BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
BÀI THU HOẠCH
TỔ CHỨC GIÚP ĐỠ
ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
:
MSSV
Học phần : Quản lý hoạt động dạy học
TP.HCM, ngày 15 tháng 11 năm 2018
2
1. Đánh giá đúng thực trạng học sinh yếu kém tại trường học hoặc cơ sở giáo dục:
- Người Hiệu trưởng, cán bộ quản lý phải phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên
bộ môn trong việc lập danh sách học sinh yếu kém căn cứ vào điểm số trong các bài
kiểm tra đánh giá định kì, kiểm tra đánh giá cuối kì, khảo sát chất lượng và thái độ học
tập trên lớp của học sinh.
- Phối hợp vơi giáo viên chủ nhiệm thơng báo tình trạng học tập của học sinh đến cha mẹ
học sinh thông qua sổ liên lạc, họp định kì, liên lạc riêng qua điện thoại,…
2. Lập kế hoạch hoạt động chỉ đạo phân công bồi dưỡng cho học sinh và bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh yếu kém
2.1. Về chỉ đạo phân công giáo viên bồi dưỡng cho học sinh yếu kém:
- Việc triển khai và phân công giáo viên bồi dưỡng nên được diễn ra từ đầu năm học để
nhà trường và giáo viên có thời gian thống nhất và hành động ngay từ đầu năm và trong
suốt năm học
- Người giáo viên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng phải có kinh nghiệm và năng lực để
thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh trong mơn
mình dạy
- u cầu các tổ chuyên môn và giáo viên bồi dưỡng phải xây dựng một chương trình bồi
dưỡng học sinh yếu kém riêng
2.2. Về bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh yếu
kém
- Người giáo viên phải nhiệt tình, chu đáo và chịu khó tìm tịi, trau dồi thêm kiến thức và
kinh nghiệm cho bản thân
- Mời các báo cáo viên, giáo viên có kinh nghiệm đến để trao đổi và truyền đạt kinh
nghiệm cho giáo viên
3
- Người giáo viên tiếp thu các phương pháp cải tiến áp dụng vào dạy học để kích thích và
nâng cao chất lượng học tập của học sinh
3. Tạo môi trường, điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng của giáo viên được hiệu quả
và chất lượng:
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu, tổ chuyên môn trong việc tạo điều
kiện về thời gian, tài liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất để tiết dạy của giáo viên diễn ra
hiệu quả, tránh tình trạng thiếu tiết, bỏ sót kiến thức
- Chỉ đạo tổ chun mơn xây dựng chuyên đề về những khó khăn trong việc bồi dưỡng
đối tượng học sinh yếu kém để làm tư liệu lưu lại trong tổ, có giá trị về lâu dài.
4. Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng:
- Cuối mỗi kì, nhà trường tiến hành bàn giao kết quả bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm
lớp và giáo viên dạy lớp chính khóa để đánh giá và tiếp tục theo dõi kết quả học tập của
học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phải phối hợp chặt chẽ trong việc theo dõi,
đánh giá và thông tin kịp thời đến cha mẹ học sinh về tình hình chuyển biến của học sinh
để cha mẹ dành nhiều thời gian và nhà trường tạo điều kiện cho các em học sinh học tập
5. Tổ chức khen thưởng động viên các học sinh có tiến bộ trong học tập và các giáo
viên bồi dưỡng:
- Khen ngợi, khích lệ tinh thần học tập của học sinh đúng lúc, đúng chỗ, tránh việc lạm
dụng quá nhiều gây nhàn chán và mất đi tác dụng kích thích học tập vốn có của nó; khen
thưởng các học sinh có sự tiến bộ
- Hiệu trưởng cần phải quan tâm, thăm hỏi và khích lệ tinh thần của đội ngũ giáo viên
chịu trách nhiệm bồi dưỡng, biết can thiệp đúng lúc, cho lời khuyên và đề xuất các giải
pháp giúp giáo viên thực hiện tốt hơn, tạo động lực để họ sáng tạo, tìm ra các biện pháp
dạy học hiệu quả, khen thưởng cuối năm đối với các giáo viên có thành tích xuất sắc
trong công tác bồi dưỡng