Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

VAN DUNG MOT SO NGUYEN TAC DINH HUONG CHO VIEC DICH BAI HAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.08 KB, 31 trang )

VẬN DỤNG MỘT SỐ NGUYÊN TẮC
ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC DỊCH
BÀI HÁT
Trương Văn Ánh
Trường Đại học Sài Gòn


Tóm tắt: Trong một thế giới hội nhập, giao thoa
văn hóa lan rộng, các cộng đồng của các quốc gia
và dân tộc hưởng lợi ngày càng nhiều trong việc
chia sẻ các thành tựu văn hóa của các cộng đồng
khác. Các ca khúc phổ biến lan tỏa trong các cộng
đồng. Để thỏa mãn nhiều hơn cho các nhu cầu
hưởng thụ, các dịch giả và các nhạc sĩ đã dịch các
bài hát sang các ngơn ngữ đích khác nhau, bên
cạnh tác phẩm ngun bản ở ngơn ngữ nguồn. Lý
thuyết dịch có rất nhiều để là định hướng chung.
Ngồi ra, chúng tơi vận dụng các nguyên tắc đặc
thù riêng cho việc dịch bài hát: tính hát được, số
lượng từ và âm tiết, vần và làn điệu, từ khóa, chủ
đề và ngữ pháp chính xác.


I. Giới thiệu:
Vào giữa thế kỷ trước, dịch thuật chính thức bước
vào lĩnh vực âm nhạc: đây là kết quả quyết định của
các nhà sản xuất thu âm do nhu cầu của công chúng
thưởng thức sự biểu diễn nghệ thuật của các nhà
soạn nhạc và ca sĩ. Thật vậy, thông qua dịch thuật,
nhiều bài hát được tái sáng tạo và trở nên phổ biến,
thậm chí hơn cả bản gốc.


Hiện nay, thế giới hiện đại chứng kiến ngày càng có
nhiều bài hát thưởng thức bằng các ngôn ngữ khác
vốn được viết bằng một ngơn ngữ nào đó. Mỗi nghệ
sĩ đều muốn tiếp cận một lượng khán giả rộng lớn
hơn và đối với các nhạc sĩ và ca sĩ, việc thu âm bằng
tiếng nước ngồi thường có nhu cầu lớn. Điều này
khơng chỉ áp dụng từ tiếng Anh sang tiếng Việt và
ngược lại, mà từ bất kỳ cặp ngôn ngữ nào.


Theo một số lý thuyết dịch bài hát, chúng ta có thể
đề cập đến ý định nghệ thuật của bài hát, bản sắc
của nó, ngữ cảnh xuất phát, và nhiều lúc phải dịch
theo nghĩa bóng để giữ giai điệu và nhịp điệu. Để có
bản dịch hay, người dịch nên có kiến thức về âm
nhạc, cũng như người dịch một cuốn sách hoặc bài
thơ cũng là một nhà văn. Ở đây, chúng ta khơng nói
về kiến thức âm nhạc lý thuyết, mà là kiến thức về
thể loại âm nhạc, giai điệu và nhịp điệu.
Dịch bài hát không dành cho mọi người. Đây có thể
là một thách thức thực sự, nhưng nếu chúng ta tuân
theo một số hướng dẫn cụ thể đề ra trong bài viết
này, chúng ta sẽ thấy thú vị khi dịch các bài hát,
trước hết là lan tỏa các bài hát hay để phục vụ cộng
đồng.


Chúng tôi rất mong muốn phổ biến các bài hát
hay của Việt Nam ra nước ngoài và đã bắt đầu
thực hiện việc này cách đây trên ba mươi năm.

Ngoài ra, khi giảng dạy, để học viên tiếp cận tiếng
Anh từ một gốc độ khác, thậm chí thú vị hơn,
chúng tơi đã thử chuyển dịch các ca khúc tiếng
Việt sang tiếng Anh. Học viên của chúng tôi luôn
hào hứng khi tiếp nhận các bài hát bởi làn điệu
của bài hát thật gần gũi, ca từ dễ hát, hay nói
cách khác, hát tiếng Anh nhưng thoải mái như
hát tiếng Việt.


II. Tổng quan:
Dịch bài hát cũng là thực hiện công tác dịch
thuật, do vậy, phải tuân thủ theo các nguyên tắc
dịch thuật.
Theo E.A. Nida [4], "Dịch thuật là tái tạo lại trong
ngôn ngữ tiếp nhận sự tương đương tự nhiên và
gần gũi nhất đối với thông điệp của ngôn ngữ
gốc, trước hết là phương diện ý nghĩa và sau đó
là về phương diện phong cách".


Peter Newmark [5] cho rằng: "Bởi vì nhân tố chủ
chốt khi quyết định cách thức dịch là tầm quan
trọng nội tại của từng đơn vị ngữ nghĩa trong văn
bản nên tuyệt đại đa số các văn bản đòi hỏi phải
dịch theo phương pháp giao tiếp và phương pháp
ngữ nghĩa”. Theo ông, phần lớn tác phẩm không
phải là văn học, như báo chí, báo cáo, văn khoa học
kỹ thuật, sự trao đổi thư từ không mang màu sắc cá
nhân, văn chương tuyên truyền, quảng cáo, yến thị,

văn tiêu chuẩn hoá tiểu thuyết bình dân - tất cả là
nguyên liệu tiêu biểu thích hợp cho việc dịch theo
phương pháp giao tiếp. Trái lại, những lời phát biểu
độc đáo, trong đó ngơn ngữ đặc thù của người viết
hay người nói cũng quan trọng như nội dung, cho dù
đó là văn triết học, tơn giáo, chính trị, khoa học kỹ
thuật hay văn học, những phát biểu như vậy cần
phải được dịch theo phương pháp ngữ nghĩa.


Dương Ngọc Dũng [3] đề xuất hai phương pháp
dịch tác phẩm nghệ thuật: Phương pháp trực
dịch xuất phát từ quan điểm cho rằng dịch là
chuyển giao một thông điệp (translation as
tranmission). Phương pháp phóng dịch xuất phát
từ quan điểm cho rằng dịch là sáng tạo
(translation as creation).
Peter Newmark nêu 8 phương pháp dịch dành
cho các loại văn bản khác nhau và mục đích dịch
khác nhau. Đối với các văn bản mang tính nghệ
thuật, trong đó có bài hát, ơng cũng đề xuất hai
phương pháp: dịch sát nghĩa (literal translation)
và dịch phóng tác (adaptation).


Theo Charlotte Bosseaux [2], khi dịch một bài hát,
một bài thơ hay một câu tục ngữ, không phải luôn
luôn chấp nhận bản dịch theo nghĩa đen. Trong
trường hợp cụ thể của một bài hát, chúng ta phải
tìm cách thể hiện ý nghĩa gốc của lời bài hát và tham

chiếu văn hóa hoặc lịch sử của bài hát. Có rất nhiều
trường hợp bài hát mất đi ý nghĩa hay một phần rất
lớn ý nghĩa so với bài hát gốc và cuối cùng trở thành
những bài hát hồn tồn khác. Chúng tơi có thể đề
cập đến ban nhạc The Beatles với bài hát Yesterday,
ban nhạc Frank Sinatra, Bon Jovi với bài hát Bed of
Roses và nhiều bài hát khác. Hoặc bài dân ca Mỹ
Clementine đã hoàn toàn đổi khác khi chuyển sang
bài dân ca Úc My family.


Dịch giả Stanislav Korotygin [9] cũng nhấn mạnh
niềm vui sáng tạo của việc dịch bài hát, nhưng
thừa nhận rằng dịch lời bài hát là một thách thức
lớn. “Giống như tìm kiếm con đường tốt nhất
xuyên qua khu rừng mà phải đáp ứng một số tiêu
chí trái ngược nhau: con đường phải ngắn nhất,
đẹp nhất và an toàn nhất. Và anh phải gặp chó
sói trên đường”.


Theo dịch giả Nhật Kazunori Akashi, khi dịch ông
đã cố gắng áp dụng phong cách truyền thống của
Nhật Bản cho lời bài hát, cụ thể là sử dụng cụm
từ trong đó bao gồm năm hoặc bảy âm tiết. Ví
dụ, khi ông dịch câu ‘It’s your time to shine,’ông
đã chuyển ‘Kimi-ga-kagayaku / toki-ga-kita,’ cho
tương ứng. Theo Mile Živković, số lượng âm tiết
là thách thức lớn nhất trong bản dịch tiếng
Serbia. "Tôi buộc phải nén tất cả mọi thứ để tơi

có thể tưởng tượng hát nó trong tiếng Serbia.
Ban đầu, tơi đã cố gắng làm cho toàn bộ bài hát
vần điệu, nhưng hầu như không thể hát được khi
dư thừa âm tiết."


Nguyễn Bách [6] cho rằng chuyển ngữ ca khúc, ví
dụ từ Việt sang Anh, là nhằm thiết lập mối quan
hệ tương đương giữa ca từ tiếng Việt và bản văn
tiếng Anh. Song song, người dịch bài hát cần có
kiến thức nhất định về ngôn ngữ (như ngữ pháp,
ngữ nghĩa, thành ngữ và những ngữ cố định) của
văn bản nguồn và nét văn hóa của người bản xứ
sử dụng ngơn ngữ đích.


III. Những nguyên tắc định hướng:
Theo Rosanne [8], nếu lời bài hát được dịch sẽ
được hát. Bài hát thực sự cần được viết lại bằng
ngơn ngữ đích như thể lời bài hát ban đầu được
viết bằng ngôn ngữ nguồn. Điều này có nghĩa bản
dịch phải theo giai điệu gốc, nhịp điệu, lời bài
hát, chủ đề, câu chuyện và bối cảnh để lời bài hát
mới sẽ dễ nhớ và dễ hát trong ngơn ngữ đích.
Người dịch phải ghi nhớ một số điểm quan trọng
trong khi dịch lời bài hát mới:
- Bài hát được dịch phải dễ hát, vì vậy bạn cần sắp
xếp các từ để các nguyên âm và phụ âm trôi chảy
từ từ này sang từ khác.



- Các lời bài hát mới cần phải có cùng một số âm tiết ở
mỗi câu như bản gốc để chúng sẽ phù hợp với giai
điệu. Điều này có nghĩa là người dịch sẽ cần phải
thêm từ hoặc bớt các từ tùy thuộc vào số lượng âm
tiết chính xác bằng các từ trong ngơn ngữ nguồn.
Tuy nhiên khi xóa các từ, một số nghĩa sẽ bị mất và
khi thêm từ có thể tạo ra nội dung mới.
- Bản dịch phải theo đúng vần điệu của bài hát gốc
(ngay cả khi phải sử dụng các từ khác nhau mang
cùng ý tưởng cơ bản). Điều này cũng áp dụng cho
các ca từ khác như các điệp từ (các từ liên tiếp bắt
đầu bằng cùng âm thanh) và chơi chữ. Ví dụ, nếu
một phần của một bài hát là vô nghĩa hài hước, bản
dịch phải bao gồm các âm tiết trong ngôn ngữ đích
tạo ra cùng một hiệu ứng, ngay cả khi chúng hoàn
toàn khác với những bản gốc.


- Bản dịch phải giữ lại từ khóa như trong bản gốc, ngay
cho dù phải thay đổi thứ tự của các từ và thậm chí
cả câu. Người dịch phải thể hiện được các ẩn dụ,
ước lệ của ngôn ngữ nguồn trong lời bản dịch.
- Người dịch cần phải giữ chủ đề, cảm xúc và bối cảnh
tổng thể của bài hát trong ngơn ngữ nguồn và cố
gắng thể hiện những hình ảnh tương tự thơng qua
lời bài hát thay vì phải theo những từ riêng lẻ.
- Cuối cùng bản dịch phải chính xác về ngữ pháp theo
ngơn ngữ đích. Theo Nguyễn Ninh Bắc [7], nếu có
những lỗi ngữ pháp, bản dịch lời bài hát có thể gây

khó chịu cho cả ca sĩ và thính giả.


IV. Vận dụng các nguyên tắc:
1/ Bài hát được dịch phải dễ hát, vì vậy bạn cần
sắp xếp các từ để các nguyên âm và phụ âm trôi
chảy từ từ này sang từ khác.
Trước tiên bản dịch bài hát phải hát được
(singability). Muốn thế, người dịch phải biết hát
bài hát mình sắp dịch. Thường người dịch thích
bài hát và thường hát. Nhưng cũng có lúc, người
dịch được yêu cầu dịch bài hát hoàn toàn xa lạ.
Do vậy, người dịch phải lắng nghe và tập hát. Sau
khi đã quen với làn điệu, người dịch mới bắt tay
vào biên dịch.


Người dịch có thể được yêu cầu dịch các ca khúc
mới, nhạc trẻ, bài hát thiếu nhi và thậm chí dịch bài
hát vọng cổ. Nói chung, người ta yêu cầu người dịch
biên dịch bất kỳ bài hát nào mà họ thích. Và người
dịch buộc phải đáp ứng các yêu cầu này.
Do vậy, dịch giả phải hát được bài hát ở ngơn ngữ
nguồn. Khi chuyển sang ngơn ngữ đích, dịch giả một
lần nữa phải hát để xem bài hát có hát đúng vần và
nhịp điệu hay không. Nếu không hát được, dịch giả
phải đổi từ hay trật tự từ cho tương thích với vần và
làn điệu. Ví dụ “Biên cương, lá rơi, Thu Hà, em ơi”
[15] chuyển thành “In the border, falling leaves. Thu
Hà, honey!” Câu này không hát được và phải chuyển

thành “Border. Leaves fall. Thu Hà, honey!” để có
thể hát có vần điệu và mượt mà.


2/ Các lời bài hát đã dịch cần phải có cùng một số âm
tiết ở mỗi câu như bản gốc để chúng sẽ phù hợp với
giai điệu.
Từ của tiếng Việt tương đương với âm tiết trong tiếng
Anh. Số lượng từ trong tiếng Việt phải tương ứng với
số lượng âm tiết của tiếng Anh. Nếu một số lượng ít
hơn hay nhiều hơn, bài hát không thể nào hát được.
Dịch giả phải cân bằng hai số lượng này. Do vậy, khi
dịch phải thêm hoặc bớt số lượng văn bản trong ngơn
ngữ đích để ca sỹ có thể hát bài hát. Cần lưu ý rằng
việc thêm hoặc bớt phải đảm bảo ý nghĩa của bản
dịch tương đương với văn bản của ngôn ngữ nguồn.
Lời tiếng Việt “Quân đao phủ thủ sắp ra tay hành
quyết” [14] được dịch như sau “The headman’s
gonna be in action”. Số lượng âm tiết được đảm bảo
và ý nghĩa được giữ tương đương.


Bài hát “Chuyện tình Lan và Điệp” [9] bắt đầu bằng
câu “Tơi kể, người nghe”. Ta có thể dịch như sau: I
tell, you listen. Bản tiếng Việt có 4 âm tiết, nhưng
dịch sang tiếng Anh có 5 âm tiết. Vì vậy hát không
được. Ta phải dịch lại như sau: I tell, you hear. Tiếp
theo là: the story of Lan and Điệp, a bitter story. Trật
tự từ trong tiếng Việt đảo lại: một chuyện tình cay
đắng.

• Đơi lúc để đảm bảo số lượng âm tiết, những cách
viết tỉnh lược được sử dụng, ngay cả trong bài hát
vọng cổ theo kiểu xưa. “Nghe hung tin Đơn nhị ca đà
thọ khổn” [14] dịch thành “Having heard Brother
Đơn’s gonna die”. Có sự lược bỏ bớt từ, nhưng câu
vẫn diễn đạt ý trọn vẹn: “Quân đao phủ thủ sắp ra
tay hành quyết” – “The headman’s gonna be in
action”.


3/ Bản dịch phải theo đúng vần điệu của bài hát gốc
Các bài hát tiếng Việt được sáng tác theo những
thanh điệu (6 thanh điệu) và cách gieo vần của tiếng
Việt. Tiếng Anh khơng có 6 thanh điệu mà chỉ có dấu
nhấn. Do vậy, khi dịch, dịch giả phải theo âm thấp
(khơng dấu nhấn) hay âm cao (có dấu nhấn) trong
tiếng Anh. Về sự gieo vần tiếng Anh có những nét
tương đồng âm thanh như tiếng Việt.
Ví dụ: Cháu lên ba / Cháu vô mẫu giáo / Cô thương
cháu/ [11]
Ta thấy từ đầu “Cháu” lên cao, “giáo” và “cháu” ở
cuối vần nhau.
Xem câu dịch tiếng Anh:



×