Ngày soạn: 07/12/2018
Tiết 31
Bài 16 - SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
I – TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lí và điều hành đất
nước; tình hình kinh tế, xã hội (xuất hiện các cuộc đấu tranh của nơng dân, nơ tì).
2. Kĩ năng
- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và kĩ năng hệ
thống, thống kê, sử dụng bản đồ trong khi học bài.
3. Thái độ
- Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần
đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội, bởi vậy cần phải thay thế vương triều Trần
để đưa đất nước phát triển.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động
giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá,
rút ra bài học lịch sử...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu,....
- Lược đồ “Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV”
2. Học sinh
- sgk, vở ghi, chuẩn bị nội dung bài học,....
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, ...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, ...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức(1p)
Lớp
Ngày dạy
Vắng
Ghi chú
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Trình bày vài nét về tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh ?
3. Bài mới(35p)
* Giới thiệu bài mới:
Sau các cuộc kháng chiến chống quân Xâm lược Mơng - Ngun, tình hình kinh tế
và xã hội thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ đóng góp cho sự phát triển đất nước. Nhưng
đến cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy sụp nghiêm trọng.Vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó
là gì? Ngun nhân nào dẫn đến sự suy sụp đó?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1
- Thời gian: 15p
- Mục tiêu: Biết được tình hình kinh tế thời
Trần nửa cuối thế kỉ XIV.
- Hình thức tổ chức: dạy học theo lớp, dạy
học phân hóa,...
- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, thuyết
trình, đàm thoại, vấn đáp,...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi,..
GV: Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối
thế kỉ XIV như thế nào ? Tại sao có tình
trạng đó ?
HS đọc “Vào ....nửa rồi”
GV: Hậu quả những việc làm đó của vua,
quan nhà Trần ?
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Tình hình kinh tế
- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước
khơng cịn quan tâm tới sản xuất
nông nghiệp, đê điều; các công trình
thủy lợi khơng được chăm lo, tu sửa,
nhiều năm xảy ra mất mùa.→ Nơng
dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ
con cho quý tộc và địa chủ.
- Quý tộc, địa chủ ra sức cướp ruộng
đất công của làng xã.
GV: Nêu rõ sự thối nát của chính quyền - Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm
phải nộp ba quan tiền thuế đinh
nhà Trần cuối TK XIV ?
HS : Quan lại ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân
dân, khơng quan tâm đến nông nghiệp và
đời sống nhân dân.
→ đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn,
ngày càng bấp bênh, cực khổ.
Gv dẫn chứng:
- Vua Trần Dụ Tông bắt nhân dân đào hồ
lớn trong thành, chất đá giữa hồ thành núi,
bắt dân chúng múc nước biển vào hồ để
nuôi hải sản.Trần Khánh Dư có nói: Tướng
là chim ưng, dân là vịt, lấy vịt ni chim
ưng có gì lạ.
.....................................................................
.....................................................................
Hoạt động 2
- Thời gian: 20p
- Mục tiêu: Biết được tình hình xã hội thời
Trần; trình bày trên lược đồ những cuộc
khởi nghĩa nơng dân nửa cưới TK XIV.
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, vấn đáp, ...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1
phút, ...
GV: Trước tình hình đời sống của nhân
dân như vậy, vua quan nhà Trần đã làm
gì ?
GV: Em có nhận xét gì về cuộc sống của
vua, quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV ?
HS : Đó là cuộc sống ăn chơi sa đọa làm
cho triều chính lũng loạn.
GV: Nhà giáo Chu Văn An đã làm gì
trước tình cảnh đó ? Việc làm của ơng đã
chứng tỏ điều gì ?
HS : .... ơng xin “treo mũ” từ quan về q.
Ơng là vị quan thanh liêm, khơng vụ lợi,
biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
GV: Sự suy sụp của nhà Trần còn biểu
hiện ở điểm nào?
HS : Sau khi Dương Nhật Lễ lên ngôi
HS đọc : Trần Dụ Tông .....rượu chè
GV: Sự bất lực của triều đình cịn thế hiện
ở những điểm nào ?
HS : Nhà Trần cịn bất lực trong việc đối
phó với các cuộc tấn công của Cham-pa và
các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
GV: Em có nhận xét gì về cuộc sống của
vua quan nhà Trần nửa cuối TKXIV?
2. Tình hình xã hội
- Vua, quan, quý tộc địa chủ thả sức
ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh
thự, chùa chiền…
- Trong triều nhiều kẻ gian tham,
nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép
nước…
- Chu Văn An dâng sớ xin chém 7
tên nịnh thần nhưng vua không nghe
- Khi vua Trần Dụ Tơng mất (1369),
Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình
càng trở nên rối loạn, nông dân nổi
dậy khởi nghĩa khắp nơi :
GV: Nêu những nguyên nhân dẫn đến các
cuộc đấu tranh của nông nông cuối TK
XIV ?
HS : Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực
→ Mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp
thống trị ngày càng sâu sắc ND vùng dậy
đấu tranh mạnh mẽ:
GV: Em hãy nêu tên, thời gian, địa bàn
hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa
cuối thế kỉ XIV ?
- Cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Yên
Phụ-Hải Dương (1344-1360)
- Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở
Quốc Oai - Sơn Tây (1390), ....
GV: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp
cuối thời Trần báo hiệu điều gì ?
HS : Đó là những phản ứng mãnh liệt của
nhân dân đối với nhà Trần → Nhà Trần
không thể tránh khỏi suy vong.
.....................................................................
.....................................................................
4. Củng cố(3p)
a. Nêu tóm tắt tình hình KT, XH nước ta nửa sau TK XIV.
b. Em có nhận xét gì về vương triều Trần nửa cuối thế kỉ XIV?
5. Hướng dẫn về nhà(1p)
- HS học bài cũ, trả lời các CH trong SGK / tr 77.
- Lập bảng thống kê các cuộc KN.
Năm
Tên người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
- Soạn tiếp mục II “Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly”, chuẩn bị các CH sau :
+ Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào ?
+ Nhà Hồ đã có những chính sách cải cách gì ?
+ Em có nhận xét gì về các chính sách đó của Hồ Q Ly ?
+ Em có nhận xét, đánhgiá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly ?
Ngày soạn: 07/12/2018
Tiết 32
BÀI 16 - SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
( tiếp theo)
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. Nhà Hồ thay thế nhà Trần là cần
thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của những cải cách của Hồ Quý
Ly.
2. Kĩ năng
- So sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử
- Biết đánh giá một nhân vật lịch sử.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn về phong trào nông dân nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật
lịch sử Hồ Quý Ly : một người có tư tưởng cải cách để đưa đất nước thoát khỏi
cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động
giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá,
rút ra bài học lịch sử...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Sgk, giáo án, tư liệu tham khảo, máy chiếu,...
- Ảnh: Di tích thành nhà Hồ
2. Học sinh: sgk, vở ghi, vở bài tập,…
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Vấn đáp, quan sát, trình bày, phân tích,…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức(1p)
Lớp
Ngày dạy
Vắng
Ghi chú
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ(5p)
- Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế, xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV?
- Các cuộc KN nơng dân, nơ tì ở nửa sau thế kỉ XIV
3. Bài mới(35p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1
- Thời gian: 5p
- Mục tiêu: Trình bày được sự thành lập nhà
Hồ.
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, vấn đáp, ...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1
phút, ...
GV: Cuối TK XIV, các cuộc đấu tranh
của nhân dân diễn ra mạnh mẽ đã dẫn
đến điều gì?
HS đọc “Hồ Quý Ly .... thành lập”
GV: Hồ Quý Ly là người như thế nào?
HS:
GV: Nhà Hồ được thành lập trong hoàn
cảnh nào?
HS: Nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng,
ngoại xâm đang đe dọa. Việc nhà Hồ lên
thay nhà Trần là tất yếu và phù hợp với tình
hình lúc bấy giờ
GV: Sau khi lên nắm chính quyền, Hồ
Quý Ly đã làm gì ?
HS : Đổi quốc hiệu mới....
……………………………………………..
……………………………………………..
Hoạt động 2
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Nhà Hồ thành lập (1400)
- Các cuộc khởi nghĩa của nông dân
đã làm cho nhà Trần không cịn đủ
sức giữ vai trị của mình → sự sụp
đổ là khó tránh khỏi
- Năm 1400, Hồ Quý Ly một viên
quan đã từng giữ chức vụ cao nhất
trong triều, phế truất vua Trần và
lên làm vua, lập ra nhà Hồ.
- Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại
Ngu
2. Những biện pháp cải cách của
Hồ Quý Ly
- Thời gian: 15p
- Mục tiêu: Trình bày được những cải cách
của Hồ Quý Ly.
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, vấn đáp, dạy học theo nhóm,...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1
phút, chia nhóm,...
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5
phút)
N1 : Về mặt chính trị Hồ Quý Ly đã thực
hiện những biện pháp gì ? Tại sao Hồ
Quý Ly lại bỏ những quan lại thời Trần ?
HS đọc : Năm 1397 ..... Thanh Hóa
GV: Việc quan lại triều đình thăm hỏi đời
sống nhân dân có ý nghĩa gì ?
N2 : Về mặt kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly
đã thực hiện các chính sách gì? Em có
nhận xét gì về các chính sách kinh tế của
triều Hồ ?
HS đọc bảng tra cứu thuật ngữ :hạn điền tr
153
HS đọc : Năm 1396 ... phải đóng
N3 : Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly đã ban
hành các chính sách gì? Nhà Hồ thực
hiện chính sách hạn điền, hạn nơ để làm
gì ?
HS:
N4 : Về mặt văn hóa, giáo dục, nhà Hồ đã
đưa ra những chính sách gì? Cải cách
văn hóa, giáo dục nói trên có tác dụng
như thế nào ?
HS quan sát H 40
N5 : Nhà Hồ đã cải cách quân sự, quốc
phòng như thế nào? Em có nhận xét gì về
chính sách qn sự, quốc phịng của Hố
Q Ly ?=-> Tích cực sản xuất vũ khí,
* Về chính trị :
- Thay thế dần các võ quan cao cấp
do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm
giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng thân cận với mình
- Đổi tên một số đơn vị hành chính
cấp trấn và quy định cách làm việc
của bộ máy chính quyền các cấp
- Cử quan lại triều đình về các lộ để
nắm sát tình hình.
* Về kinh tế - tài chính :
- Phát hành tiền giấy thay cho tiền
đồng
- Ban hành chính sách “hạn điền”
- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế
ruộng.
* Về xã hội :
- Ban hành chính sách “hạn nơ”.
- Năm đói kém bắt nhà giàu phải
bán thóc cho dân
* Về văn hóa, giáo dục :
- Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải
hoàn tục. Cho dịch sách chữ Hán ra
chữ Nôm.
- Sửa đổi quy chế thi cử, học tập.
* Về quân sự :
- Thực hiện một số biện pháp nhằm
tăng cường củng cố quân sự và
quốc phòng.
phòng thủ nơi hiểm yếu, XD thành kiên cố
HS tiến hành thảo luận, cử đại diện trình
bày trước lớp, đại diện nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức
GV: Em có nhận xét gì về các cải cách
của Hồ Quý Ly ?
=> GV giáo dục cho HS biết được các cải
cách của Hồ Quý Ly có tác dụng giải phóng
sức lao động của nhân dân, phát triển sản
xuất.
……………………………………………..
.
……………………………………………..
.
Hoạt động 3
- Thời gian: 15p
- Mục tiêu: Trình bày được ý nghĩa, tác
dụng cũng như các mặt hạn chế của các
chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm
thoại, vấn đáp, ...
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1
phút, ...
GV: Những cải cách của Hồ Quý Ly có ý
nghĩa như thế nào ?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
/bàn/dãy ( 3 phút)
Dãy 1 : Hãy nêu những mặt tiến bộ các
cải cách của Hồ Quý Ly ?
3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách
Hồ Quý Ly
* Ý nghĩa: Nhằm đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng
* Tác dụng :
- Góp phần hạn chế tệ tập trung
ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm
suy yếu thế lực quý tộc, tôn thất
nhà Trần
- Tăng cường nguồn thu nhập của
nhà nước & tăng cường quyền lực
của nhà nước quân chủ trung ương
tập quyền
- Cải cách văn hóa, giáo dục có
nhiều tiến bộ.
* Mặt hạn chế :
Dãy 2 : Hãy nêu những mặt hạn chế các - Một số chính sách chưa triệt để,
cải cách của Hồ Quý Ly ?
chưa phù hợp với tình hình thưc tế
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả trước - Chính sách cải cách chưa giải
lớp -> nhận xét -> nhận xét, chốt ý
quyết được những yêu cầu bức thiết
của cuộc sống đông đảo nhân dân.
GV: Em có nhận xét, đánh giá như thế
nào về nhân vật Hồ Quý Ly ?
HS : Ông là một nhà cái cách tài ba và là
người yêu nước thiết tha.
4. Củng cố(3p)
- GV khái quát lại nội dung bài học.
- Chọn những đáp án đúng về các cải cách của Hồ Quý Ly
A . Những cải cách của Hồ Q Ly đã đưa nước ta thốt khỏi tình trạng khủng
hoảng và tiếp tục phát triển
B . Những cải cách của Hồ Quý ly đã làm suy yếu thế lực quý tộc, tôn thất nhà
Trần.
C . Những cải cách của Hồ Quý Ly đã làm giảm nguồn thu nhập của nhà nước
D . Những cải cách của Hồ Quý Ly đã giải quyết được những yêu cầu bức thiết của
đông đảo cuộc sống nhân dân.
5. Hướng dẫn về nhà(1p)
-HS học bài cũ và trả lời các CH trong SGK/ tr 80
-Ôn tập tất cả các bài đã học
-Chuẩn bị tiết “Ôn tập ”.