Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giáo án công nghệ 6 tiết 46 47

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.57 KB, 10 trang )

Ngày soạn: 14/ 5/ 2020
Tiết 46
BÀI 20
THỰC HÀNH: CHẾ BIẾN MÓN ĂN – TRỘN HỖN HỢP
NỘM ĐU ĐỦ
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài thực hành này học sinh phải:
1. Về kiến thức
- Biết cách chế biến nộm đu đủ.
- Chuẩn bị đúng các nguyên liệu cần thiết, lựa chọn đúng dụng cụ thực hành.
2. Về kỹ năng
- Giải thích và thực hiện đúng quy trình thực hành.
- Làm được món nộm đu đủ.
3. Về thái độ
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình.
- Giáo dục đạo đức: Có trách nhiệm gìn giữ vệ sinh mơi trường khi thực hành.
4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn
đề..
- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến
nội dung bài học, nguyên liệu, dụng cụ thực hành...
2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...và
nguyên liệu và dụng cụ thực hành...
III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật hỏi và trả lời.


- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- ƯDCNTT – Trình chiếu.
IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 01 phút)
Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số
Vắng
6A
6B
6C
2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút)
Câu hỏi: Em hiểu gì về trộn hỗn hợp?
Trả lời:


- Là phương pháp trộn các thực phẩm động vật và thực vật đã được sơ chế hoặc
làm chín kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao.
3. Giảng bài mới
A. Hoạt động khởi động:( 02 phút)
Giờ học trước, cô và các em đã tìm hiểu xong về các phương pháp chế biến
món ăn. Để bữa ăn trong gia đình của mình có phong phú món ăn trộn hỗn hợp,
tiết học hơm nay cơ sẽ tiếp tục hướng dẫn các em làm món nộm đu đủ.
B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành
- Mục tiêu: Biết phân biệt các loại dụng cụ và vật liệu.
- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.
- Thời gian : 05 phút.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình…

Hoạt động của thầy và trị
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành và
yêu cầu cần đạt: Biết được cách chế
biến nộm đu đủ. Chuẩn bị đúng các
nguyên liệu cần thiết, lựa chọn đúng
dụng cụ thực hành. Giải thích và thực
hiện đúng quy trình thực hành. Làm
được món nộm đu đủ. Có ý thức thực
hiện đúng quy trình. Có ý thức gìn giữ
vệ sinh mơi trường khi thực hành.
GV: Em hãy nhắc lại phần chuẩn bị
nguyên liệu của món nộm đu đủ?
HS: 1 quả đu đủ, 1 củ cà rốt,100g tôm,
50g thịt nạc, 5 củ hành khô, 1 thìa
đường, ½ bát giấm, 1 quả chanh, 2 thìa
nước mắm, tỏi, ớt, rau thơm, 50g lạc
rang giã nhỏ.
GV: Đi lần lượt từng nhóm kiểm tra sự
chuẩn bị của học sinh.
HS: Để phần chuẩn bị lên bàn cho giáo
viên kiểm tra.
GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
HS: Ghi bài.
GVMR: Hướng dẫn học sinh cách lựa
chọn nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo
chất lượng.

Nội dung ghi bảng
I. Nguyên liệu:
- 1 quả đu đủ ( 500g)

- 1 củ cà rốt.
- 100g tôm.
- 50g thịt nạc.
- 5 củ hành khơ.
- 1 thìa đường.
- ½ bát giấm.
- 1 quả chanh.
- 2 thìa nước mắm.
- Tỏi, ớt, rau thơm.
- 50g lạc rang giã nhỏ.


* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và quy trình thực hiện món trộn hỗn hợp
– nộm đu đủ
- Mục tiêu : Biết được các bước để tiến hành thực hiện nộm đu đủ.
- Hình thức tổ chức : Dạy học cả lớp.
- Thời gian : 10 phút.
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan.
Hoạt động của thầy và trị
GV: Nội dung bài thực hành hơm nay
là gì?
HS: Trộn hỗn hợp – Nộm đu đủ.
GV: Chiếu video về cách thực hiện
món nộn đu đủ.
HS: Quan sát, theo dõi.
GV: Để làm món trộn hỗn hợp nộm đu
đủ cần thực hiện qua mấy giai đoạn?
HS: Qua ba giai đoạn.
GV: Giai đoạn chuẩn bị ( sơ chế) cần

làm những cơng việc gì?
HS:
- Đu đủ, cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch, nạo
thành sợi sau đó ngâm nước muối.
- Thịt, tơm: Rửa sạch, luộc chín. Tơm
ngâm vào nước gia vị cho ngấm. Thịt
thái mỏng, ngâm vào nước mắm cùng
với tôm.
- Hành củ: Làm sạch, ngâm giấm cho
bớt cay nồng.
- Rau thơm: Nhặt sạch, cắt nhỏ.
GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
HS: Ghi bài.

Nội dung ghi bảng
II. Nội dung và quy trình thực hiện:
1. Nội dung:
- Trộn hỗn hợp – Nộm đu đủ.
2. Quy trình thực hiện:
a. Giai đoạn 1: Chuẩn bị:
- Đu đủ, cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch, nạo
thành sợi sau đó ngâm nước muối.
- Thịt, tơm: Rửa sạch, luộc chín. Tơm
ngâm vào nước gia vị cho ngấm. Thịt
thái mỏng, ngâm vào nước mắm cùng
với tôm.
- Hành củ: Làm sạch, ngâm giấm cho
bớt cay nồng.
- Rau thơm: Nhặt sạch, cắt nhỏ.


b. Giai đoạn 2: Chế biến:
GV: Ở giai đoạn chế biến cần thực
hiện những bước nào?
HS: Làm nước trộn nộm và trộn nộm.
GV: Để làm nước trộn nộm ta làm như
thế nào?
HS: Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn với ớt,
chanh vắt lấy nước, trộn gia vị khuấy
đều, nếm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
GV: Muốn trộn nộm, ta trộn như thế
nào?
HS: Đu đủ, cà rốt để ráo, vớt hành để

* Làm nước trộn nộm:
- Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn với ớt.
- Chanh vắt lấy nước.
- Trộn gia vị khuấy đều, nếm đủ vị
chua, cay, mặn, ngọt.
* Trộn nộm:
- Đu đủ,cà rốt để ráo.
- Vớt hành đẻ ráo.
- Trộn đều đu đủ, cà rốt và hành, cho


ráo, trộn đều đu đủ, cà rốt và hành, cho
vào đĩa, xếp thịt và tôm lên trên, rồi
rưới đều nước trộn nộm lên.
GV: Để có món nộm trộn hỗn hợp nộm rau muống hấp dẫn cần trình bày
như thế nào?
HS: Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa

nộm, cắm ớt tỉa hoa trên cùng. Khi ăn
trộn đều.
GV: Nhấn mạnh từng bước để học
sinh hiểu và khắc sâu kiến thức.

vào đĩa, xếp thịt và tôm lên trên, rồi
rưới đều nước trộn nộm lên.

c. Giai đoạn 3: Trình bày:
- Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa nộm,
cắm ớt tỉa hoa trên cùng. Khi ăn trộn
đều.

GV: Điều cần chú ý khi thực hiện món
nộm đu đủ là gì?
HS:
- Khi nạo sợi đu đủ và cà rốt xong cần
bóp muối cho sợi mềm, sau đó rửa
sạch để ráo.
- Trộn đều nguyên liệu với gia vị trước
khi ăn 5 – 10 phút để đảm bảo món ăn
ngon, giịn, ngấm đủ gia vị.
* Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
- Mục tiêu : Thực hiện được theo các bước trộn hỗn hợp – Nộm đu đủ.
- Hình thức tổ chức : Dạy học theo nhóm.
- Thời gian : 18 phút.
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, hoạt động nhóm.
Hoạt động của thầy và trị
GV: Chia lớp thành 6 nhóm thực

hành:
- Trộn hỗn hợp – Nộm đu đủ.
HS:
- Làm việc theo nhóm dưới sự phân
chia và hướng dẫn của giáo viên.
GV: Đi lần lượt từng nhóm quan sát,
uốn nắn sửa sai cho HS.
HS: Thực hành trộn hỗn hợp – Nộm
đu đủ và ghi lại toàn bộ các bước đã
thực hiện trong quá trình thực hành
vào báo cáo thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh thu dọn, vệ

Nội dung ghi bảng
III. Thực hành:
- Trộn hỗn hợp nộm đu đủ:
* Giai đoạn 1: Chuẩn bị.
* Giai đoạn 2: Chế biến.
* Giai đoạn 3: Trình bày.


sinh khu vực thực hành.
GV: Nhắc nhở học sinh cuối giờ nộp
sản phẩm và báo cáo thực hành.
GV: Đưa ra các tiêu chí để các nhóm
tự đánh giá kết quả của nhau.
HS: Các nhóm đánh giá kết quả chéo
của nhau theo các tiêu chí mà giáo
viên đã đưa ra.


IV. Các tiêu chí để đánh giá:
ND
Nhó
m
1
2
3
4

Chuẩn Tiến
Ý
bị
hành thức
1,5 đ
3 đ 2,5đ

Vệ
Thu
sinh hoạch



C. Nhận xét – Đánh giá (02 phút)
- GV nhận xét chung về giờ học của cả lớp.
- GV nêu các ưu, nhược điểm của các nhóm .
- GV đánh giá, cho điểm miệng các nhóm làm việc hiệu quả.
- Nhận xét giờ học, cho điểm sổ đầu bài.
D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (02 phút)
- Đọc và tìm hiểu nội dung: “Chế biến món ăn –Nộm rau má” cho giờ học sau.
- GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ về nhà cho mỗi nhóm chuẩn bị

cho tiết học sau: 1mớ rau má, 50g thịt nạc, 5 củ hành khơ, 1 thìa đường, ½ bát
giấm, 1 quả chanh, 2 thìa nước mắm, tỏi, ớt, rau thơm, 50g lạc rang giã nhỏ.
V. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


Ngày soạn: 15/5/2020
Tiết 47
BÀI 20
THỰC HÀNH: CHẾ BIẾN MÓN ĂN – TRỘN HỖN HỢP
NỘM RAU M
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài thực hành này học sinh phải:
1. Về kiến thức
- Biết cách chế biến nộm rau má.
- Chuẩn bị đúng các nguyên liệu cần thiết, lựa chọn đúng dụng cụ thực hành.
2. Về kỹ năng
- Giải thích và thực hiện đúng quy trình thực hành
- Làm được món nộm rau má.
3. Về thái độ
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình.
- Giáo dục đạo đức: Có trách nhiệm gìn giữ vệ sinh mơi trường khi thực hành.
4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn
đề..
- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến
nội dung bài học, nguyên liệu, dụng cụ thực hành.
2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ...và
nguyên liệu và dụng cụ thực hành.
III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thực hành – làm mẫu.
- Kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- ƯDCNTT – Trình chiếu.
IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 02 phút)
Ngày dạy

Lớp dạy
6A
6B
6C

2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
A. Hoạt động khởi động: ( 03 phút)

Sĩ số

Vắng



Giờ học trước, cô đã hướng dẫn các em làm được hai món ăn trộn hỗn hợp rất
ngon và hấp dẫn. Trong tiết học hôm nay, cô sẽ tiếp tục hướng dẫn các em một
món ăn trộn hỗn hợp khác. Đó là trộn hỗn hợp nộm rau má. Cơ tin rằng món ăn
này sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình nhà các em sẽ hài lịng khi các em
trổ tài.
B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành
- Mục tiêu: Biết phân biệt các loại dụng cụ và vật liệu.
- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.
- Thời gian : 07 phút.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình…
Hoạt động của thầy và trị
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành và
yêu cầu cần đạt: Biết được cách chế
biến nộm rau má. Chuẩn bị đúng các
nguyên liệu cần thiết, lựa chọn đúng
dụng cụ thực hành. Giải thích và thực
hiện đúng quy trình thực hành. Làm
được món nộm rau má. Có ý thức thực
hiện đúng quy trình. Có ý thức gìn giữ
vệ sinh mơi trường khi thực hành.
GV: Em hãy nhắc lại phần chuẩn bị
của món ăn trộn hỗn hợp nộm rau má?
HS: 1mớ rau má, 50g thịt nạc, 5 củ
hành khơ, 1 thìa đường, ½ bát giấm, 1
quả chanh, 2 thìa nước mắm, tỏi, ớt,
rau thơm, 50g lạc rang giã nhỏ.
GV: Đi lần lượt từng nhóm kiểm tra sự
chuẩn bị của học sinh.

HS: Để phần chuẩn bị lên bàn cho giáo
viên kiểm tra.
GV: Nhận xét, đánh giá ý thức chuẩn
bị bài của HS.
GVMR: Nhấn mạnh cho học sinh nắm
được kĩ thuật lựa chọn nguyên liệu
tươi ngon, đảm bảo chất lượng.

Nội dung ghi bảng
I. Nguyên liệu
- 1mớ rau má.
- 50g thịt nạc.
- 5 củ hành khơ.
- 1 thìa đường.
- ½ bát giấm.
- 1 quả chanh.
- 2 thìa nước mắm.
- Tỏi, ớt, rau thơm.
- 50g lạc rang giã nhỏ.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và quy trình thực hiện món trộn hỗn hợp
– nộm rau má
- Mục tiêu : Biết được các bước để tiến hành trộn hỗn hợp - Nộm rau má.
- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.


- Thời gian : 10 phút.
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, trực quan, thuyết trình.
Hoạt động của thầy và trị

GV: Nội dung bài thực hành hơm nay
là gì?
HS: Trộn hỗn hợp – Nộm rau má.
GV: Chiếu video về trộn hỗn hợp nộm
rau má.
HS: Quan sát, theo dõi.
GV: Để làm món trộn hỗn hợp nộm
rau má cần thực hiện qua mấy giai
đoạn?
HS: Qua ba giai đoạn.
GV: Giai đoạn chuẩn bị ( sơ chế) cần
làm những cơng việc gì?
HS:
- Rau má: Nhặt bỏ phần già, héo úa rồi
rửa sạch, sau đó ngâm nước muối.
- Thịt: Rửa sạch, luộc chín. Thịt thái
mỏng sợi chỉ ngâm vào nước gia vị
cho ngấm.
- Hành củ: Làm sạch, ngâm giấm cho
bớt cay nồng.
- Rau thơm: Nhặt sạch, cắt nhỏ.
GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
HS: Ghi bài.
GV: Ở giai đoạn chế biến cần thực
hiện những bước nào?
HS: Làm nước trộn nộm và trộn nộm.
GV: Để làm nước trộn nộm ta làm như
thế nào?
HS: Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn với ớt,
chanh vắt lấy nước, trộn gia vị khuấy

đều, nếm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
GV: Muốn trộn nộm, ta trộn như thế
nào?
HS: Rau má vớt ra để ráo, vớt hành để
ráo, trộn đều rau má, cho vào đĩa, xếp
thịt lên trên, rồi rưới đều nước trộn
nộm lên.
GV: Để có món nộm trộn hỗn hợp -

Nội dung ghi bảng
II. Nội dung và quy trình thực hiện
1. Nội dung
- Trộn hỗn hợp – Nộm rau má.
2. Quy trình thực hiện
a. Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Rau má: Nhặt bỏ phần già, héo úa rồi
rửa sạch, sau đó ngâm nước muối.
- Thịt: Rửa sạch, luộc chín. Thịt thái
mỏng sợi chỉ ngâm vào nước gia vị
cho ngấm.
- Hành củ: Làm sạch, ngâm giấm cho
bớt cay nồng.
- Rau thơm: Nhặt sạch, cắt nhỏ.

b. Giai đoạn 2: Chế biến
* Làm nước trộn nộm:
- Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn với ớt.
- Chanh vắt lấy nước.
- Trộn gia vị khuấy đều, nếm đủ vị
chua, cay, mặn, ngọt.

* Trộn nộm:
- Rau má để ráo.
- Vớt hành để ráo.
- Trộn đều rau má cho vào đĩa, xếp thịt
lên trên, rồi rưới đều nước trộn nộm
lên.


nộm rau má hấp dẫn cần trình bày như
thế nào?
HS: Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa
nộm, cắm ớt tỉa hoa trên cùng. Khi ăn
trộn đều.
GV: Nhấn mạnh từng bước để học
sinh hiểu và khắc sâu kiến thức.

c. Giai đoạn 3: Trình bày
- Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa nộm,
cắm ớt tỉa hoa trên cùng. Khi ăn trộn
đều.

GV: Ở gia đình em đã trộn hỗn hợp
nộm rau má như thế nào
HS: Liên hệ, trả lời.
* Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
- Mục tiêu : Thực hiện được theo các bước trộn hỗn hợp – Nộm rau má.
- Hình thức tổ chức : Dạy học theo nhóm.
- Thời gian : 18 phút.
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Phương pháp dạy học : Thực hành – làm mẫu, hoạt động nhóm.

Hoạt động của thầy và trò
GV: Lần lượt làm mẫu từng bước
trong quy trình thực hiện cho học
sinh quan sát.
HS: Quan sát từng bước giáo viên
làm mẫu.
GV: YCHS nhắc lại từng bước trong
quy trình thực hiện.
HS: Nhắc lại từng bước thực hiện.
GV: Làm mẫu lại từng bước cho học
sinh quan sát.
HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo
viên.
GV: Đi lần lượt từng nhóm theo dõi,
kiểm tra và hướng dẫn lại cho những
nhóm chưa làm đúng.
HS: Thực hành theo nhóm.
GV: Chia lớp thành 6 nhóm thực
hành:
- Thực hành trộn hỗn hợp – Nộm rau
má.
HS:
- Làm việc theo nhóm dưới sự phân
chia và hướng dẫn của giáo viên.
GV: Đi lần lượt từng nhóm quan sát,
uốn nắn sửa sai cho HS.

Nội dung ghi bảng
III. Thực hành
- Trộn hỗn hợp nộm rau má:

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị.
* Giai đoạn 2: Chế biến.
* Giai đoạn 3: Trình bày.


HS: Thực hành trộn hỗn hợp – Nộm IV. Các tiêu chí để đánh giá
rau má và ghi lại tồn bộ các bước đã
thực hiện trong quá trình thực hành
ND Chuẩn Tiến
Ý
Vệ
vào báo cáo thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh thu dọn, vệ
sinh khu vực thực hành.
GV: Nhắc nhở học sinh cuối giờ nộp
sản phẩm và báo cáo thực hành.

Nhó
m
1
2
3
4

bị
1,5 đ

hành thức
3 đ 2,5đ


Thu
sinh hoạch



GV: Đưa ra các tiêu chí để các nhóm
tự đánh giá kết quả của nhau.
HS: Các nhóm đánh giá kết quả chéo
của nhau theo các tiêu chí đánh giá
mà giáo viên đã đưa ra.
GV: Bổ sung, chốt lại, cho điểm.
C. Nhận xét – Đánh giá (03 phút)
- GV nhận xét chung về giờ học của cả lớp.
- GV nêu các ưu, nhược điểm của các nhóm .
- GV đánh giá, cho điểm các nhóm.
- Nhận xét giờ học, cho điểm sổ đầu bài.
D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (02 phút)
- Ôn tập lại toàn bộ nội dung các bài thực hành đã học.
- GV chia lớp thành 6 nhóm chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành tỉa hoa
và làm món nộm rau muống.
V. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………



×