Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận Điều kiện thụ lý vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.51 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................................0
MỞ ĐẦU...............................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................1
I. Điều kiện thụ lý vụ án dân sự..........................................................1
1. Thỏa mãn điều kiện khởi kiện.....................................................1
1.1 Về tư cách chủ thể khởi kiện..................................................1
1.2 Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.....................2
1.3 Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết
định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác
của pháp luật................................................................................2
2. Thỏa mãn điều kiện về hình thức khởi kiện................................3
3. Điều kiện về nộp kèm tài liệu, chứng cứ.....................................3
4. Điều kiện về nộp tạm ứng án phí................................................4
5. Thỏa mãn điều kiện mà pháp luật nội dung có quy định.............5
II. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về điều kiện thụ lý vụ án dân sự...5
KẾT LUẬN.............................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................9

0


MỞ ĐẦU
Thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của Tịa án trong q trình tố
tụng. Nếu khơng có việc thụ lý vụ án sẽ khơng có các bước tiếp theo
của quá trình tố tụng. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, thụ lý vụ án dân
sự đã được quy định tương đối cụ thể, chi tiết trong Bộ luật TTDS năm
2015 song các quy định về điều kiện để Tòa án thụ lý vụ án dân sự
vẫn chưa thật sự rõ ràng, chưa được các cơ quan chức năng giải


thích đầy đủ và thống nhất nên tồn tại nhiều ý kiến khác nhau trong
việc thực hiện các quy định này. Do vậy, em xin phép chọn đề tài: Điều
kiện thụ lý vụ án dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề
này.
NỘI DUNG
I. Điều kiện thụ lý vụ án dân sự
Theo Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, thụ lý vụ án dân
sự là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ
thụ lý vụ án dân sự để giải quyết 1. Hoạt động thụ lý bao gồm hai hoạt
động cơ bản là nhận đơn khởi kiện, xem xét và vào sổ thụ lý vụ án
dân sự để giải quyết. Tuy vậy, trong đó lại có rất nhiều công việc cụ
thể khác nhau như: tiếp nhận đơn khởi kiện, kiểm tra nội dung đơn
khởi kiện đã đầy đủ theo quy định pháp luật hay chưa, kiểm tra các
điều kiện thụ lý khác như điều kiện về chủ thể, điều kiện về thời hiện
khởi kiện, thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí và vào sổ thụ lý.
Việc thụ lý chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện mà pháp luật quy
định, đó là:
1. Thỏa mãn điều kiện khởi kiện
1.1 Về tư cách chủ thể khởi kiện
Theo Điều 186, 187 Bộ luật TTDS 2015, chủ thể có quyền khởi
kiện bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đối với người khởi kiện là cá
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp

1


nhân thì ngồi việc có năng lực hành vi dân sự, năng lực hành vi tố
tụng dân sự thì họ phải có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Trong
trường hợp cá nhân là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc có
khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì quyền khởi kiện

được thực hiện thơng qua người đại diện hợp pháp của họ.
Cơ quan, tổ chức muốn thực hiện quyền khởi kiện thì trước hết
cơ quan, tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân. Mục đích khởi kiện
của các cơ quan, tổ chức đa dạng hơn so với của cá nhân: Ngoài khởi
kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, cơ quan tổ
chức còn khởi kiện để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích cơng cộng.
Ngồi ra, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp
nhân cũng có quyền khởi kiện vụ án dân sự song cần hướng dẫn cụ
thể từ Tòa án Tối cao.
1.2 Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32
Bộ luật TTDS năm 2015. Nếu đã thuộc thẩm quyền theo loại việc của
Tịa án thì phải đối chiếu với Điều 35, 37 Bộ luật TTDS năm 2015,…
để xem xét vụ án đó thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tịa án cấp
nào, sau đó phải xác định vụ án thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ được
quy định tại Điều 39 Luật này hay không?
1.3 Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định
có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật
Trong một số trường hợp, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của
các bên đương sự, mặc dù sự việc đã được được giải quyết bằng một
bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật, pháp luật TTDS

quy

định cho họ có quyền khởi kiện lại vụ án 2 trong những trường hợp
2 Điều 192 khoản 3 Bộ luật TTDS 2015

2



sau: Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; Đã có
đủ điều kiện khởi kiện; trường hợp Tịa án bác đơn đương sự có
quyền khởi kiện lại như: ly hôn, thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp
dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho
mượn, đòi nhà cho thuê, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu
cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện; các trường hợp khác theo quy
định của pháp luật như Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
theo quy định tại Điều 217 khoản 1 điểm c, Điều 7 khoản 3 Nghị quyết
số 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và
khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại
đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án sẽ có hiệu lực vào
ngày 01/07/2017.
2. Thỏa mãn điều kiện về hình thức khởi kiện
Bộ luật TTDS chỉ thừa nhận một hình thức khởi kiện duy nhất là
đơn khởi kiện và khơng chấp nhận việc khởi kiện bằng lời nói hoặc
hình thức khác không phải văn bản và thể hiện bằng các ký hiệu, ngôn
ngữ khác không phải tiếng Việt. Đơn khởi kiện phải thể hiện rõ nội
dung vụ việc và những yêu cầu của người khởi kiện đối với Tòa án, và
là cơ sở quan trọng để Tòa án xem xét, quyết định thụ lý vụ án dân
sự. Về hình thức, đơn khởi kiện phải được người khởi kiện ký tên
hoặc điểm chỉ nếu người khởi kiện là cá nhân; nếu là cơ quan, tổ chức
khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên và đóng
dấu vào phần cuối đơn. Về nội dung, đơn khởi kiện phải có các nội
dung theo quy định tại Điều 189 khoản 4 Bộ luật TTDS năm 2015.
3. Điều kiện về nộp kèm tài liệu, chứng cứ
Theo Điều 189 khoản 5 Bộ luật TTDS năm 2015thì người khởi
kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ chứng
minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Tuy

nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện
3


không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu chứng cứ thì họ có thể nộp các
tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh cho việc khởi kiện là có căn
cứ và hợp pháp. Quy định như vậy là hợp lý. Việc buộc các chủ thể
khởi kiện giao nộp tất cả các tài liệu, chứng cứ ngay từ khi khởi kiện
sẽ tạo bất lợi trong việc khởi kiện của chủ thể vì việc thu thập chứng
cứ cịn phụ thuộc nhiều vào các lý do khách quan khác. Tuy nhiên,
nếu không yêu cầu người khởi kiện cung cấp tài liệu, chứng cứ cùng
với việc nộp đơn khởi kiện thì có thể làm cho đương sự ỷ lại vào Tòa
án hay khởi kiện những tranh chấp khơng có thật trên thực tế khiến
cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, lãng phí thời gian, cơng sức, tiền
bạc. Ví dụ, chủ thể nộp đơn khởi kiện về tranh chấp chia tài sản khi ly
hôn nhưng không nộp Giấy Chứng nhận đăng ký kết hơn thì Tịa án
khơng có căn cứ xác định quan hệ hơn nhân của hai người có tồn tại
hay khơng. Ngồi ra, so với Bộ luật TTDS năm 2011 và Hướng dẫn
của Hội đồng thẩm phán Tòa án Tối cao tại Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP thì Bộ luật TTDS hiện hành đã sửa đổi từ tài liệu
“ban đầu” thành tài liệu “hiện có” nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền
khởi kiện của các chủ thể trong thực tế, tránh sự tùy tiện trả lại đơn
khởi kiện của Tòa án có thẩm quyền3.
4. Điều kiện về nộp tạm ứng án phí
Căn cứ Điều 195 Bộ luật TTDS năm 2015, sau khi nộp đơn khởi
kiện và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện vụ án
dân sự, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Tòa án sau
khi nhận đươc giấy báo của Tòa. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người
khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp
người khởi kiện được miễn hoặc khơng phải nộp tiền tạm ứng án phí

thì khơng coi nộp tiền tạm ứng án phí là một điều kiện của thụ lý vụ án
dân sự. Những trường hợp được không phải nộp tiền tạm ứng án phí
3 Bùi Thị Huyền (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Nxb Lao động

4


là: Người lao động nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã; Cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án hủy việc kết hơn
trái pháp luật4… Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định
của Chính phủ được miễn nộp tồn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tịa
án5. Việc nộp tạm ứng án phí góp phần hạn chế được việc khởi kiện
khơng có căn cứ, khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự gây khó khăn, phức tạp cho việc
giải quyết vụ án dân sự của Tòa án. Đồng thời, số tiền tạm ứng án phí
sẽ bước đầu chi trả những chi phí cho cơng tác xét xử tại Tịa án 6.
5. Thỏa mãn điều kiện mà pháp luật nội dung có quy định
Để giải quyết triệt để các mâu thuẫn phát sinh trong xã hội, pháp
luật quy định đối với một số quan hệ pháp luật đặc thù, cần phải đáp
ứng một số điều kiện riêng biệt thì tịa án mới thụ lý giải quyết vụ án.
Đó là các điều kiện mà pháp luật nội dung có quy định cụ thể. Ví dụ,
ngồi các tranh chấp khơng nhất thiết phải thơng quan hịa giải cơ sở
được quy định tại Điều 201 khoản 1 Bộ luật Lao động năm 2012, tranh
chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao
động phải thơng qua hịa giải cơ sở. Nếu hịa giải khơng thành hoặc
một trong các bên khơng thực hiện trong thời hạn luật định thì mới có
quyền u cầu Tịa án giải quyết. Đối với các tranh chấp đất đai mà
các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hịa giải 7. Như vậy, trước khi khởi
kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai thì người khởi kiện


4 Điều 12 Pháp lệnh Án phí, Lệ phí Tịa án số 10/2009/UBTVQH12
5 Điều 13 Pháp lệnh Án phí, Lệ phí Tịa án số 10/2009/UBTVQH12
6 Hồ Thanh Huyền, Khởi kiện,thụ lý vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa,
Luận văn thạc sĩ luật học
7 Điều 202 khoản 2 Luật Đất đai 2013

5


phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị giải quyết và hòa
giải ở cơ sở.
II. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện thụ lý vụ án dân sự
Có thể thấy rằng, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định về
điều kiện thụ lý vụ án dân sự cụ thể, rõ ràng hơn so với bộ luật TTDS
năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Tuy nhiên, bộ luật này vẫn
tồn tại nhiều vướng mắc, hạn chế khiến cho việc áp dụng tại các Tịa
án cịn gặp khó khăn, gây bất lợi cho đương sự. Vì thế, em xin phép
nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này:
Thứ nhất, về tư cách chủ thể, cần sửa đổi quy định về năng lực
tham gia tố tụng của đương sự tại Điều 69 Bộ luật TTDS hiện hành
theo hướng đương sự có năng lực hành vi tố tụng dân sự phải từ đủ
18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với những đương sự là người
chưa thành niên từ 15 đến 18 tuổi, Tịa án có thể triệu tập đến tham
gia tố tụng nhưng bắt buộc phải có người đại diện hoặc người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp tham gia tố tụng. Bởi lẽ trên thực tế đương
sự là người chưa thành niên tham gia tố tụng thường không tốt vì
nhận thức pháp luật và năng lực tham gia tố tụng rất hạn chế. Cho
nên quy định như vậy là để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp

của chủ thể này.
Thứ hai, cần sửa lại nội dung Điều 189 Bộ luật TTDS theo hướng
đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện tốt nhất để đương sự thực hiện
quyền lợi của mình. Điều luật quy định đích danh người khởi kiện là cá
nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện, tương tự đối với
doanh nghiệp thì người đại diện hợp pháp phải ký tên và đóng dấu.
Quy định này hạn chế quyền tự quyết định của đương sự, cụ thể: đối
với những trường hợp có ủy quyền hợp lệ thì tại sao phải đích danh
ngun đơn ký? Có những hồn cảnh họ khơng thể đích danh ký như
6


đang đi cấp cứu, đang ở xa không thể về được… thì phải giải quyết
như nào.
Ngồi ra, theo Luật doanh nghiệp năm 2014, các doanh nghiệp
được quyết định sử dụng hoặc không sử dụng con dấu. Trong khi việc
ký tên và đóng dấu của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp là
điều kiện bắt buộc để đơn khởi kiện hợp lệ. Trường hợp người đại
diện hợp pháp của doanh nghiệp chỉ ký tên và khơng có dấu để đóng
thì đơn khởi kiện sẽ bị coi là không đáp ứng hình thức khởi kiện, Tịa
án khơng thể tiến hành thụ lý vụ án.
Do đó, nên sửa Điều luật này theo hướng như sau:
“2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể
tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục
tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên,
địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, phải có chữ ký
hoặc điểm chỉ của cá nhân đó hoặc người được cá nhân ủy quyền
thực hiện cơng việc trong trường hợp có giấy ủy quyền hợp lệ.


3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp
pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác
làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện
phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của
người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn,
phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu (nếu có) của
cơ quan, tổ chức đó.”
Thứ ba, cần sửa đổi quy định về nhận đơn khởi kiện theo hướng
khi nhận đơn khởi kiện là thụ lý ngay và đương sự cũng phải nộp một
khoản phí khởi kiện nhằm đề cao trách nhiệm của cả Tịa án và
đương sự. Đây là phí xem xét về thẩm quyền, về cơ sở khởi kiện,…
7


khơng phải tiền tạm ứng án phí 8. Quy định như luật tố tụng hiện hành,
Tòa án nhận đơn khởi kiện nhưng chưa thụ lý vụ án đồng nghĩa với
việc người khởi kiện dù đã nộp đơn khởi kiện nhưng vẫn chưa phải
nộp tạm ứng án phí cho việc xem xét giải quyết vụ án, mặc dù thực tế
Tòa án đã phải nghiên cứu, xem xét toàn bộ hồ sơ khởi kiện tòa án
sàng lọc trước khi thụ lý vụ án. Thêm nữa, vì chưa thụ lý vụ án, vịng
quay tố tụng chưa vận hành nên việc trả lại đơn vì các loại lí do như
khơng thuộc thẩm quyền, chưa đủ điều kiện khởi kiện, chưa cung cấp
được tài liệu, chứng cứ chứng minh u cầu của mình là có căn cứ,
hợp pháp… đã khơng được kiểm sốt bằng quy trình tố tụng, mà chỉ
được khiếu nại hoặc kiến nghị (đối với Viện kiểm sát) tới Chánh án
Tòa án Như vậy là không công bằng đối với đương sự. Bởi vì trường
hợp trả lại đơn khởi kiện, quyết định này không công khai và do một
Thẩm phán quyết định, việc xử lý quyết định này theo quy trình khiếu
nại cũng do một người quyết định. Trong khi nếu vụ án được thụ lý,
được đưa ra xét xử sơ thẩm, sau đó cũng rơi vào trường hợp phải ra

quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ như trên, nhưng quá trình xét xử
công khai, do Hội đồng Thẩm phán quyết định, được quyền kháng
cáo, kháng nghị, giám đốc thẩm…
Thêm vào đó, việc khơng thụ lý đơn ngay từ đầu, tịa án khơng bị
kiểm sốt về thời gian tố tụng, dù thời gian tiền tố tụng này nhiều khi
rất dài, đã không được tính vào thời gian chuẩn bị xét xử (theo quy
định tại Điều 203 luật này, thời gian chuẩn bị xét xử kể từ ngày thụ lý
vụ án chứ không phải từ ngày nhận đơn khởi kiện). Như vậy không
bảo đảm tính minh bạch, khơng tạo cơ chế kiểm sốt theo tố tụng bảo
đảm chặt chẽ ngay từ đầu, không giúp cho việc giải quyết nhanh vụ
án.
8 Tưởng Duy Lượng, nguyên Phó chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam, Một vài suy nghĩ về sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự

8


Cuối cùng, việc nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án cùng thời điểm
sẽ giúp Tòa án và đương sự có trách nhiệm hơn trong việc giải quyết
vụ án. Quy định này không những giúp việc khởi kiện của người dân
được thuận lợi mà còn thể hiện trách nhiệm của Cơ quan tố tụng bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cơng dân, đồng thời
giúp Tồ án thu được lệ phí phục vụ cho cơng tác xác minh, thu thập,
nghiêm cứu, xem xét hồ sơ vụ án.
KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày của em. Dù đã chuẩn bị kĩ lưỡng
nhưng do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của em chắc chắn còn
tồn tại nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong được thầy cơ tận tình chỉ ra
những yếu kém để em có thể rút kinh nghiệm cho những bài tập sau
này.

Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
2. Luật Đất đai năm 2013;
3. Bộ luật Lao động năm 2012;
4. Bộ luật Dân sự năm 2015;
5. Pháp lệnh Án phí, Lệ phí Tòa án năm 2009;
6. Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định
tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số
92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ
án sẽ có hiệu lực vào ngày 01/07/2017;
7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự
Việt Nam, Nxb Tư pháp;
8. Bùi Thị Huyền (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng
Dân sự năm 2015, Nxb Lao động;
9


9. Hồ Thanh Huyền, Khởi kiện,thụ lý vụ án dân sự và thực tiễn
thực hiện tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Luận văn thạc sĩ luật
học;
10. Tưởng Duy Lượng, ngun Phó chánh án Tịa án Nhân dân
Tối cao, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Một vài
suy nghĩ về sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự;
11. Liễu Thị Hạnh, Thụ lý vụ án dân sự - một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học;
12. Đào Thị Hải Yến, Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự - một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn tốt nghiệp;
Trang web:
/> /> />

10



×