NGUYÊN NHÂN HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
I.LÝ LUẬN CHUNG :
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay trong bất cứ trường học nào nói chung và trường THCS nói
riêng đề xảy ra hiện tượng học sinh cá biệt, hiện tượng trên không những ảnh
hưởng đến công tác giáo dục của nhà trường mà còn là nỗi lo của gia đình và
xã hội. Thế nhưng điều quan trọng hơn cả ở đây là nó còn ảnh hưởng trực
tiếp đến bản thân của học sinh đó trong hiện tại và trong tương lai sau này,
mà cụ thể là ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức chẳng những làm hạn chế
về nhận thức mà còn hạn chế rất nhiều trong việc hoà nhập với tập thể lớp,
cụ thể là bị bạn bè xa lánh, không muốn tiếp xúc khiến cho những học sinh
cá biệt bị cô lập, hơn nữa luôn bị thầy cô khiển trách, cảnh cáo… dẫn đến học
sinh ấy bị cô lập, mặc cảm mình là người lạc lõng, từ đó càng sống buông thả
hơn. Vì thế nếu không được giáo dục uốn nắn kịp thời, đúng lúc thì sẽ để lại
hậu quả rất nghiêm trọng và thậm chí có thể trở thành mối lo ngại cho gia
đình nhà trường và xã hội.
Thực trạng học sinh cá biệt trong nhà trường vẫn còn đó vấn đề đặt ra
ở đây đòi hỏi nhà giáo dục phải có những phương pháp giáo dục phù hợp thì
mới có thể tạo cho học sinh một nhân cách, ý thức, tư tưởng, tình cảm đạo
đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà học sinh đã có.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Tìm hiểu về mặt lý luận có liên quan đến học sinh cá biệt.
Tìm hiểu về mặt thực tiễn cũng như nguyên nhân dẫn đến học sinh cá
biệt.
Một số giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng học sinh cá
biệt.
3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu :
Đối tượng : Các biểu hiện của học sinh cá biệt.
Phương pháp nghiên cứu :
+ Quan sát
+ Đọc sách
+ Trò chuyện
II. NỘI DUNG :
CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT.
Học sinh cá biệt là một hiện tượng phổ biến ở các trường học do đó
muốn giáo dục học sinh cá biệt thành học sinh ngoan thì đòi hỏi các nhà giáo
dục phải nghiên cứu kỹ về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THCS. Đây
là lứa tuổi bao gồm nhiều độ tuổi khác nhau như 11 12 tuổi, 13 14 tuổi đang
học cá khối lớp từ 6 – 9. Đây là lứa tuổi thiếu niên mà đặc điểm tâm lý rất
phức tạp, ở lứa tuổi này có biến động rất lớn cả về thể chất lẫn tâm hồn, tình
cảm, ý chí, trí tuệ cũng như nhân cách. Ở lứa tuổi này sự tự ý thức, các mối
quan hệ mới được hình thành như quan hệ giao tiếp với người lớn, với bạn bè
khác giới với gia đình và xã hội.
Tuy nhiên ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích làm những
việc mà người lớn hay làm và muốn thể hiện mình trước người khác nhưng
do sự phát triển không đồng đều về tâm sinh lý nên tính trẻ em và tính người
lớn cùng tồn tại. Về thể chất cũng như sự thay đổi lớn , tuyến nội tiết hoạt
động mạnh nên thường có những rối loạn về hệ thần kinh từ đó dẫn đến việc
các em dễ xúc động cáu gắt hay phản ứng gay gắt. Hơn nữa hệ thần kinh ở
lứa tuổi này khả năng chịu đựng những kích thích và tác động bên ngoài chưa
cao nên cũng dễ bị kích động về nhiều mặt: Tính tình thay đổi, thờ ơ với mọi
người. Do chịu nhiều tác động như vậy đôi khi làm các em chán nản không
có hứng thú học tập, lơ là và chỉ muốn lêu lỏng với bạn bè.
Ngoài ra mối quan hệ bạn bè khác giới không còn vô tư nữa mà các
em có mối qua tâm để ý đến nhau, vì thế nhà giáo dục cần phải quan tâm,
uốn nắn, tìm hiểu, khuyên bảo các em một cách tế nhị, khéo léo để các em
khỏi bị tổn thương về tình cảm để các em khỏi mặc cảm với bạn bè, thầy cô
và để các em hoà nhập với tập thể lớp.
Ở lứa tuổi này, các em dễ bị kích động và dễ bị lôi kéo bởi sự rủ rê của
các học sinh khác từ đó bỏ bê việc học tập dẫn đến việc lừa thầy cô, dối cha
mẹ, lêu lổng ăn chơi và quan trọng hơn là tình cảm các em cũng bị thay đổi,
lúc vui, lúc buồn thậm chí có lúc bồng bột. Do sự thay đổi về tình cảm như
vậy nên ngay trong chính suy nghó tình cảm của các em cũng có sự mâu
thuẫn.
CHƯƠNG II : NGUYÊN NHÂN - HIỆN TRẠNG :
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt trong đó có thể kể đến
những nguyên nhân sau : Học yếu do bị hổng kiến thức lưu ban, gia đình khá
giả cha mẹ lo làm ăn không quan tâm đến con cái nhưng lại nuông chìu con
hết mức, môi trường sống không lành mạnh… có thể nói các măït biểu hiện
của một học sinh cá biệt cũng rất đa dạng và phức tạp. Điển hình như có rất
nhiều gia đình học sinh do cha mẹ các em bận làm ăn xa vắng nhà một đến
hai tuần thậm chí cả tháng mới ghé về nhà quẳng cho con ít tiền rồi lại vội
vã ra đi mà không biết con mình ở nhà sống ra sao học hành thế nào, muốn
gì và cần gì ở cha mẹ. Được sống tự do một mình vả lại ở tuổi các em lập
trường chưa vững vàng lại sẵn có tiền, bạn bè xấu biết hoàn cảnh nên rủ rê
tụ tập làm những chuyện không hay dần dần các em bị xa ngã và không thoát
ra được. Khi cha mẹ các em biết được thì đã quá muộn không thể dạy dỗ uốn
nắn được nữa. Việc học các em cũng không giống như trước nữa mà thường
lơ là, cúp tiết, dẫn đến học yếu, chán học và bỏ học, lêu lổng chơi bời. Một
lý do nữa cũng không thể bỏ qua là do cha mẹ bất hoà cãi vã thậm chí đánh
nhau, đã vậy lại bị cha mẹ mắng vô cớ do đó làm cho các em bị tổn thương
nặng về tình cảm, tủi thân. Đến lớp sợ bị bạn bè trêu chọc, mặc cảm tự ti làm
cho các em chán nản, lười học. Sợ đến lớp, sợ về nhà các em càng sống khép
kín hơn, trầm tư tỏ ra lì lợm, dễ bực dọc, gây gổ với bạn bè vô lễ với cha mẹ,
thầy cô, từ đó các em thích chơi với các bạn cùng hoàn cảnh hoặc tương tự
hoàn cảnh của các em. Từ đó dẫn đến chán học, học kém dẫn đến bỏ học.
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
Với tình hình như thế nhà giáo dục hiện nay cần phải quan tâm và tìm
hiểu thật kỹ về đối tượng của mình về đặc điểm của từng học sinh. Qua đó
đề ra những yêu cầu và phương pháp giáo dục cụ thể tới học sinh. Trong khi
tiến hành công việc của mình về tâm sinh lý, về ước muốn nguyện vọng
cũng như sở thích của từng học sinh để qua đó có thể đề ra những yêu cầu và
phương pháp giáo dục cụ thể tới từng học sinh do đó các nhà giáo dục cần
phải tránh nôn nóng mà phải kiên trì trong một thời gian dài mới đạt kết quả
như mong muốn, mặc khác phải tránh có thành kiến với học sinh, phải biết
phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục các em
trở thành một học sinh bình thường như bao học sinh khác và đó cũng chính
là mong muốn của nhà trường, phụ huynh và toàn xã hội.
Học sinh cá biệt ở trường THCS là những học sinh mang nhiều biểu
hiện lệch lạc về sự phát triển nhân cách và hoạt động tâm lý.
Những biểu hiện của học sinh cá biệt như: Vẫn đến trường lớp nhưng
chỉ để chơi gây gỗ, không tập trung vào học mà thường xuyên cúp tiết và tất
nhiên điều đó sẽ dẫn đến học kém chứ không phải vì năng lực hay trí tuệ
kém. Một mặt là do cuộc sống của các em va chạm nhiều với xã hội nên đôi
khi các em khôn nhanh hơn hẳn bạn bè về mặt nào đó, còn trong giờ học thì
hay mất trật tự, ngũ gật, vô lễ, coi thường thầy cô giáo và thầm chí có những
biểu hiện chống lại. Suy nghó của những học sinh cá biệt thiếu xu hướng lành
mạnh nhưng không hẳn thế thật ra trong thâm tâm học sinh ấy vẫn có những
ước ao, những khát khao được quan tâm vỗ về, an ủi, che chở… đó là cái tràm
ẩn bên sau cái vỏ bên ngoài cứng nhắc. Nếu như nhà sư phạm nắm được điều
đó thì việc giáo dục học sinh này ta phải bình tỉnh, tránh xa lánh và cô lập
mà phải luôn quan tâm theo dõi và giành cho các em một tình thương thật sự
đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ chia sẽ, của tập thể lớp nếu không thì các em
đã khó giáo dục rồi lại càng bướng bónh hơn.
Muốn giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả tốt tôi thiết nghó phải có
sự kết hợp đồng bổ giữa nhà trường gia đình và xã hội. Đối với phụ huynh
học sinh thường xuyên theo dõi, quan tâm chăm sóc và giáo dục con em mình
kết hợp với nhà trường để tìm ra giải pháp tốt nhất. Đối với xã hội đặc biệt là
địa phương cần giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cùng với nhà trường khắc phục
những hiện tượng trên.
Người có vai trò giáo dục học sinh cá biệt phải kể đến đội ngũ thầy cô
giáo, người trực tiếp tiếp xúc với các em hàng ngày, hơn nữa đoàn thanh niên
cũng là một chỗ dựa vững chắc cho nhà trường tiến hành công tác giáo dục,
đạt hiệu quả cao nhất, vì thông qua nhựng hoạt động đặc thù của mình có thể
giúp các em cô gắng. Phấn đấu sử sai khi phạm lỗi thông qua việc nêu gương
người tốt việc tốt để từ đó hạn chế học sinh cá biệt.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Hiện tượng học sinh cá biệt ở trường THCS A Vónh Phú Đông đã có
nhiều tiến bộ khả quan do có sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội,
bằng cách thường xuyên liên lạc thông qua sổ liên lạc hoặc gặp trực tiếp trao
dổi về vấn đề học tập và thực hiện nề nếp của con em mình. Mục tiêu phát
triển của nhà trường là từng bước nâng cao chất lượng dạy và học xem trong
sự phát triển đạo đức ý thức kỷ luật, ý thức học tập giáo dục chính trị, tư
tưởng phẩm chất của học sinh.
2. Kiến nghị:
Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến những học sinh cá biệt phải
phối hợp đồng bộ với phụ huynh học sinh để tìm ra các biện pháp giáo dục
học sinh ở trường và ở nhà.
Đối với phụ huynh cần quan tâm chăm sóc chu đáo, giáo dục con em,
cùng với GVCN lớp tìm hiểu và đề ra biện pháp giáo dục phù hợp.
Đối với địa phương các cấp chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, đẩy
mạnh các hoạt động làm trong sạch địa phương, sinh hoạt lành mạnh nơi cư
trú địa bàn dân cư, bài trừ và phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng xã hội
công bằng văn minh.