Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

SKKN Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 54 trang )

Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐẾ ................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi của đề tài ...................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3
5. Bố cục sáng kiến kinh nghiệm ........................................................................ 3
6. Tính mới của đề tài.......................................................................................... 4
PHẦN 2: NỘI DUNG......................................................................................5
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo cho học sinh THPT……………. ...............................................................5
1.1. Cơ sở lí luận...............................................................................................5
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................... ................................................... 8
Chương II. Mơ hình các dạng bài tập vận dụng với nhiều cấp độ trong giờ đọc
văn hướng tới phát triển năng lực cho học sinh……………………...................11
2.1. Bài tập trong hoạt động vận dụng............................................................. 11
2.2. Hệ thống dạng bài tập vận dụng nhằm phát triển năng lực sáng tạo và hợp
tác trong giờ đọc văn........................................................................................14
Chương III: THỰC NGHIỆM ......................................................................... 31


3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 31
3.2. Nội dung thực nghiệm................................................................................ 31
3.3. Đối tượng, địa điểm thực nghiệm...............................................................45
3.4. Phương pháp thực nghiệm..........................................................................45
3.5. Đánh giá.....................................................................................................45
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 48
1. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 48
2. Kiến nghị, đề xuất ......................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
CÁC TỪ VIẾT TẮT
DH

Dạy học

GV

Giáo viên



Hoạt động

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo


HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

TT

Thứ tự

TNST


Trải nghiệm sáng tạo

HĐGD

hoạt động giáo dục

DHNV

Dạy học ngữ văn

NL

Năng lực

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

ST

Sáng tạo

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa



Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Nội dung chính chương trình giáo dục phổ
thơng tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thơng mới. Dự thảo ngày 5 tháng 8
năm 2015.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một
số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB ĐHSP, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng. NXB ĐHSP, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chƣơng trình phát triển
giáo dục trung học (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Hố học
cấp THPT.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, (6/2014), Tài liệu tập huấn
giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
5. Bộ giáo dục và Đào tạo, (12/2014), Tài liệu hội thảo, Xây dựng chương trình
giáo dục phổ thơng theo định hướng phát triển năng lực.
6. Bộ giáo dục và Đào tạo, (12/2014), Tài liệu hội thảo, Xây dựng chuyên đề
dạy học kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
7. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (11/2014), Tài liệu tập huấn
giáo viên Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
8. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (2014), Tài liệu tập huấn,
Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học .
9. Bộ giáo dục và Đào tạo, cục nhà giáo và cán bộ, (3/2014), Tài liệu tập huấn,
đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
10. Bộ giáo dục và Đào tạo, (5/2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ
thơng tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới.



Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực đang
được vận dụng tích cực trong những năm gần đây trên mọi cấp học nhằm giúp học
sinh phát huy tối đa năng lực vốn có vì thế GD đã có nhiều định hướng thay đổi từ
hoạt động dạy học , kiểm tra đánh giá đều hướng đến phát triển năng lực học sinh.
Chúng ta đang ở đầu những thập niên của thế kỉ XXI, thế giới đang bùng nổ tri
thức khoa học và công nghệ. Xã hội phồn vinh phải là xã hội dựa vào tri thức, dựa
vào khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, tài năng sáng chế của con người. Việt
Nam cũng đang từng bước hội nhập với xu thế phát triển của thời đại đòi hỏi
chúng ta cần có một nguồn nhân lực dồi dào, đủ trình độ cả về kiến thức lẫn kĩ
năng. Trong xu thế tồn cầu hóa u cầu chúng ta cần phát huy tích cực, chủ động
trong việc tiếp thu tri thức, biết vận dụng tri thức giải quyết các vấn đề đặt ra trong
thực tiễn một cách sáng tạo. Với sự phát triển của kinh tế xã hội, GD & ĐT luôn
được đảng và nhà nước quan tâm nhằm nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân
tài phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước. Theo nghị quyết 29 – NQ/TW
ngày 4/11/2003 Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng CSVN (khóa XI) đã xác định
“Phát triển GD & ĐT là nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học”, “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ
các yếu tố cơ bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực của người học”, “Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận
năng lực”. Như vậy việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực người
học là một trong những nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong công cuộc đổi mới
GD hiện nay. Đặc biệt đối với giáo dục phổ thơng nghị quyết cịn nhấn mạnh: “Tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực cơng dân, phát hiện
và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng

GD toàn diện, chú trọng GD lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ,
tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển
khả năng sáng tạo, khuyến khích học tập suốt đời”. Vì vậy đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát triển năng lực đang được vận dụng trong những năm gần
đây trên mọi cấp học, từ hoạt động học đến kiểm tra đánh giá.
1.2. Thực trạng dạy học ở trường phổ thông hiện nay chưa thực sự đổi mới
theo hướng phát triển năng lực, dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, chưa
mạnh dạn để học sinh có những sáng tạo riêng và đề xuất cách giải quyết những
tình huống có vấn đề.
1.3. Xu thế phát triển của xã hội nên học sinh dễ dàng tiếp xúc nhiều kênh
thông tin – giải trí vì thế sẽ khơi gợi được đam mê, năng lực cho học sinh và giờ
đọc văn sẽ là “đất” tốt để học sinh có thể thử sức với những năng lực của mình đặc


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
biệt là năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề. Một giờ đọc văn nếu để cho học sinh
thỏa sức sáng tạo , thể hiện mình, tự đặt ra những vấn đề cập nhật … chắc rằng sẽ
là giờ hấp dẫn lôi cuốn học sinh nhiều hơn là tiết học chỉ toàn là kiến thức máy
móc, rập khn.
1.4. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh: Khi năng lực học sinh phát huy
tối đa, chúng ta những nhà giáo dục sẽ có những định hướng nghề nghiệp cho học
sinh qua hoạt động hướng nghiệp định kì cho học sinh như vậy sẽ mở ra tương lai
tốt cho học sinh. Ví như , HS sáng tạo viết từ văn bản văn học thành kịch bản, hs
đóng vai nhân vật dưới hình thức “ Sân khấu hóa”, hs phổ nhạc , đàn, hát, làm
MC… như vậy năng khiếu, sở trường, sở thích được hs hứng thú thể hiện từ đó có
thể định hướng phát triển tương lai cho hs một cách phù hợp nhất.
1.5. Đặc thù của bộ môn Ngữ Văn là môn phát huy cao nhất khả năng rèn
luyện các năng lực và phẩm chất cho học sinh trung học.
1.6. Việc khai thác hệ thống bài tập vận dụng trong giờ đọc văn để phát triển

năng lực cho học sinh là một cách làm khá khả quan và có tính ứng dụng cao.
Đặc biệt, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo được xem là một trong
những năng lực cốt lõi giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức đã học giải
quyết các vấn đề học tập, những tình huống trong cuộc sống. Khi năng lực học
sinh phát huy tối đa, chúng ta những nhà giáo dục sẽ có những định hướng nghề
nghiệp cho học sinh qua hoạt động hướng nghiệp như vậy sẽ mở ra tương lai tốt
đẹp cho các em. Đặc thù của bộ môn Ngữ Văn là môn phát huy cao nhất khả năng
rèn luyện các năng lực và phẩm chất cho học sinh trung học. Việc khai thác hệ
thống bài tập vận dụng trong giờ đọc văn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề
và năng lực sáng tạo cho học sinh là một cách làm khá khả quan và có tính ứng
dụng cao. Với những lí do trên chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phát triển
năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài tập vận dụng
trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay”.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài được lựa chọn thực hiện nhằm xác định phương pháp dạy học phù hợp
để phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài tập
vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay. Đồng thời chia sẻ kinh
nghiệm trong dạy học của bản thân cùng đồng nghiệp ở các đơn vị khác có thể
tham khảo, bổ sung, sáng tạo khơng ngừng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm. Từ đó góp phần đổi mới PPDH theo định hướng phát triển
năng lực cho HS bậc THPT.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở mục đích đã nêu, đề tài tiến hành các nhiệm vụ sau:


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
- Nhiệm vụ chung của đề tài là góp phần khơng ngừng cải tiến và nâng cao
chất lượng hiệu quả việc dạy học môn Ngữ văn. Nâng cao hơn nữa vị thế và phát

huy hết giá trị của môn Ngữ văn trong sự nghiệp trồng người, đào tạo con người và
định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh trong xu thế của thời đại.
- Nhiệm vụ chung cụ thể:
+ Tìm hiểu cơ sở lí luận, thực tiễn của đề tài.
+ Đề xuất giải pháp.
+ Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài thuộc lĩnh vực phương pháp dạy học ở cấp Trung học phổ thông, cụ thể
là phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài tập
vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay”. Đối tượng hướng dẫn thực
hiện là học sinh bậc THPT. Đây là đối tượng HS đã có khả năng tư duy độc lập và
hoạt động thực tiễn. Do đó, giáo viên có thể thực hiện dễ dàng, hiệu quả các
phương pháp dạy học giúp học sinh hình thành những phẩm chất, phát triển năng
lực tồn diện, định hướng được nghề nghiệp cho mình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nội dung thực hiện nghiên cứu của đề tài là các bài tập vận dụng trong
bài đọc văn thuộc chương trình ngữ văn THPT, sách tham khảo, các cơng văn, chỉ
thị, nghị quyết...
Từ thực tiễn đó, trong năm học 2019 - 2020 chúng tơi đã nghiên cứu tìm tịi,
học hỏi, sáng tạo, áp dụng tích cực phương pháp này trong quá trình dạy học để
nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học Ngữ văn, hình thành và phát triển phẩm
chất, năng lực, định hướng được nghề nghiệp cho HS cuối cấp. Vì vậy mà việc học
của học sinh trở nên nhẹ nhàng và khoa học, thoải mái, hứng thú, không nặng nề,
hiệu quả nhận thức và đánh giá của học sinh về những kiến thức văn chương khá
vững vàng, sâu sắc, giúp HS có tình u đối với môn Ngữ văn và định hướng đúng
nghề nghiệp tương lai cho mình.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

- Khảo sát ý kiến giáo viên về vấn đề dạy học.
5. BỐ CỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Gồm 3 phần:
- Phần đặt vấn đề.


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
- Phần nội dung.
- Phần kết luận và kiến nghị.
6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
- Về mặt khoa học: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận của dạy học phát triển năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học ở trường phổ thơng nói chung, dạy
học Ngữ văn nói riêng.
- Về mặt thực tiễn:
+ Xây dựng hệ thống bài tập vận dụng mới cho giờ đọc văn với mục đích rõ
ràng là phát huy hết năng lực học sinh điều này từ trước tới nay chưa được người
dạy chú ý đầu tư nhiều.
+ Thông qua hệ thống bài tập vận dụng không chỉ củng cố kiến thức đã học mà
nó cịn ứng dụng cao hơn là phát hiện năng lực từ đó định hướng nghề nghiệp cho
học sinh, phát hiện tài năng của học sinh…
+ Tính ứng dụng cao cho tồn cấp học, tồn bộ các mơn học khơng chỉ riêng
môn Ngữ Văn.
+ Năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề là một trong hai năng lực quan trọng
giúp học sinh thể hiện bản thân một cách rõ ràng nhất. Vì vậy việc giờ đọc văn làm
được là từ hệ thống bài tập cuối tiết mà phát huy, khơi dậy, kích thích cho năng lưc
học sinh phát triển thì đó là một thành cơng đáng ghi nhận cho bộ môn Ngữ Văn ...


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài

tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
PHẦN II: NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THƠNG.
1.1. Cở Sở lí luận về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
trong dạy học môn ngữ văn cho học sinh trung học phổ thơng.
1.1.1. Một số vấn đề lí luận về năng lực
1.1.1.1. Khái niệm năng lực.
Phạm trù năng lực thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau và mỗi cách
hiểu có những thuật ngữ tương ứng: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách
nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình
huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu
biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động”. Theo dự thảo
Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể: “Năng lực là khả năng thực hiện thành
công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến
thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng
lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân
đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”.
Năng lực của học sinh (HS) là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ
năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí
vào thực hiện thành cơng nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt
ra cho chính các em trong cuộc sống.
1.1.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề.
- Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực GQVĐ là năng lực hoạt động trí tuệ của con người. Có thể hiểu là
khả năng của con người phát hiện ra vấn đề cần giải quyết và biết vận dụng những
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, sẵn sàng hành động để giải quyết tốt
vấn đề đặt ra. Theo PISA, 2012: “Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo là
khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống có vấn đề khi mà giải pháp

giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình
huống có vấn đề đó nhằm phát huy tiềm năng của cá nhân như một cơng dân tích
cực biết phản ánh nhận thức của chính mình”.
Năng lực GQVĐ là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thao tác tư duy
và hoạt động) trong hoạt động nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của
vấn đề. Có thể nói năng lực GQVĐ có cấu trúc chung là sự tổng hòa của các năng
lực trên.


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
- Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực GQVĐ là sự tổng hòa của các
năng lực sau: Năng lực nhận thức, học tập bộ môn giúp người học nắm vững các
khái niệm, qui luật, các mối quan hệ và các kỹ năng bộ môn. Năng lực tư duy độc
lập giúp người học có được các phương pháp nhận thức chung và năng lực nhận
thức chuyên biệt, biết phân tích, thu thập xử lí, đánh giá, trình bày thơng tin. Năng
lực hợp tác làm việc nhóm, giúp người học biết phân tích đánh giá, lựa chọn và
thực hiện các phương pháp học tập, giải pháp GQVĐ và từ đó học được cách ứng
xử, quan hệ xã hội và tích lũy kinh nghiệm GQVĐ cho mình. Năng lực tự học giúp
người học có khả năng tự học, tự trải nghiệm, tự đánh giá và điều chỉnh được kế
hoạch GQVĐ, vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau. Năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, giúp người học có khả năng phân tích,
tổng hợp kiến thức trong việc phát hiện vấn đề và vận dụng nó để GQVĐ học tập
có liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Như vậy, năng lực GQVĐ có cấu trúc chung
là sự tổng hịa của các năng lực trên, đồng thời nó cịn là sự bổ trợ của một số kỹ
năng thuộc các năng lực chung và năng lực chuyên biệt khác.
1.1.1.3. Năng lực sáng tạo.
- Khái niệm: Năng lực sáng tạo.
Năng lực sáng tạo là khả năng tạo cái mới hoặc giải quyết vấn đề một cách mới
mẻ của con người, là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp

các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó. Năng lực sáng tạo được thể hiện ra ở những
khả năng sau:
- Khả năng phát hiện ra những điểm tương đồng, khác biệt cũng như mối liên
hệ giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống. Người có năng lực
sáng tạo thường có thói quen quan sát, so sánh và nhất là khả năng tưởng tượng,
liên tưởng rất tốt. “Tưởng tượng tự do giúp tạo ra những hình ảnh, cấu thành,
thiết kế mới hữu ích mà trong điều kiện tư duy duy lí thông thường khơng có
được”(8).
- Khả năng tìm tịi, phát hiện ra những vấn đề mới, những giải pháp mới dựa
trên những kiến thức, kinh nghiệm đã có hay những hạn chế, bất cập đang tồn tại
hiện hữu. Biểu hiện này thường xuất hiện ở những người có động cơ sáng tạo, có ý
chí và nghị lực để thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn cho cá nhân
hay cộng đồng và đặc biệt là phải có một nền tảng tri thức phong phú cũng như
khả năng phân tích, suy luận đúng đắn.
- Khả năng giải quyết vấn đề bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau; phân
tích, đánh giá vấn đề ở nhiều phương diện, góc nhìn khác nhau. Cùng một vấn đề,
một bài tốn đặt ra, người có năng lực sáng tạo thường tìm kiếm, phát hiện được
nhiều hướng giải quyết, nhiều ý tưởng khác nhau. Người có năng lực sáng tạo
thường không dễ dàng chấp nhận những gì đã có mà ln tìm tịi những cách giải
quyết mới, biện pháp mới.


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
- Khả năng phát hiện ra những điều bất hợp lí, những bất ổn hay những quy
luật phổ biến trong những hiện tượng, sự vật cụ thể dựa trên sự tinh tế, nhạy cảm
và khả năng trực giác cao của chủ thể.
1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển
năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ

những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế.
Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người
học.
Chương trình GD này nhấn mạnh vai trị của người học với tư cách chủ thể của
quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy
học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mơ tả chất lượng đầu ra, có
thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Chương trình dạy học định
hướng phát triển năng lực khơng quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy
định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra
những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh
giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt
được kết quả đầu ra mong muốn. Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng
phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy
định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách
thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng
tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngồi ra chất lượng giáo dục không
chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà cịn phụ thuộc q trình thực hiện.
Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Trong Nghị quyết hội nghị
lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XI đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD
và ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế” và dạy học phải chú trọng “phát triển phẩm chất năng
lực người học, đảm bảo hài hòa giữa dạy chữ, dạy người và định hướng nghề
nghiệp”. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của bộ GD & ĐT lại
đặt ra mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng mới là giúp HS hình thành
phẩm chất và năng lực người học, theo đó có 3 phẩm chất cần hình thành và phát
triển cho HS THPT là sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm và có 8
năng lực cần hình thành và phát triển cho HS là năng lực GQVĐ và sáng tạo, năng
lực tự học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, giao tiếp, năng lực hợp tác, tính
tốn, sử dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông. Trong dạy học môn Ngữ văn ở
bậc THPT thì năng lực GQVĐ và sáng tạo là một trong 8 năng lực quan trọng nhất

cần được hình thành và phát triển cho HS.


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
1.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học môn ngữ văn
cho học sinh trung học phổ thông.
NLGQVĐ&ST trong môn ngữ văn THPT là khả năng huy động, tổng hợp kiến
thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập,
trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo. Sự sáng tạo trong q trình GQVĐ được
biểu hiện trong một bước nào đó, có thể là một cách hiểu mới về vấn đề, hoặc một
hướng giải quyết mới cho vấn đề, hoặc một sự cải tiến mới trong cách thực hiện
GQVĐ, hoặc một cách nhìn nhận đánh giá mới. Đặc biệt trong phần dạy học bài
tập vận dụng của đọc văn có nội dung gắn với thực tiễn thường tạo cho giáo viên
(GV) nhiều cơ hội để khai thác phát triển NLGQVĐ&ST của HS vì qua phần này,
HS khơng chỉ có điều kiện vận dụng các kiến thức Văn học một cách linh hoạt mà
còn vận dụng cả kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân vào việc GQVĐ và qua đó thể
hiện những nét sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Nhiều HS có ý thức học tập tốt và thấy cần thiết để hình thành và rèn luyện NL
GQVĐ, sáng tạo trong giờ đọc văn. Đặc biệt, các em cũng biết được tầm quan
trọng của phần bài tập vận dụng cuối giờ đọc văn. Tuy nhiên, số HS thích các giờ
học mơn Ngữ văn khơng nhiều. Mặt khác, cịn nhiều HS chưa có ý thức vận dụng
kiến thức văn học từ sách vở đã học đến thực tiễn cuộc sống.
Cịn về phía GV: Đa số GV đều thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới
PPDH nhằm phát triển năng lực cho HS, tạo sự hứng thú để học sinh phát huy
những năng lực của mình, đặc biệt là NLGQVĐ&ST. GV có sự đầu tư khi soạn
giáo án nên hệ thống bài tập vận dụng được thiết kế bài bản phát huy được sự sáng
tạo của HS, hiệu quả giờ dạy học cao. Tuy nhiên trong quá trình triển khai giờ đọc
văn GV, HS cịn gặp nhiều khó khăn do lượng thời gian 45 phút trên một tiết học

vì vậy nhiều lúc đã không kịp thời gian nên bỏ qua dạy học phần này.
1.1.2. Thực trạng khảo sát việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và
năng lực sáng tạo cho Hs qua hệ thống bài tập vận dụng của giờ đọc văn.
1.1.2.1. Địa bàn, đối tượng khảo sát, điều tra:
- Địa bàn:
+ Trường THPT Đô Lương 1 – Đô Lương – Nghệ An.
+ Trường THPT Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.
- Đối tượng: GV, HS.
- Số lượng: 200 HS, 50 GV.


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
1.1.2.2. Kết quả khảo sát, điều tra giáo viên:
Câu 1: Thầy cô đã quan tâm đến việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và
năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học ở mức độ nào?
MỨC ĐỘ

SỐ GIÁO VIÊN

TỈ LỆ %

Thường xuyên

40/50

80%

Thỉnh thoảng


9/50

18%

Hầu như không

1/50

2%

Không quan tâm

0/50

0%

Từ kết quả khảo sát, điều tra cho thấy hầu hết các giáo viên đều quan tâm đến
việc phát triển năng lực của HS trong quá trình dạy học tuy ở mức độ khác nhau.
Điều này chứng tỏ các GV đã rất quan tâm đến vấn đề đổi mới PPDH.
Câu 2: Mức độ sử dụng các PPDH tích cực để phát triển năng lực giải quyết
vấn đề và năng lực sáng tạo cho HS.
PPDH TÍCH CỰC

MỨC ĐỘ
Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không sử
dụng


GV

TỈ LỆ
%

GV

TỈ LỆ
%

GV

TỈ LỆ
%

PP giải quyết vấn đề

35

70%

15

30%

0

0%


PP dạy học theo dự án

10

20%

20

40%

20

40%

PP trò chơi

38

76%

12

24%

0

0%

Câu 3: Những khó khăn mà thầy cơ gặp khi dạy học phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho HS.

KHĨ KHĂN

ĐỒNG Ý

KHƠNG ĐỒNG Ý

GV

TỈ LỆ %

GV

TỈ LỆ %

Mất nhiều thời gian

10

20%

40

80%

Trình độ HS hạn chế

22

44%


28

56%

Hứng thú học tập của HS với môn học

18

36%

32

64%


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH
LỚP/

KIỂM CHỨNG NĂNG LỰC

NĂM HỌC

SĨ SỐ

Năng lực
GQVĐ

Tỉ lệ %


Năng lực
sáng tạo

Tỉ lệ
%

2018 – 2019
THPT ĐÔ
LƯƠNG 1

11A1/ 38

35/38

92,1%

20/38

52,6%

11D1/35

35/35

100%

25/35

78,1%


11T2/39

23/39

58,9%

13/39

33,3%

12A1/38

36/38

94,7%

25/38

65,7%

12D1/35

35/35

100%

30/35

85,7%


12T2/39

30/39

76,9%

25/39

64,1%

10 A1/ 42

38/42

90,5%

20/42

47,6%

10A3/42

35/42

83,3%

18/42

42,8%


10C1 /42

42/42

100%

32/42

76,1%

11A1/42

40/42

95,2%

22/42

52,3%

11A3/42

38/42

90,4%

24/42

57,1%


11C1/42

42/42

100%

35/42

83,3%

2019 – 2020
THPT ĐÔ
LƯƠNG 1
2018 – 2019
THPT KIM
LIÊN
2019 – 2020
THPT KIM
LIÊN

Với kết quả như trên có thể thấy rằng việc áp dụng những phương pháp dạy
học tích cực đã phát triển được năng lực GQVĐ và năng lực sáng tạo của HS. Giúp
HS biết tìm tịi sáng tạo trong các hoạt động học tập đặc biệt là phần bài tập vận
dụng trong bài đọc văn đem lại hiệu quả cao.
1.1.3. Những ưu điểm khi lựa chọn bài tập vận dụng để phát triển năng lực
học sinh.
+ Hướng tới phát triển năng lực toàn diện, phẩm chất cho học sinh.
+ Khai thác hết thế mạnh của phân mơn đọc văn.
+ Làm cho giờ đọc văn khơng cịn nặng kiến thức, khô cứng, hàn lâm, tạo hứng

thú cho học sinh.
+ Phát hiện được năng khiếu, khả năng nổi trội của học sinh từ đó định hướng
nghề nghiệp cho học sinh.


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH CÁC DẠNG BÀI TẬP VẬN DỤNG VỚI NHIỀU
CẤP ĐỘ TRONG GIỜ ĐỌC VĂN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH.
2.1. Bài tập trong hoạt động vận dụng.
2.1.1. Hoạt động vận dụng: Trong hoạt động này, GV tổ chức cho HS vận
dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đòi hỏi
vận dụng cao. HS có thể thực hiện hoạt động này trên lớp, ngoài lớp, ở nhà hoặc
cộng đồng. Tùy theo tính chất, GV cũng có thể lồng ghép hoạt động vận dụng vào
hoạt động luyện tập ở trên lớp hay hoạt động mở rộng. Theo mơ hình dạy học phát
triển năng lực thì hoạt động này là hoạt động 4, sau hoạt động hình thành kiến thức
mới và tổng kết luyện tập.
2.1.2. Bài tập vận dụng: “Vận dụng” là đem tri thức lí luận vào thực tiễn vận
dụng những kiến thức đã học trong trường (theo từ điển). Từ đó có thể hiểu về bài
tập vận dụng là dạng bài tập vận dụng kiến thức đã học để trả lời những vấn đề
thực tiễn hoặc sáng tạo những sản phẩm tương tự ...
- Thực tế bài tập vận dụng trong phân mơn đọc văn thường xuất hiện rất ít, có
chăng cũng chỉ là đối phó chiếu lệ, giáo viên thường ra bài tập rồi “bỏ ngõ” khâu
kiểm tra đánh giá nên học sinh chưa thấy giá trị thực sự của dạng bài tập này,
ngun nhân của tình trạng đó cũng do tính chất của dạng bài tập vận dụng:
+ Bài tập có thể thực hiện trên lớp.
+ Bài tập có thể thực hiện ngồi lớp học (ở nhà).
+ Buộc học sinh phải tự giác thực hiện.
+ HS phải thật sự có khả năng liên hệ thực tế.

+ HS phải có sáng tạo, năng khiếu thực sự.
- Ý nghĩa của việc khai thác bài tập vận dụng trong giờ đọc văn:
+ Hướng tới phát triển năng lực toàn diện, phẩm chất cho học sinh.
+ Khai thác hết thế mạnh của phân môn đọc văn.
+ Theo kịp xu thế chung của GD hiện đại.
+ Làm cho giờ đọc văn khơng cịn nặng kiến thức, khô cứng, hàn lâm.
+ Tạo hứng thú cho học sinh.
+ Phát hiện được năng khiếu, khả năng nổi trội của học sinh từ đó định hướng
nghề nghiệp cho học sinh.
2.1.3. Mơ hình bài tập vận dụng hướng phát triển năng lực sáng tạo, giải
quyết vấn đề trong giờ đọc văn.
- Năng lực sáng tạo:
+ Nhận ra ý tưởng mới, hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất giải pháp
mới áp dụng vào tình huống mới.


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
+ Thể hiện trong tác phẩm văn học: Có cách tiếp cận cắt nghĩa độc đáo về giá
trị tác phẩm. Phát hiện những nét mới, giá trị mới của văn bản văn học, có cách
nói, viết sáng tạo hiệu quả …
- Giải quyết vấn đề:
+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Đề xuất, lựa chọn giải pháp, thực hiện và đánh
giá giải pháp giải quyết vấn đề, tư duy độc lập.
+ Thể hiện trong môn Ngữ văn: Phát hiện lý giải những vấn đề còn mơ hồ.
Phát hiện liên hệ và giải quyết vấn đề thực tiễn được gợi ra từ tác phẩm. Phát hiện
giải quyết những khó khăn thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn bản.
Căn cứ hiểu biết về một vài đặc thù cơ bản của hai năng lực lựa chọn để phát
triển trong giờ đọc văn cho học sinh bài viết xin đề xuất mơ hình sau:
Mơ hình chung

Bài tập vận dụng trong giờ đọc văn
Cấp độ nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng
Các dạng bài tập

Năng lực
sáng tạo

Năng lực
GQ vấn đề

Đối tượng
học sinh có
NL sáng tạo

Đối tượng
học sinh có
sở trường,
năng lực,
năng khiếu

Đánh giá học sinh

Định hướng nghề nghiệp


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay

Mơ hình riêng 1

Năng lực Giải quyết vấn đề
Cấp độ nhận thức
Vận dụng

Thông hiểu
Dạng bài
tập
Kiểm tra
cách Nắm
bắt vấn đề
của hs

Dạng bài tập
Hs phát hiện
những tình
huống có
vấn đề từ tác
phẩm văn
học

Dạng bài
tập
Lí giải
được một
số vấn đề
từ kiến
thức thực
tế trong

tác phẩm

Dạng bài
tập

Dạng bài
tập

Dạng bài tập

Giải quyết
những tình
huống có
vấn đề từ tác
phẩm văn
học

Đặt ra
những vấn
đề trong
thực tiễn
cho hs giải
quyết

Cho hs đề
xuất những
cách giải
quyết vấn đề
trên ý thức
chủ quan của

các em

Đánh giá HS. Phát hiện năng khiếu, sở trường
Định hướng nghề nghiệp

Mơ hình riêng 2

Năng lực sáng tạo
Cấp độ nhận thức
Vận dụng

Thông hiểu
Dạng bài
tập

Dạng bài
tập

Dạng bài tập

Ngâm thơ,
nhập vai
kể
chuyện,
Phỏng vần
và trả lời
phỏng vấn

Viết tiếp
kết thúc

truyện , Lý
giải tình
huống
truyện..

Dùng kiến
thức các mơn
học khác để lí
giải cách hiểu
về một vấn đề
trong tác
phẩm

Dạng bài
tập

Dạng bài
tập

Dạng bài
tập

Sáng tác
nhạc, Vẽ
tranh , Sân
khấu hóa,
sáng tác thơ

Làm hướng
dẫn viên,

làm MC,
làm người
thuyết trình

Sáng tạo
thời trang,
hóa trang,
Sáng tạo
làm các vật
dụng …

Đánh giá HS. Phát hiện năng khiếu, sở trường
Định hướng nghề nghiệp


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
2.2. Hệ thống dạng bài tập vận dụng nhằm phát triển năng lực sáng tạo và
hợp tác trong giờ đọc văn.
2.2.1. Bảng mô tả minh họa.
TT

Tác
phẩm

Thể
loại

Tác
giả


Năng
lực

1

Truyền
thuyết
An
Dương
Vương
và Mị
Châu,
Trọng
thủy

2

Thương Thơ
vợ
trung
đại.


xương

3

Câu cá Thơ
mùa thu trung

đại.

Nguyễn - Giải
khuyến quyết
vấn đề
- Sáng
tạo

4

Chiếu Chiếu
cầu hiền

Ngơ
Thì

Truyện Truyện - Giải
cổ dân cổ dân quyết
gian.
gian.
vấn
đề.
- Sáng
tạo.

- Giải
quyết
vấn
đề.
- Sáng

tạo.

Giải
quyết

Cấp độ
nhận
thức

Dạng hỏi

Ghi
chú

- Thông - An Dương vương,
hiểu.
Mị Châu trong truyền
thuyết lý giải tập tục
- Vận
dụng.
thờ cúng lễ hội ở Cổ
Loa – Đông Anh
hàng năm.
- Giới thiệu về cụm di
tích đền Cng Diễn Châu, Nghệ an.
- Viết kịch bản và
diễn lại vở kịch mất
nước.
- Lý giải về bức
tượng cụt đầu trùm

băng đỏ ở am thờ Mị
Châu.
- Thơng
hiểu.
- Vận
dụng.

- Vẽ tranh về một
khía cạnh mà em yêu
thích được gợi lên từ
nội dung bài thơ.
- Vị trí của người đàn
ơng trong gia đình
hiện đại.

- Thơng - Vẽ bức tranh thu
hiểu
đồng Bằng Bắc bộ
- Vận
- Từ tâm sự của nhà
dụng
thơ thái độ của bản
thân trước xu thế phát
triển của xã hội.
Thơng
hiểu

- Đề xuất giải phát - Có
thu hút người tài tỉnh minh



Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
Nhậm

vấn đề Vận
Sáng dụng
tạo

Nghệ An.
- Vẽ tranh chân dung
nhân vật lịch sử.
- Tìm những nhân vật
lịch sử là sỹ phu Bắc
Hà theo lời gọi cầu
hiền.

chứng
sản
phẩm
học
sinh.

5

Chữ
Truyện
người tử lãng

mạn

(19301945)

Nguyễn Giải
Tuân
quyết
vấn đề
Sáng
tạo

- Thông Diễn lại một số trích
hiểu
đoạn “rỗ gơng”,
“Cảnh cho chữ”…
- Vận
dụng
- Thái độ với người
tài và Cái đẹp.
- Giá trí của cái đẹp.
- Chữ đức và tài trong
xã hội ngày nay.
- Viết chữ thư pháp,
vẽ tranh chân dung
huấn cao, cảnh cho
chữ.
- Giải pháp giữ gìn
văn hóa truyền thống.


minh
chứng

sản
phẩm
của
học
sinh.

6

Hạnh
phúc
của một
tang gia
(Trích)

Tiểu
thuyết
hiện
thực
(19301945)


Trọng
Phụng

Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo


- Thơng - Diễn lại các đoạn
hiểu
trong trích đoạn mà
hs tâm đắc thích thú:
- Vận
dụng
Cảnh đưa đám, cảnh
hạ huyệt.
- Thái độ bản thân
trước những luồng
văn hóa du nhập
khơng chính thống..


minh
chứng
sản
phẩm
học
sinh.

7

Chí
Phèo

Truyện
hiện
thực
(19301945)


Nam
Cao

Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo

- Thơng - Hóa thân hình
hiểu
tượng nhân vật Chí
phèo (hóa trang, đóng
- Vận
dụng
vai …)
- Viết kịch bản phim
cho truyện ngắn.
- Viết tiếp kết thúc


minh
chứng
sản
phẩm
học
sinh.



Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
truyện.
8

Vĩnh
Kịch
biệt cửu
trùng
đài
(trích)

Nguyễn Giải
Huy
quyết
Tưởng vấn đề
Sáng
tạo

- Thông - Diễn lại một số lớp
hiểu
kịch trong đoạn trích.
- Vận
- Cách giải quyết khát
dụng
vọng sáng tạo với
thực tế cuộc sống.
- Lồng nhạc cho đoạn
kịch.



minh
chứng
sản
phẩm
học
sinh.

9

Vội
Vàng

Thơ

Xn
Diệu

Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo

- Thơng - Soạn nhạc cho đoạn
hiểu
thơ em cho hay tâm
đắc.
- Vận
dụng

- Vẽ lại bức tranh
thiên nhiên mùa xuân
trong bài thơ.
- Ngâm thơ.
- Làm MC cho
chương trình đêm thơ
nhớ Xn Diệu.


minh
chứng
sản
phẩm
học
sinh.

10

Tràng
giang

Thơ

Huy
Cận

Giải
quyết
vấn đề
Sáng

tạo

- Thơng - Vẽ tranh sơng nước
hiểu
tràng giang.
- Vận
- Tình u q hương
dụng
đất nước.


minh
chứng
sản
phẩm
HS.

Hàn
Giải
Mặc Tử quyết
vấn đề
Sáng
tạo

- Thơng - Vẽ bức tranh thôn vĩ
hiểu
-Tâm thế đối mặt với
- Vận
bất trắc trong cuộc
dụng

đời từ cuộc đời Hàn
Mặc Tử.


minh
chứng
sản
phẩm
HS.

Tố Hữu Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo

- Thơng - Phổ nhạc bài hát,
hiểu
tuyên truyền lý tưởng
- Vận
- Phấn đấu bản thân
dụng
cho lẽ sống tươi đẹp
- Ngâm thơ.


minh
chứng
sản
phẩm

học
sinh.

11

12

Đây
Thơ
Thơn Vĩ
Dạ

Từ ấy

Thơ


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
13

Chiều Thơ
tối (Mộ)

Hồ Chí Giải
Minh
quyết
vấn đề
Sáng
tạo


- Thơng - Học tập làm theo tư
hiểu
tưởng Hồ chí Minh.

-Thơng
hiểu

Tun
Ngơn
độc lập

Văn
chính
luận

Hồ Chí Giải
Minh
quyết
vấn đề
Sáng
tạo

15

Tây tiến

Thơ

Quang

Dũng

16

Việt Bắc Thơ

14

- Vận
dụng

- Vận
dụng

- Học tập làm theo tư
tưởng HCM
- Vẽ chân dung Bác
tại quảng trường Ba
Đình lịch sử.

Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo

- Thơng - Tưởng tượng vẽ bức
hiểu
tranh thiên nhiên Tây
Bắc.

- Vận
dụng
- Vẽ chân dung người
lính Tây Tiến.
- Soạn nhạc phần đầu
bài thơ.
- Tổ chức cuộc triễn
lãm tranh chủ đề tìm
về nguồn cội- những
địa danh lịch sử trong
kháng chiến chống
pháp.

Tố Hữu Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo

- Thông - Hát đối đáp giao
hiểu
duyên đoạn đầu bài
thơ
- Vận
dụng
- Làm sa hình về
chiến khu Việt Bắc.
- Làm MC giới thiệu
chiến khu Việt Bắc.
- Lọ hoa chào mừng

20/10 còn bỏ trống
em sẽ làm gì sau tiết
học Việt Bắc.


minh
chứng
sản
phẩm
HS.


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
17

Đất
nước
(trích)

Thơ

Nguyễn Giải
Khoa
quyết
Điềm
vấn đề
Sáng
tạo


- Thông -Liên hệ để hiểu thêm
hiểu
ca từ về bài hát “Đất
nước”.
- Vận
dụng
-So sánh hình tượng
đất nước trong bài
thơ
“Đất
nước”(Nguyễn Đình
Thi).
-Giới thiệu về đất
nước Việt Nam từ
góc nhìn của NKĐ.

18

Sóng

Thơ

Xn
Quỳnh

Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo


- Thơng -Phổ nhạc và thể hiện
hiểu
ca khúc “sóng”.
- Vận
-Vẽ tranh về song
dụng
biển, biển..
-Liên hệ tình u tuổi
học trị.


minh
chứng
sản
phẩm
HS.

19

Đàn
ghita
của
Lorca

Thơ

Thanh
thảo


Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo

- Thơng - Mc giới thiệu về cây
hiểu
đàn gita nhạc cụ
truyền thống Tây Ban
- Vận
dụng
Nha, giới thiệu nhạc
cụ truyền thống của
Việt Nam.
- Phổ nhạc và hát.
- Vẽ chân dung Lorca
theo ngôn từ văn bản.
- Bản thân em trong
cuộc chiến đấu cho lẽ
phải, cho lý tưởng.


minh
chứng
sản
phẩm
học
sinh.


20

Người Tùy bút Nguyễn Giải
lái đị
Tn
quyết
sơng Đà
vấn đề
Sáng
tạo

- Thơng - Dùng kiến thức địa
hiểu
lí để lí giải lời đề từ
của tùy bút.
- Vận
dụng
- Vẽ bức tranh sóng
nước sơng đà và ơng
lái đị.


minh
chứng
sản
phẩm
HS.

22


Ai đã
đặt tên

- Thơng - Hiểu biết văn hóa
hiểu
để lý giải tại sao “nền

Bút kí

Hồng
Phủ

Giải
quyết


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
cho
dịng
sơng

Ngọc
Tường

vấn đề - Vận
dụng
Sáng
tạo


nhã nhạc cung đình
Huế lại được sinh
thành trên mặt nước
sơng Hương”
-Vẽ khúc sơng chảy
qua thành phố Huế có
điểm nhấn là biểu
tượng cho nền Văn
hóa Huế.
- Nếu được du thuyền
trên sơng Hương e sẽ
chọn hình thức giải
trí nào?

23

Vợ
Truyện
chồng A ngắn
Phủ


Hồi

Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo


- Thông -Hát bài hát trong
hiểu
phim “Vợ chồng a
phủ”.
- Vận
dụng
- Làm kèn lá mà Mị
hay thồi.
-Dùng kiến thức văn
hóa hãy lý giải cách
ăn tết riêng biệt của
người Mèo.
-Họa lại trang phục
truyền thống của
người Mèo.


minh
chứng
sản
phẩm
học
sinh.

24

Vợ Nhặt Truyện
ngắn

Kim

Lân

Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo

- Thơng - Kiến thức sinh học
hiểu
và vật lý để lí giải tại
sao quạ xuất hiện
- Vận
dụng
nhiều ở nơi có người
chết.
- Vẽ lại cảnh đói
1945.
- Viết lại kết truyện
“Vợ nhặt”.
-Thái độ của em với
thực dân Pháp và
phát xít Nhật trong
cái nhìn hiện tại.


minh
chứng
sản
phẩm

của
học
sinh.


Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay
25

Rừng
Xà nu

26

Hồn
Trương
Ba, da
hàng
thịt

Truyện
ngắn

Nguyễn Giải
Trung
quyết
Thành vấn đề
Sáng
tạo


- Thơng - Bằng kiến thức địa
hiểu
lí giải thích tại sao
cây Xà nu lại tập
- Vận
dụng
trung nhiều tại vùng
đất Tây Nguyên.
-Nếu là T nú khi
đứng cạnh gốc cây
Vả chứng kiến cảnh
người thân bị đánh
em sẽ làm gì.

Kịch

Lưu
Quang


- Thơng - Chọn và đóng một
hiểu
lớp kịch mà em thích
- Vận
- Rút ra quan niệm
dụng
sống của bản thân từ
thông điệp vở kịch
của Lưu quang Vũ.


Giải
quyết
vấn đề
Sáng
tạo


minh
chứng
sản
phẩm
HS.

Một số hình ảnh minh họa học sinh làm bài tập vận dụng, phát huy được năng
lực sáng tạo và giải quyết vấn đề tại các lớp giảng dạy: 11C3,11C1,11A1,11A3 và
12C6 (năm học 2019-2020), trường THPT Kim Liên, tại lớp 10D1, 10A1, 10T6
Trường THPT Đô Lương 1.
- Vẽ tranh.

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong “Vội
vàng” (Xuân Diệu) qua tưởng tượng của
HS.

Hình ảnh bãi cát dài trong “Bài ca ngắn
đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát) qua tưởng
tượng của HS.


×