Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đặc điểm và giá trị không gian công cộng truyền thống làng nghề triều khúc (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.8 MB, 24 trang )

BÔÔGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÔÔXÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NÔÔI
----------------------------------

LÊ VĂN NGỌC

ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
TRUYỀN THỐNG LÀNG TRIỀU KHÚC

LUÂÔN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2020


BÔÔGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÔÔXÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NƠƠI
----------------------------------

LÊ VĂN NGỌC
KHĨA 2017-2019

ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KHƠNG GIAN CÔNG CỘNG
TRUYỀN THỐNG LÀNG TRIỀU KHÚC

Chuyên ngành: Kiến trúc


Mã số: 8.58.01.01

LUÂÔN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN TRÍ THÀNH

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
- Trong quá trình thực hiện Luận văn Thạc sĩ với đề tài đặc điểm và giá trị
không gian công cộng truyền thống làng Triều Khúc, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Trí Thành, sự giúp đỡ động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
- Nhân đây, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: Thầy đã tận tình
hướng dẫn dành nhiều thời gian và cơng sức và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình học tập thực hiện đề tài luận văn. Giúp tôi tiếp cận các phương pháp nghiên
cứu, các kinh nghiệm nghiên cứu, thu thập và xử lý tư liệu, thực hiện các ý tưởng
khoa học, để tơi hồn thành tốt Luận văn này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn các Lãnh đạo UBND và các cán bộ làm việc tại
UBND xã Tân Triều đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện.
- Đặc biệt cảm ơn sâu sắc tới người dân làng Triều Khúc đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi tiếp cận, khai thác các nguồn tư liệu cho Luận văn trong các đợt
điều tra khảo sát từ trước đến nay .
TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Văn Ngọc



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của TS Nguyễn Trí Thành
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Văn Ngọc


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ………………………………………………….…...1
* Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………....2
* Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………….....2
* Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………....2
* Phương pháp nghiên cứu …………………………………………........2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài …………………………...…3
* Các khái niệm thuật ngữ…………………………………………….…3
* Cấu trúc luận văn …………………………………………………..….4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG TRIỀU KHÚC…………….………5
1.1. Đặc điểm địa lý hành chính và địa lý tự nhiên…………….…..5

1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội………………………………………..7
1.3. Truyền thống lịch sử - văn hóa…………………………………8
1.4. Hiện trạng kiến trúc làng Triều Khúc……………………..…17
1.4.1. Các cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng ………………………… .19
1.4.2. Các cơng trình nhà ở………………………………………..…31
1.5. Tổng quan kiến trúc làng Triều Khúc…………………………35
1.6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài…………………….40


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM CÁC
KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG LÀNG TRIỀU KHÚC…………………42
2.1. Cơ sở lý thuyết về không gian công cộng …………………....42
2.1.1. Khái niệm “không gian công cộng”…………………………...42
2.1.2. Các yếu tố thành phần của không gian công cộng………….…44
2.1.3. Đặc điểm KGCC ở Việt Nam…………………………………48
2.2. Cấu trúc không gian làng Việt và kiến trúc truyền thống Việt.
2.2.1. Cấu trúc khơng gian điển hình của làng Việt ………………..50
2.2.2. Cấu trúc không gian của kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng truyền
thống Việt Nam………………………………………………………53
2.2.3 KGCC truyền thống trong làng Việt ……………………..……56
2.3. Các dấu hiệu nhận diện không gian công cộng làng Triều
Khúc…………………………………………………………………57
2.3.1. Dấu hiệu từ sự biến đổi cấu trúc không gian làng ……………57
2.3.2. Dấu hiệu từ các yếu tố cảnh quan (cây xanh, mặt nước)…...…61
2.3.3. Dấu hiệu về hoạt động của con người……………………...…73
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến không gian công cộng làng Triều
Khúc…………………………………………………………………80
2.4.1 Yếu tố vệ sinh môi trường …………………………………….80
2.4.2 Yếu tố giao thông ………………………………………...……82
2.4.3 Yếu tố công năng………………………………………………83

2.5. Hệ thống các văn bản pháp lý về bảo tồn di tích.…………….83
2.5.1. Văn bản quốc tế ……………………………………………….83


2.5.2. Văn bản Việt Nam ……………………………………….…….86
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN
CÔNG CỘNG LÀNG TRIỀU KHÚC PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH ĐƠ
THỊ HĨA…………………………………………………………….……..92
3.1. Đặc điểm khơng gian công cộng làng Triều Khúc ….….…….92
3.1.1. Đặc điểm về vị trí gắn với các kiến trúc cơng cộng truyền thống.
3.1.2. Đặc điểm về mối liên hệ với các CTCC………………….….....93
3.1.3. Đặc điểm về hình thái……………………………………….....94
3.1.4. Đặc điểm về hoạt động cộng đồng……………………………..95
3.2. Giá trị các không gian công cộng làng Triều Khúc………..…96
3.3. Phát huy giá trị không gian trung tâm làng Triều Khúc trong
bối cảnh đơ thị hóa………………………………………………......98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….....105
Kết luận ……………………………………………………………............105
Kiến nghị………………………………………………………...…………108
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CC

Cơng cộng

CTCC


Cơng trình cơng cộng

CT-XH

Cơng tác- Xã Hội

DVCC

Dịch vụ cơng cộng

ĐH

Đại Học

NTCC

Nghệ thuật công cộng

HTX

Hợp tác xã

KGCC

Không gian công cộng

VH

Văn Hóa


VH-TT

Văn Hóa- Thể thao

VH-XH

Văn Hóa - Xã Hội

QH & TKĐT

Quy hoạch - Thiết kế đô thị

QH XD&PT

Quy hoạch xây dựng và phát triển

UBND

Uỷ ban nhân dân

XD

Xây dựng

XH

Xã Hội

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA



Số hiệu
hình

Tên hình

Trang


Hình 1.1

Lễ hội Triều Khúc

11

Hình 1.2

Sinh hoạt tại Đình Đại trong ngày hội
Kiệu rước Đức thánh Bố Cái Đại Vương

12

Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8

Phùng Hưng

Thực hiện nghi lễ Tế Thánh
Những điệu múa truyền thống được thực hiện
trong nghi lễ Tế Thánh
Ngày hội làng Triều Khúc
Nhảy múa lượn vòng quanh khu vực trung tâm
Triều Khúc
Bản đồ xác định các vị trí tập trung di sản của
làng Triều Khúc.

13
13
15
16
17
20

Hình 1.9

Khơng gian ảnh hiện trạng làng Triều Khúc

21

Hình 1.10

Vị trí các khơng gian cơng cộng truyền thống

21

Hình 1.11


Ao làng Triều Khúc

22

Hình 1.12

Đình Sàn ( nhà thủy tạ )

23

Hình 1.13

Đình Sắc

24

Hình 1.14

Khơng gian xung quanh Đình Đại Triều Khúc

28

Hình 1.15

Khơng gian cảnh quan Đình –Chùa- Ao chùa

29

Hình 1.16
Hình 1.17

Hình 1.18
Hình 1.19

Đền trong chùa Vân Hương – Triều Khúc
Miếu( Quán ) vừa là nơi thờ cúng vừa là nơi
diễn ra sinh hoạt VH cộng đồng
Cổng nhà ở kiểu cổ xưa truyền thống Triều
Khúc
Ngôi nhà làm theo phong cách xưa khiến

29
31
31
32


nhiều người đến đây nhầm lẫn nhà cổ
Hình 1.20
Hình 1.21
Hình 1.22
Hình 1.23
Hình 1.24
Hình 1.25
Hình 1.26
Hình 1.27
Hình 1.28
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8

Góc phố của Triều Khúc ngày nay
Nhà ở dần chuyển sang nhà thương mại
Đâu đó vẫn cịn hình ảnh cổng nhà cổ mà
người dân vẫn lưu lại không phá bỏ
Bản đồ làng Triều Khúc năm 2009
Bản đồ làng Triều Khúc năm 1990
Phân khu chức năng khu trung tâm làng Triều
Khúc
Bản đồ xác định ranh giới các xóm và vị trí
các qn làng Triều Khúc
Hình ảnh các qn của các xóm Triều Khúc
Vị trí các qn Triều Khúc hiện nay
Tượng Lý Thái Tổ- Vườn hoa Lý Thái Tổ
Cấu trúc khơng gian làng Việt Nam
Kiểu bố trí mặt bằng theo kiểu chữ
Vị trí trung tâm làng Triều khúc năm 1893
Trục đường chính của Triều Khúc năm 1893
Trục đường chính Triều Khúc hiện nay
Vị trí của những cây lớn trong làng Triều
Khúc
Bố cục cây cối xung quanh Đình Đại

33
34
34

36
36
37
38
39
40
47
50
56
58
59
60
63
63


Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13a
Hình 2.13b

Hồ lớn ở trung tâm làng Triều Khúc ( năm
2004 )
Sự biến đổi mặt nước ở làng Triều Khúc
Sự tồn tại của mặt nước trong làng Triều Khúc
Ao nước trước Đình Đại
Bình phong trước ao Đình Đại
Bình phong trước ao Đình Đại


65
66
67
68
68
69

Hình 2.14

Ao chùa làng triều Khúc – bể bơi ngồi trời

70

Hình 2.15

Giếng làng Triều Khúc

71

Hình 2.16

Lơ đất ngoại vi của làng Triều Khúc

72

Hình 2.17
Hình 2.18
Hình 2.19a
Hình 2.19b

Hình 2.20
Hình 2.21
Hình 2.22
Hình 2.23

Các hoạt động diễn ra hằng ngày tại Đình
Đại
Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày quanh
Đình
Hoạt động bn bán hằng ngày tại khu trung
tâm Triều Khúc.
Hoạt động buôn bán hằng ngày tại khu trung
tâm Triều Khúc.
Vị trí trước cổng vào UBND Triều Khúc
Hình ảnh bên trong sân UBND cạnh giếng
làng
Sơ đồ tổng quan vị trí các góc chụp tại Triều
Khúc
Sơ đồ phân khu chức năng ở khu vực trung
tâm làng Triều Khúc

74
75
76
76
77
78
79
80



Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

Sân Đình – Chùa trở thành sân giao thông
chung của người dân qua lại hằng ngày
Thay đổi mặt nước trở thành không gian sinh
hoạt cộng đồng của làng
Bản đồ khoanh vùng vị trí cải tạo Triều Khúc
Vị trí phá vở tường rào bao quanh giếng làng
trả lại không gian mở
Thay đổi khu vực xung quanh làng và xây nhà
văn hóa
Phương án thay đổi chợ và sân bóng Triều
Khúc
Tổng thể cải tạo khu trung tâm làng Triều
Khúc

94
95
100
101
102
103
104



1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Làng Triều Khúc là làng cổ nằm trong khu vực nội thành Hà Nội và chịu
ảnh hưởng rõ rệt bởi q trình đơ thị hố. Triều Khúc cũng là một làng cổ có
nhiều làng nghề truyền thống từ xa xưa, cho đến ngày nay một số làng nghề
vẫn còn lưu giữ lại được nét truyền thống từ thời ông cha để lại tiêu biểu là
nghề dệt truyền thống.
Triều khúc chứa đầy đủ các yếu tố tạo nên một làng nghề truyền thống
thuộc văn hóa Việt Nam. Ở đây, chúng ta có thể nhìn thấy được hình ảnh làng
xã thời xưa với cây đa, giếng nước, sân đình, đến ngày nay Triều Khúc vẫn
cịn lưu giữ lại được đầy đủ những giá trị trên .
Xã hội ngày càng văn minh và phát triển. Đi cùng với đó là các khu đơ thị
mới lần lượt ra đời, đã dần lấp đi những giá trị thuộc về cổ xưa ở nhiều nơi
mà không thể lưu giữ, khiến những làng cổ xưa dần dần mất đi những vẻ đẹp
tiềm ẩn và giá trị truyền thống xa xưa. Do đó, mỗi người dân chúng ta cần
biết lưu giữ, giữ gìn những giá trị vốn có của ơng cha ta từ ngàn xưa để lại
bằng những giá trị hiện vật để lại, những di tích lịch sử hào hùng, những
không gian công cộng truyền thống mà dường như chúng ta sắp lãng qn nó
nếu như chúng ta khơng để ý tới .
Đây là những di sản mà một khi mất đi sẽ khơng bao giờ chúng ta có thể
tìm lại được. Những giá trị không gian công cộng truyền thống này là: cây đa,
giếng nước, sân Đình, những ngơi chùa , những ao làng từ xa xưa , những con
đường quen thuộc tồn tại từ đời này sang đời khác….Ngày nay xã hội phát
triển , đơ thi mới hịa nhập , các tòa chung cư mọc lên như nấm , quy hoạch
các ngôi làng , làm ảnh hưởng rất lớn tới những giá trị không gian công cộng
truyền thống của làng Triều Khúc .



2

Bởi vậy, là người con Việt Nam chúng ta cần biết giữ gìn văn hóa xưa để
chúng khơng bao giờ bị mất đi. Dù cái mới có phát triển đến đâu thì cái cũ
cũng cần tồn tại song song để mỗi khi chúng ta nhìn lại có nhiều ký ức hồi
niệm về lịch sử dân tộc khơng phai nhịa trong mỗi người dân.
Hiện tại, không gian công cộng truyền thống của Triều khúc vẫn cịn.
Khơng gian cảnh quan tồn làng đã có chút thay đổi đáng kể, đơ thị mới xuất
hiện, các con đường mới được mở ra để lưu thơng. Triều Khúc giống như
nhiều làng xóm đơ thị hố tự phát ở Hà Nội. Chính vì vậy tơi chọn nghiên cứu
“Đặc điểm và giá trị không gian công cộng truyền thống làng Triều Khúc” để
làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
* Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ đặc điểm và giá trị các không gian công cộng truyền thống của
làng Triều Khúc.
- Phát huy giá trị không gian công cộng truyền thống làng Triều Khúc trong
bối cảnh đô thị hóa.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống không gian công cộng truyền thống
của làng Triều Khúc
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực trung tâm làng Triều Khúc
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp Khảo cứu: điền dã / khảo sát thực địa
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, xử lý thông tin .
Phương pháp phân tích & tổng hợp, tiếp cận hệ thống;
Phương pháp chuyên gia,



3

Phương pháp so sánh bản đồ
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Đề ra các giải pháp quy hoạch, không gian công
cộng truyền thống để bảo tồn và phát huy các giá trị kiến trúc, văn hóa của
làng Triều Khúc.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu giá trị không gian công cộng truyền
thống giúp cho nhân dân địa phương thêm hiểu biết và tự hào về kiến trúc
truyền thống của quê hương mình, qua đó nâng cao tình u q hương, xây
dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
Làng Triều Khúc đã và đang phát triển tự phát, có ý nghĩa hữu hiệu về
thực tiễn, các vấn đề bất cập đang tồn tại hiện này để có được những định
hướng trong việc quản lý thiết kế trong tương lai, làm tài liệu cho các nghiên
cứu tiếp theo.
* Các khái niệm thuật ngữ
- Khái niệm bảo tồn di sản: là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại
của các di sản theo dạng thức vốn có của nó.
- Khái niệm phát huy di sản : Hành động nhằm đưa di sản văn hóa vào trong
thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng thúc đẩy sự phát triển
xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện
tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội.
- Khái niệm kiến trúc cảnh quan: Là không gian vật thể đô thị được xác định
bởi các yếu tố cấu thành ( gồm : nhà , cơng trình kỹ thuật, cơng trình nghệ
thuật, khơng gian cơng cộng...), Đây là một hoạt động định hướng của con


4


người để tạo lập mơi trường cân bằng, tổng hịa giữa thiên nhiên, hoạt động
của con người và các không gian vật thể được xây dựng.
- Di sản kiến trúc làng: Là quỹ kiến thức có giá trị bao gồm những ngơi nhà,
những cơng trình, những quần thể, những cấu trúc xóm làng và đơ thị cũ hoặc
truyền thống, chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của di tích được xếp hạng,
song có giá trị nhất định về lịch sử xây dựng đơ thị, về văn hóa- nhân văn, về
chất lượng kiến trúc, về sự đóng góp vào diện mạo đơ thị hoặc xóm làng, về
cảnh quan ... ngồi ra quỹ kiến trúc này cịn có giá trị sử dụng, là một tài
nguyên vật chất kỹ thuật.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận & kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về làng Triều Khúc
- Chương 2: Cơ sở khoa học để nhận diện đặc điểm không gian công
cộng truyền thống làng Triều Khúc.
- Chương 3: Đặc điểm và phát huy giá trị không gian công cộng làng
Triều Khúc phù hợp với bối cảnh đơ thị hóa


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua thực tế điều tra, khảo sát và phân tích thực tế về giá trị không gian công
cộng truyền thống làng Triều Khúc cho thấy đây là ngơi làng có lịch sử từ xa
xưa, đánh dấu nhiều mốc lịch sử lưu truyền ngàn đời, mang đậm nét tơn giáo
tín ngưỡng của dân tộc về cảnh quan, về di tịch lịch sử cịn xót lại làm tơn lên
vẻ đẹp mộc mạc văn hóa của làng Việt Nam.
Qua việc khảo sát ta nhận thấy làng Triều Khúc ngày nay cịn giữ vững đầy
đủ nét tơn giáo tín ngưỡng văn hóa truyền thống dân tộc, tất cả các di tích lịch
sử truyền thống như : Chùa, đình , đền , giếng làng, ao nước đều vẫn còn đầy
đủ giá trị văn hóa truyền thống của làng truyền thống Việt.
Qua đó có thể thống kê các đặc điểm và giá trị không gian công cộng truyền
thống làng Triều Khúc như sau :
Về đặc điểm không gian công cộng làng Triều Khúc:
- Không gian cảnh quan làng mang đậm cảnh quan sinh thái và văn hóa làng
nghề thể hiện qua các làng nghề truyền thống của Triều Khúc như : Nghề lụa,
nghề dệt nón, nghề nhựa, …và nét văn hóa nơng nghiệp thể hiện qua đường
làng ngõ xóm có cấu trúc không gian thân thuộc và đời thường tạo sự gần gũi
với mọi sinh hoạt đời sống của người dân làng Triều Khúc . Nếp sống, thói
quen, cách ứng xử và lối sinh hoạt của người dân đều phù hợp và gẫn gũi với
tính chất làng Việt Nam.
- Kiến trúc cơng cộng và các cơng trình tơn giáo tín ngưỡng tại làng Triều
Khúc vẫn đầy đủ mang đậm văn hóa việt : cây đa – giếng nước- sân đình – ao
nước ( ao làng ). Đặt biệt hơn, các công trình trên hiện nay đều tập trung cạnh
nhau và nằm vị trí trung tâm làng Triều Khúc.


105


Các ao làng ln nằm những vị trí phù hợp với phong thủy của làng Việt Nam
. Tại các Đình thượng, Đình Sàn , Đình Đại phía trước khn viên luôn là ao
nước, rất phù hợp với phong thủy cấu trúc văn hóa làng Việt Nam.
Bên cạnh đó , khơng thể bỏ qua hình ảnh và vị trí của các cây Đa, cây Đề, cây
gạo của làng Triều Khúc , vị trí các cây có quan niệm tâm linh trên ln nằm
đúng vị trí vốn có từ xa xưa ( bên cạnh Miếu, Đình , Chùa ) ngay cạnh giếng
làng cũng có Cây Đề. Đúng với tâm linh của Việt Nam.
Về giá trị không gian công cộng truyền thống làng Triều Khúc:
- Triều Khúc mang đậm giá trị văn hóa lịch sử, mang đậm đặc trưng của một
làng định cư cố định và sống dựa vào các làng nghề truyền thống xa xưa ông
cha để lại. Các làng nghề của Triều Khúc từ đời xưa : làng nghề dệt, nghề đơ
thao, nghề nhựa, mua bán long gà lông vịt…. đến ngày nay , các nghề nay vẫn
còn tồn tại ở làng Triều Khúc , chứng tỏ đây là những nghề có thể xem là : “
kế sinh nhai “ hằng ngày được nối tiếp từ đời này qua đời khác trở thành thói
quen , tập quán của người dân Triều Khúc .
Đơ thi hóa vào Triều Khúc , các làng nghề phần lớn vẫn được lưu giữ, chỉ di
tản phái xa hơn bên rìa làng để hoạt động , thêm vào đó lại xuất hiện thêm
nhiều nghề sản xuất khác nữa gia nhập vào triều khúc như : sản xuất bánh
kẹo, sản xuất bia, sản xuất nước lavi... Ngày nay làng Triều Khúc không bị
mai một những nghề xưa mà ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngành nghề
khác gia nhập vào Triều Khúc để làng ngày này trở nên phong phú và đa dạng
hơn các lĩnh vực phát triển .
- Các cơng trình văn hóa tín ngưỡng đóng vai trị quan trọng đối với cư dân
làng Triều Khúc, các công trình chùa Vân Hương, Đình Sàn , Đình Sắc, Đình
Đại mang giá trị văn hóa lịch sử to lớn đóng góp nên sự phát triển của Triều
Khúc trong di tích lịch sử văn hóa quốc gia.


106


Chùa Vân Hương Triều Khúc được xây dựng theo trục trung tâm quay về
hướng Nam, nhìn một cách tổng thể, là cơng trình đồ sộ và bề thế. Hệ thống
kiến trúc chùa bao gồm nhiều lớp: cổng tam quan, lư hương, thượng điện, hai
dãy nhà tả vu, hữu vu, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu và tăng phịng. Ngơi chùa
làm cho cảnh trí của tồn làng nổi bật, trước chùa cách một con đường nhỏ là
hồ Triều Khúc quanh năm nước trong xanh dịu mát và có nhà thuỷ tạ.
Đình Đại Tồn tại cho đến nay, ngồi các cơng trình kiến trúc nghệ thuật,
đình Triều Khúc cịn lưu giữ được một khối lượng di vật đồ sộ với nhiều thể
loại, chất liệu khác nhau gồm (1 cuốn Thần phả ghi sự tích của Bố Cái Đại
Vương Phùng Hưng, 11 sắc phong sớm là năm Cảnh Hưng 44 (1783), muộn
là năm Khải Định 9 (1924), 18 hồnh phi và có 4 bức khảm trai, 32 câu đối 2
bộ long ngai bài vị, 3 bộ kiệu và 4 bức cuốn thư sơn son thếp vàng, 1 sập gỗ
thờ, 11 bát hương sứ, 5 bộ tam sự bằng đồng, 2 bộ bát bửu, 3 hương án sơn
son thếp vàng, mâm bồng, lọ hoa sứ, 1 đôi quán tẩy). Các di vật này mang
giá trị lịch sử văn hóa cao, đây cịn là nguồn tư liệu qúy cho việc tìm hiểu đời
sống vật chất, tinh thần của một làng quê truyền thống.
- Không gian công cộng thể hiện được lưu thông từ chùa đến đình với giá trị
vốn có từ những ngày lễ tết nguyên đán, ngày lễ hội của Triều Khúc được thể
hiện qua những “điệu múa bồng “đã được bộ văn hóa cơng nhận là Di sản văn
hóa phi vật thể Quốc gia.
Người làng Triều Khúc vẫn bảo lưu, gìn giữ được tình yêu, niềm tự hào với
các điệu múa dân tộc trong lễ hội ngày xuân là một điều vô cùng đáng quý. Ở
những lễ hội truyền thống và những sự kiện lớn của thành phố, sự góp mặt
của đội rồng làng Triều Khúc khơng chỉ tạo khơng khí cho lễ hội thêm vui
tươi, gửi gắm ước mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hịa, mà cịn


107


bao hàm cả nội dung giáo dục tinh thần thượng võ và truyền thống uống nước
nhớ nguồn
Kiến nghị
Thực tiễn hiện nay đã cho thấy những đặc điểm và giá trị khơng gian cơng
cộng truyền thống làng Triều Khúc có nguy cơ ảnh hưởng bởi những quá
trình phát triển và tác động của đơ thị hóa. Từ đó luận văn đề xuất một vài
kiến nghị như sau :
- Việc cải tạo lại không gian trung tâm làng Triều Khúc là điều cần thiết, bởi
những giá trị văn hóa làng vẫn chưa được sử dụng tối đa giá trị vốn có như :
giếng làng Triều Khúc bị bao vây bởi những tường bao của UBND và công an
phường Triều Khúc , hiện nay vị trí cơng an phường chưa phù hợp cần phải di
tán đi nơi khác những chỗ cho không gian cơng cộng quanh giếng làng để
người dân có thể sử dụng sinh hoạt cộng đồng chung. Xây dựng nhà văn hóa
cho dân làng Triều Khúc sử dụng các hoạt động thể thao văn nghệ hằng ngày
ngay tại giếng làng.
- Thay đổi quay hướng sân bóng Triều Khúc để hợp với phong thủy hơn. Hiện
nay Sân bóng chua phù hợp với phong thủy.
Đồng thời xây lại nhà chợ mới phù hợp hơn cho việc đi lại giao thông mua
bán của người dân làng Triều, Chợ Triều Khúc hiện nay đang chia làm 2 gian
( gian trong, gian ngoài ) việc giao thông đi lại gian trong Triều Khúc hơi bất
tiện và giường như việc trao đổi buôn bán gian trong rất ít, bố cục chợ sắp xếp
chưa thuận tiện với sinh hoạt mua bán. Nên cần thay đổi phá dở gian trong di
chuyển tạo một không gian riêng biệt lập về hình thức sản phẩm bán hàng tạo
sự riêng biệt cho từng hàng hóa sản phẩm để người dân dễ dàng tìm kiếm các
mặt hàng theo nhu cầu khi vào chợ Triều Khúc.


108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
1. Trần Thu Hà (2010), Qúa trình chuyển đổi sinh kế của dân làng
Triều Khúc trong thời kỳ 2000-2012. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Lịch sử Việt Nam.
2. Nguyễn Mình Hạnh (1994), Chuyển biến kinh tế - xã hội của hộ gia
đình ở Triều Khúc thời kỳ 1986-1993, Khoá luận cử nhân Khoa Lịch
sử, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Mai Thế Hờn và các tác giả (2003), Phái triến làng nghề truyền
thống trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa. Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái, Lương Thi Mai Hương (2011),
Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn tại các làng nghề tái chế phế
liệu và đề xuất các giải pháp quản lý. Tạp chí khoa học cơng nghệ xây
dựng.
5. Nguyễn Thị Bích Thủy (2015), Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền
thống ở Hà Nội hiện nay qua trường hợp làng Triều Khúc và làng Thiết
Úng. Luận án tiến sĩ Văn Hóa Học.
6. Lê Hồng Tuấn (2011), Hội làng Triều khúc: Nét đẹp hội xuân /
Người Hà Nội, - Số 109, Tr.15-16.
7. Hoàng Trọng Phu (1932), Các nghề thủ công ở Hà Đông. Bản đánh
máy, tài liệu của nhà nghiên cứu Dân tộc học Bùi Xuân Đính.
8. Đặng Trần Quân (2016), Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề Triều Khúc, Huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội. Nhà xuất bản đại học Nông nghiệp, Hà Nội.


109

9. Đỗ Ngọc Yến (2013), Biến đổi làng nghề truyền thống trong q
trình đơ thị hóa ( Nghiên cứu trường hợp làng Triều Khúc, xã Tân

Triều, Huyện Thanh Trì, Hà Nội ). Tạp chí dân tộc học số 4.
10. Website:dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa, Lễ hội làng Triều Khúc
được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11. Website: doc.edu.vn/tai-lieu-/khoa-luan, Tìm hiểu di tích đình Triều
Khúc.
Tiếng Pháp:
12. Trần Nhật Kiên (2010), Le patrimoine villageois face a
i'urbanisation: le cas des villages pe'riurbains Trieu Khuc et Nhan
Chinh Ha Noi – Vietnam. Luận văn tiến sỹ kiến trúc. Trường đại học
Toulouse.



×