Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

xây dừng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc 1975 1981

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.58 KB, 14 trang )

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1975-1981
A. Khái quát về Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu
tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh
viết: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Marx-Lenin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép
hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức
hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho
mọi hoạt động.
Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã giành được trong hơn 90 năm qua
đều gắn liền với quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Đảng. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã
hội chủ nghĩa; đất nước đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đang đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị
thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

B. Nội dung
1. Đường lối, chủ trương của Đảng
1.1. Bối cảnh lịch sử
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) đã kết thúc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta, đưa cách mạng Việt Nam bước vào giai
đoạn mới: cả nước quá độ đi lên CNXH với nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít
khó khăn.
- Thuận lợi:
+ Cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1975) đã đạt những
thành tựu to lớn và toàn diện, xây dựng được những cơ sở vật chất – kỹ thuật ban
đầu của chủ nghĩa xã hội. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
+ Đất nước thống nhất tạo cơ hội để thế mạnh của mỗi vùng, miền được phát huy


và bổ sung cho nhau trong phát triển


+ Nhân dân ta vô cùng phấn khởi, hăng hái bắt tay xây dựng cuộc sống mới với
niềm tin to lớn vào Đảng và con đường đi lên CNXH.
+ Quan hệ quốc tế mở rộng, viện trợ nhân đạo, vốn vay phát triển cho Việt Nam
được khôi phục. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng chục nước,
nhất là các nước tư bản chủ nghĩa, tranh thủ được sự giúp đỡ về vật chất của nhiều
quốc gia, các tổ chức quốc tế nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Việt Nam nhanh chóng gia nhập Liên Hợp Quốc (20/9/1977).
- Khó khăn:
+ Chiến tranh cũ (1954-1975) và chiến tranh mới (1978-1990) đã để lại những hậu
quả nặng nề về kinh tế, văn hóa, xã hội; các nguồn lực của đất nước bị tổn thất
nghiêm trọng; đời sống của nhân gặp mn vàn khó khăn, thiếu thốn.
+ Mỹ thực hiện bao vây, cấm vận Việt Nam bắt đầu từ 1/5/1975 đồng thời lôi kéo,
tập hợp bọn phản động trong và ngoài nước, bọn phản động quốc tế tăng cường
chống phá Việt Nam
+ Thực hiện kinh tế: tập trung, quan liêu, bao cấp. Chế độ kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp tràn lan
Có thể thấy, nền kinh tế nước ta lúc này vốn đang trong giai đoạn thấp kém, Thiên
tai dồn dập, dự trữ nguyên vật liệu đang bị cạn kiệt. Các nguồn lực để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của ta rất hạn chế; viện trợ của các nước XHCN sụt giảm, đã làm
cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội bắt đầu xuất hiện. Hầu hết chỉ tiêu của Nhà
nước không đạt được. Đời sống nhân dân căng thẳng, thiếu thốn, tình trạng đói ăn
xuất hiện.
1.2. Đường lối, chủ trương của Đảng
 Ngày 30/4/1975. đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Tuy nhiên về mặt hình thức ở miền Nam vẫn cịn Chính phủ cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Miền Bắc là Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng

Hịa. Một nước thống nhất khơng thể có hai chính quyền



Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 (8-1975) chủ trương: Nhanh chóng
thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên CNXH. Hội nghị nhấn mạnh: Thống nhất đất nước vừa là nguyện
vọng thiết tha của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển
của Cách mạng Việt Nam


 Ngày 3-1-1976 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 228-CT/TW nêu
rõ tầm quan trọng của cuộc Tổng tuyển cử và giao trách nhiệm cho các cấp
ủy lãnh đạo cuộc bầu cử
 25-4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam
thống nhất được tiến hành và bầu ra 492 đại biểu
 Từ 24-6 đến 3-7-1976, kỳ họp thứ Nhất của Quốc hội nước Việt Nam thống
nhất tại Thủ đô Hà Nội. Quốc hội quyết định:
Đặt tên nước ta là nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; Quốc kỳ nền đỏ sao vàng 5
cánh, Thủ đô là Hà Nội, quốc ca là bài Tiến quân ca, quốc huy mang dòng chữ
Cộng hòa XHCN Việt Nam; Thành phố Sài Gòn đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh
Bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo cao nhất của đất nước:
Đồng chí Tơn Đức Thắng: chủ tịch nước
Đồng chí Trường Chinh: Chủ tịch Quốc hội
Các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ: Phó chủ tịch nước
Từ ngày 14 đến 20-12-1976 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IV của Đảng đã họp nhằm tổng kết quá trình cách mạng dân tộc, dân chủ ở
nước ta và đề ra đường lối cách mạng XHCN
 Đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sửa đổi
Điều lệ Đảng

 Đại hội lần thứ IV của Đảng đã nêu lên ba đặc điểm lớn của cách mạng nước
ta trong giai đoạn mới:
Một là, nước ta từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
Hai là, Tổ quốc ta đã hịa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên CNXH với
những thuận lợi lớn, song cũng cịn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và
tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra.





Ba là, cách mạng XHCN ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi,
song cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách
mạng trên thế giới còn gay go, quyết liệt.
 Bầu Ban Chấp hành Trung ương: 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự
khuyết, bầu đồng chí Lê Duẩn làm Tổng Bí thư của Đảng.
 Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khẳng định thắng lợi của
nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi đi vào lịch
sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế
giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX
Những đặc điểm trên nói lên rằng, nước ta có đủ điều kiện đi lên và xây dựng
thành cơng CNXH song đó là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài địi hỏi Đảng


và nhân dân ta phải phát huy cao độ tính chủ động, tự giác, sáng tạo trong quá trình
Cách mạng XHCN
 Trên cơ sở đánh giá đúng đặc điểm và tình hình đất nước, Đại hội đã xác
định Đường lối chung của cách mạng XHCN trong giai đoạn mới là:
 Nắm vững chun chính vơ sản, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng:

cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng tư
tưởng và văn hố, trong đó cách mạng khoa học-kỹ thuật là then chốt;
 Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá
độ lên CNXH;
 Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất
lớn XHCN, xây dựng nền văn hố mới, xây dựng con người mới XHCN;
 Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xố bỏ nghèo nàn và lạc hậu
 Đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phịng, giữ gìn an ninh chính
trị và trật tự xã hội;
 Xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất và
XHCN
 Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và CNXH
 Đường lối xây dựng kinh tế XHCN:
 Đẩy mạnh cơng nghiệp hố XHCN
 Ưu tiên phát triển CN nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp
nhẹ → cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp;
 Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương
 Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản
xuất mới
 Đối ngoại
 15/9/1976, Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF)
 29/6/1978, Việt Nam ra nhập hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV)
 31/11/1978, Việt Nam kí hiệp ước hữu nghị và hợp tác tồn diện với Liên

 Từ 1975-1977, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 23 nước
 20/9/1977, tiếp nhận ghế thành viên Liên hợp quốc
 Tuy nhiên, từ năm 1979, lấy cơ sự kiện Campuchia, các nước Asean tham
gia liên minh thực hiện bao vây cô lập Việt Nam (1 trong những nguyên

nhân gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong những năm 80 của thế kỉ
XX ở Việt Nam)


( Ngay sau khi thống nhất đất nước , đầu tháng 5/1975, quân Khơ me đỏ liên tục
tấn công chúng ta trên đảo Thổ Chu và dọc biên giới phía Tây Nam VNCampuchia. Để bảo vệ lãnh thổ VN, trước lời kêu gọi của mặt trận nhân dân cứu
quốc Campuchia, chúng ta đã đưa quân vào Phnompenh.
1979, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên khu vực và thế giới rất xấu bởi
sự kiện ta đưa quân vào Campuchia → nhiều nước cho rằng Việt Nam đã xâm
lược Campuchia → Đưa ra lệnh bao vây về kinh tế và cơ lập về chính trị đối với
VN)
→ Tăng cường quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa anh em đồng thời
phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác.
 Đến 1980, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 106 nước
 Trên cơ sở đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới, Đại
hội đã xác định các nội dung về:
Phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1976 -1980:
 Vừa xây dựng đất nước, vừa cải tạo XHCN
 Đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng và phát triển nền văn
hoá mới
 Coi trọng nhiệm vụ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng
 Nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
 Cải thiện một bước đời sống nhân dân
1.3. Những tìm tịi, khảo nghiệm đổi mới kinh tế
Sau khi đất nước thống nhất, cả nước quá độ lên CNXH, mơ hình kinh tế kế
hoạch hóa (một mơ hình đã giúp chúng ta huy động và tập trung được mọi nguồn
lực để chiến đấu và chiến thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ) vẫn
được thực hiện.
Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1975: Đó là giai đoạn chúng ta đã phạm
phải một số sai lầm cơ bản.

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung khiến kinh tế Liên Xơ bắt đầu có dấu hiệu khủng
hoảng. Trong quan hệ quốc tế, Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu thực hiện cấm vận
kinh tế với Việt Nam.
Còn ở trong nước, chiến lược phát triển kinh tế dựa trên cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, quan liêu, bao cấp. Nền kinh tế chỉ dựa vào hai thành phần quốc doanh
và tập thể, kinh tế tư nhân không được phát triển, thị trường không được công
nhận… đã làm thui chột động lực tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt là trong
nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp... Có thể nói là cả nước làm khơng đủ ăn!
Trước hồn cảnh đó, vấn đề sống cịn là đưa đất nước thốt ra khỏi khủng
hoảng. Đảng ta đã giành nhiều trí tuệ, cơng sức nghiên cứu tìm tịi, khảo nghiệm,
đổi mới mơ hình và cơ chế quản lý kinh tế .Từ đó có những tìm tịi thử nghiệm và


cách làm mới, mạnh dạn và sáng tạo, sát với yêu cầu cấp bách của đời sống kinh
tế.
 Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8-1979), với chủ trương bằng mọi cách
"làm cho sản xuất bung ra", là bước đột phá đầu tiên của q trình tìm tịi và
thử nghiệm đó.
 Trước hết, Hội nghị xác định phải coi nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là
động viên cao độ và tổ chức tồn dân đẩy mạnh sản xuất nơng, lâm, ngư
nghiệp nhằm đảm bảo lương thực, thực phẩm, cung ứng nguyên liệu cho
công nghiệp, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu. Việc xây dựng kế hoạch
phải tính đến yếu tố thị trường, và sự tồn tại của thị trường tự do là tất yếu.
 Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải tận dụng các thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh và tập thể để phát triển sản xuất; phải tùy từng ngành nghề, từng
mặt hàng và xuất phát từ hiệu quả kinh tế mà vận dụng linh hoạt các hình
thức tổ chức sản xuất cho thích hợp.
 Tháng 10-1979, Hội đồng Chính phủ cơng bố quyết định xóa bỏ những trạm
kiểm sốt ngăn sơng cấm chợ. Người sản xuất có quyền đưa sản phẩm ra
trao đổi ngồi thị trường không phải nộp thuế sau khi làm đầy đủ nghĩa vụ

với Nhà nước.
 Ngày 22-6-1980, Trước hiện tượng “khoán chui” ở một số các hợp tác xã
nơng nghiệp, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo số 22, cho phép
các địa phương mở rộng thí điểm khốn sản phẩm và khoán việc đối với cây
lúa trong các hợp tác xã nông nghiệp.
 Trên mặt trận phân phối lưu thông, ngày 23-6-1980, Bộ Chính trị ra Nghị
quyết 26/NQ-TW về cải tiến công tác phân phối, lưu thông. Nghị quyết đã
đề ra mục tiêu, biện pháp và các bước cụ thể của việc cải tiến công tác phân
phối lưu thông
 Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100/CT-TW về khốn sản phẩm
đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp. Theo tinh
thần của Chỉ thị này, mỗi xã viên nhận mức khoán trên một diện tích nhất
định và tự mình làm 3 khâu: cấy, chăm sóc và thu hoạch, cịn những khâu
khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Nếu thu hoạch vượt mức khốn thì xã viên
được hưởng.
 Ngày 21-1-1981, Trong lĩnh vực công nghiệp, trên cơ sở tổng kết các hiện
tượng “xé rào” và làm thí điểm nhằm phát triển cơng nghiệp, Chính phủ đã
ban hành Quyết định 25-QĐ/CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và
quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.
 Cùng ngày, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 26-QĐ/CP về việc
mở rộng hình thức trả lương khốn, lương sản phẩm và vận dụng hình thức
tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước


Những tìm tịi, đổi mới từng phần từ 1979-1981 được xuất phát từ thực tế cuộc
sống, dựa trên những sáng tạo của nhân dân, của địa phương. Đó là những giải
pháp tình thế, hướng vào giải quyết những khó khăn trước mắt về đời sống kinh tế,
xã hội. Những ý tưởng ban đầu của đổi mới tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và tồn
diện, nhưng đó là bước mở đầu có ý nghĩa, đặt những cơ sở đầu tiên cho q trình
đổi mới tồn diện sau này. Những đổi mới từng phần nêu trên chưa đủ sức giải

quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra vì nó vẫn nằm trong bối cảnh chung là mơ
hình chủ nghĩa xã hội cũ, tư duy về kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp cơ bản còn
tồn tại. Thực tiễn đòi hỏi Đảng phải tiếp tục tìm tịi đổi mới mạnh hơn về kinh tế.
2. Tổ chức, thực hiện đường lối
2.1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước
a. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống
nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập,
thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội:
Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ đảm bảo cho nền độc lập và thống nhất đất nước
thêm bền vững.
Độc lập và thống nhất đất nước khơng những gắn với nhau mà cịn gắn với chủ
nghĩa xã hội. Đó là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.
b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng
 Trước hoàn cảnh lịch sử trong nước và thế giới có nhiều thuận lợi đồng thời
cũng có nhiều khó khăn thách thức, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IV tại Thủ đơ Hà Nội từ ngày 14 đến
ngày 20/12/1976.
 Dự Đại hội có 1008 đại biểu thay mặt hơn 1.5 triệu đảng viên trong cả
nước . Đến dự Đại hội cịn có 29 đồn đại biểu các Đảng (Đảng cộng sản,
Đảng cơng nhân, phong trào giải phóng dân tộc) và các tổ chức quốc tế.
 Đại hội đã thơng qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ
và mục tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980), Báo cáo tổng kết công
tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, Bầu Ban Chấp hành Trung
ương gồm 101 ủy viên chính thức, 32 dự khuyết
 Đại hội đã xác định các nội dung:



 Phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1976-1980 là phát triển và
cải tạo kinh tế, văn hoá, phát triển khoa học, kỹ thuật;
 Đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hoá, xây dựng và phát triển nền văn
hoá mới;
 Tăng cường Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trị của các đồn thể,
làm tốt công tác quần chúng;
 Coi trọng nhiệm vụ quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng;
 Nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Đại hội lần IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lên CNXH
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn
c. Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980)
- Chủ trương: Đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (19761980)
 Xây dựng cơ sở vật chất của CNXH,hình thành cơ cấu kinh tế mới,
 Cải thiện đời sống nhân dân.
2.2 Bảo vệ Tổ quốc XHCN
a. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam
Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, tập đồn Khơ Me Đỏ do
Pơn Pốt cầm đầu ở Campuchia, đã tiến hành khiêu khích, xâm phạm nhiều vùng
lãnh thổ nước ta từ Tây Ninh – Hà Tiên.
Đầu tháng 5/1975 chúng đánh chiếm đảo Thổ Chu và Phú Quốc.
Từ 18-30/4/1977, quân Pôn Pốt tấn công trên tuyến biên giới An Giang, giết
hàng ngàn dân thường
Ngày 25/7/1977, 4 sư đồn qn Pơn pốt tiến sâu vào nước ta 19km, tàn sát
9000 dân thường thuộc 13 xã của huyện Tân Biện tỉnh Tây Ninh
Ngày 22/12/1978, 19 sư đoàn tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm
lấn biên giới Tây Nam nước ta.
Trước tình hình đó thực hiện quyền tự vệ chính đáng quân Việt Nam kết hợp
với lực lượng cách mạng Campuchia, tiến công tiêu diệt lực lượng Pôn pốt, ngày 7
– 1 – 1979, PhnomPenh được giải phóng khơme đỏ bị lật đổ.



Ngày 18-2-1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và
hợp tác:
Qn đội Việt Nam có mặt ở Campuchia để giúp bạn bảo vệ độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và hồi sinh đất nước. Hành động đó của Việt Nam là chính nghĩa
và cũng xuất phát từ nhu cầu tự vệ chính đáng được ghi nhận trong Điều 51 Hiến
chương Liên hợp quốc và đã được nhân dân Campuchia và thế giới ghi nhận.
- Từ 14/7/1979, Bộ Tổng tham mưu ra lệnh rút từng bộ phận quân tình nguyện Việt
Nam ở Campuchia về nước. Đến ngày 26/9/1989, đợt rút quân cuối cùng đã hoàn
thành
=> Ý nghĩa: đem lại hịa bình cho biên giới Tây Nam.
b. Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Một số nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ bọn Pôn Pốt nên đã khiêu khích ta ở
dọc biên giới phía Bắc. Họ dựng lên sự kiện "nạn kiều", cắt viện trợ, rút chuyên
gia, liên tiếp lấn chiếm dẫn đến xung đột trên tuyến biên giới phía Bắc.
Sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã dùng 32 sư đồn tiến cơng dọc biên giới
nước ta từ Móng Cái đến Phong Thổ (Lai Châu) gây ra những thiệt hại rất nặng nề.
Để bảo vệ lãnh thổ, quân dân ta đã kiên quyết đánh trả. Ngày 18/3/1979, quân
Trung Quốc phải rút khỏi nước ta.
=> Ý nghĩa:
 Giữ gìn hịa bình, bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ.
 Khơi phục tình đồn kết, hữu nghị hợp tác giữa VN - Trung Quốc Campuchia với tinh thần "khép lại quá khứ, mở rộng tương lai".
3. Đánh giá sự lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1975-1981
3.1. Thành tựu đã đạt được
 Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước là thành tựu nổi bật, có ý
nghĩa to lớn; đó là cơ sở để thống nhất nước nhà trên các lĩnh vực khác, tạo
ra sức mạnh toàn diện của đất nước; là điều kiện tiên quyết để đưa cả nước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
 Đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó

là cơ sở để thống nhất tư tưởng hành động của toàn Đảng, toàn dân; là cơ sở
để Đảng ta từng bước cụ thể hóa, bổ sung, phát triển nhận thức về con
đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng phù hợp hơn.


Giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, giữ vững trật tự an
ninh, xã hội và hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế .
Kế hoạch 5 năm do Đại hội đề ra đã đạt nhiều thành tựu trong khơi phục kinh
tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Tầng lớp tư sản mại bản ở miền Nam bị xóa bỏ.


Thành tựu:
*Trong khơi phục và phát triển kinh tế.
Phục hồi công, nông nghiệp, giao thông vận tải.
- Nông nghiệp, diện tích gieo trồng tăng lên gần 2 triệu ha, nơng nghiệp được trang
bị thêm máy móc
- Cơng nghiệp: nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như nhà máy điện, cơ khí, xi
măng..
- Giao thơng vận tải được khôi phục và xây dựng mới nhiều tuyến đường. Tuyến
đường sắt thống nhất từ Hà Nội đi TPHCM hoạt động trở lại.
*Công cuộc cải tạo XHCN
- Cải tạo XHCN được đẩy mạnh, giai cấp tư bản mại bản bị xoá bỏ..., đại bộ phận
nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, thủ công nghiệp và thương mại được
sắp xếp tổ chức lại.
*Văn hóa, giáo dục, y tế:
Xố bỏ những biểu hiện văn hóa phản động, xây dựng văn hố mới, hệ thống
giáo dục từ mầm non, phổ thơng đến đại học đều phát triển, công tác chăm lo sức
khỏe nhân dân được quan tâm.
3.2. Hạn chế và nguyên nhân
a Hạn chế:

Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại
hội VI của Đảng (12-1986) đã nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết
điểm của cả thời kỳ 1975-1986 và ngun nhân dẫn đến tình trạng đó. Cụ thể là:
- Nhiệm vụ mục tiêu do Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đề ra đều khơng
hồn thành, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội từ cuối những năm 70
và kéo dài trong nhiều năm. Biểu hiện của khủng hoảng là:
 Sản xuất tăng trưởng chậm và không ổn định: Từ năm 1976 đến 1979, đầu tư
của nhà nước cho nông nghiệp không ngừng tăng, nhưng năng suất và sản










lượng lương thực lại giảm đến mức thấp nhất. Sản xuất nơng nghiệp bị
khựng lại trong khi dân số thì gia tăng nhanh chóng.
Nền kinh tế ln trong tình trạng thiếu hụt, khơng có tích luỹ:
Mục tiêu ngũ cốc năm 1980 đã bị hạ từ 21 triệu tấn xuống 15 triệu tấn
nhưng ngay cả số lượng đó cũng khơng thể đạt được. Trong khi năm 1976
sản lượng lúa đạt 11,8 triệu tấn thì đến năm 1980 chỉ cịn 11,6 triệu tấn, dù
diện tích canh tác so với năm 76 đã tăng hơn 300.000 hecta.
Lạm phát tiếp tục tăng cao và kéo dài trong nhiều năm: Tiền phát hành nhiều
mà vẫn không đủ. Lương công nhân tăng lên nhưng không theo kịp đà tăng
giá. Vật tư, hàng hóa khan hiếm. Giá bán lương thực dù tăng 10 lần vẫn
không đủ bù đắp chi phí. Sản xuất nơng nghiệp sa sút, đầu tư trong công
nghiệp giảm.

Đất nước bị bao vây, cô lập, cấm vận: Sau ngày thống nhất không lâu, Mỹ
bao vây cấm vận, đặc biệt là tại miền Nam, các nhà xưởng vốn đã sử dụng
phương tiện, máy móc sản xuất của Mỹ và phương Tây nên khơng có phụ
tùng để tiếp tục hoạt động. Quy mô viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa
cũng giảm đi nhanh chóng, Liên Xơ và Đơng Âu dù vẫn cịn giúp đỡ vài
năm nữa, nhưng do trượt giá đồng tiền của họ nên lượng hàng hóa, ngun
liệu thực về nước chỉ cịn phân nửa trước đây.
Đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin đối với Đảng, Nhà nước, chế
độ giảm sút nghiêm trọng.

b Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
 Nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn lạc hậu: Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội
từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến,
 Hậu quả nặng nề của chiến tranh: Đất nước được giải phóng, trong khi
chúng ta đang rất cần một mơi trường hịa bình thực sự để xây dựng đất
nước, hàn gắn những vết thương nghiêm trọng do chiến tranh gây ra, thì
cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc lại bùng nổ.
 Nguồn viện trợ từ nước ngoài giảm mạnh: Đầu tiên là viện trợ hàng hóa 1 tỷ
đơla mỗi năm của Mỹ ở miền Nam Việt Nam chấm dứt đợt một từ
30/4/1975. Thứ hai là của Trung Quốc trước đây thường vào khoảng 300 đến
400 triệu đơla một năm. Từ sau ngày giải phóng do diễn biến quan hệ phức
tạp giữa hai nước, nguồn này giảm mạnh và đến năm 1977 thì chấm dứt
hồn tồn.
 Bao vây cấm vận: Khơng những thế Việt Nam còn bị Hoa Kỳ cấm vận
thương mại, buộc phải trả khoản nợ 85 triệu đơla mà Việt Nam Cộng Hịa
vay của Mỹ trước đó.


-Ngun nhân chủ quan:

Ngồi những khó khăn của 1 đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi,
ngun nhân chính của tình hình khó khăn về kinh tế là những quyết sách sai lầm
của Nhà Nước.







Sai lầm của Đảng trong đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, bước đi,
Sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế;
Sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa,
Sai lầm trong lĩnh vực phân phối, lưu thơng;
Duy trì q lâu cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp;
Buông lỏng trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội

3.3. Bài học kinh nghiệm
Một là, trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy
dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động;
Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo
quy luật khách quan;
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong
điều kiện mới;
Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm
quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Ngoài ra, bài học về quan hệ ngoại giao: Biết cân bằng mối quan hệ giữa Việt
Nam với các nước lớn, chủ trương đường lối đấu tranh ngoại giao cần phải khôn
khéo hơn → Giúp chúng ta giảm tổn thất, không bị thiệt thòi trong các mối quan hệ
này

4. Liên hệ học sinh, sinh viên hiện nay
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh
giá rất cao vai trị của thanh niên trong cơng cuộc góp phần xây dựng, phát huy
truyền thống anh hùng của dân tộc, đồng thời vận động thế hệ thanh niên tham gia
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Song để hiệu quả thì trong mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ được Trách
nhiệm của học sinh sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện
nay
Trách nhiệm của học sinh sinh viên trong công cuộc xây dựng Tổ quốc văn
minh, vững đẹp, giàu mạnh


Trước tiên đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, học sinh sinh viên cần
phải:
+ Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn,
+ Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời
Thực hiện tốt và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện mọi chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
+ Rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ
nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa
rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
+ Tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù
hợp khả năng như: tham gia bảo vệ mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội, xóa đói
giảm nghèo, hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
+ Phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm đi ngược lại lợi ích quốc gia,
cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.; Cảnh giác trước âm mưu
chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch
+ Tham gia đăng ký tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng
lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Trách nhiệm của thanh niên, HSSV đối với quê hương đất nước
Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất
cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước
là một sứ mệnh vô cùng quan trọng.
Chúng ta được sống trong nền hịa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy
chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể
chống lại mọi kẻ thù.
 Là một sinh viên trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, có nhận thức đúng
đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc.,… Mỗi chúng ta cần phải cố gắng
khơng chỉ vì tương lai của mình mà cịn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng
đáng với những gì được hưởng.
 Góp phần giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững
mạnh.
 Bên cạnh đó, cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi
người, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
⇒ Mỗi chúng ta cần phải cố gắng khơng chỉ vì tương lai của mình mà còn để
xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.


C. Kết luận
Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt
Nhà nước, cả nước chuyển sang giai đoạn mới - đi lên CNXH, đó là con đường tất
yếu của cách mạng Việt Nam.Một kỷ nguyên mới của cách mạng Việt Nam đã
được mở ra: Kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội
(CNXH). Tuy nhiên, công cuộc xây dựng CNXH là một nhiệm vụ hết sức khó
khăn lại phải tiến hành trong điều kiện đất nước vừa trải qua những năm tháng
chiến tranh liên miên nên càng nặng nề và gian nan hơn. Vì vậy, Nhân dân ta đã
phải tiếp tục khắc phục những hậu quả nặng nề trong nhiều năm sau.
Ngày nay, Đất nước ta đang ra sức đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo

của Đảng, lời dạy của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị, là tư tưởng chỉ đạo, phương
châm hành động đối với toàn Đảng, tồn dân, tồn qn ta, nhất là trong tự phê
bình và phê bình, đấu tranh bài trừ chủ nghĩa cá nhân. Thấm nhuần lời dạy của
Bác, mỗi cán bộ, chiến sĩ, học sinh, sinh viên và cả nhân dân Việt Nam luôn luôn
nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tích cực học tập, rèn
luyện, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, luôn đặt công việc, lợi ích của tập thể lên
trên; khơng ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; kiên quyết đấu tranh
với tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, thờ ơ, vơ cảm…; sẵn sàng
nhận và hồn thành tốt mọi nhiệm vụ, xứng đáng là người quân nhân cách mạng,
góp phần cùng tồn Đảng, tồn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.



×