Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Thai nhi có được hưởng quyền thừa kế? - HoaTieu.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.41 KB, 2 trang )

Thai nhi có được hưởng quyền thừa kế?
Thai nhi thành thai trong bụng mẹ trước khi người để lại di sản chết và sinh ra trong
khoảng thời gian không quá 300 ngày sau khi người để lại di sản chết và cịn sống tại
thời điểm phân chia di sản thì cũng được hưởng thừa kế.
Hỏi: Xin cho biết thai nhi cịn trong bụng mẹ có được thừa kế khơng? Nếu được thì cần phải
điều kiện gì và có hưởng như những người lớn khác cùng hàng thừa kế không?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự 2005, “người thừa kế là cá nhân phải là
người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”.
Điều 685 cũng quy định “Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai
nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được
hưởng, để nếu người thừa kế đó cịn sống khi sinh ra, được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra
thì những người thừa kế khác được hưởng”.
Như vậy, thai nhi thành thai trong bụng mẹ trước khi người để lại di sản chết và sinh ra trong
khoảng thời gian không quá 300 ngày sau khi người để lại di sản chết và còn sống tại thời
điểm phân chia di sản thì cũng được hưởng thừa kế; phần di sản của cháu bé này cũng bằng
phần mà người thừa kế khác được hưởng.
Tuy nhiên, do chưa thành niên (chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) nên phần di sản thừa
kế cháu bé được hưởng sẽ do người giám hộ đương nhiên (hoặc được cử ra) quản lý cho đến
khi cháu bé thành niên (năng lực hành vi dân sự đầy đủ).
Nếu con bạn sinh ra và còn sống, việc chia di sản thừa kế cho con bạn sẽ được xác định như
sau:
1. Trường hợp chồng bạn chết có để lại di chúc:
- Nếu chồng bạn chết có để lại di chúc và di chúc để lại là hợp pháp, có cho con bạn được
hưởng thừa kế thì phần của con bạn sẽ căn cứ nội dung di chúc.
- Tuy nhiên, nếu chồng bạn có di chúc nhưng khơng cho con bạn hưởng di sản hoặc cho
hưởng phần di sản nhỏ hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, con bạn vẫn được
hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật (Điều 669 Bộ
luật dân sự 2005: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc).
- Pháp luật quy định con chưa thành niên được hưởng di sản của người cha để lại không phụ



thuộc vào nội dung của di chúc là nhằm bảo vệ quyền lợi của người con, đồng thời buộc người
cha phải thực hiện bổn phận, nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng trẻ. Bổn phận ấy không chỉ được
thực hiện khi người cha còn sống, mà ngay cả khi họ chết đi thì bổn phận ấy vẫn tiếp tục được
thực hiện bằng việc người để lại di sản phải để lại một phần di sản của mình cho con chưa
thành niên. Nếu những người này vì một lý do nào đó không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ bổn phận của mình, pháp luật sẽ ấn định cho người con chưa thành niên luôn được
hưởng một phần di sản từ khối di sản của người đó để lại. Đó chính là phần di sản không phụ
thuộc vào nội dung di chúc mà con chưa thành niên được hưởng theo quy định tại điều 669.
2. Trường hợp chồng bạn chết không để lại di chúc
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 685 Bộ luật dân sự 2005, khi phân chia di sản nếu có người
thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra phải dành lại một phần di sản bằng phần
mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó cịn sống khi sinh ra, được
hưởng…
- Theo quy định này, nếu chồng bạn chết mà không để lại di chúc hay di chúc không hợp
pháp, phần di sản mà con bạn được hưởng sẽ bằng phần của người thừa kế cùng hàng. Trong
trường hợp cụ thể của bạn, hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn gồm: bố chồng, mẹ chồng
(nếu còn sống), bạn và con bạn.
- Trong trường hợp sinh đôi, sinh ba mà những người sinh ra còn sống, tùy trường hợp di sản
thừa kế đã chia đó có thể đem ra chia lại để đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những
vướng mắc của bạn.



×