Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Vụ nổ ở Hà Đông: Ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? - HoaTieu.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.19 KB, 3 trang )

Vụ nổ ở Hà Đông: Ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Liên quan đến vụ nổ kinh hoàng xảy ra vào khoảng 15h10’ ngày 19/3, tại vỉa hè TT9 khu
đô thị Văn Phú, Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, Hà Nội, câu hỏi đặt ra,
ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường, khi thủ phạm cũng là nạn nhân đã tử vong?
Thông tin từ cơ quan chức năng, vào khoảng 15h10’ ngày 19/3, tại vỉa hè TT9 khu đô thị Văn
Phú, quận Hà Đông, Hà Nội xảy ra một vụ nổ lớn, tạo ra một hố sâu vng diện tích khoảng
4m2, sâu khoảng 1m.
Hậu quả vụ nổ làm làm 4 người chết, 10 người bị thương, 36 căn hộ bị hư hỏng nặng, 95 căn
hộ phía sau hiện trường vụ nổ bị vỡ hết kính, nứt tường, bung cửa; nhiều xe máy để ngoài
đường và đi ngang qua bị hư hỏng… Công an Hà Nội sơ bộ kết luận vật liệu gây ra vụ nổ
dạng bom.

Thông tin ban đầu, nguyên nhân vụ nổ bắt nguồn từ việc anh Phạm Văn Cường (SN 1975, quê
Nam Định) mang vật liệu nổ (bom từ thời chiến tranh) mua được ra trước cửa nhà, cạnh


đường rồi dùng đèn khò cắt vật liệu nổ để lấy sắt thì xảy ra vụ nổ.
Phân tích vụ việc trên cơ sở pháp lý, luật sư Nguyễn Anh Thơm – Văn phòng Luật sư Nguyễn
Anh cho rằng, hành vi của Phạm Văn Cường đã có dấu hiệu phạm tội Tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Tội phạm và hình phạt
được quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự.
Theo ơng Thơm, anh Phạm Văn Cường là chủ cửa hàng thu mua phế liệu đã mua một vật liệu
nổ là quả bom cũ từ thời chiến tranh. Là người kinh doanh các phế liệu sắt thép, anh Cường
phải biết phân biệt những loại phế liệu, vật liệu khác nhau phân loại xử lý chúng trước khi
bán.
Vật liệu nổ này đã có những kích thước hình dạng bên ngồi để nhận biết được là loại vật liệu
rất nguy hiểm. Nhưng do chủ quan hoặc do cố ý mà anh Cường đã không nghĩ đến hậu quả
xảy ra nên đã dùng máy khò để cưa vật liệu nổ này ra lấy sắt hoặc lấy thuốc nổ (nếu có) ở bên
trong nhằm các mục đích khác nhau.
Mặt khách quan của tội phạm này chỉ cần có hành vi tàng trữ vật liệu nổ. Hậu quả xảy ra
không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành loại tội phạm này và chỉ là tình tiết tăng nặng


trách nhiệm hình sự khi xử lý.
Trong vụ việc này, do anh Phạm Văn Cường là người trực tiếp gây ra vụ việc đã tử nạn nên
khơng có căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp, nếu có người biết anh Cường đã thu mua được vật liệu nổ đó mà khơng tố
giác với các cơ quan pháp luật thì sẽ bị xử lý về Tội không tố giác tội phạm. Tội phạm và hình
phạt được qui định tại Điều 314 Bộ luật hình sự.
Ngồi ra, nếu cơ quan điều tra xác định được người bán, đồng thời làm rõ việc người này biết
đấy là vật liệu nổ nhưng vẫn cố tình bán cho anh Cường thì người này cũng sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo điều 232, Bộ luật hình sự.
Ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Vật liệu nổ trong vụ việc này được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ được quy định tại
Điều 632 Bộ luật dân sự: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải
cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy cơng nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy,
chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, xác định hậu quả thiệt hại về người và tài sản là do anh Phạm
Văn Cường đã cưa cắt vật liệu nổ gây ra.


Về nguyên tắc, anh Cường phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra theo qui định tại Điều 623 Bộ luật dân sự và theo Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự
2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nhưng do trong vụ việc này, Phạm Văn Cường là người gây ra thiệt hại cũng đã tử vong nên
không có căn cứ để bồi thường thiệt hại./.



×