Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KE HOACH PHAT TRIEN Y TE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.28 KB, 15 trang )

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐĂKR’LẤP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRẠM Y TẾ XÃ ĐẮK WER
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

/KH - TYT

Đăk Wer, ngày

tháng 01 năm 2019

KẾ HOẠCH
Phát triển Trạm Y tế xã Đắk Wer giai đoạn năm 2019-2020
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành
Trung ương Khóa XII về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới, Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới Y tế cơ
sở trong tình hình mới, Căn cứ Nghị Định số 117/2014/NĐ-CP, ngày 8/12/2014 của
Chính Phủ, Quy định về Y tế xã, phường, thị trấn; Thông tư số 33/2015/TT-BYT,
ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã,
phường, thị trấn; Quyết định số 4667/QĐ-BYT, ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc
Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến năm 2020 ;Thông tư số
39/2017/TT-BYT, ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế Quy định gói dịch vụ Y tế cơ bản
cho tuyến Y tế cơ sở; Thông tư số 43/2013/TT-BYT, ngày 11/12/2013; Thông tư
21/2017/TT-BYT, ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định chi tiết phân
tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Quyết định
số 607/QĐ- SYT, ngày 6/7/2017 của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt bổ
sung, điều chỉnh danh mục kỹ thuật chuyên môn đối với các Trạm Y tế trên địa bàn
huyện Đắk R’ Lấp; Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc
ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu,


Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế về triển
khai thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo Quyết
định 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2018 2020), Quyết định 6111/ QĐ – BYT, ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quyết định phê
duyệt đề án triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trạm y tế xã, phường giai
đoạn 2018-2020; Hướng dấn số 1383/HD-BYT, ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế Hướng
dẫn triển khai mơ hình điểm tại 26 Trạm y tế xã giai đoạn 2018 – 2020. Thực hiện chỉ
đạo của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk R’ Lấp, Trạm Y tế xã Đắk Wer xây
dựng kế hoạch phát triển Y tế giai đoạn 2019 – 2020 trên địa bàn xã Đắk Wer như
sau.
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH.
1. Đặc điểm địa lý dân cư.

- Đăk Wer là một xã nằm về phía Đơng của huyện Đắk R’ Lấp, có 10 thơn,
bon. Cách thị xã Gia Nghĩa 20 km, cách huyện Đắk R’’ Lấp 5 km theo quốc lộ 14.
Phía Đơng giáp với xã Đắk R’Moon Thị xã Gia Nghĩa, Tây giáp xã Kiến Thành, Nam


giáp xã Nhân Cơ, Bắc giáp với xã Quảng Tân huyện Tuy Đức. Với diện tích tự nhiên
4.572 Ha. Dân số sống khơng tập trung. đặc điểm khí hậu, năm 2 mùa mưa và nắng;
các loại vectơ truyền bệnh, SXH; và SR.. các mầm bệnh tự nhiên truyền nhiễm
thường xuyên; SXH; Tay chân miệng; Tiêu chảy Cúm… giao thông thông xuốt từ xã
đến các thôn, thông tin liên lạc qua điều tra xây dựng nông thôn mới gần 100 các gia
đình có diện thoại liên lạc trong đó có trên 50 % điện thoại thông minh.
- Tổng dân số: 9.145 khẩu; 2.151 hộ, gồm có 16 dân tộc anh em trong đó: dân tộc
thiểu số ( 15 dân tộc ) với 404 hộ; 1.933 khẩu chiếm 21,13 % đồng bào dân tộc tại chỗ 119 hộ,
653 khẩu, người kinh: 7.212 khẩu chiếm 78,86 %. Hộ nghèo 112/2.151 hộ chiếm 5,20 %.
phong tục lạc hậu, nhận thức người dân về công tác y tế cịn nhiều hạn chế. Đặc biệt
cơng tác VSMT, phòng bệnh, dân di cư tự do còn cao biến động nhiều, đời sống kinh

tế người dân còn nhiều khó khăn.
- Tình hình phát triển kinh tế-xã hội: xã đạt nơng thơn mới năm 2018; tình hình
phát triên kinh tế không đồng đều đặc biết là vùng đồng bào dân tộc tại chỗ cịn nhiều
khó khăn. Trên địa bàn xã có 05 trường học các cấp; có 4/5 trường đạt chuẩn quốc
gia, gồm 01 trường PTTH; 01 trường THCS 02 trường tiểu học; 01 trường Mầm non
2.Tình hình sức khoẻ và nhu cầu CSSK nhân dân:
- Tình hình bệnh tật qua khám chưa bệnh; tình hình bệnh truyền nhiễm ( có phụ
lục kèm theo ). các chương tình mục tiêu Y tế dân số: phịng chơng lao quản lý điều
trị 06 bệnh nhân; phong 01 bệnh nhân; Tâm thần 51 bệnh nhân trong đó Động kinh;
tâm thần phân liệt; trầm cảm bệnh nhân; quản lý người tàn tật .... HIV 04 quản lý điều
trị 01; tỷ lệ TCMR từ 90 đến 94 %; tỷ lệ SDD cân năng < 19 %; SDD chiều cao < 29
%.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2018
1. Thực hiện duy trì bộ tiêu chí theo Quyết định 4667 và thực hiên các chỉ tiêu
chương trình Y tế - Dân số:

Nội dung tiêu chí

Điểm
chuẩn

Điểm tự
chấm

Tỉ lệ đạt so với
điểm chuẩn

Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành cơng
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân


03

03

100%

Tiêu chí 2: Nhân lực y tế

10

10

100%

Tiêu chí 3:Cơ sở hạ tầng

11

11

100%

Tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và
phương tiện khác

09

08

88,88%


Tiêu chí 5: Kế hoạch - tài chính

10

09

90%

Tiêu chí 6: YTDP, VSMT và các
CTMTQG về y tế

17

17

100%

Tiêu chí 7: Khám chữa bệnh, PHCN
và YHCT

14

11

78,57%


Tiêu chí 8: Chăm sóc sức khỏe bà
mẹ - trẻ em


13

13

100%

Tiêu chí 9: Dân số - KHHGĐ

09

09

100%

Tiêu chí 10: Truyền thông – Giáo
dục sức khỏe

04

04

100

Tổng công

100

95


95%

- Kết quả thực hiện bộ tiêu chí năm 2016 đạt 90/100 điểm, năm 2017 SYT
thẩm định đạt 95/100 điểm năm 2018 duy trì đạt 95/100 điểm. chủ yếu thực hiện
theo hồ sơ, sổ sách. Hiệu quả chưa cao. Các chương trình Y tế dân số chỉ tiêu hàng
năm đạt trên 90 %.
2. Khám chữa bệnh:
Giai đoạn 2016-2018
Nội Dung

(Năm)

ĐVT
2016

2017

2018

Lượt

4.550

5.507

6.650

%

12


31

05

1

Hoạt động khám bệnh BHYT

2

Điều trị ngoại trú

3

Hoạt động điều trị nội trú

Lượt

3

3

0

4

Điều trị YHCT

Ngày


12

31

05

5

Tỷ lệ bệnh nhân tử vong

%

0

0

0

6

Thực hiện các thủ thuật

Lượt

81

97

139


Quy mô dịch vụ KCB tại đơn vị ngày một tăng cả về số lượng, chủ yếu khám
bệnh kê đơn; điều trị nội trú: 3;3;0; điều trị ngoại trú 12;31;05;: chủ yếu YHCT đáp
ứng được một phần nhu cầu KCB của người dân. Kết quả này là nỗ lực rất lớn của
tập thể cán bộ nhân viên y tế của trạm Y tế bao gồm nâng cao chất lượng chuyên
môn, tinh thần thái độ phục vụ, dịch vụ cung ứng thuốc, tăng cường thời gian làm
việc của nhân viên y tế. mặc dù năm 2018 cán bộ trạm Y tế xã tham gia học tập theo
Dự án HPET . rất là nhiều; 01 Bs học 12 tuần; 01Ys học 06 tuần; 01 NHS; 01 Đièu
dưỡng học 4 tuần; DS học 03 tuần; và các buổi tập huấn các chương trình mục tiêu Y
tế dân số khác. Có những lúc 04/7 cán bộ đi học. tập thể cán bộ viên chức trong đơn
vị tự học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau; qua kinh nghiệm sách vở các phác đồ
của Bộ Y tế và tại kho phác đồ của Sở Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh. Quy trình khám chữa bệnh hợp lý, xu hướng dịch chuyển
cơ cấu chủ động phòng bệnh và tiếp cận dịch vụ điều trị ngoại trú. Cấp cứu khẩn
trương tích cực và chuyển viện kịp thời. vào chun mơn khám chữa bệnh, giúp
phòng ngừa rủi ro, tai biến y khoa.
3. Thực hiện dịch vụ y tế:


- Khám chữa bệnh: tại TYT đang thực hiện danh mục các kỹ thuật chuyên môn
được Sở Y tế phê duyệt, theo Quyết định số 607/QĐ- SYT, ngày 6/7/2017, SYT phê
duyệt cho trạm y tế thực hiện 604/1092 danh mục tuyên xã. tuy nhiên việc thực hiện
danh mục này gặp khó khăn vì nhân lực chưa được tập huấn đào tạo, hay thiếu nhân
lực thực hiện, chưa được đầu tư trang thiết bị; trang thiết bị hư hỏng. chủ yếu khám
lâm sàng chưa có cận lâm sàng;
Cơng tác chun mơn sơ cấp cứu khám kê đơn ngoại trú là chủ yếu; . Giải
quyết được một số các bệnh tật phổ biến thơng thường tại địa phương, tham gia cơng
tác phịng chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên một số bệnh mạn tính, chưa thực hiện tốt
tại cơ sở nên tỷ lệ chuyển tuyến trên còn cao như đái tháo đường chưa điều trị tại
TYT, bệnh tăng huyết áp trong năm 2018 thực hiện điều trị 496 lượt bệnh nhân tăng

huyết áp..
- Công tác phục hồi chức năng chưa được thực hiện tại trạm do khơng có nhân
lực chỉ định theo quy định của BHYT: mới triển khai, lồng ghép với KCB Y học cổ
truyền tuy nhiên chua cao; chưa được thanh tốn BHYT. vì nhân lực là Y sĩ y học cổ
truyền nên chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyên khoa Phục hồi chức năng. Trang
thiết bị đã được đầu tư mua sắm nhưng vẫn còn thiếu, phòng KCB YHCT, phục hồi
chức năng chưa đạt yêu cầu, cơ sở hạ tầng trạm chật hẹp thiếu phịng KCB YHCT
nên khó khăn cho hoạt KCB tại đơn vị đạt chất lượng mong muốn.
- Các bệnh truyền nhiễm tại địa phương được khám phát hiện và thu dung, cách
ly điều trị kịp thời. Đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo bệnh
truyền nhiễm theo quy định có kế hoạch và phối hợp kịp thời xử lý tốt các ổ dịch trên
địa bàn xã.
- Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân được lồng ghép
trong khám, tư vấn, khám bệnh phòng điều trị hàng ngày tại TYT và TCMR. Kết hợp
với các vật liệu truyền thông sẵn có do các chương trình Y tế dân số cung cấp như áp
phích, tờ rơi, tranh ảnh.. được hướng dẫn trực tiếp hoặc dán tại phòng khám, tư vấn,
điều trị, phòng cấp phát thuốc.
4. Đánh giá về nhân lực y tế:

- Nhân lực Trạm y tế hiện có 8 cán bộ, trong đó:
+ Bác sĩ: 01 người.
+ Y sĩ đa khoa: 01 người;
+ Y sỹ đông Y: 01 người
+ Nữ hộ sinh: 01 người.
+ Điều dưỡng: 02 người;
+ Dược sĩ trung học 02 người, Cán bộ dân số 01 người.
- Ngồi ra cịn có 10 nhân viên Y tế thơn, đã được đào tạo 10/10 và 11 cộng tác
viên dân số.
Nguồn nhân lực so dân số còn thiếu 01. ( 8CBYT/9.145 dân); nhân lực TYT
chủ yếu thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế dân số; cơng tác chun môn KCB



cịn nhiều hạn chế, chưa được tiếp cận với mơ hình bệnh tật đa dạng và nhiều chủng
loại, chưa được đào tạo lại liên tục thường xuyên tại tuyến trên do cơng việc nhiều,
chưa có cơ chế đào tạo cụ thể chuyên môn KCB, từ tuyến dưới lên tuyên trên, ( mới
chỉ thực hiện chuyên môn KCb tại TYT ). công suất KCB tại đơn vị đông; thời gian
tập huấn các chương trình y tế nhiều, nên khó khăn về sắp xếp bố trí khơng có nhân
lực thay thế đi đào tạo.
5. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị:
Điều kiện cơ sở hạ tầng nhà làm việc xây dựng năm 2006 xuống cấp; phịng
làm việc chật khơng đủ phịng, Làm hạn chế công suất sử dụng và khả năng tiện lợi
hiệu quả, bố trí các phịng chức năng. Cơng trình vệ sinh nhà kho nhà tắm đã xuống
cấp trầm trọng. lị đốt rác xuống cấp trước cổng trường học khơng sử lý triệt để được.
Trang thiết bị sơ sài, ngoài huyết áp ống nghe; kinh hiển vi soi KSTSR; cận
lâm sàng khơng có. lạc hậu, đã hết thời gian khấu hao tài sản nhưng vẫn phải sử dụng
vì chưa có các TTB mới thay thế. Trang thiết bị tiệt trùng không đảm bảo để phục vụ
KCB.
- Công nghệ thông tin: 8 cán bộ Y tế xã có 03 máy tính 02 máy in; Mới 01
máy; cũ 02 máy; 02 máy in được cấp trên 5 năm. vừa để phục vụ KCB và thực hiện
cơng tác văn phịng; xây dựng kế hoạch báo cáo tất cả mọi hoạt động chung của trạm.
Còn sử dụng nhiều phần mền chưa được kết nối, đặc biết các phần mềm quan
trọng chưa có như.
+ Phần mềm tin học quản lý hoạt động Y tế xã: ( gồm 21 phân hệ): chưa thực
hiện:
+ Phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử (HER): Không.
+ Phần mềm thông kê Y tế điện tử: ( TT27;TT28;QĐ2360/1997/QĐ-BYT):
khơng
6. Tài chính y tế hàng năm:
Bảng 2:Kinh phí thu, chi đơn vị 2016-2018
Stt


Nội dung chỉ tiêu

Đơn vị tính: x 1.000 đ
Thời gian (năm)

2016

2017

2018

0

0

0

1

Thu viện phí

2

Nguồn thu BHYT

60.563

190.715


188.523

3

Nguồn KP chi thường xuyên

6.000

6.000

6.000

4

Chi lương Y tế xã

474.732

522.768

531.432

5

Phụ câp Y tế thôn

69.000

69.000


56.160

6

Trực

30.720

30.720

30.720


Stt

Nội dung chỉ tiêu

7

Chương trình mục tiêu Y tế dân số

8

Nguồn SNMT

Thời gian (năm)
2016

2017


2018

34.210

30.724

11.530

0

0

0

Nguồn kinh phí của đơn vị chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp chi cho hoạt động
thường xuyên, trả lương, các chế độ phụ cấp và mua sắm sửa chữa nhỏ.
Nguồn thu từ hoạt động KCB còn hạn chế chưa đáp ứng đủ cho các chi phí của đơn
vị, do vậy TYT khó khăn trong việc tự chủ dần về tài chính.
Chi thường xuyên; 6 triệu đồng một năm phục vụ mua giấy; bơm mực; sửa chửa mua
sắm nhỏ tại trạm. kinh phí KCB BHYT nhận được thực hiện mua một số trang thiết bị nhỏ
tại trạm bù tiền mua VPP; bơm mực;
7. Công tác dược, vật tư y tế.
- Hoạt động cung ứng thuốc, vật tư y tế tiêu hao được thực hiện theo đúng quy trình
thủ tục của Nhà nước, đảm bảo khơng thiếu thuốc, vật tư y tế tại TYT. Công tác dự trù
thông kê báo cáo TYT phải tự đi nhân thuốc, chở thuốc về trạm một năm trên 20 lần. Bên
cạnh đó hoạt động sinh hoạt chun mơn của đơn vị cịn giúp cho cơng tác quản lý thuốc vật
tư y tế tiêu hao được sử dụng đúng hiệu quả nâng cao chất lượng điều trị.

III. NHỮNG TỒN TẠI CƠ BẢN VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN.
- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, khi thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế

toàn dân, TYT xã sẽ phải gánh vác một khối lượng công việc lớn hơn hiện nay rất
nhiều. Trong khi vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động phòng bệnh và chống dịch, hoạt
động khám chữa bệnh sẽ tăng lên, nhất là khi phải thực hiện KCB bảo hiểm y tế ở xã,
ngày mốt tăng cao theo nhu cầu của người dân. trước hết là BHYT người nghèo.
Đồng bào dân tốc thiểu số, các thôn vùng 3 và các đối tượng khác ngày càng tăng.
Với tình hình hiện nay, quy hoạch mạng lưới KCB ở tuyến xã sẽ phải đạt được mục
tiêu cụ thể gì về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, năng lực quản lý họat động KCB
BHYT, TTYT huyện sẽ đầu tư nhân lực đào tạo tập huấn, đầu tư, cần có các loại
phương tiện chuẩn đốn gì, hỗ trợ các TYT xã ra sao... Nếu khơng có quy hoạch từ
bây giờ sẽ khơng thể thực hiện được mục tiêu trên, trong đó hàng năm sẽ phải thực
hiện được những nhiệm vụ gì và cần có nguồn lực nào, bao nhiêu.
1. Các vấn đề sức khoẻ:
- Thể hiện bằng tình hinh mắc bệnh, và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân
ngày một tăng. ( theo phụ lục kèm theo, và tình hình KCB 2016 – 2018 ).
- Tình hình bệnh truyền nhiễm gây dịch đêu xuất hiện liên túc hàng năm, khơng
có chiều hướng giảm.
- Tình hình mắc các bệnh nhiễm khuẩn. các bệnh mãn tính tăng cao.
2.Các vấn đề về nguồn lực y tế:
- Cơ sở y tế đã xuống cấp, thiếu phịng chức năng, nơi khơng thuận tiện giao
thơng. Trang thiết bị cịn thiếu; khơng đồng bộ; với nhu cầu KCB; CSSKBĐ theo quy


định ở tuyến xã.
- Đội ngũ cán bộ y tế xã cịn thiếu, trình độ chun mơn yếu khơng được đào
tạo sâu, thường xuyên, liên tục về chuyên môn KCB .
- Chưa áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đồng bộ; còn phụ thuốc
nhiều vảo sổ sách.
3. Các vấn đề sử dụng:
- Mục tiêu của ngành Y tế là người khoẻ được phòng bệnh và giáo dục sức
khoẻ, người ốm được chữa bệnh và tư vấn y tế vì vậy vấn đề là ở chỗ liệu người ốm

có được chữa bệnh hợp lý không? Làm thế nào để nguồn lực y tế sẵn có được người
dân chấp nhận nhiều hơn để khơng bị lãng phí nguồn lực đó? .
4. Các vấn đề liên quan tới chất lượng dịch vụ y tế:
- Chất lượng dịch vụ KCB chưa cao, chưa đa dạng, theo phân tuyến chun
mơn KCB, khơng có Cận lâm sàng, thể hiện qua các chỉ số gián tiếp như cơ sở vật
chất cho KCB, trình độ cán bộ y tế, trang thiết bị các nguồn thuốc.
5. Vấn đề ưu tiên.
- Đào tạo chuyên môn KCB cho cán bộ TYT: đào tạo KCB tại TTYT, đào tạo
cấp chứng chỉ tại các trường theo quy định đủ điều kiện thanh toán KCB BHYT.
- Đầu tư trang thiết bị Y tế; máy siêu âm; máy xét nghiệm đơn giản; và các trang
thiết bị khác phục vụ KCB.
- Ưng dụng công nghệ thôn tin tại trạm y tế xã theo Quyết định 6111/QĐ-BYT,
ngày 29/12/2019 của Bộ Y tế;
- Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo Quyết định 831/QĐ-BYT, ngày
11/3/2017 của Bộ Y tế.
- Không để dịch bệnh lớn xẩy ra trên địa bàn xã, hàng năm thực hiện tốt duy trì
xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về Y tế.
Phân thứ hai
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRẠM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2019-2020
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Chất lượng Khám chữa bệnh ban đầu, phòng chống dịch bệnh và thực hiện
các chương trình mục tiêu Y tế dân số trên địa bàn xã ngày một nâng cao, tiến tới
từng bước làm hài lòng người dân vào năm 2020.
- Đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn
nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của TYT, bảo đảm
cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho
từng người dân trên địa bàn, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối
hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị giữa TYT với tuyến trên, góp
phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong

công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.


2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể:

2.1 Đến cuối năm 2019 về cơ bản 100 % cán bộ TYT được đào tạo nâng cao về
chuyên môn KCB, và đến cuối năm 2020 được đào tạo và cấp các chứng chỉ đủ điều
kiện KCB thanh toán BHYT theo quy định .
2.2. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, danh mục kỹ thuật
đạt trên 70 % danh mục theo phân tuyến chuyên môn KCB TT43;TT21. Và gói dịch
vụ cơ bản theo Thơng tư 39.
2.3. Từng bước xây dựng tập thể, đoàn kết vững mạnh lấy bệnh nhân, người
dân làm trung tâm, tiến tới làm hài lòng bệnh nhân, và người dân ở mức độ từ trung
bình đến khá. Đời sống cán bộ viên chức từng bước được cải thiện và nâng lên.
2.4. Đến cuối năm 2020 trên 60 % người dân trên địa bàn xã được lập hồ sơ
quản lý sức khỏe.
2.5. Đến cuối năm 2020 được thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại trạm
Y tế xã theo quyết định 6111/QĐ-BYT.
2.6. Hàng năm duy trì xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế trên 90 điểm; các chỉ
tiêu Y tế dân số đạt 90 – 100 % .
2.7. Các chỉ tiêu cụ thể:
Stt

Nội dung chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu năm
2019


2020

1

Tổng số lượt khám bệnh

Lượt

6.560

7.216

2

Tổng số lượt bệnh điều trị nội trú

Lượt

15

20

3

Ngày điều trị trung bình/1 bệnh nhân

Ngày

3


3

4

Điều trị ngoại trú YHCT

Lượt

55

65

5

Tỷ lệ bệnh nhân tử vong tại trạm

%

0

0

6

Sai sót chun mơn

Lượt

0


0

7

Vi phạm y đức, đạo dức nghề nghiệp

Vụ

0

0

8

Thực hiện các chương trình mục tiêu
Y tế dân số

%

90 -100

90 -100

9

Lập hồ sơ quản lý sức khỏe

Người

2.743


5.487

10

Thực hiện phân mền tin học quản lý
hoạt động trạm y tế

Năm

Tập huấn

Thực hiện

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực:


- Rà soát sắp xếp nhân lực phù hợp với trình độ chun mơn, sở trường cơng
việc và theo vị trí nhu cầu việc làm cụ thể của từng viên chức trong đơn vị.
- Kiến nghị TTYT huyện bổ sung thêm 01 bác sỹ, để có ngay nguồn nhân lực
triển khai mở rộng các dịch vụ kỹ thuật KCB, đáp ứng nhu cầu KCB của người dân.
- Kiến nghị TTYT huyện Rà sốt trình độ năng lực của viên chức, sắp xếp bố
trí các vị trí quan trong để ưu tiên cử đi đào tạo theo các hình thức: ngắn hạn cầm tay
chỉ việc để có ngay đội ngũ y bác sỹ được cập nhập kiến thức, kỹ năng nghề theo sự
phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng vào y học để cải thiện đáp ứng chất lượng
KCB trong điều kiện hiện nay.
- Ưu tiên mở rộng nâng cấp khu vực phòng khám ngày một chuyên nghiệp, áp
dụng các quy trình kỹ thuật cải thiện thời gian chờ đợi khám bệnh của người bệnh.
- Củng cố khám Y học cổ truyền.

+ Phát triển hệ thống chẩn đoán cận lâm sàng (Xét nghiệm và chẩn đốn hình
ảnh)
+ Hồn thiện cơng tác bảo vệ môi trường (xử lý chất thải, rác thải y tế).
+ Đảm bảo cơng tác phịng cháy và chữa cháy, cung ứng đủ nước sạch sinh
hoạt.
2. Cung ứng dịch vụ y tế và chất lượng KCB:
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện
việc quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng người dân trên địa bàn, tập trung
vào việc theo dõi, tư vấn về sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng, chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em; phòng chống các bệnh lây nhiễm, không
lây nhiễm, quản lý các bệnh mạn tính; khám bệnh, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm
vụ và kết nối, chuyển người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên.
- Củng cố toàn diện, mở rộng khám bệnh đa khoa và y học dân tộc. Cung ứng
đủ các phương tiện cần thiết đáp ứng được nhu cầu khám ngoại trú ngày càng cao,
nâng cao sự hài lòng của cộng đồng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Nâng cấp và bổ sung trang thiết bị, nhân lực đúng chủng loại, giải quyết được
khám chữa bệnh ban đầu, và sơ cấp cứu kịp thời không để xảy ra tai biến trong điều
trị, giảm tỷ lệ chuyển tuyến trên, chăm sóc bệnh nhân tồn diện.
- Mở rộng phát huy tối đa khả năng thực hiện các thủ thuật được phân tuyến
chuyên môn trong danh mục kỹ thuật SYT phê duyệt .
- Triển khai và mở rộng thêm các dịch vụ kỹ thuật y tế, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại nhà.
- Triển khai từng bước toàn diện về cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ áp
dụng công nghệ thông tin; KCB; và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế.
- Tăng cường đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân:
+ Tiếp tục triển khai, củng cố và kiện toàn Qui tắc ứng xử, học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qui chế dân chủ của đơn vị, thực hiện cam kết và


nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, tấm gương cán bộ y tế

qua các thời kỳ.
+ Chấn chỉnh và thay đổi tác phong phục vụ, có trách nhiệm, tận tâm, tận tình
chu đáo, làm việc có khoa học và có nề nếp.
+ Kiện tồn hệ thống phục vụ nâng cao năng lực quản lý và tinh thần trách
nhiệm, dám nghĩ dám làm, công bằng không vụ lợi.
+ Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra để kịp thời sửa chữa và khắc phục các
tồn tại, hạn chế, trong khám chữa bệnh, quy chế chuyên môn thường trực.
3. Đảm bảo công tác dược và trang thiết bị, vật tư y tế:
- Thuốc và các sinh phẩm thiết yếu, dịch truyền được đảm bảo đầy đủ theo cơ
số nhất định tại trạm. Theo Thông tư 39 về gói dịch vụ y tế cơ bản.
- Triển khai hoạt động tư vấn, theo dõi, giám sát hiệu quả sử dụng thuốc và các
tác dụng mong muốn không mong muốn của thuốc và hóa chất, cũng như ngăn ngừa
các sự cố về thuốc như mẫn cảm, dị ứng, sốc phản vệ có thể xảy ra.
- Việc cunng ứng thuốc vật tư, phải đảm bảo về chất lượng, thời gian, số lượng
theo nhu cầu thông qua giải pháp: Thực hiện theo mơ hình bệnh tật, đúng thời gian,
đủ danh mục, đủ về số lượng.
- Trang thiết bị y tế cần đầu tư và cung ứng danh mục trang thiết bị y tế chuẩn.
Phù hợp với như cầu, khả năng cung cấp dịch vụ
- Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị y tế hiện có.
Phân công người chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng, đảm bảo chính xác các thơng
sơ kỹ thuật. Có kế hoạch bảo trì sửa chữa định kỳ trong quá trình sử dụng trang thiết
bị.
4. Cơ sở hạ tầng:
- Kiến nghị TTYT huyện Nâng cấp, cải tạo, sửa chữa một số phòng. Đã xuống
cấp, xây thêm 02 phòng thuốc dự án Y tế cơ sở theo Quyết định 2348 mà đã khảo sát
năm 2018.
- Nâng cấp, chữa chữa, bảo dưỡng định kỳ các khu xử lý chất thải, hồn chỉnh
cơng tác bảo vệ mơi trường.
- Hồn chỉnh hệ thống phịng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét; duy tu và
bảo dưỡng định kỳ cơng trình vệ sinh cơng cộng, nhà vệ sinh nhà tắm. Lị đốt rác.

5. Thực hiện duy trì xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về Y tế, và thực hiện các
chương trình mục tiêu Y tế dân số.
- Hàng năm xây dựng cụ thể chi tiết riêng thực hiện duy trì xã đạt bộ tiêu chí
quốc gia về y tế và thực hiên các chương mục tiêu Y tế dân số đạt từ 90 – 100 %, các
chỉ tiêu giao.
6. Lập hồ sơ sức khỏe (EHR);


- Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo Quyết định 831; và lộ trình cung cấp
phần mềm của Bộ Y tế, và cấp trên thực hiện vào 6 tháng cuối năm 2019 và cả năm
2020. ( có kế hoạch chi tiết để thực hiện).
+ Thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho từng người dân để mọi người dân đều
được quản lý, theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu; được tư vấn sức khỏe, điều trị
hoặc được chuyển tuyến phù hợp khi khám, chữa bệnh.
+ Hồ sơ sức khỏe cá nhân phải đảm bảo tính bảo mật, cá nhân được cấp một
mã định danh y tế duy nhất để xem thông tin về sức khỏe của mình. Phần mềm hồ sơ
quản lý sức khỏe người dân đảm bảo liên thông, đồng bộ, kết nối với các phần mềm
khác từ các chương trình mục tiêu, các hệ thống thông tin quản lý bệnh truyền nhiễm,
không lây nhiễm, hệ thống thông tin tiêm chủng, phần mềm khám chữa bệnh.
+ Tiếp nhận các thơng tin sẵn có từ cơ sở dữ liệu dân cư, KCB đang quản lý để
cập nhật các thơng tin cơ bản về hành chính vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho
toàn bộ người dân trong xã.
- Đối tượng lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân: Toàn bộ người dân có hộ khẩu
thường trú tại địa bàn xã, phân loại đối tượng thành các nhóm:
+ Trẻ em dưới 6 tuổi.
+ Học sinh: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
+ Sinh viên: Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
+ Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước,
các đơn vị, tổ chức xã hội, xí nghiệp, doanh nghiệp.
+ Người cao tuổi, hưu trí: Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, người nghỉ hưu,

hưởng BHXH hàng tháng.
+ Người dân lao động tự do và các đối tượng còn lại khác.
- Đối tượng tham gia quản lý sức khỏe người dân: Trạm Y tế các xã; Trung tâm
Y tế huyện; các cơ sở khám chữa bệnh (có thực hiện khám chữa bệnh BHYT).
7. Ứng dụng công nghệ thôn tin để quản lý hoạt động của Trạm Y tế theo
Quyết định 6111/QĐ-BYT.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hoạt động của trạm y tế xã góp
phần tăng cường công tác quản lý hoạt động của trạm y tế dựa trên cơ sở quản lý
khoa học và hiệu quả của hệ thống quản lý, giúp nắm được các thơng tin nhanh,
chính xác, bất cứ lúc nào, tránh được quan liêu, hiệu chỉnh ngay được các sai sót và
điều chỉnh kịp thời .., Y tế điện tử là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong y tế, như điều trị bệnh nhân, hồ sơ sức khỏe; theo dõi dịch bệnh, thông kê
báo cáo…đảm bảo rằng các thông tin y tế đúng phải được cung cấp đến đúng người
đúng nơi và đúng lúc dưới mọi hình thức điện tử an tồn và nhanh nhất. giúp đơn
giản hóa các thủ tục hành chính loại bỏ bớt các hoạt động trung gian, tạo điều kiện
cho các dịch vụ KCB nhanh chóng,


- Thực hiện phần mềm tin học quản lý hoạt động của trạm y tế theo lộ trình
cung cấp phầm mềm của Bộ Y tế thực hiện 6 tháng cuối năm 2019 và cả năm 2020.
gồm các phân hệ chức năng cụ thể sau.
+ Quản lý công tác dân số KHHGĐ; Quản lý khám bệnh, chữa bệnh; Quản lý
bệnh truyền nhiễm; Quản lý chăm sóc sức khỏe sinh sản; Quản lý phòng chống HIV;
Quản lý tiêm chủng; Quản lý uống Vitamin A. Quản lý phòng, chống suy sinh
dưỡng; Quản lý phịng chống tai nạn thương tích; Quản lý thơng tin tử vong; Quản lý
thuốc thiết yếu và vật tư Y tế; Quản lý tài sản trang thiết bị; Quản lý truyền thông,
giáo dục sức khỏe; Quản lý vệ sinh môi trường; Quản lý an toàn thực phẩm; Quản lý
sức khỏe cá nhân; Quản lý tài chính – kế tốn; Báo cáo thông kê; Quản lý danh mục
dùng chung; Quản trị hệ thông.
+ Phần mềm thống kê y tế điện tử quản lý được tất cả các chỉ tiêu thông kê,

hiển thị biểu mẫu báo cáo thông kê theo quy định tại Thông tư số 27/2014/TT-BYT
ngày 14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối
với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã; Thông tư số 28/2014/TT-BYT, ngày
14/8/2014 của Bộ Y tế Quy định nội dung hệ thống chi tiêu thông kê ngành y tế và
Quyết định 2360/1997/QĐ-BYT, ngày 14/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành biểu mẫu báo cáo thơng kê bệnh viện.
8. Cơng tác tài chính:
- Tăng cường quản lý nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hiện có
của đơn vị, thực hiện chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Đặc
biệt quán triệt sử dụng nguồn kinh phí bằng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo
nội dung Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ Tướng
Chính Phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đảm bảo chi đủ lương, các phụ cấp (đặc thù, chức vụ, tăng thêm, cơng tác
phí…), các chế độ chính sách khác theo đúng quy định nhà nước. Đồng thời làm tốt
công tác đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ quỹ người nghèo, thiên tai, bão lũ,…
- Lập kế hoạch sử dụng, cân đối tài chính hiện có của đơn vị từ nguồn KCB để
xây dựng, sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư mua sắm một số TTB bảo đảm
nguồn vốn sử dụng hiệu quả, chế độ thanh quyết toán theo đúng quy định của pháp
luật.
Bảng 4: Dự kiến nguồn thu của đơn vị giai đoạn 2016-2020. (Đơn vị tính: x1.000đ)

Stt

Nội dung chỉ
tiêu

Thời gian (năm)
2016

2017


2018

2019

2020

I

Nguồn thu tại đơn vị (bao gồm cả thuốc và chi phí trực tiếp)

1

Tổng thu viện
phí

0

0

0

0

0

2

Tổng thu BHYT


60.563

190.715

188.523

207.375

228.094

3

Thu từ dịch vụ


khác

(quầy thuốc,
phòng, tiêm chủng…)

II

Ngân sách nhà nước cấp

1

Nguồn
sách

2


KP chi thường
xuyên

3

Nguồn SNMT

ngân

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức bộ máy, nhân lực, tập huấn, đào tạo:
Kiện toàn sắp xếp tổ chức lại bộ máy và vị trí nhân lực thực hiện. Định hướng
bồi dưỡng đào tạo, tập huấn, phát triển nghề giai đoạn 2019 – 2020.
- Nhân lực hiện có: 08 trong đó Bs 01; YS đa khoa 01; YSYHCT 01; NHS 01;
Điều dưỡng 02; Ds 02.
- Kiến nghị bổ sung thêm 01 nhân lực Bác sỹ; đào tạo 01 KTVXN;
- Nhu cầu đào tạo:
+ Siêu âm: 01;
+ Bs; Thực hành chuyên môn KCB tại các khoa: Khám bệnh, điều trị các bệnh
mãn tính; khoa nội; nhi nhiễm; tham gia sinh hoạt chuyên môn hàng tuần tại TTYt
huyện; hỗ trợ chuyên môn trực tiếp qua điện thoại khi cần thiết.
+ Điều dưỡng; thực hành chuyên môn thực hiện các kỹ năng chăm sóc người
bệnh và thực hiện y lênh tại các khoa Nội; nhi. Ngoại.
+ Tập huấn chuyên môn cho YSYHCT tại khoa YHCT.
+ Đào tạo tập huấn lập hồ sơ sức khỏe cho 100 % cán bộ y tế.
2. Kiến nghị các khoa phịng :
- Phịng HC-KT:
+ Có kế hoạch tham mưu TTYT huyện đầu tư trang thiết bị KCB: máy siêu âm;
xét nghiệm; và các trang thiết bị khác phục vụ KCB (có dự trù riêng ).

+ Xây dựng cơ chế tài chính cho hoạt động của trạm Y tế xã.
- Phòng KH - NV - ĐD:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn chuyên môn KCB cho nhân viên TYT;
+ Xây dựng lộ trình thực hiện lập hồ sơ sức khỏe cá nhân trên địa bàn huyện.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện Ứng dụng công nghệ thông tin theo QĐ 6111.
- Các khoa chuyên môn:


+ Khoa Khám - Liên chuyên khoa; Khoa Nội - Nhiễm; Khoa Y học cổ truyền PHCN; Khoa Ngoại tổng hợp; Khoa Nhi. tạo điều kiện cho CB TYT học tập chun
mơn KCB. Các bệnh mãn tính. Cho BS; Ys đa khoa; YSYHCT; Điều dưỡng; luân
phiên học tập tại TTYT huyện từ 2019 đến 2020.
3. Cơ sở hạ tầng, vật tư, trang thiết bị KCB:
3.1. Cơ sở hạ tầng:
- Cho phép TYT xã ghép 02 phòng sinh và KHHGĐ làm một; mở phịng
KCBYHCT. ( do khơng có sinh tại trạm ).
- Sửa chữa lị đốt rác; các cơng trình vệ sinh;
3.2. Trang thiết bị phương tiện KCB.
- Từ nguồn nhà nước: Máy siêu âm; xét nghiệm đơn giảm.
- Trang thiết bị KCB khác.
4. Quản lý chất lượng chuyên môn:
- Chất lượng về phục vụ, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y
tế.
- Chất lượng KCB, gồm nâng cao năng lực khám và điều trị hiệu quả, hạn chế
chuyển tuyến trên.
5. Cơng tác tài chính, quản lý tài sản, phân phối nguồn thu nhập
- Quản lý tài chính nhà nước
- Phân phối tài chính, nguồn thu nhập
6. Chế độ báo cáo, thống kê
- Thống kê về chỉ số
- Thống kê về kỹ thuật thực hiện

- Thống kê về tài chính
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Giám đốc; chỉ đạo
2. Các Khoa, phòng chức năng: tham mưu thực hiện.
3. Các khoa chuyên môn: đào tạo
4. Viên chức trạm Y tế, Y tế thôn. Thực hiện
Nơi nhận:
- BGĐ (c/đạo);
- Các khoa phòng (p/hợp);
- Lưu: TYT (Tuat_12b).

TRẠM TRƯỞNG


Duyệt
GIÁM ĐỐC



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×