệ thống ERP, chúng kết nối với nhau để tự động chia sẻ
thông tin với các phân hệ khác nhằm tạo nên một hệ thống mạnh
hơn. Các phân hệ cơ bản của một phần mềm ERP điển hình có thể
như sau: tài chính kế tốn, quản lý kho bãi, hậu cần, vận chuyển,
bán hàng, quản lý nhân sự (Zhu, 2010).

Hình 1. Mơ hình triển khai hệ thống ERP trong doanh nghiệp bán lẻ

Nguồn: Fast, 2016

2.2. Đặc điểm của hệ thống ERP trong doanh nghiệp bán lẻ
Đặc điểm của hệ thống ERP trong doanh nghiệp bán lẻ có khác
biệt so với các doanh nghiệp sản xuất, cũng như khác biệt so với
việc sử dụng các phần mềm đơn lẻ như sau:


KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HOA KỲ...

437

- Hệ thống ERP cho doanh nghiệp bán lẻ có chức năng quản lý và tự động
hóa tồn bộ các nghiệp vụ cốt lõi của doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ, bao
gồm các module: quản lý mua hàng và cung ứng; quản lý bán hàng
phân phối, dự án; quản lý chuỗi bán lẻ; quản lý kho; quản lý tài chính
kế tốn; quản lý quan hệ khách hàng; quản lý chăm sóc khách hàng;
quản lý bảo hành, quản lý nhân sự tính lương (Thai Pham, 2017).

- Hệ thống ERP cho doanh nghiệp bán lẻ không đơn thuần là một sản
phẩm phần mềm mà là một bộ giải pháp, bao gồm các tri thức và kinh
nghiệm quản lý trong lĩnh vực bán lẻ nhằm xây dựng và hoàn thiện
hệ thống quản lý.
- Điểm khác biệt lớn nhất của ERP cho ngành bán lẻ là sự kết hợp giữa
Front Office (F.O - Xử lý các nghiệp vụ tại các điểm bán lẻ) và Back
Office (B.O - Hỗ trợ hoạt động trung tâm như mua sắm tập trung,
bán buôn, lập kế hoạch hàng tồn kho, phân phối hàng hóa cho các
điểm bán lẻ…).
- Hệ thống ERP cho doanh nghiệp bán lẻ có tính linh hoạt, có khả
năng mở rộng do đặc thù kinh doanh của ngành phân phối, bán lẻ
là không ngừng mở rộng: thêm cửa hàng, thêm sản phẩm với số
lượng lớn, đa chủng loại.
- Hệ thống ERP thường dành cho những chuỗi bán lẻ lớn, hệ thống
phần mềm này được thiết kế để hỗ trợ quản lý và tối ưu hóa các quy
trình kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp.
Với những đặc điểm nêu trên, phần mềm ERP trở thành công
cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của đa số các doanh nghiệp bán lẻ
lớn trên thị trường hiện nay (Zhu, 2010).
3. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
HOA KỲ

3.1. Chuỗi siêu thị Wal-mart
Wal-mart Stores, Inc., được thành lập năm 1962, hiện nay là
tập đoàn bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 11,718 cửa hàng trên toàn


438

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


cầu với 2,5 triệu công nhân, và giá trị vốn hoá tháng 4 năm 2018 là
khoảng 257 tỷ đô la Mỹ (Walmart, 2018). Walmart không chỉ là nhà
bán lẻ lớn nhất toàn cầu, đây cũng là công ty lớn nhất của bất kỳ loại
nào trên thế giới.
i) Ứng dụng ERP tại chuỗi siêu thị Wal-mart được bắt đầu từ nền
tảng EDI và hệ thống Retail Link tự xây dựng từ rất sớm: Hệ thống
ERP tại Walmart có nền tảng trên hệ thống TMĐT tích hợp (cộng
tác) sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng trên nền EDI yêu
cầu các nhà cung cấp lớn sử dụng mạng EDI của riêng Walmart
xây dựng năm 1980 để thực hiện các đơn hàng do các giám đốc
mua sắm của Walmart đặt mua. Năm 1991, Walmart đã mở rộng
khả năng của mạng lưới dựa trên nền EDI bằng việc giới thiệu hệ
thống Retail Link. Hệ thống này kết nối các nhà cung cấp lớn nhất
của Walmart đối với hệ thống quản lý kho của riêng Walmart và đòi
hỏi các nhà cung cấp lớn phải kiểm soát lượng tiêu thụ thực tế tại
từng cửa hàng và có kế hoạch bổ sung theo nhu cầu dựa trên các
quy định do Walmart đưa ra.
ii) Walmart không ngừng cải tiến hệ thống ERP: Năm 2000 Walmart
th một cơng ty bên ngồi nâng cấp Retail Link từ một hệ thống
quản lý chuỗi cung cấp thành một hệ thống có khả năng dự báo tốt
hơn, lập kế hoạch và quản lý hàng cung ứng tốt hơn. Năm 2002,
Walmart đã chuyển sang một hệ thống mạng riêng dựa trên Walmart
hoàn toàn. Walmart sử dụng Sterlling Commerce - nhà cung cấp lớn
nhất về hệ thống EDI và IBM để triển khai sáng kiến này.
iii) Walmart đổi mới phương thức xây dựng và quản lý hệ thống ERP:
Năm 2007, hãng quyết định sử dụng một hệ thống thay thế hoàn
toàn hệ thống tự xây dựng ban đầu (Nguyễn Văn Hồng và cộng sự,
2013). Wal-Mart mua giải pháp tài chính ERP của SAP nhằm hỗ trợ
việc mở rộng tồn cầu của nhà bán lẻ và nhu cầu của mình để đáp

ứng hiệu quả những thay đổi trong bối cảnh kinh doanh và quản
lý. Mua ứng dụng phần mềm đóng gói là một trong những cách mà


KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HOA KỲ...

439

Walmart lựa chọn để có thể lấy lại sự thống trị của hãng trên khía
cạnh CNTT và chống cạnh tranh. Sau đó, Walmart tập trung vào tốc
độ, sự đổi mới với công nghệ SAP HANA, nền tảng SAP Business
Intelligence của SAP để thực hiện các công việc như xử lý các hồ
sơ giao dịch của công ty. Wal-mart đã sử dụng phương pháp phát
triển nhanh (agile methodology) để triển khai SAP HANA nhằm
thu thập dữ liệu và thông tin chi tiết ở quy mơ và tốc độ nhanh
chóng theo thời gian thực. Wal-Mart sử dụng các khả năng xử lý dữ
liệu trong bộ nhớ của Hana để thu thập dữ liệu từ các bộ phận khác
nhau của doanh nghiệp với 250 triệu khách hàng một tuần, hơn
11.000 địa điểm toàn cầu, kênh TMĐT phát triển và 2,2 triệu nhân
viên (Wilson, 2015).

3.2. Cửa hàng trực tuyến Amazon
Amazon.com được thành lập năm 1995, phát triển từ cửa hàng
sách lớn nhất thế giới thành cửa hàng trực tuyến lớn nhất thế giới
với doanh thu đạt 177,9 tỷ đô la năm 2017 (Statista, 2018). Hiện
tại, Amazon.com được xếp hạng số một về bán lẻ trên mạng, giá
trị lớn nhất mà Amazon.com đem lại cho khách hàng đó là cung
cấp nhiều chủng loại sản phẩm nhất và giao dịch thuận tiện nhất
(Laudon, 2017).
i) Amazon sớm đầu tư mạnh cho hệ thống ERP: Giữa năm 2001

và 2003, Amazon đã đầu tư 300.000$ vào việc xây dựng các trung
tâm phân phối mới và trang bị phần mềm cho hệ thống thông tin
(Laudon, 2016). Amazon sử dụng hệ thống thông tin để nâng cao
lợi nhuận và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Hệ thống thông tin của
Amazon bao gồm cả ERP, SCM (quản trị chuỗi cung ứng), CRM
(quản trị quan hệ khách hàng).
ii) Amazon lựa chọn hệ thống ERP của Oracle: Bao gồm hệ cơ sở
dữ liệu da-terabyte tích hợp tất cả các thơng tin liên quan đến đơn
đặt hàng của khách hàng như lịch sử mua hàng, lô hàng sản phẩm


440

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

và hóa đơn, do đó cho phép sắp xếp các quá trình thực hiện đơn
hàng. Hệ thống ERP tự động hóa các bước của quá trình này bằng
cách lấy đơn đặt hàng của khách hàng và xử lý chúng thành các hoá
đơn, cho phép Amazon đẩy nhanh quá trình thực hiện đơn hàng,
cải thiện khả năng hiển thị theo dõi đơn hàng và giảm bớt lỗi trong
quá trình phân phối.
iii) Amazon trở thành nhà cung cấp dịch vụ nền tảng cho giải pháp
ERP: Amazon.com là trường hợp điển hình trong ngành cơng
nghiệp bán lẻ khi triển khai thành công ERP và cung cấp dịch vụ
Amazon Web Services (AWS) - một dịch vụ cung cấp nền tảng cơ
sở hạ tầng trên web có khả năng cung cấp các giải pháp điện toán
đám mây ERP cho các khách hàng trên toàn thế giới. Ngay cả Infor
là một trong 4 nhà cung cấp ERP hàng đầu thế giới cũng chọn sử
dụng dịch vụ của AWS. Vì Amazon vận hành một mạng lưới khổng
lồ của các trung tâm dữ liệu nằm trên tồn cầu, nên các ứng dụng

có thể được triển khai từ các trung tâm dữ liệu gần nhất với vị trí
của khách hàng.

3.3. Chuỗi trung tâm thương mại Nordstrom
Nordstrom được sáng lập năm 1901, hiện là một trong những
trung tâm thương mại cao cấp hàng đầu nước Mỹ. Nhiều chuyên
gia phân tích trong ngành bán lẻ cho biết Nordstrom đã đặc biệt
thành cơng trong chiến lược hồn thiện dịch vụ khách hàng.
Nordstrom cũng áp dụng các công nghệ hiện đại để nhân viên
có thể truy cập nhà kho tại mọi điểm cũng như sử dụng bán lẻ đa
kênh (Omni-chanel Retail - OCR) để phục vụ khách hàng được tốt
nhất (Oracle, 2015).
i) Nordstrom sử dụng giải pháp ERP của Oracle: Nhằm thực hiện
quản lý hoạt động bán lẻ, quản lý hàng tồn kho, Nordstrom hướng
tới sử dụng các phiên bản mới nhất của các giải pháp bán lẻ Oracle
trên phạm vi tồn cơng ty để hỗ trợ hoạt động quản lý tại tất cả các


KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HOA KỲ...

441

cửa hàng. Nhà bán lẻ này đã triển khai một bộ phần mềm tích hợp
các ứng dụng để hỗ trợ các hoạt động cốt lõi bán hàng, giá cả và hàng
tồn kho lưu trữ bao gồm cả Oracle Retail Merchandising System,
Oracle Retail Price Management, Oracle Retail Trade Management
và Oracle Retail Invoice Matching (Oracle, 2015). Trong số những
khách hàng của Oracle, Nordstrom đã được ghi nhận là đơn vị tiên
phong trong ngành công nghiệp bán lẻ và cộng đồng đầu tư thành
công trong việc ứng dụng giải pháp ERP. Việc sử dụng công nghệ

quản lý bán hàng trong các cửa hàng và website trực tuyến cho
phép Nordstrom cung cấp trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng, cho phép khách hàng cá nhân hóa các sản phẩm và mua sắm
dễ dàng trên hệ thống của mình. Hướng tới các thế hệ tiếp theo của
giải pháp ERP do Oracle cung cấp cho nhà bán lẻ, Nordstrom có
thể cập nhật mà vẫn giữ được các tính năng và chức năng mới nhất
của các ứng dụng mà không cần thay đổi mã tùy chỉnh, cho phép
Nordstrom để thiết lập một đường dẫn nâng cấp đó làm giảm tổng
chi phí cho hệ thống CNTT.
ii) Nordstrom nâng cấp hệ thống ERP cho chiến lược mở rộng ra toàn
cầu: Nordstrom đánh giá đầy đủ và hiểu các tính năng và chức năng
mới tại một cửa hàng trước khi áp dụng tại các cửa hàng còn lại của
hãng. Khi nhà bán lẻ này ứng dụng các giải pháp của Oracle ở quy
mơ trên tồn doanh nghiệp, hãng có thể tận dụng lợi thế các tính
năng mới, hiệu suất và cải tiến chức năng trong giải pháp Oracle
bán lẻ. Oracle cam kết tiếp tục cung cấp cho Nordstrom các giải
pháp mới nhất để cho phép phân phối hàng hóa tới mọi nơi trong
chiến lược mở rộng ra toàn cầu của hãng bán lẻ.

3.4. Đánh giá việc triển khai hệ thống ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ Hoa Kỳ
Để đánh giá việc triển khai hệ thống ERP tại 3 doanh nghiệp
bán lẻ Hoa Kỳ nêu trên, nhóm tác giả tổng hợp ở Bảng 1.


442

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Bảng 1. Đánh giá việc triển khai hệ thống ERP
tại Walmart, Amazon và Nordstrom
Công ty


Walmart

Amazon

Nordstrom

Cách thức
triển khai ERP

Ban đầu tự xây Mua giải pháp
dựng hệ thống ERP của Oracle
Retail Link

Mua giải pháp của
Oracle

Cách thức phát
triển hệ thống

Mua giải pháp
ERP của SAP:
SAP HANA

Phát triển Amazon
Web Services
(AWS) cung cấp
nền tảng ERP
cloud cho các
doanh nghiệp khác


Triển khai các module
như: Oracle Retail
Merchandising
System, Oracle Retail
Price Management,
Oracle Retail Trade
Management, và Oracle
Retail Invoice Matching

Oracle

Oracle

SAP Business
Intelligence

Nhà cung cấp và
giải pháp ERP

SAP

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Những phân tích trên đây chỉ là 3 ví dụ trong số các doanh
nghiệp bán lẻ tại Hoa Kỳ ứng dụng ERP thành cơng. Các điển
hình khác có thể kể đến như Macy’s, Kohl’s, Perry Ellis, Forever 21,
7-Eleven ứng dụng thành công giải pháp của Oracle; hay các tên
tuổi như Recreational Equipment Inc. (REI), Discount Tire, Brooks
Brothers, Brookshire Grocery Company, Harry & David, Nebraska

Book Company Inc. ứng dụng thành cơng giải pháp ERP của SAP.
Ngồi những doanh nghiệp bán lẻ có quy mơ lớn kể trên, cũng
có những doanh nghiệp bán lẻ với chỉ vài chục nhân viên cũng
tiến hành triển khai và ứng dụng các giải pháp ERP thành công
như Christopher Lena Shirt Co. (Ponte Atlantico, Inc.) với 12 nhân
viên và sử dụng giải pháp SAP Business One Cloud, Butcher &
Packer Supply Company với 21 nhân viên và sử dụng giải pháp
SAP Business One. Dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa
và nhỏ đã kể trên, các doanh nghiệp bán lẻ tại Hoa Kỳ đã có kinh
nghiệp ứng dụng thành công hệ thống ERP trong nhiều năm. Các
giải pháp mà doanh nghiệp lựa chọn thường được cung cấp bởi các
hãng hàng đầu thế giới về giải pháp ERP là Oracle và SAP.


KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HOA KỲ...

443

Những lợi ích và hạn chế của việc ứng dụng hệ thống ERP tại
các doanh nghiệp bán lẻ tại Hoa Kỳ có thể tổng kết lại như sau:
(i) Một số lợi ích khi triển khai ứng dụng ERP
- Năng suất lao động: Năng suất lao động tăng do các dữ liệu,
thông tin đầu vào chỉ cần nhập vào hệ thống một lần và được chia
sẻ trên toàn hệ thống. Các báo cáo được thiết lập nhanh hơn và
chính xác hơn. Từ đó, doanh nghiệp bán lẻ có khả năng quản lý và
kiểm soát thống nhất và hiệu quả hơn các hạn mức về tồn kho, cơng
nợ, chi phí, thu, chi. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa
các nguồn lực như nhân cơng, tài chính, đầu tư… để kinh doanh
hiệu quả nhất.
- Chia sẻ thông tin: Hệ thống thơng tin tích hợp, quản lý tập

trung, cho phép người sử dụng truy cập kịp thời các thông tin cần
thiết, đặc biệt các nhà quản lý sẽ có thơng tin kịp thời để ra các quyết
định chính xác hơn.
- Tiêu chuẩn hóa các hoạt động bán hàng: Việc triển khai ứng
dụng ERP đồng nghĩa với việc chuẩn hóa các hoạt động của doanh
nghiệp theo các quy trình chuẩn, chuyên nghiệp, phù hợp với các
tiêu chuẩn toàn cầu, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ,
tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh và phát
triển thương hiệu doanh nghiệp. Việc chuẩn hóa được thực hiện do
các phần mềm ERP thường được viết trên các quy trình chuẩn, tích
lũy những kinh nghiệm tốt nhất của các doanh nghiệp đã triển khai
thành công trong quá trình áp dụng trong từng lĩnh vực.
(ii) Một số hạn chế của việc triển khai ứng dụng hệ thống ERP
Có thể tốn kém hơn nhiều so với các gói giải pháp đơn lẻ. Chi
phí chuyển đổi lớn cộng thêm chi phí hỗ trợ, duy trì và nâng cấp
khiến tổng chi phí cho ERP thường rất cao so với ước tính ban đầu.
Khi doanh nghiệp bán lẻ triển khai ERP mà không thuê một bên thứ
ba giàu kinh nghiệm, họ hạn chế mức độ lợi ích thực hiện và làm
giảm lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) tiềm năng (Panorama, 2018).


444

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4. BÀI HỌC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ERP CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM

4.1. Khái quát về các doanh nghiệp và thị trường bán lẻ tại Việt Nam
Với dân số hơn 97 triệu người và độ tuổi trung bình là 32,5
tuổi , thu nhập bình quân đầu người tăng dần, tỷ lệ đơ thị hố cao,

điều kiện sống ngày càng được nâng lên, mơi trường kinh tế duy
trì sự tăng trưởng ổn định… là những yếu tố khiến thị trường bán
lẻ của Việt Nam được đánh giá là năng động và tiềm năng nhất
châu Á, khiến cho cuộc “chạy đua” nước rút của các doanh nghiệp
bán lẻ trong và ngoài nước trong việc mở rộng các kênh phân phối
để chiếm lĩnh thị trường ngày càng gay gắt (Nguyễn Huế, 2017).
Dự kiến năm 2020, giá trị toàn thị trường bán lẻ ở Việt Nam sẽ đạt
ngưỡng 180 tỷ USD (Nguyễn Huế, 2017).
1

Điều này khiến cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã ồ ạt tham
gia vào thị trường Việt Nam, điển hình như Central Group (Thái Lan),
Berli Jucker (BJC, Thái Lan), AEON (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc)...
Trước sức ép của cạnh tranh và xu hướng đổi mới mơ hình tăng
trưởng, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần có những bước thay
đổi đột phá theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT, nhằm nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Đồng thời, chủ trương của Nhà
nước đã chỉ rõ mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ theo hướng tăng
cường vị thế của các doanh nghiệp trong nước (Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, 2011). Do đó, có thể thấy xu hướng ứng dụng CNTT và
cụ thể là hệ thống ERP vào ngành bán lẻ là tất yếu.
Các doanh nghiệp điển hình đã ứng dụng ERP thành công tại
Việt Nam phải kể đến như: SaiGon Co.op (triển khai Oracle ERP từ
năm 2005), Công ty cổ phần Thế Giới Di Động (triển khai ERP từ
năm 2007), Điện máy Chợ Lớn (triển khai SAP ERP từ năm 2009),
Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim (triển khai SAP ERP từ
năm 2011), Công ty CP Thế giới số Trần Anh (triển khai Oracle ERP
năm 2011, nâng cấp từ hệ thống ERP được công ty xây dựng từ
năm 2007)… Ngoài những doanh nghiệp bán lẻ lớn sử dụng các
1


Nguồn: />

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HOA KỲ...

445

giải pháp ERP của các nhà cung cấp hàng đầu như SAP, Oracle,
các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng có nhiều
sự lựa chọn từ các nhà cung cấp trong nước như FPT - ERP, Pythis,
Tinh Vân, CMC, Ernst & Young, Exact Software, AZ Solutions, Fast,
EFFECT, VIAMI, Vietsoft, HPT, SSG, Gimasys, TRG international,
NAVIWORLD, Cybersoft, CADS, SS4U, ECOUNT, GMC solutions,
BESCO consulting, Bravo, WinMain, AMIS,…

4.2. Khó khăn khi triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Mặc dù lợi ích ứng dụng ERP rất rõ ràng song con số chưa đến
20% các doanh nghiệp bán lẻ ứng dụng ERP (Vecom, 2019) cho thấy
những lý do của việc triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp
bán lẻ Việt Nam còn hạn chế đó là:
- Hạ tầng cơng nghệ ở mức thấp: Ứng dụng ERP đòi hỏi doanh
nghiệp bán lẻ cần tiến hành đổi mới đồng bộ trong hệ thống CNTT
của toàn doanh nghiệp, đổi mới về công nghệ, trang bị hệ thống
mạng máy tính cho tồn hệ thống. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng
CNTT trong các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt là doanh nghiệp bán
lẻ vừa và nhỏ còn rất hạn chế cả về hạ tầng phần cứng, hạ tầng
mạng viễn thơng và hệ thống phần mềm quản lý.
- Quy trình kinh doanh chưa được chuẩn hóa: Hệ thống ERP vận
hành được là nhờ vào các hoạt động doanh nghiệp tuân theo các
quy trình chuẩn quốc tế. Tuy vậy, áp dụng được và duy trì được

hoạt động kinh doanh theo chuẩn mới lại là điều khó khăn cho
nhiều doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Hơn nữa nhiều doanh
nghiệp chưa áp dụng ISO trong quản lý nên việc triển khai ERP
càng gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, sự khác biệt về hệ thống kế
tốn cũng gây khó khăn cho việc triển khai ERP. Các sản phẩm ERP
luôn bao gồm một module quan trọng là module kế toán tổng hợp
nhận rất nhiều dữ liệu từ các modules khác trong phần mềm ERP
và đặt các hạch toán tự động.
- Vốn đầu tư cho hệ thống thông tin hạn chế: ERP là hệ thống lớn
và đắt đỏ. Doanh nghiệp bán lẻ cần cân nhắc giữa chi phí tiết kiệm


446

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

được so với chi phí bỏ ra khi triển khai ERP. Ngồi chi phí tư vấn,
triển khai phần mềm, doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền bản
quyền tương đối lớn cho nhà sản xuất ERP nước ngồi, vì vậy tổng
chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cho dự án triển khai sản phẩm ERP
lên rất cao.
- Sự cam kết của lãnh đạo và sự sẵn sàng tham gia của nhân viên tại
nhiều doanh nghiệp bán lẻ cịn ở mức thấp: Để có thể triển khai ERP
doanh nghiệp cần phải có sự đồng lịng từ ban quản trị cấp cao nhất
đến từng nhân viên. Để chuẩn bị tốt điều này, ban lãnh đạo cần
phải giải thích rõ tác dụng của ERP và cần phải tìm hiểu, quan tâm
đến những khó khăn của nhân viên khi thực hiện ERP. Sự quyết
tâm cao của cán bộ công nhân viên là yếu tố dẫn đến thành công
rất cao khi triển khai ERP. Khi tiếp cận các doanh nghiệp bị thất bại
trong việc triển khai ERP thì đa số các doanh nghiệp đều thừa nhận

là họ gặp rất nhiều vấn đề ở khâu con người.

4.3. Bài học kinh nghiệm
Trên cơ sở những phân tích về việc triển khai ERP tại 3 doanh
ngiệp bán lẻ Hoa Kỳ, đánh giá về tình hình ứng dụng và các khó
khăn trong việc triển khai ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam,
nhóm tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm giúp các doanh
nghiệp bán lẻ tại Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng ERP như sau:

4.3.1. Làm rõ mục tiêu của hệ thống ERP
Khi triển khai xây dựng và phát triển hệ thống ERP, các doanh
nghiệp bán lẻ cần làm rõ được mục tiêu của hệ thống ERP gắn liền
với chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn, để từ đó xác định được
yêu cầu của hệ thống, các bước xây dựng, và sắp xếp các nguồn lực
triển khai dự án cho phù hợp. Các doanh nghiệp bán lẻ trong các
phân tích ở trên đã có những quyết định đầu tư xây dựng mới, nâng
cấp, hoặc thay thế hoàn toàn hệ thống ERP để phù hợp với chiến
lược kinh doanh của họ như mở rộng chuỗi bán hàng, mở rộng thị
trường, hay mở rộng bán hàng trực tuyến, bán hàng đa kênh. Khi


KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HOA KỲ...

447

làm rõ mục tiêu của hệ thống ERP nhà bán lẻ mới có thể ra được yêu
cầu rõ ràng cho nhà cung cấp giải pháp ERP, và các nhà tư vấn, triển
khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp. Đồng thời, có những tiêu chí
để đánh giá khi nghiệm thu hệ thống, và có những cải tiến phù hợp
trong quá trình vận hành.


4.3.2. Cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn nhà cung cấp hệ thống ERP
Lựa chọn nhà cung cấp hệ thống ERP là rất quan trọng. Nhà
cung cấp phù hợp không chỉ cung cấp cho nhà bán lẻ một hệ
thống ERP tốt nhất, mà là một hệ thống phù hợp nhất. Lựa chọn
đối tác cung cấp ERP phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời
gian và nỗ lực bằng cách tái định hình nhu cầu của doanh nghiệp,
kiểm tra quy trình kinh doanh và cung cấp giải pháp chính xác cho
từng vấn đề.
Thơng qua việc phân tích 3 trường hợp của Wal-mart, Amazon,
Nordstrom, tác giả rút ra rằng với mỗi loại hình bán lẻ, mặt hàng
bán lẻ khác nhau, mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nhà
cung cấp giải pháp ERP phù hợp như SAP, Oracle hay các nhà cung
cấp khác. Việc nhà cung cấp có đáp ứng được nhu cầu hiện tại của
cơng ty về hệ thống không là điều tất cả doanh nghiệp quan tâm
hàng đầu. Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ nên đưa cho các nhà cung
cấp một danh sách các nhu cầu để họ có thể trình bày cách hệ thống
ERP đáp ứng được yêu cầu này. Hơn nữa, doanh nghiệp bán lẻ
cũng nên nâng cao các yêu cầu đối với các đề xuất cho các dịch vụ
tư vấn triển khai phần mềm, tư vấn tích hợp và tư vấn kinh doanh.
Và đặc biệt quan trọng, doanh nghiệp bán lẻ cần tìm hiểu liệu nhà
cung cấp đó có hiểu thị trường và khách hàng của doanh nghiệp?
Tình huống phân tích ở trên cho thấy, mỗi nhà cung cấp có một
tập khách hàng nhất định và có thế mạnh nhất định trong một số
ngành hàng, và họ đã triển khai thành công cho khách hàng của
họ. Ví dụ SAP triển khai thành công hệ thống ERP cho nhà bán lẻ
Wal-mart, hay Oracle triển khai thành công hệ thống ERP cho chuỗi
trung tâm thương mại Nordstrom. Tương tự, tại các thị trường như



448

QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ có thể tham khảo các tình huống
triển khai thành công và lựa chọn các nhà cung cấp giải pháp ERP
phù hợp. ERP cho mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên điều kiện
nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiệp đó. Hiệu quả hệ thống ERP
mang lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà triển khai. Năng
lực triển khai ERP bao gồm khả năng tư vấn theo ngành nghề, năng
lực cơng nghệ và năng lực hỗ trợ. Vì thế, để chọn được đơn vị triển
khai ERP phù hợp cho doanh nghiệp mình thì các doanh nghiệp
phải ln cần cân nhắc thật kỹ.

4.3.3. Cải tiến và nâng cấp hệ thống ERP theo xu hướng của công nghệ
ERP là một trong những ứng dụng CNTT trong kinh doanh
phức tạp và đắt tiền nhất trong mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy khơng
có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mãi sử dụng một hệ thống ERP. Công
nghệ luôn luôn thay đổi, hệ thống ERP cũng đòi hỏi phải được liên
tục cập nhật để phù hợp hơn với sự thay đổi của công nghệ cũng
như nhu cầu của khách hàng. Do đó, một là khi doanh nghiệp bán lẻ
triển khai ERP cần đưa ra yêu cầu đối với nhà cung cấp về nhu cầu
cải tiến và nâng cấp sau này như trong trường hợp Oracle đã làm với
Nordstrom. Hai là khi hệ thống quá lỗi thời và không thể đáp ứng với
nhu cầu của công ty, cần có những quyết định quyết liệt hoặc là cải
tiến và nâng cấp hệ thống, hoặc xây dựng mới hệ thống hoàn toàn,
như trong trường hợp Wal-mart đã phân tích ở trên.

4.3.4. Cân nhắc chi phí đầu tư cho hệ thống ERP
Hiệu quả của hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp là rất rõ

ràng, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để
thực hiện. Đối với doanh nghiệp bán lẻ cỡ trung ở Việt Nam chi phí
triển khai ERP đã có thể lên tới vài trăm nghìn USD. Đây khơng phải
là một khoản đầu tư nhỏ đối với doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp
vừa và nhỏ có thể lựa chọn các giải pháp ERP đám mây với mức chi
phí phù hợp hơn. Cịn đối với các doanh nghiệp lớn, đủ tiềm lực để
đầu tư hàng triệu đô la vào hệ thống ERP, cần cân nhắc lựa chọn các
giải pháp lớn, dài hạn, mang tính chiến lược và có tầm nhìn xa.


KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HOA KỲ...

449

5. KẾT LUẬN
Tóm lại, việc ứng dụng ERP khơng phải là một cơng việc nhất
thời, mà địi hỏi doanh nghiệp luôn phải nỗ lực cải tiến hệ thống,
đổi mới cơng nghệ, đổi mới quy trình kinh doanh. CNTT và ERP là
giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ, song khơng thể thay thế các
quy trình quản lý, các chiến lược kinh doanh. Hệ thống ERP như
một phần mềm khổng lồ, nó có khả năng làm được những việc về
tài chính, nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng và rất nhiều những thứ
khác. Nhưng làm chủ công nghệ, làm chủ giải pháp mới là điều quan
trọng. Việc học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp thành công là
cần thiết, điều này giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể
“đứng trên vai người khổng lồ”, và tối ưu hóa cơng nghệ nhằm rút ngắn
khoảng cách đối với các doanh nghiệp nước ngoài, giúp các nhà bán
lẻ Việt Nam có thể cạnh tranh được trên chính thị trường nội địa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Al-Mashari,M., Al-Mudimigh, A and Zairi, M. (2003), Enterprise
Resource planning: a taxonomy of critical factors, European journal of
Operational research, Vol 146, pp. 352-64.

2.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016), Nghị Quyết số 05-NQ/TW
Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số
chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng,
nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của
nền kinh tế, Cổng thơng tin điện tử Chính phủ nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.

Fast (2016), Ứng dụng giải pháp phần mềm ERP vào doanh nghiệp Việt Nam,
truy cập ngày 12 tháng 10 tại địa chỉ />
4.

Kumar, K., & van Hillegersberg, J. (2000), Enterprise resource
planning: introduction, Communications of the ACM, 43(4), 22-26.

5.

Laudon Kenneth C. and Laudon Jane P. (2016), Management Information
Systems, 14/e, Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall.


450


QUẢN TRỊ THƠNG MINH TRONG MƠI TRƯỜNG PHỨC HỢP TỒN CẦU: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

6.

Nguyễn Huế, 2017, Doanh nghiệp bán lẻ vào cuộc chạy đua mở rộng kênh
phân phối, Báo Hải Quan Online, truy cập ngày 20 tháng 10 tại địa chỉ
/>
7.

Nguyễn Văn Hồng và các tác giả (2013), Giáo trình Thương mại điện
tử căn bản, NXB Hồng Đức (trang 273 - 298).

8.

Nucleus research (2017), ERP technology value matrix 2017 retrieved
on 20th October at />r159-ERP-Technology-Value-Matrix-2017.pdf.

9.

Oracle (2015), “Nordstrom Supports International Expansion with
Upgrade to Oracle Retail Merchandising Systems” retrieved on
20th October at />nordstrom-go-live-040615.html.

10. Panorama (2018), 2018 ERP research, Panorama Consulting Solutions.
11. Poonam Garg (2010), Critical Success factors for Enterprise Resource
Planning implementation in Indian Retail Industry: An Exploratory
study, International Journal of Computer Science and Information
Security, Vol. 8, No. 2, 2010.
12. Statista (2018), Amazon: annual revenue 2004-2017, truy cập ngày

8 tháng 10 tại địa chỉ />annual-net-revenue-of-amazoncom/.
13. Vaughan, J. (1996), Enterprises applications, Sofware Magazine 16 (5):
67-72.
14. Walmart (2018), Our Business truy cập ngày 8 tháng 10 tại địa chỉ
/>15. Wilson M. (2015), Wal-Mart focuses on speed, innovation with SAP’s
HANA technology, truy cập ngày 21 tháng 10 tại địa chỉ https://www.
chainstoreage.com/news/wal-mart-focuses-speed-innovation-saps-hanatechnology/.
16. Zhu Y., Li Y., Wang W., Chen J. (2010), What leads to postimplementation success of ERP? An empirical study of the Chinese
retail industry, International Journal of Information Management,
Vol.30, pp. 265–276.



×