Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

KE HOACH CHIEN LUOC PHAT TRIEN TRUONG TIEU HOC NINH THUONG GIAI DOAN 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.17 KB, 12 trang )

UBND THỊ XÃ NINH HỊA
TRƯỜNG TIỂU HỌC NINH THƯỢNG

Sớ:

/KH-THNThg

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ninh Thượng, ngày 02 tháng 11 năm 2015

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC NINH THƯỢNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
I. GIỚI THIỆU
1. Quá trình phát triển
Trường Tiểu học Ninh Thượng nằm trên địa bàn thôn Tân Tứ, xã Ninh Thượng,
thị xã Ninh Hòa. Trường được xây dựng từ năm 1976 với tên gọi trường PTCS Ninh
Thượng. Đến năm 2004, trường được tách lập và có tên gọi mới là trường Tiểu học
Ninh Thượng theo quyết định số 11/QĐ- UBND ngày 01/8/2004 của Chủ tịch UBND
huyện Ninh Hịa.
Trường có diện tích 18.090 m2, với quy mơ 20 phịng học, trong đó có 12 phịng
trệt, 8 phịng lầu; 6 phịng chức năng; diện tích sân chơi 16.360 m 2; khn viên trường
rộng rãi, thống mát, đáp ứng được nhu cầu học tập và vui chơi của học sinh.
Để có được cơ sở vật chất tương đới khang trang, xanh - sạch - đẹp như ngày
hôm nay, nhà trường đã ln quan tâm đến vai trị tham mưu với cấp ủy chính quyền
địa phương để đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục; phới hợp tớt với các ban ngành,
đồn thể trong địa phương để ln nhận được sự quan tâm hỗ trợ về mọi mặt. Ban đại
diện cha mẹ học sinh ln nhiệt tình trong việc đóng góp cơng sức để xây dựng và cải
tạo cơ sở vật chất của nhà trường, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu dạy và học. Hoạt
động dạy và học đã từng bước đi vào ổn định, có quy củ, nề nếp. Quy mô cũng như


chất lượng dạy và học ngày một nâng cao hơn.
Đội ngũ sư phạm có tinh thần đồn kết cao, tinh thần trách nhiệm tớt, ln phấn
đấu vì nhiệm vụ chung. Trường đã có Chi bộ Đảng độc lập, với số lượng là 10 đảng
viên. Các đảng viên ln nêu cao tinh thần trách nhiệm, có năng lực tập hợp quần
chúng, luôn đi đầu trong mọi công tác. Các đồn thể hoạt động tớt, hỗ trợ đắc lực cho
mọi hoạt động của nhà trường. Nhà trường có một đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có
nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo. Trong đó có
25/33 giáo viên có trình độ Đại học, Cao đẳng – tỉ lệ 75,8%; 100% giáo viên được
đánh giá xếp loại từ khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH; nhiều giáo viên đạt
chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp thị xã. Đội ngũ quản lý có
năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, hội đồng sư phạm ln có ý thức xây dựng tập
thể vững mạnh.
- Thành tích của nhà trường: Từ khi tách lập đến nay, 11 năm liền trường đều
đạt danh hiệu tập thể LĐTT; được Chủ tịch UBND thị xã tặng giấy khen hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ trong nhiều năm liền.
2. Cơ cấu tổ chức nhà trường: Được thành lập theo đúng Điều lệ trường tiểu học.


Bảng 1: Cơ cấu tổ chức nhà trường
-

BÍ THƯ CHI BỘ

Văn Thị Phụng

HIỆU TRƯỞNG
Văn Thị Phụng

CHỦ TỊCH CƠNG ĐỒN
Nguyễn Hồng


Hội đồng Trường
Hội đồng TĐ-KT
Hội đồng Tư vấn

TRƯỞNG BAN ĐDCMHS
Nguyễn Thoại

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

- Tô Thị Kim Anh
- Nguyễn Minh Hảo
-

TỔ 1
1. Lương Uyên
Phương
2. Lưu Thị Tuyết
Hằng
3. Tô Thị Cẩm
4. Nguyễn Thị
Trâm
5. Võ Hữu Phi
6. Võ Thanh Bình

TỔ 2

TỔ 3

TỔ 4


TỔ 5

1. Lê Thị Thu Hương
2. Phạm Thị Được
Thúy
3. Nguyễn Thị Mỹ
Dung
4. Nguyễn Lê Sơn
5 Huỳnh Thị Kim
Thoa
6. Nguyễn Rừng
7. Nguyễn Hồng

1. Nguyễn Thị Mộng
Ly
2. Nguyễn Thị Tâm
3..Nguyễn Thị Dung
4. Võ Thị Yến Viên
5. Võ Thị Kim Phụng
6. Hà Hữu Tuấn
7. Trần Xuấn Trí

1. Lương Thị Như
Linh
2.Nguyễn Văn Minh
3. Nguyễn Tơn Thọ
Truyền
4. Dương Thị Tường
Vy

5. Võ Thị Nhật Hà
6. Nguyễn Thị Thùy
Nga
7. Nguyễn Thị Kim
Hạnh

1.Nguyễn Thanh
Hiền
2. Phan Thị Hải
3. Phạm Thị Ngọc
Mỹ
4. Hà Thị tuyết
Nhung
5. Lương Thị Lượng
6. Phan Thị Phượng
7.Trần Thị Kiều
Diễm

TỔ VP
1. Huỳnh Thị Thanh
Phương
2. Nguyễn Thị Phương
Thảo
3. Phan Thị Tường Vy
4. Nguyễn Thị Hường
5. Nguyễn Thành
6. Nguyễn Đình Chung
7. Võ Văn Hội
8. Đỗ Minh Thắng


Bảng 2: Số liệu học sinh
2012-2013
2013-2014
2014-2015
2015-2016
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Sớ HS Sớ lớp Sớ HS
Tổng sớ
24
659
24
641
24
596
20
569
Sĩ sớ bình qn
28
27
25
29
2 buổi/ngày
14
386
14
380
15
390
20
569
Năm học


 Tình hình học sinh (Thời điểm tháng 11/ 2015)
Khối

Số lớp

1
2
3
4
5
Cộng

4
4
4
4
4
20

Số HS
Đầu
Hiện
năm
nay
110
95
108
124
132

569

111
95
108
124
132
570

So đầu năm
Giảm
Tăng Giảm Ch đi
Bỏ
X.C
học
1

1

 Kết quả lên lớp, xét hồn thành chương trình tiểu học

Sĩ số
Bình
qn
27.5
23.8
27
31
33
28.5


Đúng
độ
tuổi
94.5
98.9
93.5
96.8
97.7
96.3


Năm học
Lên lớp
Tỉ lệ
HT.CTTH
Tỉ lệ

2012-2013
653/659 HS
99.1
114/114 HS
100%

2013-2014
635/641 HS
99.1%
144/144 HS
100%


2014-2015
593/597 HS
99.3%
135/135 HS
100 %

 Xếp loại hạnh kiểm
Năm học
Thực hiện đầy đủ
Chưa thực hiện đầy đủ

2012-2013
100 %
0%

2013-2014
100 %
0%

2014-2015
100 %
0%

Bảng 3: Số liệu CBQL-GV-NV
 Cán bộ quản lý:
Chức danh
Hiệu trưởng
Phó hiệu
trưởng


Sớ
lượng
1
2

Trình độ SP
TN
Đại
Cao
QLGD học
đẳng
1
1
1

Trình độ chính trị
Cử
Trung

nhân
cấp
cấp
1
1

Cao
cấp

Đảng
viên

1
2

 Giáo viên: Hệ sớ GV/lớp: 30/20, tỉ lệ 1.5
Chức danh
GV dạy lớp
GV chun
trách
Dự khuyết
GV thỉnh
giảng
Tổng

Sớ
Lượng

Trình độ SP
ĐH CĐ TrH

24
6

14
3

4
3

6


30

17

7

6

Trình độ chính trị
Cao
Trung

cấp
cấp
cấp

0

0

Đồn thể
Đảng

Đồn



5
2


6
2

24
6

7

8

30

0

 Nhân viên
Chức danh
Tổng PT
Đội
Văn thư
Kế tốn
Bảo vệ
Phục vụ

Sớ
lượng
1
1
1
3
2


Trình độ VH
C3 C2 C1
1
1
1
2
1

Trình độ đào tạo
ĐH

TrH
1
1
1

1
1

1

Đoàn thể
CĐV
Đoàn
1
1
1
3
2


1
1
1

Đảng


Thư viện
Thiết bị
Y tế
CTBT
Tổng

1
1
1
1
12

2

1
1

1
1
10

2


1

4

1
1
3

1
1
1
1
12

1
1
5

3. Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường
Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Cơng đồn, Đồn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ
Chí Minh theo qui định hiện hành tại Điều lệ trường Tiểu học.
- Chi bộ Đảng: chi bộ độc lập, có 10 đảng viên (10 chính thức); trong đó, cán
bộ quản lí: 3/3 – Tỉ lệ: 100%, giáo viên: 7/30 – Tỉ lệ: 23,3%
- Cơng đồn: Tổng sớ Cơng đồn viên 46, được chia làm 6 tổ cơng đồn, tỉ lệ:
100%.
- Đồn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: tổng sớ đồn viên TNCSHCM: 13.
- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: tổng sớ Chi đội là 12, tổng sớ đội
viên 364, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh có 205 em.

4. Cơ sở vật chất kĩ thuật nhà trường
- Diện tích khn viên: 18090 m2
- Diện tích sân chơi: 16360 m2
- Sớ phịng học: 20 phịng, bình qn diện tích phịng học: 2m2/ HS
- Phịng khác: 7 phịng (phịng Hiệu trưởng: 01; phịng Phó Hiệu trưởng: 01;
Văn phịng: 01; phòng Hội đồng: 1; Thư viện: 01 phòng; Thiết bị: 01 phịng; Y tế: 01
phịng; sớ máy vi tính: 06 máy).
5. Kiểm định chất lượng giáo dục
Trường đạt 22/28 tiêu chí (đạt 78,6%). Trong đó có tiêu chí 4 của tiêu chuẩn 2
và tiêu chí 1,2,3,4,5 của tiêu chuẩn 3 chưa đạt (tiêu chí về cơ sở vật chất) trong công
tác kiểm định chất lượng giáo dục nên trường tự đánh giá chỉ đạt cấp độ 2.

II. PHÂN TÍCH
1. Điểm mạnh
- 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; chấp hành tớt mọi chủ trương, đường
lới, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ quy chế của ngành và nội
quy của nhà trường; nghiêm chỉnh chấp hành tốt việc phân cơng, phân nhiệm; u
nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc; ý thức tổ chức kỷ luật cao; nghiêm túc
trong việc nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Đa sớ học sinh có ý thức học tập tốt, đảm bảo chuyên cần, ngoan ngỗn, lễ
phép, thực hiện tớt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Trường đạt tiên tiến nhiều năm liền, nền nếp dạy và học tốt; đảm bảo môi
trường sư phạm xanh - sạch - đẹp - an tồn; sân trường có nhiều cây xanh tạo bóng
mát cho học sinh vui chơi.
- Trang thiết bị dạy học đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo quy định.
2. Điểm yếu
- Trường đã được xây dựng lâu năm, cơ sở vật chất đã xuống cấp (một sớ
phịng học đã nứt tường, nền gãy, x́ng móng, vơi vữa bị bong tróc, trụ bê tơng bị nứt


0


toạt ở điểm Tân Tứ), sân chơi, bãi tập chưa đạt so với yêu cầu (Tân Hiệp) , thiếu các
phòng chức năng, nhà thi đấu TDTT, …
- Vẫn còn một sớ giáo viên chưa thật tích cực trong việc tự học để nâng cao
trình độ đào tạo; chưa thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác soạn giảng.
- Trường thuộc địa bàn miền núi, có đến 03 điểm trường, dân cư nằm rải rác xa
trường học, kinh tế không ổn định, đời sống của người dân cịn gặp nhiều khó khăn
nên việc chăm lo cho học sinh cịn phó thác cho nhà trường.
3. Thời cơ
- Nhà trường tạo được uy tín, thương hiệu đới với địa phương và cha mẹ học
sinh nên được sự hỗ trợ tích cực chính quyền địa phương và sự hỗ trợ tích cực của đa
sớ phụ huynh học sinh.
- Các chế độ, chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên được giải quyết kịp
thời, đúng quy định, kích thích được tinh thần làm việc của CB, GV, NV.
4. Thách thức
- Phần lớn phụ huynh học sinh là nông dân, lao động kiếm sớng từng ngày, ít
quan tâm đến việc học tập của con em, thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc
giáo dục học sinh.
- Đội ngũ giáo viên khơng ổn định, hàng năm thường có sự thun chuyển,
nhà trường phải tuyển mới nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên
- Đầu tư cơ sở vật chất.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Từng bước đảm bảo chất lượng học sinh theo chuẩn.
III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Tầm nhìn
Trường Tiểu học Ninh Thượng là một trường tiểu học cộng đồng theo đúng

mục tiêu chiến lược về giáo dục con người mới XHCN Việt Nam: tự tin, có hiểu biết
cơ bản, có lịng u nước, có kỹ năng sớng hợp tác và thích ứng với môi trường.
2. Sứ mạng
Tạo dựng được môi trường sư phạm để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển
tiềm năng tới mức tối đa, từng bước trưởng thành từ nhận thức đến hành động.
3. Giá trị cơ bản của nhà trường
- Đoàn kết
- Thân thiện
- Kỷ luật
- Sáng tạo
- Trách nhiệm
- Uy tín
- Chất lượng
- Hợp tác
- Đổi mới
- Vươn lên
IV. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
Thực hiện Nghị quyết lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam khóa XI, với mục tiêu “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện


và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình,
yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.
1. Mục tiêu chung
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục và giáo dục toàn diện, là
cơ sở giáo dục hiện đại, tiên tiến thấm nhuần giá trị nhân văn, gìn giữ bản sắc dân tộc,
phát triển phù hợp với xu thế chung của đất nước và thời đại.
1.1. Đối với giáo viên, cán bộ quản lý
Mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo chất
lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính

trị, phẩm chất đạo đức lới sống, lương tâm, trách nhiệm của nhà giáo.
1.2. Đối với học sinh
Mục tiêu của giáo dục phổ thông theo Điều 27 của Luật Giáo dục (2005) đã được
quy định là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học ở bậc trung học học cơ sở”.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới
giáo dục và đào tạo
- Chú trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn
nhân lực, đẩy mạnh phong trào thi đua theo hướng “đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI).
- Coi trọng cơng tác phát triển đảng, cơng tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ.
Cấp ủy phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong việc đổi mới; tổ chức thực hiện thắng lợi
các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
- Phát huy nội lực, dựa vào sức mạnh, trí tuệ của đội ngũ giáo viên, nhân viên
và học sinh để nâng cao uy tín của nhà trường; xem trọng vai trị của các tổ chức đồn
thể và nhân dân địa phương trong việc xây dựng nhà trường.
2.2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và
đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
- Phát triển hài hịa đức, trí, thể, mỹ, tăng cường giáo dục thể chất; dạy chữ kết
hợp với dạy người. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật
và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thớng và
đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cớt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; khắc phục
lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ;

khuyến khích tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức; quan tâm đến việc rèn luyện kĩ
năng, phát triển năng lực. Chuyển từ hình thức học tập trên lớp sang hình thức học tập
đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
2.3. Đổi mới căn bản hình thức, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo
dục, đào tạo; bảo đảm tính trung thực, khách quan


- Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong q trình học với đánh giá ći kỳ,
ći năm học; phối hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh và gia
đình học sinh.
- Thực hiện kiểm định chất lượng, công khai kết quả kiểm định.
2.4. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yên cầu đổi mới gíao
dục và đào tạo
- Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý học tập nâng cao trình độ
chính trị và chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn
mới, thời đại mới.
3. Giải pháp
3.1. Về phát triển đội ngũ nhà trường
 Vai trò
Phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển nhà trường. Đây là
nhiệm vụ của tập thể cán bộ viên chức nhà trường; tạo động lực làm việc cho
CBGVNV trong nhà trường; hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách đạo
đức nhà giáo; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBGVNV; qn
triệt để mọi thành viên đều mong ḿn và tích cực tham gia vào quá trình phát triển
đội ngũ của nhà trường.
 Nhiệm vụ chung
Xây dựng môi trường học tập thường xuyên, suốt đời; lấy tự học là chủ yếu
trong việc nâng cao trình độ đội ngũ. Trong từng năm học, mỗi giáo viên lựa chọn và
đăng ký một chủ đề mà mình ḿn được học một cách độc lập; giáo viên lập kế hoạch

kỹ lưỡng gồm các nội dung, các mục tiêu học tập cần phải đạt, các kiến thức kỹ năng
cần nắm vững, các hoạt động học tập sẽ thực hiện, cách đánh giá kết quả đạt được,
thời gian hoàn thành; …
 Phát triển đạo đức nhà giáo
Hàng năm, trường tổ chức 1 chuyên đề để giúp mọi thành viên trong nhà trường
thực hiện quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo; mỗi CBGVNV phải luôn rèn
luyện để vững vàng về tư tưởng, chính trị; chuẩn về đạo đức, lương tâm và trách
nhiệm của nhà giáo.
 Tiêu chí đánh giá và khen thưởng đội ngũ
Căn cứ các quy định hiện hành và thực tiễn nhà trường; đánh giá chất lượng,
hiệu quả trên công việc cụ thể, đảm bảo tính cơng bằng, khách quan; đánh giá tiềm
năng và khả năng thích ứng với sự phát triển của nhà trường; dùng kết quả đánh giá để
khen thưởng đội ngũ; chú trọng mục tiêu phát triển; khuyến khích tinh thần hợp tác
cùng phát triển; đa dạng hóa nguồn thơng tin phản hồi về hiệu quả làm việc; gắn hiệu
quả làm việc với chiến lược phát triển nhà trường; đánh giá hiệu quả trên cơ sở chuẩn
hành vi và năng lực; tập trung vào tiềm năng hơn là những thiếu sót của đội ngũ.
 Về cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ và thông tin
Về cơ bản, nhà trường đảm bảo có đủ thiết bị cho giáo viên dạy học. Điều cần
ưu tiên là tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về sử dụng thiết bị, từng
bước tiếp cận thiết bị và công nghệ hiện đại; khai thác internet trong dạy và học; phát
triển website của trường; khai thác triệt để các nguồn lực thông tin, nguồn lực vật chất
và nguồn lực tài chính.
 Về nguồn lực tài chính
Chấp hành định mức quy định của Nhà nước; việc huy động và sử dụng các
nguồn kinh phí đảm bảo minh bạch, cơng khai và theo luật định; các thành phần nhân
sự của trường tham gia lập kế hoạch tài chính; phân bớ những hạng mục ưu tiên; tăng


cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ về tài chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả
của cơng tác tài chính trong nhà trường.

 Về quan hệ với cộng đồng
Quán triệt để mọi thành viên trong nhà trường nhận biết sự cần thiết về mối quan
hệ với cộng đồng nhằm khai thác các nguồn ngoại lực, củng cố hiệu quả nguồn nội
lực. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường với cộng đồng
bên ngoài là những yếu tố tiềm năng cung cấp nguồn lực cho nhà trường; xây dựng
văn hóa nhà trường sẽ thu hút sự quan tâm, tạo cơ hội thu hút nguồn đầu tư cho nhà
trường; xây dựng uy tín và quảng bá thương hiệu nhà trường cần sự tích cực tham gia
của mỗi thành viên trong nhà trường.
 Về lãnh đạo và quản lý
- Chuyển dịch từ vai trò nhà quản lý sang vai trị nhà lãnh đạo và quản lý.
Có trách nhiệm, niềm tin và quyết tâm đối với công tác lãnh đạo và quản lý
các hoạt động trong nhà trường.
Những vấn đề then chốt trong đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường:
- Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn.
- Định hướng phát triển đội ngũ nhà trường.
- Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.
- Huy động các nguồn lực giáo dục.
- Phát triển giáo dục toàn diện học sinh.
 Về văn hóa nhà trường
Mỗi thành viên cần xác định, nắm vững việc xây dựng và phát triển văn hóa
nhà trường với các định hướng:
- Ni dưỡng bầu khơng khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng
lẫn nhau. Mỗi thành viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm
được giao, ln có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các
quyết định trong dạy và học. Tạo mơi trường học tập thân thiện, có lợi nhất cho học
sinh.
- Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; chia
sẻ tầm nhìn; chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chun mơn. Khuyến khích giáo viên
tích cực đổi mới phương pháp dạy và học; khuyến khích tinh thần hợp tác, sáng tạo
và đổi mới.

- Xây dựng quy tắc giao tiếp, ứng xử giữa mọi thành viên trong nhà trường
(giữa học sinh với học sinh; học sinh với giáo viên; giáo viên với học sinh; giáo viên
với Lãnh đạo nhà trường, với đồng nghiệp; giáo viên với CMHS, …) dựa trên các
nguyên tắc sau: tôn trọng người khác, đặt mình vào vị trí người khác trong giao tiếp,
ứng xử; tôn trọng lời hứa, sự cam kết và hợp đồng; khi phê bình, góp ý tránh cách
nói mỉa mai, chỉ trích, …,làm tổn thương người khác.
- Xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường (bảo vệ sức khỏe; giữ gìn vệ
sinh trường, lớp; bảo vệ mơi trường sống; tiết kiệm năng lượng, . . .).
3.2. Về đổi mới hoạt động của giáo viên
 Dạy để làm thay đổi người học: chuyển từ việc dạy học tập trung vào nội
dung truyền thụ kiến thức sang dạy học tập trung vào hình thành các năng lực và kỹ
năng sớng cho học sinh.
 Dạy ít, học nhiều: ni dưỡng mong ḿn tìm tịi, khám phá và khát vọng
vươn lên; ni dưỡng lịng u thích học tập śt đời. Quan tâm đến việc dạy học sinh
cách tự học.


 Về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và bồi dưỡng: tăng cường
và nâng cao số lượng, chất lượng bài giảng điện tử; tăng cường khai thác internet trong
dạy học; giáo viên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin, của đội ngũ giáo viên hướng dẫn và khả năng thực tế của nhà trường.
 Đổi mới hoạt động dự giờ của giáo viên: dự giờ không chỉ dừng lại ở việc
kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên mà phải chú trọng đến việc tư vấn và thúc đẩy
việc phát triển chuyên môn.
 Đổi mới phương pháp dạy học:
+ Về sử dụng phương pháp sư phạm: giáo viên phải có chiến lược để tổ chức
quản lý các hoạt động dạy học. Cần thay đổi cách dạy, chuyển từ việc truyền thụ kiến
thức sang tổ chức hoạt động học tập cho học sinh; giáo viên cần quan tâm tới nhu cầu
học tập và cách học của học sinh.
+ Về trải nghiệm học tập: giáo viên cần phát huy khả năng tự kiểm sốt đới với

q trình học tập của học sinh; khuyến khích học sinh có kế hoạch tự trải nghiệm để
tìm tịi, khám phá, rút kinh nghiệm trong q trình học tập.
+ Về mơi trường học tập: để tạo dựng một mơi trường an toàn về mặt tình
cảm, giáo viên cần cởi mở và chấp nhận các nhu cầu khác nhau cũng như những đặc
điểm khác nhau của học sinh; ni dưỡng và khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm;
có sự tương tác mang tính tơn trọng giữa giáo viên và học sinh. Để tạo ra môi trường
học tập tích cực, giáo viên cần đề ra các quy định của lớp học và đưa ra các kỳ vọng,
mong đợi; khi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cần có đủ thời gian để học
sinh trả lời hay làm rõ những băn khoăn, thắc mắc của mình; tơn trọng trật tự, quy
trình; ln khen ngợi, động viên những nỗ lực, cố gắng của học sinh.
+ Về nội dung học tập: nội dung học tập có thể lơi cuốn học sinh khi giáo viên
dùng các ví dụ thực tế trong cuộc sớng để giúp học sinh có thể nhận biết giá trị và tính
ứng dụng của nó. Qua đó học sinh có thể kết nới với kinh nghiệm, kích thích tính tị
mị và làm cho học sinh mong ḿn tìm tịi, khám phá thêm; biến những chuyện xảy
ra trong nhà trường, trong xã hội thành những nội dung có thể giảng trên lớp; tạo điều
kiện để học sinh kết nối việc học ở trường với thế giới bên ngoài.
+ Về đánh giá học sinh: đảm bảo trung thực, công bằng, khách quan, không so
sánh; cần giúp học sinh biết điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân để tiến bộ; giúp HS
tái định hướng hoạt động học tập.
4. Một số chỉ tiêu phấn đấu:
+ Là một trong những trường đi đầu về môi trường thân thiện, học sinh tích cực;
có nề nếp, kỷ cương về tác phong giảng dạy và học tập.
- 100% giáo viên và học sinh có sự hợp tác tớt trong học tập và giảng dạy.
- 30% giáo viên và tập thể lớp học sinh được chọn là tiêu biểu về rèn chữ giữ
vở.
- 30% giáo viên và tập thể lớp học sinh được chọn là tiêu biểu về quản lý lớp
học bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
- 100% giáo viên có khả năng khai thác tớt việc ứng dụng cơng nghệ thông tin
trong dạy học.
- Phấn đấu đạt chuẩn quốc gia vào năm 2017.

- 10% học sinh có thể giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Phấn đấu đến năm 2020: 100% học sinh được học bán trú 2 buổi/ ngày
(thực hiện cuốn chiếu từ năm học 2017-2018 - tổ chức từ lớp Một).
- Phấn đấu đến năm 2019: 100% học sinh được học Tiếng Anh theo Đề án của
Bộ GD-ĐT.


 Kế hoạch trường – lớp đến năm 2020:

Năm học
2015 - 2016
2016 - 2017
2017 – 2018
2018 - 2019
2019 - 2020

Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
4
4
4
4
4
3 (105 trẻ)
4
4
4
4
3 (93 trẻ)
3
4

4
4
4 (106 trẻ)
3
3
4
4
4 (125 trẻ)
4
3
3
4

CỘNG
20
19
18
18
18

V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Giải pháp
chiến lược

Giải
pháp
Đổi
việc
học


Chương trình hành động

Chương trình 1: Nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác giáo dục học sinh
- Hiệu trưởng: Tổ chức học tập nâng cao
1: chuyên môn và cập nhật kiến thức xã hội
mới cho Phó hiệu trưởng và giáo viên.
dạy - Áp dụng các phương pháp dạy học tích
cực (Thực hiện chuyên đề, kiểm tra chuyên
đề)
- Tăng cường các phương tiện giảng dạy
hiện đại

Giải
Chương trình 2: Xây dựng và phát triển
pháp 2: đội ngũ
Phát
- Nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ
triển đội giáo viên: chỉ tiêu 80% trên chuẩn.
ngũ
- Đảm bảo chất lượng, sớ lượng.
- Nâng cao trình độ và hiệu quả làm việc
của đội ngũ nhân viên.

Thời gian thực
hiện
- Tổ chức học tập
trong hè và trong
sinh hoạt chuyên
môn cấp và tổ khối

vào đầu mỗi năm
học và trong cả
năm.
- Áp dụng trong
việc dạy học theo
chương trình cả
năm.
- Kết hợp các nguồn
lực bên ngoài để
trang bị dần các
phương tiện theo
thứ tự ưu tiên.
- Thực hiện trong 2
năm học 20162017; 2017-2018 và
giữ vững biên chế,
chất lượng đội ngũ.
- Kết hợp thực hiện
cùng kế hoạch thực
hiện chỉ thị 40/TW
- Đưa nhân viên
học tập nâng cao
trình độ theo các
chương trình đào
tạo bổ sung; khuyến
khích việc tự học,
tự rèn.
- Dự kiến 02 người
theo học các chuyên

Kinh phí

- Sử dụng
ngân sách
cho việc tổ
chức
học
tập.
- Sử dụng
các nguồn
ngân sách
xã hội hóa
cho
việc
trang bị các
phương tiện
học tập.
- Kinh phí
tài trợ.
- Sử dụng
ngân sách
cho việc tổ
chức
học
tập.
- Theo định
biên

ngân sách.
- Sử dụng
quỹ phúc lợi
và phát triển

sự nghiệp
hỗ trợ việc
học
tập
nâng
cao
trình độ.


ngành theo nhiệm
vụ.
Chương trình 3: Ứng dụng và phát triển
cơng nghệ thông tin trong quản lý và
giáo dục
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công
nghệ thông tin và hệ thớng internet trong
cơng tác quản lý, dạy học; duy trì và phát
triển trang Website, thư viện bài giảng, việc
ƯDCNTT của trường, … Cải cách việc
Giải
quản lý nhà trường, thực hiện tớt các
pháp 3:
chương trình quản lý PMIS, EMIS, EQMS,
Đổi mới
SMAS, . . .
quản lý
- Hiệu trưởng lãnh đạo việc đổi mới chất
nhà
lượng giáo dục toàn diện, ứng dụng CNTT
trường

trong dạy học.
- Trang bị, duy tu, bảo dưỡng các máy vi
tính ở phòng làm việc để tổ chức làm việc
và giảng dạy đạt hiệu quả cao.
- Động viên, khuyến khích đội ngũ tiếp tục
học tập, tích cực ứng dụng CNTT trong
giảng dạy và làm việc.

Giải
pháp
Phát
triển
sở
chất

- Tiếp tục thực hiện
từ NH 2015-2016
và nâng cao ở
những năm tiếp
theo sau.

Chương trình 4: Tu bổ cơ sở vật chất và
trang thiết bị giáo dục
- Sử dụng
- Thường xuyên tu sửa và bổ sung đầy đủ
nguồn ngân
các phương tiện làm việc. Từng bước trang
sách
mua
4:

bị các phương tiện ứng dụng cao trong dạy
sắm
các
- Thực hiện từ NH
và học.
phương tiện

2015-2016.
- 2015-2016 xây dựng thư viện đạt chuẩn;
làm
việc
vật
bổ sung đủ số lượng và đúng chủng loại
đáp ứng các
sách cho thư viện.
yêu cầu của
- 2016 -2017 xây dựng bổ sung hệ thớng
việc làm.
nhà làm việc và 4 phịng học.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ cấu tổ chức
- Thành lập Ban xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường gồm các thành viên là
đội ngũ cốt cán và giáo viên giỏi trong nhà trường.
2. Chỉ đạo thực hiện
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm triển khai quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược
của nhà trường.
- Ban xây dựng phân công cụ thể các thành viên chịu trách nhiệm thực hiện các
bước và từng phần của kế hoạch chiến lược.
3. Lộ trình, tiến độ thực hiện

- Thực hiện từ năm học 2015-2016 đến năm học 2019-2020 có đánh giá và đới
chứng kết quả, điều chỉnh kế hoạch theo từng thời điểm, trong từng năm học.
4. Phương thức đánh giá sự tiến bộ


- Đánh giá kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường dựa trên các điều kiện
có và cần có để kế hoạch thành công. Ban xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của
nhà trường và Hội đồng trường sẽ cùng xem xét các điều kiện khả thi của kế hoạch và
công nhận bản kế hoạch bằng cách bỏ phiếu kín.
- Đánh giá kế hoạch qua lộ trình thực hiện (học kì, cả năm và cả giai đoạn) bao
gồm các bước: Trình tự thực hiện các giải pháp chiến lược (theo thứ tự hay kết hợp);
Kiểm tra sự thực hiện của tổ khối chuyên môn, các bộ phận và đồn thể trong q trình
thực hiện các nhiệm vụ được phân công của kế hoạch chiến lược.
- Đánh giá kết quả của kế hoạch qua từng năm học và cả lộ trình thực hiện.
5. Tiêu chí đánh giá
- Ban xây dựng kế hoạch chiến lược có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chí đánh giá
kế hoạch chiến lược dựa trên các điều kiện cơ bản của nhà trường để tổ chức thực hiện
thành cơng kế hoạch.
- Bản tiêu chí sẽ gồm các mức độ: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tớt, hồn
thành, chưa hồn thành.
6. Hệ thống thơng tin phản hồi
- Là những thơng tin được phản hồi từ chính những thành viên của nhà trường,
của các tổ chức đoàn thể, của các bộ phận, của cộng đồng, của PHHS về việc thực thi
kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
- Các thơng tin được góp ý chính đáng sẽ được ghi nhận và xử lý theo từng bộ
phận liên quan (Theo các bước: thực hiện phân tích S.W.O.T - Điểm mạnh, Điểm yếu,
Cơ hội, và Nguy cơ).
VII. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Đối với Ủy ban nhân dân xã Ninh Thượng
Quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện hỗ trợ trong việc huy động các nguồn lực

giáo dục và góp phần xây dựng bán trú theo kế hoạch chiến lược của nhà trường.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Có kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất để nhà trường phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia
vào năm 2017; đến năm 2020: 100% học sinh được bán trú 2 buổi/ ngày.
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường của Trường Tiểu học Ninh
Thượng trong giai đoạn 2016-2020, tập thể sư phạm Trường Tiểu học Ninh Thượng
quyết tâm, nỗ lực thực hiện tốt kế hoạch này.

Nơi nhận :

HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD-ĐT ”Để báo cáo”;
- Hội đồng Trường “Để thực hiện”;
- Các bộ phận, đoàn thể;
- Lưu: VT

Văn Thị Phụng



×