Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín –chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.28 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN LÊ THÙY DƯƠNG

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN
THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 8 34 02 01

Đà Nẵng Năm 2021


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN

Phản biện 1: PGS.TS. Võ Thị Thùy Anh
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến

Luận văn được bảo vệ tại Hồi đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 20 tháng 03 năm 2021

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huy động nguồn vốn nói chung và tiền gửi tiết kiệm nói riêng
là một trong những hoạt động kinh doanh đóng vai trị xương sống
của một ngân hàng thương mại. Nguồn vồn huy động được sẽ quyết
định quy mơ, uy tín và định hướng hoạt động của ngân hàng với các
nghiệp vụ tín dụng hay đầu tư.
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), với
mạng lưới chi nhánh rộng khắp trong cả nước và cả chi nhánh tại
nước ngoài sau thời gian 5 năm tái cơ cấu khi sáp nhập với ngân
hàng Phương Nam, đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế của mình
trong các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong công tác huy động
tiền gửi đáp ứng nhu cầu tín dụng cho mọi thành phần kinh tế.
Nhưng trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng về lãi suất, về
sản phẩm dịch vụ, mạng lưới… khốc liệt như hiện nay, ngân hàng
Sacombank đã gặp rất nhiều khó khăn và thách thức lớn cũng như
còn nhiều mặt hạn chế trong hoạt động huy động tiền gửi này như:
thị phần huy động chưa đạt được mức mong muốn, cơ cấu nguồn
vốn, cơ cấu tiền gửi tiết kiệm đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm trung dài
hạn chưa đạt được như kỳ vọng, cơng tác chăm sóc, giữ chân khách
hàng cũ và tiếp cận khách hàng mới chưa được xuyên suốt và chuyên
nghiệp. Do vậy yêu cầu cần phải có một sự đánh giá thực trạng đúng
mức, đồng thời phải có những giải pháp thích hợp, những cách tiếp
cận mới, để có thể hoàn thành mục tiêu hoạt động huy động tiền gửi
này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Hoàn
thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài
Gịn Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho

luận văn của mình.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất khuyến nghị có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm
hoàn thiện hoạt động huy động TGTK tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy
động tiền gửi tiết kiệm của NHTM.
- Phân tích thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động huy
động tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh trong thời gian tới.
c. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn cần phải
giải đáp các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Nội dung hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm bao gồm
những vấn đề gì? Những tiêu chí nào phản ánh kết quả hoạt động
huy động TGTK tại NHTM? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt
động huy động TGTK của NHTM?
- Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tiêt kiệm tại
NHTM Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian
qua diễn ra như thế nào? Hoạt động này đạt được những thành cơng
nào và cịn tồn tại những hạn chế cơ bản nào và ngun nhân của
những hạn chế đó là gì?
- Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Đà
Nẵng và các chủ thể liên quan cần làm gì để tiếp tục hoàn thiện hoạt

động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh?
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Thực tiễn hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng


3
TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng
b. Phạm vi nghiên cứu
➢ Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động huy động tiền gửi tiết
kiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín - Chi
nhánh Đà Nẵng; không nghiên cứu hoạt động huy động tiền gửi khác
của cá nhân, tiền gửi của tổ chức.
➢ Về không gian
Đề tài được thực hiện nghiên cứu hoạt động huy động tiền gửi
tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Đà
Nẵng và 7 PGD trực thuộc bao gồm: PGD Chợ Cồn, PGD Cẩm Lệ,
PGD Nguyễn Văn Linh, PGD Núi Thành, PGD Sơn Trà, PGD Liên
Chiểu, PGD Thanh Khê
➢ Về thời gian
Đề tài tham khảo số liệu hoạt động kinh doanh và tập trung
nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động huy động TGTK tại Ngân
hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín- Chi nhánh Đà Nẵng và các PGD
trực thuộc từ năm 2017 đến hết năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như
sau
➢ Phương pháp thu thập dữ liệu: tác giả thu thập dữ liệu từ
hai nguồn chính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu sơ cấp: Tham vấn đề ghi nhận ý kiến, nhận định
các Cán bộ quản lý chi nhánh và PGD cũng như cán bộ nhân viên
đang công tác tại NH về những thành tựu đạt được, những hạn chế,
những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động huy động TGTK tại
đơn vị. Học viên đã điều tra trực tiếp 258 khách hàng đã và đang gửi
tiết kiệm tại Sacombank - Chi nhánh Đà Nẵngvà các PGD trực thuộc
để khảo sát về sự hài lòng của khách hàng với lãi suất, sản phẩm,


4
dịch vụ, nhân viên giao dịch tại đơn vị
- Dữ liệu thứ cấp: bao gồm nội dung lý luận và các kết quả
đã nghiên cứu và công bố trong các giáo trình, bài giảng, báo và tạp
chí khoa học, luận văn… và số liệu tổng hợp qua các báo cáo tài
chính, báo cáo tổng kết hoạt động huy động TGTK của đơn vị qua
các năm.
➢ Phương pháp phân tích thống kê: luận văn sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp phân tích thống kê: số tuyệt đối, số tương đối, số
bình quân; so sánh để đánh giá thực trạng huy động TGTK tại đơn vị
trong thời gian qua gồm: phân tích sự biến động theo thời gian, phân
tích cơ cấu, phân tích mức độ hồn thành kế hoạch
➢ Phương pháp phân tích diễn giải: luận văn sử dụng phương
pháp này để diễn giải các nhận định thực trạng và xác định nguyên
nhân.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống các vấn đề
lý luận về hoạt động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại;
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần làm rõ thực trạng
hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín - Chi nhánh Đà Nẵng. Qua đó, đề xuất khuyến nghị

nhằm hoàn thiện hoạt động này.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động tiền gửi tiết
kiệm của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm
tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động huy động tiền
gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh


5
Đà Nẵng
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
a. Các bài báo khoa học trên các tạp chí
- Lê Đức Thủy - Khoa Quản lý kinh doanh, Đại học Công
nghiệp Hà Nội và Phạm Thu Hằng - Ngân hàng Bưu điện Liên Việt,
“Các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách
hàng cá nhân vào ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hà
Nội” (2017), Tạp chí Khoa học & Cơng nghệ số 43/2017
- Ninh Thị Thúy Ngân, “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy
động vốn của các ngân hàng thương mại” (2019), Tạp chí Tài chính
tháng 02/2019
- Nguyễn Hồng Hà và Nguyễn Minh Cần, ” Nâng cao sự hài
lòng của khách hàng về sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại Vietinbank
chi nhánh Trà Vinh” (2020), Tạp chí Tài chính tháng 01/2020
- Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh, “Tăng trưởng huy
động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại Việt Nam”
(2019), Tạp chí ngân hàng số 23/2019

b.
Các luận văn Thạc sỹ được công bố có liên quan đến
đề tài nghiên cứu
- Ngơ Thị Minh An “Phân tích tình hình huy động vốn tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn thương tín - CN Quảng
Nam” (2017) - Đại học Đà Nẵng
- Hoàng Thị Đoan Trang, “Phân tích hoạt động huy động tiền
gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thơn
Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình” (2020) – Đại học Đà Nẵng
- Nguyễn Thị Quốc Nhi “Hoàn thiện hoạt động huy động tiền
gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng” (2019) – Đại học Đà Nẵng


6
- Đỗ Thị Kim Anh, “Phân tích hoạt động huy động tiền gửi
tiết kiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển
Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Ban Mê” (2018) – Đại học Đà Nẵng
- Nguyễn Thị Thanh Thủy, “Hoàn thiện hoạt động nhận tiền
gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
– Chi nhánh Đắk Lắk ” (2018) – Đại học Đà Nẵng
c.
Khoảng trống nghiên cứu
- Các cơng trình nghiên cứu khi đưa ra các khuyến nghị
không đề cập tới thị hiếu của khách hàng mà chỉ dựa vào những hạn
chế cịn tồn đọng ở phía ngân hàng, nên có thể chưa kết luận chính
xác nhu cầu thật sự của khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm là gì để đưa
ra những sản phẩm mà khách hàng cần chứ không phải là cung cấp
những gì ta có.
- Phần nhiều các cơng trình nghiên cứu về huy động tiền

gửi tiết kiệm còn chưa thực hiện khảo sát ý kiến của khách hàng để
đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về lãi suất, về sản phẩm,
dịch vụ của ngân hàng như thế nào hay các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng
đến quyết định gửi tiết kiệm của hạng khách hàng để đưa ra sản
phẩm phù hợp với từng đối tượng
- Các tác giả đưa ra nhiều đề xuất, khuyến nghị về nhiều
mặt nhưng đây là những biện pháp mà hầu hết các ngân hàng đều sử
dụng, nên tính cạnh tranh chưa cao, chưa nêu được điểm nổi bật đối
với từng đặc điểm của riêng đơn vị đó cũng như tính mới của hoạt
động huy động vốn để thu hút khách hàng hơn. Ngoài ra, khi đưa ra
các giải pháp, tác giả chưa đưa được tính khả thi khi thực hiện nó
vào trong thực tiễn của đơn vị mình
Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng sẽ có một quy trình riêng, đặc thù
sản phẩm của ngân hàng đó cũng sẽ khác nhau. Mặt khác, trong
những năm gần đây, nhiều đề tài về hoạt động huy động tiền gửi nói
chung và tiền gửi tiết kiệm nói riêng được thực hiện tại nhiều ngân


7
hàng và thực tế chưa được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín – Chi nhánh Đà Nẵng trong 3 năm gần đây.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1. Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại
- Vốn chủ sở hữu

- Vốn huy động
- Vốn bổ sung khác
1.1.2. Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại
a. Khái niệm tiền gửi tiết kiệm
Theo điều 03 và điều 05 Thông tư 48/2018 của Ngân hàng
Nhà nước quy định về tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là khoản
tiền được người gửi tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm tại tổ chức tín
dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa
thuận với tổ chức tín dụng.
Tiền gửi tiết kiệm là một dạng tiền gửi ngân hàng. Đúng như
tên gọi, tiền gửi tiết kiệm có vai trị chính đó là tiết kiệm. Tức là đây
là một khoản tiền để dành hay đầu tư, chưa có kế hoạch sử dụng chứ
khơng phải khoản tiền cho việc chi tiêu thường xuyên hay thanh toán
cá nhân. Với hình thức gửi tiết kiệm, khách hàng sẽ nhận được một
khoản lợi nhuận nhất định từ ngân hàng. Mức lợi nhuận này phụ


8
thuộc chính vào số tiền gửi tiết kiệm là bao nhiêu và mức lãi suất gửi
tiết kiệm của từng ngân hàng như thế nào.
b. Đặc điểm tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi tiết kiệm thường có thời gian cụ thể
- Tiền gửi tiết kiệm sinh lời
- Tiền gửi tiết kiệm thường được quản lý thông qua sổ tiết
kiệm
- Tiền gửi tiết kiệm ổn định, an toàn
c. Phân loại TGTK
- Phân loại theo kỳ hạn
- Phân loại theo loại tiền

- Phân loại theo phương thức thức gửi tiền tiết kiệm
- Phân loại theo đặc tính sản phẩm
1.1.3. Rủi ro trong huy động TGTK của NHTM
- Rủi ro hoạt động (rủi ro tác nghiệp)
- Rủi ro lãi suất
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro tỷ giá
1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
TRONG NHTM
1.2.1. Mục tiêu hoạt động huy động TGTK của NHTM
- Mục tiêu về quy mô vốn TGTK
- Mục tiêu thị phần tiền gửi tiết kiệm
- Cơ cấu vốn tiền gửi tiết kiệm hợp lý
- Chi phí huy động TGTK phù hợp
- Nâng cao chất lượng dịch vụ TGTK
- Kiểm soát được rủi ro tác nghiệp
- Bán chéo sản phẩm
1.2.2. Nội dung hoạt động huy động TGTK của NHTM
a. Nghiên cứu thị trường


9
b. Phân nhóm khách hàng, lựa chọn thị trường mục tiêu,
hoạch định chính sách khách hàng gửi tiền tiết kiệm
c.Thực hiện hoạt động Marketing hỗn hợp trong huy động
tiền gửi tiết kiệm của NHTM
Marketing ngân hàng được hiểu là một hệ thống tổ chức
quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa các
nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng
đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn

thơng qua các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao
nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Hoạt động Marketing hỗn hợp (7P) gồm
các hoạt động chính sau: Product (Sản phẩm dịch vụ), Price (Giá cả),
Place (Phân phối sản phẩm), Promotion (Quảng cáo, truyền thơng,
khuyến mãi), People (Con người), Processes (Quy trình dịch vụ),
Physical Evidence (Cơ sở vật chất)
d. Kiểm soát rủi ro tác nghiệp
1.2.3.
Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động huy
động TGTK của NHTM
- Quy mô vốn tiền gửi tiết kiệm
- Thị phần huy động tiền gửi tiết kiệm
- Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm
- Chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm
- Chất lượng dịch vụ TGTK
- Kết quả bán chéo sản phẩm
- Mức độ rủi ro tác nghiệp trong hoạt động huy động TGTK
1.2.4.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động
TGTK của NHTM
a. Các nhân tố bên ngoài
b. Các nhân tố bên trong
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT
KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN–
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG


2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN
THƯƠNG TÍN– CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh
- Nghiệp vụ huy động vốn:
- Nghiệp vụ cấp tín dụng:
- Các sản phẩm khác: Thanh tốn quốc tế, dịch vụ thẻ, dịch vụ
ngân hàng điện tử.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi nhánh và chức
năng của từng bộ phận:
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
a. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Sacombank – CN Đà
Nẵng giai đoạn 2017-2019
Đvt: triệu đồng
2017
CHỈ TIÊU
VỐN HUY ĐỘNG
(1+2)
1. CÁ NHÂN
Tiền gửi không kỳ
hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
2. DOANH
NGHIỆP
Tiền gửi khơng kỳ
hạn
Tiền gửi có kỳ hạn


2018

2019
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

3.367.202

100,00

4.006.842

100,00

4.015.027 100,00

3.154.050

93,67


3.807.392

95,02

3.812.996

94,97

Số tiền

302.960

9,00

454.088

11,33

478.498

11,92

2.851.090

84,67

3.353.304

83,69


3.334.498

83,05

213.152

6,33

199.450

4,98

202.031

5,03

185.066

5,50

189.970

4,74

190.980

4,76

28.086


0,83

9.480

0,24

11.051

0,28


11
b. Tình hình cho vay
Bảng 2.2: Tình hình cho vay của ngân hàng Sacombank – CN Đà
Nẵng giai đoạn 2017-2019
Đvt: triệu đồng
2017
CHỈ TIÊU

Số tiền

2018
Số tiền

2019
Số tiền

Doanh số cho
2.829.496 3.034.232 3.578.234

vay
Doanh số thu nợ 2.284.185 2.449.600 2.548.167
Dư nợ
3.419.129 4.003.761 3.928.821
Nợ xấu
17.479
19.334
18.027
Tỷ lệ nợ xấu (%)
0,51
0,48
0,46

2018/2017

2019/2018

Chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)

Chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)

204.736


7,24

544.002

17,93

165.415
584.632
1.855
-0,03

7,24
17,10
10,61
-

98.567
-74.940
-1.307
-0,02

4,02
-1,87
-6,76
-

c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank- CN
Đà Nẵng giai đoạn 2017-2019

ĐVT: triệu đồng
2017
2018
2019
CHỈ TIÊU
Số tiền
Số tiền
Số tiền
A. DOANH THU
177.064 212.300 258.870
1 Thu thuần từ lãi
135.685 165.495 201.382
Thu thuần từ lãi cho vay
78.516 101.338 133.756
Thu thuần từ lãi huy động
57.169
64.158
67.627
2 Thu thuần dịch vụ
38.877
43.296
53.443
3 Thu thuần KDNH
2.502
3.509
4.045
B. CHI PHÍ
54.921
60.616
71.026

C. Lợi nhuận trước DPRR
122.143 151.684 187.844
Dự phịng rủi ro
2.875
4.752
6.236
E. Lợi nhuận trước thuế TNDN
119.268 146.932 181.608
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TGTK TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN– CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG
2.2.1. Mơi trường huy động tiền gửi tiết kiệm của Chi
nhánh
a. Mơi trường bên ngồi


12
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
- Các chính sách có liên quan của Nhà nước
- Mơi trường cạnh tranh của chi nhánh
- Tài chính, tập quán và tâm lý của người dân
b. Môi trường bên trong:
- Uy tín và thương hiệu ngân hàng
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
- Năng lực quản trị điều hành của lãnh đạo ngân hàng
- Số lượng và chất lượng nhân sự
- Cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng.
2.2.2. Mục tiêu hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của
Chi nhánh
- Tăng lượng tiền gửi tiết kiệm

- Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm hợp lý
- Chi phí vốn tiền gửi tiết kiệm phù hợp
- Về thị phần huy động TGTK
- Quản lý rủi ro tác nghiệp
- Bán chéo sản phẩm
- Chất lượng dịch vụ TGTK
2.2.3. Thực trạng hoạt động huy động TGTK tại Chi
nhánh
a. Nghiên cứu thị trường
Sacombank – Chi nhánh Đà Nẵng không trực tiếp thực hiện
hoạt động nghiên cứu thị trường mà chỉ tổng hợp lại từ các báo cáo
của thành phố cũng như của Ngân hàng Nhà nước. Ngồi ra, Chi
nhánh có thực hiện một số các khảo sát và đánh giá với hệ khách
hàng hiện hữu để đưa ra các định hướng hoạch định phù hợp với
Sacombank – Chi nhánh Đà Nẵng để có thể đẩy mạnh các hoạt động
huy động TGTK.


13
a. Phân nhóm khách hàng, lựa chọn thị trường mục tiêu,
hoạch định chính sách khách hàng:
Bảng 2.5: Tỷ lệ phân nhóm khách hàng của Sacombank - Chi
nhánh trong giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính: %
Năm
Nội dung
2017
2018
2019
Khách hàng phổ thơng

49,3
46
44,4
Khách hàng thân thiết
Silver
18,2
19,1
20,4
Gold
15,3
14,6
14,8
Diamond
12,1
13,5
12,9
Khách hàng cao cấp
5,1
6,8
7,5
b. Thực trạng thực hiện các chính sách khách hàng trong
hoạt động huy động TGTK tại Sacombank- Chi nhánh Đà Nẵng
Qua kết quả phân tích trên cho thấy, chi nhánh đã triển khai
các chính sách khách hàng theo quy định của Sacombank hội sở. Các
chính sách khách hàng được hướng đến tất cả đối tượng khách hàng
để có thể thu hút tối đa lượng khách hàng giao dịch. Ngoài ra, Chi
nhánh xây dựng các chương trình chính sách để chăm sóc khách
hàng theo tính chất đặc thù của từng chi nhánh đặc biệt là hệ khách
hàng TGTK để giữ chân khách hàng.
d. Thực trạng thực hiện chính sách Marketing trong huy

động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh
➢ Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm TGTK tại chi nhánh đang triển khai theo các chính
sách sản phẩm của Sacombank hội sở thiết lập. Sản phẩm TGTK tại
Sacombank hiện nay đang triển khai gồm 9 sản phẩm sau: Tiền gửi
tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm có
kỳ hạn ngày, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm Tương lai, tiết


14
kiệm Tích tài, tiết kiệm Phù đổng, tiết kiệm Đại Phát, Tiết kiệm
trung niên phúc lộc
➢ Lãi suất
Sacombank – Chi nhánh Đà Nẵng áp dụng lãi suất cố định
theo lãi suất niêm yết của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ
phần Sài Gịn Thương Tín. Tuy nhiên trong q trình kinh doanh, chi
nhánh cũng tham khảo lãi suất của các ngân hàng bạn và linh hoạt áp
dụng thêm quyền cộng lãi suất được áp dụng ở tùng cấp thẩm quyền
để giữ chân những khách hàng hiện hữu và thu hút khách hàng mới
có số dư lớn. Trong cuộc chạy đua cạnh tranh về lãi suất, Sacombank
- Chi nhánh Đà Nẵng có mức lãi suất khá cạnh tranh với các ngân
hàng lớn nhưng lại thấp hơn nhiều so với các NHTM có quy mơ
tương đồng và quy mơ nhỏ hơn khác trong cùng địa bàn.
➢ Mạng lưới phân phối
Đà Nẵng có 1 trụ sở chi nhánh chính ở 130 Bạch Đằng và 7
PGD gồm Chợ Cồn, Thanh Khê, Liên Chiểu, Nguyễn Văn Linh, Núi
Thành, Sơn Trà, Cẩm Lệ . Chi nhánh cũng đã có những sự thay đổi
vị trí của PGD để khách hàng có thể tiếp cận được các điểm giao
dịch mà không phải di chuyển quá xa. Tuy nhiên, so với các ngân
hàng lớn có mạng lưới rộng khắp và dày đặc trên địa bàn thành phố

như Agribank, Vietcombank, Viettinbank…. Sacombank vẫn gặp
nhiều hạn chế về số lượng PGD.
➢ Quảng bá, truyền thông
Sacombank – Chi nhánh Đà Nẵng luôn quan tâm và chủ động
trong các hoạt động truyền thơng cổ động, quảng bá thương hiệu.
Nhằm góp phần quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của chi
nhánh đến với cơng chúng. Hầu hết các chương trình truyền thơng cổ
động về các sản phẩm TGTK tại chi nhánh đang triển khai được thiết
kế từ Hội sở chính và áp dụng đồng bộ trong tồn hệ thống. Bên
cạnh đó, chi nhánh ln đồng hành với các chương trình văn hóa,


15
văn nghệ, thể thao, an sinh xã hội do ngân hàng nhà nước và do
thành phố phát động.
➢ Đội ngũ nhân lực
Sacombank – Chi nhánh Đà Nẵng vô cùng quan tâm đến công
tác phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh cả về số lượng và chất
lượng. Hiện nay, toàn bộ chi nhánh có trên 250 cán bộ nhân viên, chỉ
tiêu huy động TGTK được phân chia cho tất cả các chức danh với hệ
số khác nhau phụ thuộc vào vị trí cơng việc. Đa số cán bộ nhân viên
tại chi nhánh có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ trọng trên 90%.
Nguồn nhân lực của chi nhánh liên tục được trẻ hóa, được tập huấn
chun mơn nghiệp vụ vững vàng.
➢ Quy trình huy động TGTK
Nhìn chung, quy trình gửi và rút tiền tiết kiệm của ngân hàng
phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành. Đáp ứng nhu cầu khách hàng
một cách nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện. Phân chia cụ thể công
việc cho từng bộ phận, tạo nên một môi trường làm việc khoa học và
rõ ràng, mang lại cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất. Ngoài ra, các

điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và chất lượng nguồn
nhân lực ngày được nâng cao về mọi mặt, giúp cho các giao dịch của
khách hàng diễn ra nhanh chóng, chính xác, bí mật, an toàn tài sản
cho người gửi tiền và an toàn.
➢ Cơ sở vật chất
Toàn chi nhánh được đầu tư cơ sở vật chất một cách đồng bộ
khang trang, hiện đại nhằm tăng tính nhận diện thương hiệu ngân
hàng. Hàng năm, các phòng giao dịch được nâng cấp, sơn sửa, sắp
xếp bố trí khơng gian quầy giao dịch rộng rải, thống mát. Các thơng
tin về lãi suất, kỳ hạn gửi tiết kiệm và các chính sách khuyến mãi
liên quan đến hoạt động huy động TGTK được cập nhật đầy đủ trên
bảng thông tin điện tử tại quầy giao dịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng theo dõi thông tin thuận lợi.


16
e. Thực trạng kiểm soát rủi ro tác nghiệp
Việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động huy động TGTK đã có
rất nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực thơng qua việc đưa ra các
quy trình, quy định chặt chẽ, tuân thủ tuyệt đối quy định mà NHNN
đưa ra.
Chi nhánh cũng tăng cường các công tác hậu kiểm chứng từ
sau khi nộp về. Phịng kiểm sốt rủi ro và phịng kế toán quỹ định kỳ
kiểm tra chứng từ hàng tuần khi các PGD nộp chứng từ về. Kiểm
toán nội bộ và kiểm toán hội sở cũng kiểm tra camera định kỳ hàng
quý và kiểm tra đột xuất để phát hiện các sai phạm trong quá trình
thực hiện giao dịch với khách hàng để hạn chế rủi ro và khắc phục
kịp thời.
2.2.4. Kết quả hoạt động huy động TGTK tại Chi nhánh
a. Quy mô huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh

Bảng 2.8: Nguồn vốn huy động TGTK giai đoạn 2017-2019
ĐVT: Tỷ đồng
2017
Số tiền
Kế hoạch mục tiêu huy động TGTK
2.770
Tổng nguồn vốn huy động
3.430
Vốn huy động mảng cá nhân
3.210
Vốn huy động tiền gửi tiết kiệm
2.915
Tỷ lệ TGTK/tổng nguồn vốn huy động (%)
84,99
Số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm CKH (người) 20.678
Số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm KKH (người)
15
Số dư bình quân TGTK/khách hàng (tỷ đồng)
0.141
Chỉ tiêu

2018
Số tiền
3.464
4.000
3.795
3.398
84,95
23.703
26

0.143

2019
Số tiền
3.979
4.744
4.445
3.998
84,27
25.106
37
0.159

b. Thị phần huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh
Trong giai đoạn 2017-2019, thị phần huy động TGTK của
Sacombank - Chi nhánh Đà Nẵng có xu hướng biến động nhiều.
Năm 2017 thị phần huy động TGTK của chi nhánh đạt 3,61%, đến
năm 2018 thị phần giảm xuống còn 3,56%, vẫn giữ mức đạt chỉ tiêu


17
đặt ra và đến năm 2019 thị phần huy động TGTK của chi nhánh tăng
trưởng lên mức 3,77% nhưng vẫn chưa đạt mức mục tiêu kỳ vọng
của Chi nhánh. Thị phần huy động TGTK của Sacombank Đà Nẵng
khá thấp so với các ngân hàng lớn như Agribank, Sacombank,
BIDV, Viettinbank nhưng vẫn khá cạnh tranh với các NHTM khác.
Năm 2018, thị phần huy động TGTK giảm sút nguyên nhân chính là
do, chính sách lãi suất huy động TGTK của chi nhánh khơng đảm
bảo tính cạnh tranh so với các NHTM cổ phần trên địa bàn.
c. Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh

Tình hình huy động vốn của Sacombank Đà Nẵng trong
những năm vừa qua có xu hướng phát triển tốt trên tất cả các loại
tiền tệ. Huy động VND chiếm tỷ trọng cao đạt tỷ trọng trên 90% qua
các năm. Cơ cấu huy động TGTK không kỳ hạn của chi nhánh chiếm
tỷ trọng rất thấp, ln duy trì ở mức dưới 0,5% trong tổng nguồn vốn
huy động TGTK của chi nhánh qua các năm. Tỷ lệ huy động TGTK
ở kỳ hạn 3 tháng đến 6 tháng khá ổn định và tăng nhẹ qua các năm
nhưng tỷ lệ huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn từ 1 đến 3
tháng và dài đặc biệt là từ 7 tháng đến trên 12 tháng có xu hướng
biến động mạnh
d. Chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh
Bảng 2.12. Thống kê chi phí, thu nhập và lợi nhuận
từ huy động TGTK
ĐVT: Tỷ đồng
Nội dung
Vốn huy động TGTK
Thu nhập từ bán vốn TGTK
Chi phí huy động TGTK
Lợi nhuận ròng từ lãi huy động
TGTK

Năm
2017
2.915
232,3
169,2

Năm
2018
3.398

242,8
178,6

Năm
2019
3.998
253,8
189,5

63,1

64,2

64,3


18
e. Chất lượng dịch vụ TGTK
Nhìn chung, mức độ hài lịng của khách hàng về các tiêu chí
đo lường chất lượng cung ứng dịch vụ TGTK của chi nhánh ở mức
tương đối cao. Tuy nhiên, một số vấn đề chi nhánh cần phải khắc
phục trong thời gian đến là về chính sách lãi suất huy động, sản
phẩm dịch vụ, thời gian xử lý giao dịch đặc biệt là thái độ phục vụ
của nhân viên.
e.Kết quả bán chéo sản phẩm
Kết quả thực hiện có tăng lên qua các năm nhưng vẫn chưa đạt
mức mục tiêu chi nhánh đặt ra; với lượng khách hàng TGTK nhỏ lẻ
cao, Chi nhánh cần phải khai thác triệt để hơn để KH sủ dụng nhiều
sản phẩm dịch vụ, tăng thu lợi nhuận đồng thời hạn chế sự chuyển
dịch TGTK sang các ngân hàng khác của khách hàng.

f. Mức độ rủi ro tác nghiệp trong huy động TGTK tại chi
nhánh
Các sai sót trong q trình tác nghiệp vẫn còn diễn ra nhưng
qua các năm, chỉ số sai sót đã giảm đáng kể. Các sai sót này thường
xuất phát do lỗi sai sót trong quy trình thực hiện như: nhân viên ghi
sai thông tin khách hàng, lãi suất, kỳ hạn gửi tiết kiệm, số tiền tiết
kiệm…, tiêu chí số lượng sổ tiết kiệm xóa là những sai sót được phát
hiện bởi cán bộ quản lý và khắc phục ngay tại thời điểm giao dịch.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TGTK
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.3.1. Những thành cơng
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Những mặt hạn chế
➢ Về hoạt động nghiên cứu thị trường và hoạt động
Marketing


19
Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được chi nhánh triển
khai trực tiếp mà chỉ mới tổng hợp qua các báo cáo của thành phố và
của ngành ngân hàng dẫn đến khơng thể phân nhóm hệ khách hàng
tiềm năng bên ngoài thị trường
Chi nhánh chỉ tập trung vào việc thực hiện các chính sách đối
với nhóm khách hàng thân thiết và cao cấp. Việc triển khai các chính
sách đối với khách khách hàng phổ thông và khách hàng mới, khách
hàng tiềm năng chưa được quan tâm thực hiện.
Sản phẩm dịch vụ dù được phát triển đa dạng nhưng một số
sản phẩm vẫn chưa đạt hiệu quả. Các chương trình khuyến mãi và
quà tặng vẫn còn nhiều hạn chế so với các ngân hàng khác.

Chính sách lãi suất chưa cạnh tranh với các NHTM khác nên
chi nhánh đã mất một lượng khách hàng TGTK lớn qua các NHTM
quy mơ nhỏ có lãi suất cao hơn.
Chi nhánh đã phân bổ chỉ tiêu huy động TGTK cho toàn bộ
các chức danh với tỷ lệ thực hiện khác nhau nhưng thực tế triển khai
chỉ tiêu huy động TGTK vẫn phụ thuộc nhiều vào bộ phận giao dịch
viên và chuyên viên tư vấn tại sảnh giao dịch. Một số nhân viên còn
hạn chế về năng lực và kỹ năng giao tiếp và còn thụ động trong việc
tìm kiếm khách hàng, tiếp thị TGTK.
➢ Về kết quả thực hiện hoạt động huy động TGTK
Mức độ tăng trưởng chưa cao và khá thiếu tính bền vững, chi
nhánh cịn phụ thuộc vào nhiều khách hàng quy mơ lớn, gây thách
thức lớn cho kế hoạch huy động các năm về sau
Thị phần TGTK của Sacombank – Chi nhánh Đà Nẵng còn ở
mức thấp so với các ngân hàng khác trên địa bàn, không ổn định qua
các năm và chưa đạt được mục tiêu kế hoạch mà Chi nhánh và Hội
sở đề ra. Cơ cấu vốn huy động TGTK theo kỳ hạn có nhiều biến
động. Tỷ lệ nguồn TGTK khơng kỳ hạn còn ở mức thấp dưới 5%


20
Thu nhập ròng từ lãi huy động TGTK của chi nhánh có tốc độ
tăng trưởng thấp dù nguồn thu nhập từ lãi tăng trưởng khá tốt
➢ Về kiểm soát rủi ro tác nghiệp hoạt động huy động TGTK
Vấn đề rủi ro tác nghiệp của chi nhánh tuy được kiểm soát tốt,
song vẫn cịn xảy ra các sai sót trong hoạt động huy động TGTK tại
chi nhánh.
➢ Về bán chéo sản phẩm
Hoạt động bán chéo SPDV từ hệ khách hàng TGTK có mức
tăng trưởng đều qua các năm tuy nhiên chưa đạt được mức mục tiêu

kế hoạch đặt ra của chi nhánh. Các sản phẩm bán chéo mới tập trung
ở TKTT, thẻ tín dụng mà chưa mở rộng ra các sản phẩm ngân hàng
điện tử như SacombankPay, Internet banking, ủy thác thanh toán.
b. Nguyên nhân hạn chế
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN
THƯƠNG TÍN– CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động huy động TGTK
của Chi nhánh
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GỊN THƯƠNG TÍN– CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG


21
3.2.1. Khuyến nghị đối với NHTMCP Sài gịn Thương tínChi nhánh Đà Nẵng
- Thực hiện nghiên cứu thị trường và hồn thiện chính sách
khách hàng bao gồm hệ khách hàng thân thiết, khách hàng cao cấp
và bổ sung thêm các chính sách để thu hút và chăm sóc hệ khách
hàng phổ thông.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ huy động TGTK từ chính nhân
sự thực hiện hoạt động huy động TGTK đến nâng cao các nền tảng
ứng dụng hiện đại để thông báo và nhắc đến hạn cho khách hàng,
chuẩn bị các phần quà vào các dịp lễ tết đến khách hàng huy động.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động huy
động TGTK, từ hoạt động đào tạo nghiệp vụ tập trung cho các nhân
sự mới đến tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ định kỳ, các bài kiểm
tra văn bản và thi nghiệp vụ hàng năm.
- Về các định hướng kinh doanh của ngân hàng:triển khai
đồng bộ phương pháp ”bộ ba cùng tiến”, chuyển dịch kỳ hạn ngắn
sang trung dài hạn, Phát triển chiến dịch trọng điểm “chiến dịch
2km”, tăng cường mở rộng tiết kiệm trực tuyến, phát triển mạnh
kênh liên kết với các Công ty Điện lực, Cơng ty cấp nước, Điện
thoại, Truyền hình cáp, Internet; tiếp thị lại hệ khách hàng ngủ đông
và hệ khách hàng có số dư dưới 50 triệu đồng
- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng gửi tiết kiệm
như dịch vụ tư vấn, dịch vụ bảo quản.
- Thực hiện tốt các chương trình quảng bá và phân phối sản
phẩm tại Sacombank Đà Nẵng như thay đổi mức phí áp dụng, mức
lãi suất phù hợp, mở rộng các kênh phân phối, cơ sở vật chất dịch vụ,
thay đổi nhiều mẫu mã quảng cáo bắt mắt hơn và chú trọng kênh bán
hạn trực tiếp
- Kiểm soát chặt chẽ quá trình quản lý, đồng thời tạo tâm lý
thỏa mái cho nhân viên làm việc


22
- Chú trọng hơn nữa cơng tác kiểm sốt rủi ro tác nghiệp trong
hoạt động huy động TGTK: xây dựng văn hoá về kiểm soát rủi ro tác
nhiệp cho nhân viên của mình sẽ giúp mọi nhân viên ln ghi nhớ và
có những cách giải quyết tốt nhất cho các vấn đề rủi ro khi giao dịch
với khách hàng.
3.2.2. Khuyến nghị đối với Hội sở NHTMCP Sài gịn
Thương tín

Tiếp tục thực hiện mở rộng phạm vi hoạt động, thành lập thêm
các chi nhánh, phòng giao dịch ở các vùng tập trung đông dân cư,
các địa bàn tiết kiệm ở các khu dân cư xa thành phố
Tăng cường thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại, đặc biệt
là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại cho nhân viên toàn
hệ thống.
Gia tăng chỉ tiêu tuyển dụng cho các chi nhánh. Tạo điều kiện
cho nhân viên có thời gian tái tạo lại sức lao động và có thời gian để
học tập, trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển
kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng công việc trong điều kiện mới
Tăng cường việc tổ chức hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khoa
học để các chi nhánh có điều kiện gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm, đề
xuất các ý kiến, kiến nghị về chiến lược phát triển Sacombank trong
thời gian đến
Không ngừng cải tạo, nâng cấp và đầu tư trang thiết bị hiện
đại, ứng dụng công nghệ cao cho các chi nhánh
Phát triển các sản phẩm đặc thù, gói sản phẩm. Nghiên cứu
triển khai riêng các sản phẩm huy động vốn đặc thù của Sacombank
và chuẩn hóa, ổn định danh mục sản phẩm..
Hội sở tiến hành hệ thống lại các đặc điểm chính của sản
phẩm, so sánh, đánh giá với các sản phẩm cùng loại trên thị trường,
điều chỉnh cẩm nang sản phẩm và bộ công cụ tài liệu tiếp thị.


23
Sacombank tiếp tục triển khai các chương trình lớn về khuyến
mại trong huy động TGTK. Đa dạng hóa hình thức khuyến mại, kết
hợp nhiều hình thức khuyến mại trong một chương trình.
3.2.3. Khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam
Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt q trình hoạt động của hệ

thống các NHTM và TCTD, rà soát và ngăn chặn kịp thời tình trạng
chạy đua lãi suất và các hình thức cạnh tranh không lành mạnh.
NHNN tăng cường công tác quản lý tập trung, chia sẽ thông
tin về các vấn đề rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống NHTM, tạo điều
kiện cho các NHTM trong việc thu thập thông tin chính xác, cập nhật
nắm bắt tình hình diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ của thế
giới.
NHNN cần nâng cao hiệu lực của bộ máy thanh tra, kiểm tra
đối với các NHTM. Hoạt động thanh tra, kiểm soát cần thực hiện
thường xuyên, trung thực, khách quan, nhằm phát hiện ngăn ngừa
những hành vi vi phạm quy chế hoạt động, chạy đua lãi suất.
NHNN cần có những giải pháp phổ cập thông tin về hoạt động
ngân hàng và thị trường tài chính đối với mọi tầng lớp nhân dân.
Thiết lập kênh thơng tin chính thống cập nhật thường xun giúp
người dân và ngân hàng chủ động trong việc lựa chọn hình thức đầu
tư phù hợp
Khơng ngừng kiện tồn và hồn thiện mơi trường pháp lý
vững chắc, ổn định
Thường xun theo dõi, kiểm tra giám sát các hệ thống thanh
toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các ngân
hàng đảm bảo ổn định, an toàn, hiệu quả
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


×