Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

SKKN Thực hiện dự án ngoại khóa về các bài học thuộc lĩnh vực báo chí trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.38 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THỰC HIỆN DỰ ÁN NGOẠI KHÓA VỀ CÁC BÀI HỌC
THUỘC LĨNH VỰC BÁO CHÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

MƠN: NGỮ VĂN

NHĨM TÁC GIẢ :
Nguyễn Tuấn Anh
Nguyễn Thị Thu Hải
Vương Thị Minh Nguyệt

TỔ:

Xã hội 1

NĂM HỌC 2020 - 2021


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Nghị quyết TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với
hành; lý luận gắn với thực tiễn...”. Theo đó, địi hỏi giáo dục trong nhà trường phổ
thông hiện nay phải liên tục được đổi mới, tăng cường các hoạt động hướng dẫn
học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, đặc
biệt là đối với bộ mơn Ngữ văn.


Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thơng, nhóm các bài học thuộc
lĩnh vực báo chí chiếm một vị trí khá quan trọng. Đó là những bài học vừa cung
cấp kiến thức lý thuyết về Tiếng Việt và Làm văn vừa địi hỏi tính thực hành, ứng
dụng cao. Tuy nhiên, trên thực tế số tiết dành cho các bài học này còn hạn chế và
trong từng tiết học, hoạt động luyện tập vận dụng chưa thực sự được chú trọng. Vì
vậy, việc đưa vào chương trình giảng dạy những hoạt động ngoại khóa liên quan
đến các bài học này là hết sức cần thiết.
1.2. Dạy học theo dự án là hoạt động dạy học tạo cơ hội cho học sinh tổng
hợp kiến thức từ bài học và từ nhiều lĩnh vực, áp dụng một cách sáng tạo vào cuộc
sống. Phương pháp dạy học này đã được áp dụng phổ biến và đem lại những hiệu
quả nhất định trong dạy học các môn khoa học tự nhiên nhưng chưa được nhân
rộng và phát huy vai trị trong dạy học các mơn khoa học xã hội, nhất là ở mơn
Ngữ văn. Cũng chưa có một dự án ngoại khóa nào về các bài học thuộc lĩnh vực
báo chí trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông.
Trên đây là những lý do để chúng tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
Thực hiện dự án ngoại khóa về các bài học thuộc lĩnh vực báo chí trong chương
trình Ngữ văn trung học phổ thơng.

1


PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Giới thuyết về dạy học dự án
2.1.1.1.1. Khái niệm dạy học dự án
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo
ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính
tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch,

đến việc lập dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
2.1.1.1.2. Đặc điểm của dạy học dự án
Từ nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và thực tiễn dạy học cho thấy dạy học
theo dự án có các đặc điểm như sau:
Tính định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống
của thực tiễn và kết quả của dự án cũng mang ý nghĩa thực tiễn.
Tính định hướng hứng thú: người học được tham gia lựa chọn đề tài, nội dung
phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Bên cạnh đó, hứng thú của người học
cịn được khơi dậy qua q trình thực hiện dự án.
Tính định hướng hành động: trong q trình hoạt động dự án có sự kết hợp
giữa lí luận và thực tiễn. Thơng qua đó để kiểm tra, củng cố, mở rộng vốn hiểu biết
về lí thuyết, rèn kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn cho người học.
Tính định hướng sản phẩm: Trong q trình thực hiện dự án, học sinh tạo ra
các sản phẩm theo dự án. Học sinh được đánh giá thông qua các sản phẩm này
cùng với việc công bố, giới thiệu sản phẩm và q trình làm việc của mình.
Tính tự lực cao: Trong dạy học theo dự án học sinh phải tham gia tích cực, tự
lực trong các giai đoạn của quá trình dạy học. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù
hợp với kinh nghiệm, khả năng của người học.
Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực và
nhiều bộ môn khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề phức hợp.
Tính cộng tác trong công việc: dạy học theo dự án chủ yếu trên nền tảng làm
việc theo nhóm. Vì vậy, nó địi hỏi tinh thần hợp tác, và sự hợp tác tích cực, hài
hịa, hiệu quả từ những người tham gia dự án.
2.1.1.1.3. Phân loại dự án
Phân loại theo chuyên môn: Dự án trong môn học (trọng tâm nội dung nằm
trong môn học); dự án liên môn (trọng tâm nội dung nằm ở nhiều mơn học); dự án
ngồi chun mơn (không phụ thuộc trực tếp các môn học).

2



Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án
một lớp, khối lớp, toàn trường.
Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: Dự án dưới sự hướng dẫn của một
hay nhiều giáo viên.
Phân loại theo quỹ thời gian: Dự án nhỏ (trong một số tiết học); dự án trung
bình (trong một số ngày); dự án lớn (quỹ thời gian lớn).
Phân loại theo nhiệm vụ: Dự án tìm hiểu; dự án nghiên cứu; dự án thực hành;
dự án hỗn hợp, dự án hành động.
2.1.1.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học dự án
Ưu điểm
Gắn lí luận và thực tiễn, học đi đơi với hành. Phát huy tính tích cực, chủ động,
ý thức trách nhiệm,niềm say mê, khả năng sáng tạo ở học sinh. Qua dạy học dự án,
học sinh được rèn năng lực cộng tác, rèn sức bền trong ý chí, phát triển năng lực tự
đánh giá.
Nhược điểm
Không phù hợp trong việc học các kiến thức trừu tượng. Đòi hỏi nhiều thời
gian, cơng sức, phương tiện vật chất và tài chính.
2.1.1.2. Vai trị của hoạt động ngoại khóa Ngữ văn
Ngoại khóa là những hoạt động tổ chức ngoài giờ nhằm tiếp nối các hoạt động
trên lớp. Đây là con đường để gắn lý thuyết vào thực tiễn nhằm tạo nên sự kết hợp
thống nhất và nhuần nhuyễn giữa nhận thức và hành động, từ đó hình thành nhân
cách, bồi đắp tình cảm cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa đóng vai trị quan trọng
trong việc phát huy tính tích cực, chủ động ở người học; giúp các em củng cố,
nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống đáp ứng tốt những đồi hỏi của xã hội.
Sự có mặt của hoạt động ngoại khóa - một bộ phận của q trình giáo dục trong
nhà trường sẽ thu hút và khơi dậy được các tiềm năng của các lực lượng giáo dục,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của toàn trường nói riêng và cả xã hội nói
chung.
2.1.1.3. Mục đích và yêu cầu của các bài học thuộc lĩnh vực báo chí trong

chương trình Ngữ văn trung học phổ thơng
Trong chương trình Ngữ văn THPT, các bài học lí thuyết thuộc lĩnh vực báo
chí được bố trí ở sách giáo khoa Ngữ văn 10 và 11.
Ở chương trình Ngữ văn 10 : Viết quảng cáo
Ở chương trình Ngữ văn 11: Phong cách ngơn ngữ báo chí; Bản tin; Phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn.
Tính mục đích và những yêu cầu mà các bài học đưa ra cho học sinh là: Nắm
được khái niệm, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí, biết cách viết quảng

3


cáo cho một sản phẩm, cách viết bản tin, bài phóng sự, cách thực hiện một cuộc
phỏng vấn. Đồng thời, sau khi nắm được cách viết, học sinh phải tạo ra được
những sản phẩm cụ thể.
Có thể nói các bài học thuộc lĩnh vực báo chí trong chương trình Ngữ văn
trung học hiện hành đều hướng vào việc đòi hòi khả năng thực hành cao, có tính
thiết thực về mặt ứng dụng . Đây cũng là nhóm bài học có tiềm năng để “kích
hoạt” các dự án ngoại khóa nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học mới hiện nay.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Thực trạng vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn của học sinh
Vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn là mục tiêu hướng tới
của quá trình dạy học. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới xác định, vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học là một trong những năng lực đặc thù của các mơn
khoa học, trong đó có mơn Ngữ văn. Như vậy, việc thực hành hóa các bài học lý
thuyết là hết sức cần thiết nhằm làm thay đổi cách dạy và học cũ (nặng về lý thuyết
truyền thụ kiến thức một chiều, thụ động, chờ đợi) - một cách dạy và học không
phù hợp với thời đại mới - thời đại của sự năng động và sáng tạo.
Tuy nhiên, trên thực tế dạy học cho thấy, việc vận dụng kiến thức vào việc
giải quyết các tình huống thực tế ở học sinh còn hạn chế. Trong các giờ học, các

em thường chỉ phát hiện ra những mâu thuẫn thuộc về lí luận với lí luận, ngại suy
nghĩ, tìm tịi, chưa quan tâm thật sự đến mối quan hệ lí luận - thực tiễn. Do đó,
những sản phẩm được tạo ra trên cơ sở những bài học lý thuyết là còn khiêm tốn.
2.1.2.2. Thực trạng phát huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong một hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa có vai trị quan trọng trong q trình giáo dục. Những
năm gần đây, các hoạt động ngoại ở nhà trường đã được chú ý áp dụng và có sự
khởi sắc. Khi được đầu tư bài bản, một hoạt động ngoại khóa sẽ tạo ra được những
hiệu ứng tích cực, khơi dậy tư duy sáng tạo, niềm đam mê, sự kết nối bè bạn...
Trong các cuộc ngoại khóa, khi được định hướng, giao nhiệm vụ, làm việc đúng sở
trường, học sinh sẽ phát huy tốt vai trị của mình. Trải nghiệm bằng những hoạt
động ngoại khóa có chất lượng, học sinh được phát huy khả năng tư duy, khả năng
sáng tạo, trưởng thành trong suy nghĩ, ứng xử và hành động.
2.1.2.3. Thực trạng tổ chức một dự án ngoại khóa về các bài học trong
chương trình Ngữ văn trung học phổ thơng
Hiện nay, trong nhiều trường học, các buổi ngoại khóa về kĩ năng sống, về
việc áp dụng lý thuyết môn học vào thực tiễn, trong đó có mơn Ngữ văn đã thu hút
được rất nhiều học sinh. Đó là những buổi ngoại khóa về văn học dân gian, diễn
những vở kịch thuộc các tác phẩm trong chương trình...Thiết nghĩ, với hiệu quả
tích cực mà hoạt động ngoại khóa mang lại, chúng ta cần tăng cường tổ chức các

4


hoạt động ngoại khóa để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong chương trình giáo
dục phổ thơng mới đã đề ra.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, để làm được một dự án ngoại khóa cần đầu tư
nhiều thời gian, cơng sức, trí tuệ và vật chất. Do đó, để bắt tay vào một dự án ngoại
khóa, rất cần phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng trong nhà trường, mà ở đó
nguồn nhân lực chính là người học.

2.2. Biện pháp tổ chức và quy trình thực hiện
2.2.1. Biện pháp tổ chức
2.2.1.1. Tổ chức thu thập thông tin, tài liệu
Thu thập thông tin, tài liệu là việc làm cần thiết để người học tự tìm tịi tri
thức. Thu thập tài liệu là quá trình xác định nguồn tài liệu, lựa chọn tài liệu có giá
trị để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, học tập.Với nhiệm vụ đặt ra từ đề tài: Thực
hiện dự án ngoại khóa về các bài học thuộc lĩnh vực báo chí trong chương trình
Ngữ văn trung học phổ thơng thì người học (cũng là người tham gia dự án) sẽ làm
một hành trình về nguồn, hành trình thâm nhập thực tế. Đó là nguồn tin, tài liệu từ
những thế hệ giáo viên, học sinh cũ, là tư liệu về lịch sử trường, là những nhân
chứng phục vụ trực tiếp cho các bài phỏng vấn, phóng sự, những nguyên mẫu cho
những câu chuyện xúc động về người về nghề, về ngôi trường 60 năm tuổi.
Việc tổ chức, phân công cụ thể công việc cho những người tham dự trong dự
án ngoại khóa là việc làm thiết thực để tập trung được một vốn liến dồi dào cho
việc ra mắt sản phẩm: Tờ báo truyền thông kỉ niệm 60 năm thành lập Trường
THPT Nam Đàn 1
2.2.1.2. Tổ chức sinh hoạt, làm việc theo nhóm
Hoạt động nhóm được thể hiện qua sự tương tác giữa các thành viên dưới sự
chỉ đạo của trưởng nhóm. Hoạt động nhóm cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ
bản. Có thể gói gọn các nguyên tắc trong hoạt động nhóm qua các chữ “vàng” sau
đây: tơn trọng, bình đẳng, chia sẻ, trợ giúp và chung sức. Đảm bảo các nguyên tắc
này nhóm sẽ tạo ra được những giá trị của nhóm. Mỗi nhóm phải xác định rõ mục
tiêu, nhiệm vụ và kỹ năng hoạt động nhóm mình. Các thành viên trong nhóm cùng
nhau giải quyết vấn đề, có sự phân cơng cơng việc cụ thể, phân bố thời gian hợp lí,
lắng nghe các ý kiến để chắt lọc những điểm mấu chốt, xử lí các mâu thuẫn nảy
sinh… Lãnh đạo nhóm sẽ điều hành cả nhóm, đánh giá được tình hình chung, nhìn
nhận một cách cơng bằng sự cố gắng, nỗ lực và đóng góp của mỗi cá nhân trong
nhóm mình.
Khi thực hiện dự án ngoại khóa về các bài học thuộc lĩnh vực báo chí, phân
nhóm, làm việc nhóm là một việc làm mang tính chất bắt buộc. Các nhóm sẻ chia

công việc, phối hợp nhịp nhàng các công đoạn trong dự án nhằm hướng tới mục
đích chung: hình thành sản phẩm, ra mắt sản phẩm, đánh giá chật lượng sản phẩm.

5


2.2.1.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
Trải nghiệm là tiến trình hoạt động năng động để thu thập kinh nghiệm. Thực
tế cho thấy, các bài học về lĩnh vực báo chí (trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11)
cùng thời lượng tiết học giành cho các bài này là chưa thể giúp học sinh có được
cái nhìn tồn cảnh về công việc của người làm dự án, nhất là dự án báo chí. Vì vậy,
cần phải tổ chức các hoạt động trải nghiệm để học sinh tham dự, học hỏi, đúc rút
kinh nghiệm. Trải nghiệm làm báo được hình thành trên từng hoạt động nằm trong
lộ trình dự án: mời nhà báo về truyền đạt cách làm, kinh nghiệm làm báo; họp các
nhóm dự án báo cáo tiến độ, cơng việc theo định kì, thâm nhập phịng truyền thống
trường, trải nghiệm những nơi trước đây là địa bàn cũ của trường, liên hệ để có
những cuộc giao lưu với các tổ chức trong trường (ban giám hiệu, cơng đồn, đồn
trường...), lắng nghe ý kiến góp ý, phục vụ cho việc thực hiện dự án. Hoạt động
trải nghiệm cần được tổ chức chặt chẽ, có sự giám sát của giáo viên.
2.2.2 Quy trình thực hiện dự án
2.2.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án
2.2.2.1.1. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Để giúp học sinh hình thành ý tưởng dự án, chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi
định hướng như sau:
Câu hỏi khái quát: Các kiến thức học được ở môn Ngữ văn có giá trị như thế
nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Đây là câu hỏi có thể đặt ra với tất cả các dự án dạy học Ngữ văn trong nhà
trường. Đây là câu hỏi mở, có thể có nhiều đáp án khác nhau. Câu hỏi này hướng
học sinh suy nghĩ tới định hướng học tập môn Ngữ văn gắn với thực tiễn đời sống.
Câu hỏi bài học: Liệt kê những bài học thuộc lĩnh vực báo chí trong chương

trình Ngữ văn trung học phổ thơng? Hãy cho biết kiến thức từ các bài học này
được ứng dụng trong đời sống như thế nào?
Các câu hỏi này hướng học sinh vào những bài học thuộc lĩnh vực báo chí. Để
trả lời, học sinh cần rà sốt lại chương trình, liệt kê các bài học thuộc lĩnh vực báo
chí, ôn tập lại những kiến thức đã học. Các câu trả lời sẽ làm nảy sinh các ý tưởng
khái quát về một dự án.
Câu hỏi nội dung:
- Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo?
- Cách viết văn bản quảng cáo?
- Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngơn ngữ báo chí?
- Mục đích, u cầu cơ bản của bản tin?
- Có những loại bản tin nào?
- Cách viết bản tin?
6


- Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn?
- Trong lĩnh vực báo chí cịn có những hoạt động nào khác nữa?
- Có cách nào để chúng ta có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức nói trên vào
đời sống?
Trả lời được các câu hỏi trên, đặc biệt là câu hỏi cuối cùng, sẽ giúp học sinh
hình thành được các ý tưởng để từ đó lựa chọn và thực hiện dự án.
2.2.2.1.2. Lựa chọn chủ đề và hình thành ý tưởng
Vấn đề đặt ra đầu tiên cho giáo viên và học sinh trong dạy học theo phương
pháp dự án là phải hình thành ý tưởng trên một chủ đề cụ thể. Không thể vận dụng
phương pháp dự án cho tất cả các bài học. Phương pháp này chỉ thích hợp với một
số bài học có khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Xuất phát từ yêu cầu nói trên và
dựa vào những điều tra thực tế, chúng tôi giới thiệu, hướng dẫn học sinh lựa chọn
những bài học thuộc lĩnh vực báo chí trong chương trình Ngữ văn THPT để từ đó

hình thành ý tưởng cho dự án ngoại khóa. Cụ thể, đó là các bài học sau:
Bài 1: Viết quảng cáo (Ngữ văn 10)
Bài 2: Phong cách ngơn ngữ báo chí (Ngữ văn 11)
Bài 3: Bản tin (Ngữ văn 11)
Bài 4: Luyện tập viết bản tin (Ngữ văn 11)
Bài 5: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (Ngữ văn 11)
Bài 6: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (Ngữ văn 11)
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận, hình thành ý tưởng: bổ sung kiến
thức về báo chí thơng qua việc thực hiện dự án ngoại khóa xuất bản tờ báo truyền
thơng kỉ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1.
2.2.2.1.3. Đặt tên cho dự án
Học sinh thảo luận với giáo viên đặt tên cho dự án ngoại khóa Ngữ văn:
Xuất bản tờ báo truyền thông kỉ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Nam
Đàn 1
2.2.2.1.4. Xác định mục tiêu của dự án
* Mục tiêu về kiến thức
- Qua thực hiện dự án, học sinh củng cố được các đơn vị kiến thức đã học:
+ Hiểu yêu cầu và cách viết quảng cáo.
+ Nắm được khái niệm ngơn ngữ báo chí, phong cách ngơn ngữ báo chí; các
đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ báo chí, phân biệt với các phong cách
ngôn ngữ khác.

7


+ Nắm được yêu cầu cơ bản của bản tin, cách viết bản tin.
+ Hiểu được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
trong đời sống; hiểu được những yêu cầu cơ bản và cách thực hiện phỏng vấn, trả
lời phỏng vấn.
- HS nắm được kiến thức cơ bản về các hoạt động khác liên quan đến báo chí.

* Mục tiêu về kĩ năng
- Biết viết văn bản quảng cáo.
- Có kĩ năng lĩnh hội và phân tích văn bản thơng dụng thuộc phong cách ngơn
ngữ báo chí.
- Biết viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong đời sống.
- Biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một vấn đề quen thuộc.
- Các kĩ năng khác liên quan đến hoạt động báo chí như: làm báo ảnh, thiết kế
trang báo, biên tập...
* Mục tiêu về thái độ
- Bồi dưỡng ý thức tự giác, tinh thần vượt khó, sự nhiệt tình trong cơng việc
- Bồi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo
- Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về những giá trị truyền thống
* Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực ngôn ngữ và văn học
2.2.2.1.5. Xác định đối tượng tham gia dự án ngoại khóa
Ngoại khóa là hoạt động học tập nằm ngồi chương trình chính khóa, khơng
mang tính chất bắt buộc. Mục đích nhằm trang bị thêm cho học sinh kiến thức, kĩ
năng, phát triển năng lực ở một lĩnh vực nhất định. Trên thực tế, năng lực báo chí
rất cần cho mọi đối tượng học sinh. Song, nó đặc biệt cần thiết đối với một bộ phận
học sinh có năng khiếu và thiên hướng lựa chọn nghề nghiệp liên quan đến báo chí.
Chính vì vậy, trước mắt, chúng tơi hướng dẫn thực hiện dự án ngoại khóa này với
đối tượng chính là các em học sinh có niềm u thích báo chí của cả ba khối 10,
11, 12 trong toàn trường.
2.2.2.1.6. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
- Kế hoạch triển khai dự án:
+ Giới thiệu, tiếp nhận dự án: 1 buổi


8


+ Thực hiện dự án: 6 tháng
+ Nghiệm thu dự án: 1 buổi
- Kế hoạch làm việc của giáo viên:
+ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
+ Phân nhóm học sinh và bàn giao nhiệm vụ
+ Soạn giáo án hướng dẫn
+ Chuẩn bị, cung cấp thêm tài liệu
+ Đánh giá quá trình thực hiện và kết quả thực hiện dự án
- Kế hoạch hoạt động của học sinh:
+ Chia thành 3 nhóm, đặt tên nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí
+ Thực hiện cơng việc của mình
+ Trình bày sản phẩm
2.2.2.1.7. Chuẩn bị các thiết bị, công cụ, tư liệu để thực hiện dự án

Thiết bị, công cụ, tư liệu

Chuẩn bị
của

Chuẩn bị
của

giáo viên

học sinh

- Máy tính


x

x

- Máy ảnh

x

x

- Máy in

x

- Máy chiếu

x

- Phần mềm Internet

x

- Phần mềm Word, PowerPoint

x

- Phần mềm chỉnh sửa hình ảnh

x


- Các phần mềm khác

x

- Sách giáo khoa: Ngữ văn 10, Ngữ văn 11

x

- Sách hướng dẫn nghiệp vụ báo chí

x

x

- Các mẫu báo

x

-

x

-

x

-

x


9


2.2.2.2. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
2.2.2.2.1. Chia nhóm học sinh, giao nhiệm vụ
* Xây dựng tiêu chí phân nhóm học sinh
Đối tượng của dự án là những học sinh có niềm u thích hoạt động báo chí,
song sự hứng thú của học sinh dành cho các mảng hoạt động báo chí khơng giống
nhau, sở trường của học sinh cũng khác nhau. Vì thế, chúng tơi phân nhóm trên cơ
sở kết hợp các tiêu chí sở thích, trình độ và sở trường.
Trước khi giao nhiệm vụ, chúng tôi yêu cầu học sinh hồn thành phiếu khảo
sát thăm dị:
PHIỀU THĂM DỊ TRƯỚC KHI PHÂN NHĨM
Họ và tên học sinh: ...........................................................Lớp:...................
1. Mức độ quan tâm, u thích cơng việc sẽ thực hiện
(Đánh số lựa chọn vào cột “Mức độ quan tâm” theo nội dung tương ứng : 1 Rất thích; 2 - Thích; 3 - Khơng thực sự hứng thú nhưng vẫn có thể tham gia.)
STT

Nội dung cơng việc

1

Đi thực tế, viết bài

2

Làm ảnh, thiết kế tờ báo

3


Biên tập, in ấn

Mức độ quan tâm

2. Khả năng của bản thân
(Đánh dấu X vào cột Có hoặc Khơng theo nội dung tương ứng)
STT

Nội dung cơng việc

1

Khả năng giao tiếp để tìm kiếm thơng tin

2

Khả năng viết báo với các thể loại khác nhau

3

Khả năng chụp ảnh và sửa ảnh

4

Khả năng thiết kế mĩ thuật

5

Khả năng chỉnh sửa, biên tập, in ấn bài viết


6

Khả năng phân tích, tổng hợp thơng tin

7

Khả năng thiết kế bản trình chiếu PowerPoint

8

Khả năng thuyết trình

Khả năng


Khơng

10


* Phân nhóm thực hiện dự án
Sau khi có kết quả thăm dị, chúng tơi tiến hành phân nhóm, giao nhiệm vụ
cho các nhóm
Nhóm 1: Đi thực tế, viết bài (Tên nhóm: Nhóm Viết bài)
TT

Họ và tên

Lớp


1

Nguyễn Ý Mỹ Đức

10D1

2

Nguyễn Công Đức

11D1

3

Hà Trần Tú Linh

11A4

4

Nguyễn Thị Minh Hằng

11D1

5

Nguyễn Thị Ngọc Huyền

11D1


6

Trần Ngọc Minh Hiếu

11A2

7

Nguyễn Thị Ý An

11D2

8

Nguyễn Thị Thúy An

12A3

9

Nguyễn Thị Nguyệt Anh

12D1

10

Nguyễn Thị Quỳnh Giang 12D1

11


Võ Thị Minh Thương

12D1

12

Phan Thùy Dương

10D1

13

Nguyễn Linh Chi

10D1

14

Đinh Xn Phố

10D1

15

Nguyễn Kim Hồi An

10D2

Nhiệm vụ

Nhóm trưởng

Thư kí

11


Nhóm 2: Làm ảnh, thiết kế tờ báo (Tên nhóm: Nhóm Thiết kế)
TT

Họ và tên

Lớp

1

Đặng Lê Vi

11D1

2

Trần Văn Lâm

11A5

3

Lê Thái Học


11A2

4

Đào Nhật Tân

11D1

5

Lê Thị Vân Thư

11D1

6

Nguyễn Lan Anh

11D1

7

Nguyễn Tiến Mạnh

11C

8

Nguyễn Thảo My


11C

9

Hồ Tuấn Anh

12A4

10

Phan Thị Như Quỳnh

11A1

11

Nguyễn Tất Đức

11A1

12

Nguyễn Thị Cẩm Nhi

11A6

Nhiệm vụ
Thư kí

Nhóm trưởng


12


Nhóm 3: Biên tập, in ấn (Tên nhóm: Nhóm Biên tập)
TT

Họ và tên

Lớp

Nhiệm vụ

1

Lê Thị Hạnh

10A4

Thư kí

2

Nguyễn Thị Thùy An

11D1

Nhóm trưởng

3


Trần Thị Phương Thảo

11D1

4

Lê Cảnh Hải

11B

5

Đinh Thị Thùy Trang

11A3

6

Nguyễn Thị Tùng Chi

11A2

7

Đỗ Hà Minh Trí

11A1

8


Đinh Thị Ánh Tuyết

11A1

9

Nguyễn Lê Hà Linh

12D2

10

Đào Thị Lan

12D3

11

Nguyễn Thị Thanh Thảo

12D3

12

Nguyễn Thị Thanh Tú

11C

13


Nguyễn Đình Đô

11D3

13


2.2.2.2.2. Ơn tập, củng cố, nâng cao kiến thức lí thuyết
* Nhóm giáo viên phụ trách phân cơng người hướng dẫn học sinh ơn tập lại,
hệ thống hóa kiến thức lí thuyết liên quan
Bài 1: Viết quảng cáo (Ngữ văn 10)
Bài 2: Phong cách ngơn ngữ báo chí (Ngữ văn 11)
Bài 3: Bản tin (Ngữ văn 11)
Bài 4: Luyện tập viết bản tin (Ngữ văn 11)
Bài 5: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (Ngữ văn 11)
Bài 6: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (Ngữ văn 11)
* Cung cấp thêm tư liệu cho học sinh, đặc biệt là một số cuốn sách hướng dẫn
nghiệp vụ báo chí
- Sách Hướng dẫn cách viết báo (của nhóm tác giả Jean - Luc Martin Lagardette; NXB Thông tấn, 2006)
- Sách Thể loại báo chí (Nhiều tác giả; NXB Đại học Quốc gia TP. HCM,
2005)
- Sách Ảnh báo chí (của tác giả Brian Horton, NXB Thông tấn, 2004)
- Sách Hướng dẫn cách biên tập (của tác giả Michel Voirol, NXB Thông tấn,
2007)
- Sách Biên tập ngơn ngữ sách và báo chí (của Nguyễn Trọng Báu, NXB Quân
đội nhân dân, 1995)
* Hướng dẫn học sinh tìm thêm tư liệu trên internet, thơng qua các trang tìm
kiếm:
-

-
-
* Tổ chức cho học sinh giao lưu, trò chuyện với nhà báo để học hỏi kinh
nghiệm (mời nhà báo Thúy Tình - Đài Phát thanh Truyền hình Nam Đàn)

14


15


2.2.2.2.3. Tổ chức kí hợp đồng dự án
* Hợp đồng của Nhóm 1:
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP NHĨM 1
Nam Đàn, ngày.... tháng...... năm..........
Đại diện bên A: (Nhóm giáo viên hướng dẫn)
Đại diện bên B: (Nhóm 1)
Nội dung: Bên B có trách nhiệm tổ chức đi thực tế, viết bài về chủ đề truyền
thông kỉ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1; ít nhất viết 5 bản tin, 5
bài phóng sự, 5 bài phỏng vấn, 5 tiểu phẩm, 5 văn bản quảng cáo; sưu tầm thêm
bài viết của giáo viên, cựu học sinh nhà trường.
Thời hạn: 5 tháng kể từ ngày kí hợp đồng.
Bên A có trách nhiệm tư vấn, cung cấp tư liệu cần thiết khi có u cầu.
Bên B có trách nhiệm hồn thành công việc đúng thời gian, đảm bảo đúng yêu
cầu về nội dung và hình thức.
Đại diện bên A


Đại diện bên B

* Hợp đồng của Nhóm 2:
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP NHÓM 2
Nam Đàn, ngày.... tháng...... năm..........
Đại diện bên A: (Nhóm giáo viên hướng dẫn)
Đại diện bên B: (Nhóm 2)
Nội dung: Bên B có trách nhiệm tổ chức đi thực tế, chụp ảnh; phụ trách phần
báo ảnh và thiết kế cho tờ báo truyền thông kỉ niệm 60 năm thành lập Trường
THPT Nam Đàn 1.
Thời hạn: 5 tháng kể từ ngày kí hợp đồng.
Bên A có trách nhiệm tư vấn, cung cấp tư liệu cần thiết khi có u cầu.
Bên B có trách nhiệm hồn thành cơng việc đúng thời gian, đảm bảo đúng yêu
cầu về nội dung và hình thức.
Đại diện bên A

Đại diện bên B

16


* Hợp đồng của Nhóm 3:
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP NHÓM 3
Nam Đàn, ngày.... tháng...... năm..........

Đại diện bên A: (Nhóm giáo viên hướng dẫn)
Đại diện bên B: (Nhóm 3)
Nội dung: Bên B có trách nhiệm biên tập tờ báo truyền thông kỉ niệm 60 năm
thành lập Trường THPT Nam Đàn 1.
Thời hạn: 5 tháng kể từ ngày kí hợp đồng (hợp tác với Nhóm 1 và Nhóm 2 để
song hành thực hiện cơng việc)
Bên A có trách nhiệm tư vấn, cung cấp tư liệu cần thiết khi có u cầu.
Bên B có trách nhiệm hồn thành cơng việc đúng thời gian, đảm bảo đúng yêu
cầu về nội dung và hình thức.
Đại diện bên A

Đại diện bên B

* Hợp đồng chung với cả 3 nhóm:
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG DỰ ÁN NGOẠI KHÓA
Nam Đàn, ngày.... tháng...... năm..........
Đại diện bên A: (Nhóm giáo viên hướng dẫn)
Đại diện bên B: (Cả 3 nhóm)
Nội dung: Bên B có trách nhiệm hồn thành dự án xuất bản tờ báo truyền
thơng kỉ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1.
Thời hạn: 6 tháng kể từ ngày kí hợp đồng
Bên A có trách nhiệm tư vấn, cung cấp tư liệu cần thiết khi có u cầu.
Bên B có trách nhiệm hồn thành công việc đúng thời gian, đảm bảo đúng yêu
cầu về nội dung và hình thức.
Đại diện bên A

Đại diện bên B


17


2.2.2.2.4. Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch hoàn thành dự án
- Cần có sự phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
- Cần có sự phân bổ thời gian hợp lí
(Các nhóm hồn thành cơng việc của mình: 5 tháng; Các nhóm thảo luận, phối
hợp để xuất bản tờ báo: 1 tháng)
2.2.2.2.5. Đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án
Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau để có những điều chỉnh hợp lí, đảm bảo thực hiện thành cơng dự
án.
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Họ và tên học sinh tự đánh giá: .......................................... Lớp: ................
Thuộc nhóm: ................................................................................................
Điểm
TT

Tiêu chí

1

Nắm kiến thức cơ bản

2

Kĩ năng vận dụng kiến thức

3


Tinh thần sáng tạo

4

Tinh thần trách nhiệm

5

Kĩ năng làm việc nhóm

6

Đảm bảo tiến độ cơng việc

Tốt

Khá

TB

Yếu

(9 - 10)

(7 - 8)

(5 - 6)

(dưới 5)


18


PHIẾU HỌC SINH TRONG NHÓM ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU
Họ và tên học sinh đánh giá: .......................................... Lớp: ................
Thuộc nhóm: ............................................................................................
Nội dung đánh giá

TT

Họ và tên

Nắm
kiến
thức

bản


năng
vận
dụng
kiến
thức

Tinh
thần
sáng
tạo


Tinh
thần
trách
nhiệm


năng
làm
việc
nhóm

Đảm
bảo
tiến
độ
cơng
việc

Điểm
TB

19


2.2.2.3. Giai đoạn 3: Nghiệm thu dự án
2.2.2.3.1. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá, nghiệm thu dự án
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Tên dự án: Xuất bản tờ báo truyền thông kỉ niệm 60 năm thành lập Trường
THPT Nam Đàn 1.

Người đánh giá: ......................................................................................
Tiêu chí đánh giá

Điểm tối
đa

1. Nội dung sản phẩm

4,0

- Phù hợp chủ đề truyền thông kỉ niệm 60
năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1

2,0

- Phù hợp mục tiêu dự án

2,0

2. Hình thức sản phẩm

4,0

- Phù hợp chủ đề truyền thông kỉ niệm 60
năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1

2,0

- Phù hợp mục tiêu dự án


2,0

3. Cách trình bày sản phẩm

2,0

- Hấp dẫn, lơi cuốn

0,5

- Trả lời câu hỏi phản biện tốt

0,5

- Đảm bảo thời gian

0,5

- Có sử dụng linh hoạt các cơng cụ hỗ trợ

0,5

Tổng điểm

10

Điểm
đánh giá

Nhận xét


2.2.2.3.2. Tổng hợp kết quả
* Nội dung sản phẩm: 8,0 điểm; nhận xét: Tốt
* Hình thức sản phẩm: 8,5 điểm; nhận xét: Tốt
* Cách trình bày: 9,5 điểm; nhận xét: Tốt
20


2.3. Giáo án thực hiện dự án ngoại khóa
I. MỤC TIÊU :
Xem mục 2.2.1.4
II. CHUẨN BỊ :
1. Sự chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị, các tài liệu tham khảo liên quan đến bài học,
- Cơ sở vật chất, giấy mời đại diện các tổ chức tham gia buổi báo cáo sản
phẩm báo chí.
- Các loại phiếu học tập, đánh giá.
2. Sự chuẩn bị của học sinh
- Các bài báo cáo của từng nhóm.
- Sản phẩm dự án.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ THỰC HIỆN BƯỚC ĐẦU
(1 buổi)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG 1: Đặt vấn đề, tiếp nhận ý tưởng dự án
Bước 1: Giáo viên cùng học sinh thảo luận Học sinh chú ý lắng nghe giới thiệu
để xác định nội dung dự án và hình thức nội dung, đề xuất ý kiến, xác định nội

sản phẩm dự án.
dung dự án và hình thức sản phẩm dự
Bước 2: Giáo viên nêu các mục tiêu mà án.
học sinh cần đạt được sau khi thực hiện dự Học sinh suy nghĩ, trao đổi, thống
án:
nhất với giáo viên về các nhiệm vụ.
Về kiến thức, kĩ năng.
Về việc phát triển các năng lực, bồi dưỡng
phẩm chất, tâm hồn.
NỘI DUNG 2 : Chia nhóm học sinh, giao nhiệm vụ
Bước 1: Chia nhóm học sinh.
Giáo viên căn cứ vào dự án, sản phẩm dự
án, sở trường, niềm hứng thú của học sinh Các nhóm thống nhất bầu nhóm
để chia nhóm. Cụ thể:
trưởng, thư kí
+ Nhóm 1: Chịu trách nhiệm đi thực tế,
gặp gỡ các đại diện của tổ chức, đoàn thể

21


để viết bản tin, phóng sự, quảng cáo, sáng
tác...
+ Nhóm 2: Phụ trách mảng hình ảnh, bố
cục tờ báo...
+ Nhóm 3: Biên tập bài, chịu trách nhiệm
Các nhóm nhận nhiệm vụ, quyết tâm
in ấn.
thực hiện tốt nhiệm vụ được phân
Bước 2: Giáo viên phân công nhiệm vụ,

công.
hướng dẫn lập kế hoạch nhóm, lập kế
hoạch chung trong thời gian thực hiện dự
án.
NỘI DUNG 3 : Hướng dẫn triển khai dự án
Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập,
bộ câu hỏi định hướng cho học sinh.
+ Gợi ý các nguồn tài liệu tham khảo
khác tạo điều kiện cho việc hoàn thành
tốt các nhiệm vụ, tư vấn cách thực hiện
để nhằm cho ra mắt những sản phẩm dự
án có chất lượng.
+ Tổ chức cho học sinh giao lưu. Trò
chuyện với nhà báo để học hỏi kinh
nghiệm làm báo.
+ Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch dự
án.
Bước 2: Giáo viên tổ chức kí kết hợp
đồng dự án, giải đáp những băn khoăn,
thắc mắc, trăn trở từ phía học sinh.
+ Giáo viên hẹn lịch gặp tiếp theo để
trao đổi tiếp về những vấn đề của dự án Các nhóm trưởng kí kết hợp đồng dự án
mới nảy sinh.
+ Đặt ra các yêu cầu cụ thể:
Về sản phẩm dự án: Phải rõ ràng, đẹp
về hình thức. Nội dung đầy đủ, chi tiết,
Thư kí các nhóm ghi lại chi tiết các u
có ý nghĩa về cả lí thuyết lẫn thực tiễn,
cầu của giáo viên
Về thời gian thực hiện dự án: Đảm

bảo thời gian, đúng tiến độ.

22


Hoạt động 2: THỰC HIỆN DỰ ÁN (6 tháng)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Giáo viên theo dõi tiến trình thực - Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà
hiện dự án của học sinh:
và trên lớp.
- Theo dõi cách phân chia nhiệm vụ cho + Các nhóm lập kế hoạch dự án
từng cá nhân (phân chia đồng đều, hợp khả + Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ
năng, sở thích của cá nhân)
+ Các thành viên nhận nhiệm vụ
- Theo dõi cách thu thập, xử lí thơng tin,
- Các nhóm gặp nhau hai lần mỗi
tiến trình đi thực tế, viết bài, biên tập.
tháng để trao đổi công việc.
Bước 2: Giáo viên gặp gỡ, giải đáp, tháo
gỡ những vướng mắc trong quá trình thực - Xin ý kiến giáo viên để điều chỉnh,
bổ sung.
hiện dự án (một tháng hai lần)
Bước 3: Kiểm tra sản phẩm sơ bộ của dự - Tiếp thu ý kiến giáo viên. Hoàn
thiện bài báo cáo.
án.
Giáo viên đánh giá tình hình, giúp nhóm
chỉnh sửa nội dung để hoàn thiện bài báo

cáo, ra mắt sản phẩm.
Hoạt động 3

KẾT THÚC DỰ ÁN (1 buổi)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Nội dung 1: Thơng qua quy trình báo cáo sản phẩm
Bước 1:
- Giáo viên thơng qua quy trình báo cáo
sản phẩm dự án
+ Học sinh các nhóm báo cáo sản phẩm. Xuất bản tờ báo truyền thông kỉ niệm
+ Học sinh, giáo viên, các đại diện 60 năm thành lập Trường THPT Nam
khách mời đạt câu hỏi. Học sinh mỗi Đàn 1.
nhóm trả lời câu hỏi dành cho nhóm
mình.
Với nội dung:
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Các bài viết về trường lớp, thầy cô,
+ Học sinh tự đánh giá và đánh giá trên bạn bè với những trang viết đậm chất
phiếu học tập. Giáo viên ghi phiếu đánh báo chí.
giá cho từng sản phẩm của nhóm học
- Những bài thơ, bài văn xi giàu cảm
sinh.
xúc để tri ân thầy cơ, để giãi bày tình
- Học sinh lắng nghe quy trình để thực cảm bè bạn.
hiện theo trình tự các cơng đoạn của


23


buổi báo cáo sản phẩm dự án.

- Góc hài hước, góc tâm sự của lứa tuổi
Bước 2: Giáo viên phát phiếu cho học học trò.
sinh và giáo viên tham dự buổi báo cáo. - Những quảng cáo về các hoạt động của
trường, của quê hương Nam Đàn.
Phiếu tự đánh giá cá nhân
Phiếu nhóm đánh giá cá nhân
Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm
Phiếu đánh giá buổi học

- Những hình ảnh, những góc quay đẹp
về mái trường, về những con người đã
và đang chung tay để làm nên bề dày
của truyền thống của Trường THPT
Nam Đàn 1.

Nội dung 2: Báo cáo sản phẩm
Tiến trình:
- Đại diện các nhóm lên báo cáo sản
phẩm.Sản phẩm là kết quả chung của tất
cả các nhóm. Tuy nhiên, trong q trình
thực hiện dự án, mỗi nhóm được giao
một nhiệm vụ cụ thể. Do đó, mỗi nhóm
sẽ có một phần báo cáo sản phẩm gắn
với cơng việc của nhóm. Cụ thể:
Nhóm 1: Báo cáo về việc đi thực tế, gặp

gỡ, viết bài. Giới thiệu các sản phẩm
(các bài phóng sự, bản tin...).
Nhóm 2: Báo cáo về quá trình thu hình,
quay phim, chụp ảnh và sản phẩm mà
nhóm đã thực hiện trên tờ báo.
Nhóm 3: Báo cáo về quá trình biên tập,
in ấn và sản phẩm đã hồn thiện.
- Sau khi mỗi nhóm trình bày, học sinh
và những người tham dự buổi báo cáo
nêu lên những thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi, giải đáp thắc
mắc.
- Các thành viên khác chú ý theo dõi và
hồn thành phiếu ghi nhận thơng tin.
Nội dung 3: Hoạt động củng cố - đánh giá
- Sau khi học sinh các nhóm báo cáo
xong sản phẩm, giáo viên sơ bộ đánh Đánh giá, thông báo kết quả.
giá tinh thần làm việc, chất lượng sản
24


×