Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh
BÀI THẢO LUẬN LẦN 11 + 12 + 13
Mơn: Luật Hình sự phần các tội phạm
MỤC LỤC
I. Nhận định.....................................................................................................................................1
28. Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành các tội phạm
về chức vụ (Chương XXIII BLHS).................................................................................................1
29. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản
lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS) 1
30. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá
trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354)................................................1
34. Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có
chức vụ, quyền hạn làm một việc khơng được phép làm thì chỉ cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng
đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS)................................................1
37. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo
trước khi bị phát giác thì được coi là khơng có tội..........................................................................1
40. Thẩm phán, hội thẩm có thể là chủ thể của Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có
tội (Điều 368 BLHS).......................................................................................................................2
42. Mọi hành vi đưa ra quyết định biết rõ là trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
, thi hành án đều cấu thành tội ra quyết định trái pháp luật ( điều 371 BLHS)...............................2
45. Người bị hại có thể là chủ thể của Tội khai báo gian dối (Điều 382 BLHS).............................2
47. Mọi trường hợp biết người khác phạm tội, tuy không hứa hẹn trước mà giúp họ lẩn trốn đều
cấu thành tội che giấu tội phạm (Điều 389 BLHS).........................................................................2
II. Bài tập.........................................................................................................................................3
Bài tập 23.........................................................................................................................................3
Bài tập 24.........................................................................................................................................4
Bài tập 27.........................................................................................................................................4
Bài tập 32.........................................................................................................................................5
Bài tập 33.........................................................................................................................................6
Bài tập 34.........................................................................................................................................6
Bài tập 35.........................................................................................................................................8
Bài tập 36.........................................................................................................................................9
Bài tập 40.........................................................................................................................................9
Bài tập 41.......................................................................................................................................11
Bài tập 44.......................................................................................................................................12
Bài tập 45.......................................................................................................................................12
I. Nhận định
28. Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành
các tội phạm về chức vụ (Chương XXIII BLHS).
Nhận định SAI
Vì người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi xâm phạm đến hoạt động tư pháp thì
người có chức vụ, quyền hạn sẽ phải chịu trách nhiệm tại Chương XXIV BLHS.
29. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách
nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài
sản (Điều 353 BLHS)
Nhận định SAI
Trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt của Nhà nước mà
mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà tài sản đó là vũ khí qn
dụng thì khơng cấu thành Tội tham ơ tài sản (Điều 353 BLHS) mà sẽ cấu thành Tội
chiếm đoạt vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS). Tương tự với tài sản là ma túy thì sẽ cấu
thành Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS)
30. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài
sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354)
Nhận định SAI
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có
giá trị từ 2 triệu đồng trở lên trong trường hợp dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người
có chức vụ, quyền hạn làm hoặc khơng làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan
trực tiêp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm thì phạm tội Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358)
34. Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy
người có chức vụ, quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ cấu thành Tội
lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS).
Nhận định SAI.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm việc khơng được phép làm có thể cấu thành Tội đưa
hối lộ (Điều 364 BLHS), Tội môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS).
37. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động
khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là khơng có tội.
Nhận định SAI
1
Bởi vì căn cứ theo khoản 7 Điều 365 BLHS 2015 thì trong trường hợp hành vi đưa hối lộ
có giá trị từ 2 triệu trở lên, chủ thể đưa hối lộ chỉ coi là khơng có tội khi người này bị ép
buộc đưa hối lộ và chủ động khai báo trước khi bị phát giác. Còn trường hợp nếu người
này không bị ép buộc mà đã chủ động đưa hối lộ thì dù có chủ động khai báo trước khi bị
phát giác thì vẫn bị coi là có tội và có thể truy cứu hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.
40. Thẩm phán, hội thẩm có thể là chủ thể của Tội truy cứu trách nhiệm hình sự
người khơng có tội (Điều 368 BLHS).
Nhận định SAI
Hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có tội của thẩm phán và hội thẩm đã
được nhà làm luật quy định thành một tội độc lập là Tội ra bản án trái pháp luật (Điều
370 BLHS). Do đó, thẩm phán, hội thẩm không là chủ thể của Tội truy cứu trách nhiệm
hình sự người khơng có tội (Điều 368 BLHS).
42. Mọi hành vi đưa ra quyết định biết rõ là trái pháp luật trong hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử , thi hành án đều cấu thành tội ra quyết định trái pháp luật ( điều 371
BLHS)
Nhận định SAI
Căn cứ vào điều 371 BLHS không phải mọi hành vi đưa ra quyết định biết rõ là trái pháp
luật trong hoạt động điều tra, truy tố, là đều cấu thành tội ra quyết định trái pháp luật mà
chỉ có những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án dù biết rõ là trái
pháp luật nhưng vẫn đưa ra quyết định đồng thờ là gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà Nước, cá nhân tổ chức thì mới cấu thành tội ra quyết định pháp
luật theo điều 371 BLHS
45. Người bị hại có thể là chủ thể của Tội khai báo gian dối (Điều 382 BLHS).
Nhận định SAI
Vì chủ thể của Tội khai báo gian dối theo Điều 382 BLHS chỉ bao gồm có người làm
chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật,
người bào chữa trong các thủ tục hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế và lao động. Luật
không quy định người bị hại phải có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả các tình tiết mà
mình biết về vụ án bởi do là người bị thiệt hại nên người bị hại thường có tâm lý hoảng
loạn nên khó có thể khai báo một cách trung thực tất cả các tình tiết của vụ án.
47. Mọi trường hợp biết người khác phạm tội, tuy không hứa hẹn trước mà giúp họ
lẩn trốn đều cấu thành tội che giấu tội phạm (Điều 389 BLHS).
Nhận định SAI
Trường hợp người che giấu tội phạm biết người phạm tội tuy không hứa hẹn trước mà
giúp họ lẩn trốn là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ, chồng của người
2
phạm tội thì khơng chịu trách nhiệm hình sự, khơng cầu thành tội che giấu tội phạm (điều
389) theo khoản 2 điều 18 BLHS.
II. Bài tập
Bài tập 23
A phạm tội 3 tội là tội giả mạo trong công tác tại điều 359 và tội lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản điều 355 và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản điều 174.
* Đối với tội giả mạo trong công tác
- Khách thể: A xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ
thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
- Chủ thể: A là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự. Bên cạnh đó, A cịn là chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện hành vi
phạm tội.
- Khách quan: A là cán bộ nhân viên ngân hàng, được phân công nhiệm vụ thực hiện việc
thẩm định giá, chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và mức vốn cho vay trên địa bàn
xã. Tuy nhiên, trong bài không đề cập tới 7 hồ sơ giả là hồ sơ gì, nhưng qua cách diễn đạt
của tình huống và nội dung câu hỏi thì có thể xác định rằng 7 hồ sơ giả nằm trong phạm
vi quyền hạn, nhiệm vụ của A. Do đó, thơng qua quyền hạn của mình, A đã lập các hồ sơ
giả, khai khống để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Nhưng trong quy định tại điều 359
là cấu thành hình thức. Vì vậy, chỉ cần đáp ứng khi A đã thực hiện hành vi làm giả hồ sơ
đã cấu thành tội giả mạo
- Chủ thể: A thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức được hành vi của bản thân là
nguy hiểm cho xã hội nhưng A vẫn thực hiện hành vi làm giả hồ sơ và mong muốn hành
vi của mình được thực hiện trên thực tế.
* Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản điều 174.
- Khách thể: A xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đối tượng tác động là tài sản trị giá 61
triệu.
- Chủ thể: A là người đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự.
- Khách quan: thông qua hành vi làm giả 7 giấy hồ sơ, A đã chiếm đoạt 61 triệu đồng. A
đã sử dụng hồ sơ mà bản thân làm giả, đây là thơng tin gian dối, khơng đúng sự thật, vì
vậy, với hồ sơ A cung cấp đã làm cho ngân hàng tin rằng hồ sơ làm A là đúng sự thật nên
đã đưa cho A 61 triệu. Như vậy, với việc sử dụng thông tin giả từ hồ sơ của A, A đã chiếm
đoạt thành công 61 triệu đồng.
3
- Chủ quan: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức được hành vi của bản
thân là nguy hiểm cho xã hội nhưng A vẫn thực hiện hành vi làm giả hồ sơ để lừa đảo
ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản và mong muốn hậu quả xảy ra.
* Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản điều 355.
- Khách thể: A xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của ngân hàng mà A là người có chức
vụ, quyền hạn.
- Chủ thể: A là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự. Bên cạnh đó, A cịn là chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện hành vi
phạm tội.
- Khách quan: A được ngân hàng giao nhiệm vụ thu hồi vốn, như vậy với việc A thực
hiện hành vi thu hồi vốn nhưng không nộp lại cho ngân hàng thì A đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội.
- Chủ quan: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức được hành vi của bản
thân là nguy hiểm cho xã hội nhưng A vẫn thực hiện hành vi lạm dụng quyền hạn của
mình nhằm chiếm đoạt tài sản và mong muốn hậu quả xảy ra.
Bài tập 24
A phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại điều 355 BLHS
- Khách thể: A xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của công ty
- Chủ thể: A là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự. Bên cạnh đó, A cịn là chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện hành vi
phạm tội.
- Khách quan: A được công ty giao nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền
về cho cơng ty. Như vậy, A là người có quyền hạn khi thực hiện việc thanh lý hợp đồng
tới hạn. Tuy nhiên, với nhiệm vụ và quyền hạn của mình, A đã lợi dụng quyền hạn đó để
khi thanh lý xong hợp đồng, A đã bỏ trốn cùng số tiền 300 triệu.
- Chủ quan: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức được hành vi của bản
thân là nguy hiểm cho xã hội nhưng A vẫn thực hiện hành vi lạm dụng quyền hạn của
mình nhằm chiếm đoạt tài sản và mong muốn hậu quả xảy ra.
Bài tập 27
A phạm Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS)
* Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan,
tổ chức mất uy tín, mất lịng tin của nhân dân vào chính quyền
- Đối tượng tác động: Tài sản của người dân xã X
4
* Chủ thể: A là cán bộ địa chính xã X, chủ thể đặc biệt, người có chức vụ quyền hạn
* Mặt khách quan:
- Hành vi: A đã thu tiền của người dân trong xã với số tiền 92 triệu đồng đề làm giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và thơng báo với người dân đó là số tiền nộp thuế chuyển
mục đích sử dụng đất. Thức tế số tiền nộp là 56 triệu đồng, số tiền còn lại A chiếm đoạt
sử dụng cho cá nhân.
- Hậu quả: Gây thiệt hại về tài sản cho người dân
- Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại về tài sản
cho người dân
* Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. A nhận biết hành vi của mình là phạm pháp, gây ra hậu quả
nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Bài tập 32
K và Đ đều phạm tội. Cụ thể K phạm Tội đưa hối lộ quy định tại Điều 364 BLHS 2015
với hành vi đưa một lượng vàng SJC sau khi Đ là lãnh đạo Tòa án huyện đã giúp đỡ K
thắng kiện theo hứa hẹn ban đầu của hai bên. Còn Đ phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi quy định tại Điều 358 BLHS 2015 với
hành vi nhận lượng vàng SJC như đã hứa hẹn trước để trực tiếp nhờ thẩm phán giải quyết
vụ kiện để ý hộ cho K để K được thẳng kiện.
* Tội đưa hối lộ
- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức,cụ thể là Tòa án
nhân dân huyện X.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi: K tìm gặp và nhờ Đ giúp đỡ địi lại ngơi nhà đã cho th nhiều năm, sau đó K
đưa một lượng vàng SJC cho Đ sau khi thắng kiện theo sự hứa hẹn trước đó của cả hai
- Chủ thể: chủ thể thường, đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
* Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi
- Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước; cụ thể là
Tòa án nhân dân huyện X
- Mặt khách quan của tội phạm
5
Hành vi: Đ là lãnh đạo Tòa huyện X dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy bằng cách trực
tiếp nhờ thẩm phán chú ý hộ K để K thắng kiện và nhận một lượng vàng SJC do K đưa
theo hứa hẹn trước đó.
- Chủ thể: Đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
Bài tập 33
A phạm Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (Điều
366 BLHS 2015)
* Về mặt khách quan: A có hành vi lợi dụng chức vụ điều tra viên của Phòng cảnh sát
hình sự thuộc cơng an tỉnh nhận lời giúp hồ sơ của B nhẹ tội.
* Về mặt chủ quan: A phạm lỗi cố ý trực tiếp khi đến gặp trưởng phòng điều tra xin giúp
làm hồ sơ của B nhẹ tội.
* Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
* Chủ thể: A có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
B phạm Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS 2015)
* Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức
* Chủ thể: B có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
* Về mặt khách quan: B có hành vi đưa cho người có chức vụ, quyền hạn cụ thể là A tổng
cộng 6.000.000₫ để giúp hồ sơ tội buôn lậu của B được giảm nhẹ.
* Về mặt chủ quan: B phạm lỗi cố ý trực tiếp khi nhờ A là điều tra viên của Phịng cảnh
sát hình sự thuộc công an tỉnh xin giúp làm hồ sơ của B nhẹ tội.
Bài tập 34
* A phạm Tội giả mạo trong công tác tại điểm b khoản 2 Điều 359 BLHS 2015
- Về khách thể: A đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Sở giao thông công chánh
tỉnh M nơi A công tác, làm cho cơ quan bị mất uy tín, khiến người dân mất lịng tin.
+ Đối tượng tác động: giấy phép lái xe giả.
- Về chủ thể: A công tác tại Sở giao thông công chánh tỉnh M với nhiệm vụ quản lý hồ sơ
xe và cấp giấy phép lái xe; đồng thời, A có NL TNHS đầy đủ và đạt độ tuổi luật định.
- Về mặt khách quan:
6
+ Hành vi: A đã có hành vi lợi dụng chức vụ công tác tại Sở giao thông công chánh tỉnh
M, quyền hạn quản lý hồ sơ, cấp giấy phép lái xe của mình để cấp giấy phép lái xe giả
bằng cách dùng con dấu của cơ quan ký và đóng dấu nhiều giấy phép lái xe để bán cho
người khác với giá 5 chỉ vàng/1 giấy phép;
+ Về dấu hiệu định khung tăng nặng “người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc
cấp các giấy tờ, tài liệu”: A có nhiệm vụ cấp giấy phép lái xe và A đã lợi dụng điều đó để
thực hiện hành vi cấp giấy phép lái xe giả.
- Về mặt chủ quan:
+ Lỗi: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý. A nhận thức rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền
hạn cấp giấy phép lái xe giả của mình xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Sở giao
thông công chánh tỉnh M nơi A công tác mà vẫn thực hiện hành vi.
+ Động cơ: A thực hiện hành vi vì động cơ vụ lợi, mà cụ thể là kiếm lời bất hợp pháp 5
chỉ vàng/1 giấy phép lái xe.
* A phạm Tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu giả của cơ quan,
tổ chức tại điểm a khoản 3 Điều 341 BLHS 2015
- Về khách thể: A đã xâm phạm đến hoạt động quản lý con dấu, tài liệu của Sở giao thông
công chánh tỉnh M.
+ Đối tượng tác động: con dấu, giấy phép lái xe giả.
- Về mặt khách quan
+ Hành vi: A đã có hành vi làm giả con dấu, làm giả giấy phép lái xe và sử dụng giấy
phép lái xe giả này để bán trái phép cho người khác;
- Về mặt chủ quan: mặt chủ quan của Tội làm giả con dấu, sử dụng con dấu, tài liệu giả
của cơ quan, tổ chức chỉ bao gồm lỗi là dấu hiệu bắt buộc.
+ Lỗi: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý vì. A nhận thức rõ hành vi làm giả con dấu, sử
dụng con dấu, tài liệu giả của Sở giao thông công chánh tỉnh M của mình xâm phạm đến
hoạt động đúng đắn của Sở giao thông công chánh tỉnh M nơi A công tác mà vẫn thực
hiện hành vi.
- Về chủ thể: A có NL TNHS đầy đủ và đạt độ tuổi luật định.
* B phạm Tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức tại khoản 1 Điều 341 BLHS 2015 vì
hành vi của B đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này. Cụ thể:
- Về khách thể: hành vi của B đã xâm phạm đến hoạt động quản lý con dấu của Sở giao
thông công chánh tỉnh M.
7
+ Đối tượng tác động: B tác động đến là con dấu giả.
- Về chủ thể: B có NL TNHS đầy đủ và đạt độ tuổi luật định
- Về mặt khách quan:
+ Hành vi: trong thời gian bị đình chỉ công tác và chờ xem xét kỷ luật do đã thực hiện
hành vi giả mạo trong công tác, B đã được A thuê khắc con dấu giả;
- Về mặt chủ quan:
+ Lỗi: B thực hiện hành vi với lỗi cố ý vì B nhận thức rõ hành vi làm giả con dấu của Sở
giao thông công chánh tỉnh M của mình xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Sở giao
thông công chánh tỉnh M mà vẫn thực hiện hành vi.
Bài tập 35
A phạm tội 2 tội là tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản Đ355 và tội khơng
truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội Đ369.
* Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản điều 355.
- Khách thể: A xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Phòng thương binh xã hội và
Công xã X mà A là người có chức vụ, quyền hạn.
- Chủ thể: A là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự. Bên cạnh đó, A cịn là chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện hành vi
phạm tội.
- Khách quan:
+ Mặc dù A không gian dối nhưng người bị hại (thương binh) vẫn tin và nhờ A lĩnh hộ số
tiền trợ cấp của họ. A đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của
họ.
+ A lợi dụng danh nghĩa công an xã, A đã khám xét nhà một người dân nghi là chứa hàng
buôn lậu và đe dọa sẽ bắt giữ nếu không nộp tiền cho hắn. Công dân này phải trao cho A
4 triệu đồng. Đây là hành vi cấu thành tội phạm kể cả khi người dân đó thực sự có chứa
hàng bn lậu vì A đã sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để cưỡng bức người
khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại do lo sợ rằng A sẽ gây thiệt hại cho mình
mà để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản..
- Chủ quan: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức được hành vi của bản
thân là nguy hiểm cho xã hội nhưng A vẫn thực hiện hành vi lạm dụng quyền hạn của
mình nhằm chiếm đoạt tài sản và mong muốn hậu quả xảy ra.
* Đối với tội khơng truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội điều 369.
8
- Khách thể: A xâm phạm đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng
- Chủ thể: A là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự. Bên cạnh đó, A cịn là chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện hành vi
phạm tội.
- Khách quan: A không truy cứu trách nhiệm hình sự những người bn lậu thuốc lá mặc
dù họ có tội, vì trong số người bị bắt có người là bà con của A.
- Chủ quan: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý (cố ý thực tiếp), tức là A nhận thức rõ hành
vi của người mà mình khơng truy cứu là hành vi phạm tội, nhưng cố tình khơng truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Bài tập 36
Dựa vào tình huống trên, ơng A là thủ trưởng cơ quan cảnh sát phạm tội ra quyết định trái
với pháp luật theo điều 371 BLHS
* Khách thể: tội này xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng
* Chủ thể : chủ thể đặc biệt, ông A là thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an thành
phố H - là người tiến hành tố tụng thẩm quyền được quy định trong bộ Luật tố tụng hình
sự
* Mặt khách quan: A có hành vi ra quyết định xử lý vi phạm hành chính tất cả X, Y, Z vì
có quan hệ quen biết với Y và Z
- Hậu quả: gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và
công dân
* Mặt chủ quan: Hành vi phạm tội nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý. Anh A biết rõ
X,Y,Z đều phạm tội đánh bạc trái phép nhưng do quen biết nên ông A chỉ xử phạt hành
chính cả X,Y, Z, ông A biết rõ rằng việc đưa ra bản án đó là trái quy định của pháp luật,
Thay vì xử về tội đánh bạc theo điều 321 hay tội ở điều 325 quy định về tội dụ dỗ, ép
buộc, hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi do X chỉ mới 14 tuổi nhưng ơng A đã phát hành
chính cả 3 người là trái với pháp luật
Bài tập 40
* M phạm Tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS)
- Khách thể: xâm hại đến quan hệ xã hội bảo đảm uy tín cho hoạt động đúng đắn của các
cơ quan, tổ chức trong và ngoài Nhà nước.
- Chủ thể: chủ thể thường – M đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan:
9
+ Hành vi: M đã có hành vi đưa tổng cộng trước sau 100 ngàn USD cho A là Phó chánh
Tịa án huyện X), nhằm nhờ A giúp em mình là N không phạm tội. M đủ điều kiện cấu
thành tội quy định tại khoản 4 Điều 364 BLHS
+ Hậu quả: N không bị truy tố theo đúng quy định của pháp luật.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý.
* A phạm Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS) và Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc
(Điều 375 BLHS).
Đối với Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS)
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án và cơ quan có thẩm quyền khác.
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt – A là Phó chánh Tịa án, có đầy đủ NLTNHS.
- Mặt khách quan
+ Hành vi: A nhận tiền hối lộ là 100 ngàn USD nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật là
giải quyết vụ việc của N không phạm tội. Vậy, A đã thỏa mãn cấu thành tội phạm quy
định tại điểm a khoản 4 Điều 354 BLHS.
+ Hậu quả: làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắng của cơ quan Nhà
nước, N phạm tội nhưng không bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý
Đối với Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375 BLHS)
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án và cơ quan có thẩm quyền khác.
+ Đối tượng tác động: một số tài liệu trong hồ sơ vụ án.
- Chủ thể: chủ thể đặt biệt - A là Phó chánh Tịa án, có đầy đủ NLTNHS.
- Mặt khách quan
+ Hành vi: A đã tiêu hủy, sửa chữa, bổ sung một số tài liệu trong hồ sơ vụ án theo hướng
có lợi cho N.
+ Hậu quả: hồ sơ vụ án bị sai lệch dẫn đến việc không thể truy cứu N theo đúng quy định
của pháp luật.
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi tiêu hủy, sửa chữa, bổ sung một số tài liệu trong hồ sơ
vụ án của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc không thể truy cứu N theo đúng quy
định của pháp luật.
10
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý
* B phạm Tội khai báo gian dối (Điều 382 BLHS)
- Khách thể: Hoạt động đúng đắn của trong quá trình tố tụng của cơ quan tố tụng. Gây
khó khăn trong hoạt động tố tụng.
- Chủ thể: chủ thể thường – B có đủ NLTNHS, đủ tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan
+ Hành vi: B đã đồng ý nhận 100 triệu từ A, để khai lời khai theo hướng dẫn của A, là
những lời khai gian dối. Như vậy, nhờ có lời khai của B mà N được kết án với bản án
tuyên N vô tội. Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 382.
+ Hậu quả: vụ án bị giải quyết sai lệch.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả này.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý.
Bài tập 41
* K phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc theo điều 375 BLHS, cụ thể:
- Khách thể : xâm phạm trực tiếp đến nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, xâm phạm
đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
- Mặt khách quan:
Hành vi: hành vi hủy 3 trong số 6 chi phiếu giả của A ra khỏi hồ sơ vụ án là hành vi bớt,
sửa đổi, hủy các tài liệu, vật chứng của vụ án.
Hậu quả: làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, cụ thể là chỉ quy kết A phải chịu trách nhiệm
về 10 triệu đồng, thiếu căn cứ quy kết A tham ô 150 triệu đồng của nhà nước.
- Mặt chủ quan:
Lỗi: lỗi cố ý, K nhận thức rõ hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án của mình là nguy hiểm.
- Chủ thể: chủ thể đặc biệt, cụ thể K là Kiểm sát viên thụ lý vụ án của A, người có nhiệm
vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp.
* K phạm tội nhận hối lộ theo điểm a khoản 1 điều 354 BLHS, cụ thể;
- Khách thể: xâm phạm quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội.
- Mặt khách quan:
Hành vi khách quan được thực hiện bởi 02 hành vi:
11
+ Hành vi nhận tiền hối lộ của K, cụ thể là K nhận 10 triệu đồng từ gia đình A.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích
của người đưa hối lộ, cụ thể là K lợi dụng chức vụ quyền hạn là Kiểm sát viên thụ lý vụ
án của A để làm nhẹ tội cho A, hủy 3 trong số 6 chi phiếu giả mà A đã dùng để rút tiền
của nhà nước ra khỏi hồ sơ vụ án, dẫn đến chỉ có thể quy kết A phải chịu trách nhiệm về
10 triệu đồng trong tổng số 150 triệu đồng đã chiếm đoạt của nhà nước.
- Chủ thể: K là Kiểm sát viên, người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan Nhà nước
- Mặt chủ quan:
Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp, K nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Như vậy, K phạm hai tội, đó là tội nhận hối lộ theo điều 354 và tội làm sai lệch hồ sơ vụ
án, vụ việc theo điều 375 BLHS
Bài tập 44
A phạm tội vi phạm về quy định tham gia giao thông đường bộ điều 260
- Mặt khách thể: xâm phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ, gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản của người khác
- Mặt khách quan: A là người trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông và
trong quá trình lái xe anh đã vi pham các quy định về an tồn tham gia giao thơng dẫn
đến tai nạn
+ Hậu quả: làm chết người
Mối quan hệ nhân quả: chính hành vi điều khiển phương tiên giao thông không đúng quy
định của pháp luật về tham gia giao thông đã dẫn đến làm chết người
- Mặt chủ thể: A đã đủ tuổi và đủ năng lục chịu trách nhiệm hình sự
Bài tập 45
* A thuộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 BLHS 2015
- Mặt khách thể: xâm phạm quyền sở hữu của chủ tài sản cụ thể là xâm phạm tiền bảo
hiểm của công ty bảo hiểm
+ Đối tượng tác động là tiền bảo hiểm với số tiền là 18 triệu đồng
- Mặt khách quan: A đã có hành vi lừa dối cơng ty bảo hiểm thông qua việc A đã cố ý đưa
thông tin không chính xác là tự nhận mình là người gây ra tai nạn để được hưởng tiền bảo
hiểm, trong khi đó A không phải là người gây ra tai nan mà B mới là người gây ra tai nạn.
12
Ngồi ra, hành vi của A đến cơ quan cơng an trình diện tự nhân mình gây tai nạn cũng là
một cách lừa dối để công ty bảo hiểm tin để trả tiển bảo hiểm.
+ Hậu quả: chiếm đoạt 18 triệu đồng của công ty bảo hiểm
+ Mối quan hệ nhân quả: hanh vi lừa dối của A đã làm cho công ty bảo hiểm tin và trả 18
triệu đồng
- Mặt chủ thể: A đủ tuổi và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra
* Trong tình huống này cũng khơng biết là B đã đủ các điều kiện tham gia giao thông
đường bộ hay chưa nên sẽ chia ra trường hợp:
Nếu B không đủ điều kiện tham gia giao thông mà A vẫn thuê B thì lúc này A sẽ bị tội
điều động người khơng đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thơng đường
bộ.
- Mặt khách thể: xâm phạm an tồn hoạt động giao thơng đường bộ qua đó gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác
- Mặt khách quan: trong trường hợp này A thuê B do đó B đã có sự ràng buộc với A thông
qua hợp đồng thuê nên khi B sử dụng xe của A là hành vi A điều động B. A biết B khơng
có đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà vẫn điều động
B để đi chở hàng.
+ Hậu quả làm chết 2 người
+ Mối quan hệ nhân quả: chính hành vi điều động người không đủ điều kiện tham gia gao
thông của A đã dẫn đến làm chết 2 người
- Mặt chủ thể: A đã đủ tuổi và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự
Nếu B đủ điều kiện tham gia giao thông, B phạm tội vi phạm về quy định tham gia giao
thông đường bộ điều 260
- Khách thể: xâm phạm đến trật tự an tồn giao thơng đường bộ; gây thiệt hại đến tính
mạng và tài sản cảu người khác cụ thể là 2 người chết, xe bị hư hỏng
- Mặt khách quan: trong trường hợp này B là người trực tiếp điều khiển xe và đã có hành
vi vi phạm giao thơng đường bộ khi lái xe đó là khơng có sự cẩn thận, chú tâm khi điều
khiển phương tiện giao thông
+ Hậu quả: làm chết 2 người
13
+ Mối quan hệ nhân quả: chính hành vi điều khiển xe cảu B không đúng theo quy định
của pháp luật đã dẫn đến chết 2 người
- Chủ thể: B đủ tuổi và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự
- Mặt chủ quan: lỗi vơ ý vì B đã quá tự tin hoặc cẩu thả đã không cẩn thận trong khi điều
khiển phương tiện giao thông dẫn đến chết 2 người
14