Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THCK6 TRAN HAI YEN KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.96 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Giáo viên :Th.s Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên : Trần Hải Yến
Lớp: Đại học tiểu học C- K6

Năm học : 2018 - 2019


Lời mở đầu
Trong 1 tháng kiến tập vừa qua, em đã học hỏi được rất nhiều điều như được làm
quen với cách giảng dạy, tìm hiểu thêm về những sổ sách khi làm công tác chủ nhiệm.
Cũng như được học hỏi các tiết dạy mẫu của các thầy cô trong trường và rút ra nhiều
kinh nghiệm cho việc giảng dạy sau này. Qua đó em nhận thấy các thầy cơ đều đã vận
dụng 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt mợt cách thành thạo đó là những ngun tắc:
Ngun tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp và nguyên tắc chú ý đến tâm lí và
trình đợ Tiếng Việt vốn có của học sinh tiểu học.

1.Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học.
 Nguyên tắc phát triển tư duy:
- Giáo viên đã sử dụng thành thục phương pháp phát triển tư duy cho học sinh.
Trong phân môn tập đọc lớp 3- Bài Nắng phương Nam, học sinh sẽ tự đọc bàinối tiếp đoạn, nối tiếp câu sau đó tự phân chia đoạn sao cho thích hợp. Đọc từng
câu,, giáo viên sẽ nêu ra những câu hỏi nhỏ để dẫn dắt học sinh tư duy tìm hiểu nợi
dung bài học. Tiếp theo, khuyến khích học sinh nêu lên suy nghĩ của mình sau khi
đọc xong bài tập đọc đó. Điều này sẽ khiến cho học sinh chủ động tìm hiểu kiến


thức, chứ không theo bất kì sự rập khuôn nào cả.
 Nguyên tắc giao tiếp: Hầu hết ở các phân môn thì nguyên tắc này đều được bảo đảm
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm việc theo cá nhân, sau đó trao đởi ý kiến với
bạn
+ Trong phân môn tập làm văn lớp 3 với đề bài nói về mợt cảnh đẹp ở nước
ta. Giáo viên đưa ra mợt hình ảnh về di tích, cảnh đẹp lên bảng. Học sinh sẽ
thảo luận theo nhóm để tự quan sát, đánh giá và đưa ra ý kiến riêng của
mình bằng cách đặt ra những câu hỏi liên quan đến bài học để tranh luận.
Đặt ra những câu hỏi như “Tranh vẽ chụp cảnh gì? Cảnh trong tranh ảnh
gợi những suy nghĩ gì?,…” Từ đó, phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc
nhóm dần dần trở nên tốt hơn.
- Đồng thời giáo viên cũng luôn thường xuyên sử dụng phương pháp vấn đáp và
sắm vai để hỏi học sinh về những câu hỏi trong bài học.


+ Trong phân môn kể chuyện lớp 3- Bài : Người con của Tây Nguyên. Giáo
viên áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh hóa thân thành các
nhân vật ở trong truyện, nhập vai với các bạn trong nhóm để hình thành kĩ
năng giao tiếp.
Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh tiểu học:
- Ở lứa tuổi tiểu học, đa số học sinh còn mắc rất nhiều lỗi viết sai và không đúng
ngữ pháp. Giáo viên đã khắc phục được điều này vào phân mơn Chính tả, giáo
viên cho học sinh viết vào bảng con những từ ngữ khó và tên riêng viết hoa trước
khi viết chính tả. Trong quá trình đọc bài thì chú ý, quan sát đến các em hay viết
lỗi sai và sửa lỗi ngay để học sinh khắc sâu kiến thức và cẩn thận hơn.
- Đa dạng hóa cách hình thức tở chức làm bài tập bằng cách tổ chức cho các em
hát, chơi các trò chơi thi đua và ghép các bài học trong trò chơi như “ Đố bạn”, “
Rung chuông vàng, bắn tên…” để tiết học không bị nhàm chán. Vi dụ ở phân
môn Tập đọc lớp 4- Bài: chị em tôi , giáo viên tổ chức trò chơi “ Ai hay hơn” để
các em thi đua luyện đọc một cách hào hứng.

-Giáo viên thường xuyên khen và tuyên dương để khích lệ các em khiến cho các
em cảm thấy hứng thú trong tiết học hơn.
- Khi giảng dạy luôn chọn những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Đối với một số em học
sinh địa phương, phát âm còn chưa chính xác, giáo viên ln hướng dẫn lụn
đọc nhiều hơn trong thời gian ra chơi hay thời gian rãnh.
- Trong giai đoạn 8-12 tuổi, tư duy các em đều là tư duy trực quan hình tượng, vì
thế giáo viên khi giảng dạy sẽ đưa ra hình ảnh, video, các mô hình trực quan để
thu hút học sinh chú ý hơn trong tiết học. Ở phân môn Tập làm văn giáo viên
luôn cho các em xem tranh ảnh minh họa, những video hay và thú vị tới bài học.
* Các tiêu chí của một tiết dạy tích cực : Ở trường tiểu học Quang Vinh mà em đã
thực tập trong vòng 4 tuần, em nhận thấy đã bảo đảm được tiêu chí của mợt tiết dạy
tích cực
- Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động : Trong tiết học thì sử dụng hình
thức như sử dụng bảng con, phiếu bài tập theo cá nhân hoặc nhóm. giáo viên
hình thành và tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi các em trong lớp đều có thể
tham gia. Ví dụ khi bắt đầu một tiết học mới để kiểm tra bài cũ, giáo viên tổ
chức học sinh chơi trò “ Đố bạn” bằng cách dùng bảng con để chơi trò chơi đó.
- Tự sinh sản ra tri thức : Vào các tiết học, các em học sinh tự tổ chức, tự làm
việc theo cá nhân và tự trao đổi với nhau. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đặt
ra những câu hỏi gơi ý và khẳng định cũng như hình thành kiến thức mới. Không


cung cấp những kiến thức có sẵn cho học sinh mà các em phải tìm tòi, học hỏi.
Học sinh luôn ln có thể đưa ra ý kiến, những thắc mắc để giáo viên giải đáp.
- Khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ và thoải mái: Trong tiết học, giáo viên đặt
ra những câu đố vui liên quan đến bài học, tổ chức những trò chơi xen kẽ liên tục
trong giờ dạy, đặt ra những phần thưởng khích lệ để khiến khơng khí lớp năng
đợng và thoải mái hơn.
2. u cầu 2: Những băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.

- Khi soạn giáo án mỗi hoạt động của bài học được xác định dưới hình thức dạy
phù hợp đối với hoạt đợng đó. Và có phương pháp riêng ở từng hoạt động . Liệu
nếu làm theo cách ở trường như vậy có được khơng và hồn chỉnh chưa?
- Trước khi hoạt đợng nhóm thì mỡi học sinh đều tự làm bài cá nhân . Vào mỗi
câu hỏi của bài tập, GV yêu cầu HS đều phải tự tư duy và tìm tòi ra đáp án và
cách làm. Sau đó, mới làm việc theo nhóm để trao đổi và chia sẻ kết quả với
nhau tìm ra đáp án đúng nhất.
Lí giải: Theo em cách làm này là có hiệu quả.Vì nếu chỉ đưa ra yêu cầu
là hoạt đợng nhóm đơn th̀n, thì các em trong nhóm sẽ không được phân
công rõ ràng. Các em học chưa tốt sẽ dựa dẫm vào các em học khá, giỏi.
Gây ra hiện tượng không đồng đều chất lượng học sinh.
Trên đây là những gì em nhận thấy sau bốn tuần đi kiến tập ghi nhận đươc . Có
gì sai sót mong thầy chỉ bảo nhiều hơn cho em .
Em xin chân thành cảm ơn.
Biên Hòa, ngày 3 tháng 12 năm 2018
Sinh viên kí tên

Trần Hải Yến



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×