Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

TIỂU LUẬN môn QUẢN TRỊ dự án đề tài báo cáo KHẢ THI dự án xây DỰNG NHÀ máy sản XUẤT SOCOLA NGUYÊN CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 62 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- --- ---  --- --- ---

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Đề tài:
BÁO CÁO KHẢ THI DỰ ÁN XÂY DỰNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT SOCOLA NGUYÊN CHẤT

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 06
LỚP HỌC PHẦN: D02
GVHD: TS. TRẦN DỤC THỨC

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM
STT

Họ và tên

MSSV

Mức độ hồn
thành



1

Trương Phụng Ngân Thảo

030134180514

100%

2

Trần Trọng Thắng

030335190249

100%

3

Huỳnh Thanh Thúy

030335190255

100%

4

Châu Thành Thủ

030335190254


100%

5

Ngô Thị Anh Thư

030335190259

100%

6

Trần Thị Cẩm Tiên

030335190273

100%

7

Trần Thị Tiến

030334180225

100%

8

Huỳnh Lê Minh Trí


030335190291

100%

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


LỜI MỞ ĐẦU
Chocolate là một sản phẩm được sản xuất từ rất lâu. Nhờ có các hương vị đặc
trưng, sản phẩm chocolate nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng và nhân
rộng ra khắp thế giới. Ngày nay, không ở bất kỳ châu lục nào mà người ta không biết
đến chocolate.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất
chocolate không ngừng được cải tiến, Nhiều phương pháp sản xuất mới ra đời giúp
làm tăng năng suất của quá trình, chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó là sự đa dạng
của các chủng loại chocolate về thành phần cũng như hình thức, mẫu mã bên ngoài
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Chocolate là thành phần chính trong nhiều loại thực phẩm như sữa lắc, kẹo
thanh, bánh quy và ngũ cốc. Nó được xếp hạng là một trong những hương vị được
yêu thích nhất ở Bắc Mỹ và Châu Âu (Swift, 1998). Mặc dù phổ biến, hầu hết mọi
người vẫn chưa biết được nguồn gốc độc đáo của món ăn phổ biến này. Chocolate là
một sản phẩm đòi hỏi các bước sản xuất phức tạp. Quá trình này bao gồm thu hoạch
cacao, tinh chế cacao và vận chuyển hạt cacao đến nhà máy sản xuất để làm sạch, chế
biến và nghiền. Những hạt cacao này sau đó sẽ được nhập khẩu hoặc xuất khẩu sang
các nước khác và được chuyển đổi thành các loại sản phẩm chocolate khác nhau
(Allen, 1994).
Nhận thấy ngành công nghiệp sản xuất chocolate sẽ ngày càng phát triển trong
tương lai, nhóm 6 chúng em quyết định viết về đề tài báo cáo khả thi dự án quy trình
sản xuất chocolate nguyên chất.


1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN....................................................... 6
1.1.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN ................................... 6

1.1.1.

Căn cứ thực tiễn ...................................................................... 6

1.1.2.

Căn cứ pháp lý ........................................................................ 7

1.2.

TÓM TẮT DỰ ÁN ........................................................................ 7

1.2.1.

Tên dự án................................................................................. 7

1.2.4.

Đặc điểm của dự án................................................................. 8


1.2.5.

Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu.................................................... 8

1.2.6.

Sản lượng sản xuất (đơn vị tính: sản phẩm) .......................... 8

1.2.7.

Nguồn nguyên liệu .................................................................. 8

1.2.8.

Hình thức đầu tư ..................................................................... 8

1.2.11.

Tổng vốn đầu tư và nguồn cấp tài chính ............................ 9

1.2.12.

Hiệu quả tài chính của vốn đầu tư ...................................... 9

1.2.13.

Hiệu quả Kinh tế - Xã hội và Môi trường của Dự án....... 10

1.2.14.


Thị trường tiêu thụ ............................................................ 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................... 11
2.1. Nghiên cứu, phân tích thị trường Chocolate nguyên chất ............. 11
2.1.1. Giới thiệu và khái quát về Chocolate nguyên chất.................. 11
2.1.2. Nghiên cứu thị trường và khách hàng tiêu thụ. ...................... 12
2.1.3. Kế hoạch Marketing ................................................................. 18
2.1.4. Nghiên cứu nhu cầu và cung cấp sản phẩm. ........................... 19
2.1.5. Xác định giá sản phẩm ............................................................. 20
2.1.6. Đối thủ cạnh tranh .................................................................... 22
2.1.7. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm. ....................... 24
2.2. Nghiên cứu công nghệ kỹ thuật của dự án ..................................... 25
2.2.1. Nghiên cứu địa điểm, quy mơ và bố trí mặt bằng ................... 25
2.2.2. Mơ tả đặc tính sản phẩm .......................................................... 28

2


2.2.3. Lập chương trình sản xuất hàng năm của dự án .................... 31
2.2.4. Lựa chọn máy móc thiết bị ....................................................... 35
2.2.5. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu năng lượng điện nước ....... 37
2.2.6. Lịch trình thực hiện dự án ....................................................... 39
2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ............................ 41
2.3.1. Ước lượng tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư .................. 41
2.3.2. Dự trù chi phí sản xuất kinh doanh hằng năm của dự án .... 43
2.3.3. Dự trù kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của dự án ..... 43
2.3.4. Lập bảng dự trù vốn lưu động hằng năm của dự án .............. 44
2.3.5. Lập báo cáo ngân lưu của dự án .............................................. 44
2.3.6. Tính tốn chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của Tài chính dự án .... 45

2.3.7. Phân tích rủi ro về tài chính .................................................... 46
2.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN ............................................................................................... 47
2.4.1. Sự khác nhau và mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân
tích KTXH .......................................................................................... 47
2.4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội .......................................... 48
CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.................. 51
3.1. Cơ cấu tổ chức vận hành dự án ...................................................... 51
3.2. Cơ cấu xây dựng dự án.................................................................... 52
3.3. Quản trị thời gian, tiến độ, chi phí .............................................. 52
3.4. Quản trị rủi ro ................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 58
PHỤ LỤC.................................................................................................... 59
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 60

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 ................................................................................................................... 9
Bảng 2.1 ....................................................................................................................17
Bảng 2.2 ....................................................................................................................27
Bảng 2.3 ....................................................................................................................28
Bảng 2.4 ....................................................................................................................28
Bảng 2.5 ....................................................................................................................29
Bảng 2.6 ....................................................................................................................31
Bảng 2.7 ....................................................................................................................37
Bảng 2.8 ....................................................................................................................38
Bảng 2.9 ....................................................................................................................39
Bảng 2.10 ..................................................................................................................40

Bảng 2.11 ..................................................................................................................41
Bảng 2.12 ..................................................................................................................42
Bảng 2.13 ..................................................................................................................42
Bảng 2.14 ..................................................................................................................42
Bảng 2.15 ..................................................................................................................43
Bảng 2.16 ..................................................................................................................43
Bảng 2.17 ..................................................................................................................44
Bảng 2.18 ..................................................................................................................44
Bảng 2.19 ..................................................................................................................45
Bảng 2.20 ..................................................................................................................45
Bảng 2.21 ..................................................................................................................46
Bảng 2.22 ..................................................................................................................49
Bảng 3.1 ....................................................................................................................52
Bảng 3.2 ....................................................................................................................53
Bảng 3.3 ....................................................................................................................57

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 .....................................................................................................................23
Hình 2.2 .....................................................................................................................24
Hình 2.3 .....................................................................................................................32
Hình 3.1 .....................................................................................................................51
Hình 3.2 .....................................................................................................................54

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN

1.1.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1.1.1. Căn cứ thực tiễn
Người Việt Nam từ xưa vốn ưa dùng chè (trà), cà phê, sữa… chứ khơng thích
socola. Và một thời gian dài, socola là hàng nhập khẩu, giá cả đắt đỏ, không phải loại
bánh, kẹo phổ thơng mà ai cũng có thể mua được. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây,
cùng với việc khuyến khích người nơng dân trồng cây ca cao, thì khá nhiều doanh
nghiệp, hộ kinh doanh bắt đầu sản xuất chế biến socola “made in Việt Nam”. Đến
thời điểm hiện tại, trên thị trường đã có vài chục thương hiệu socola của doanh nghiệp
trong và ngoài nước sản xuất. Một số doanh nghiệp đã đưa thương hiệu socola Việt
ra thị trường thế giới thành công.
Việt Nam được biết đến là một trong số ít quốc gia có nguồn cacao hạt chất
lượng cao và sở hữu những “dòng chocolate ngon nhất thế giới” – New York Times.
Gần đây, xu hướng đầu tư trồng cacao & sản xuất chocolate chất lượng cao tại VN
được phát triển mạnh tạo ra nhiều triển vọng mới. Nhận thấy những triển vọng trên
chúng tôi quyết định xây dựng nhà máy sản xuất chocolate nguyên chất.
Tại Việt Nam, cây ca cao được trồng chủ yếu ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang,
Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Buôn Mê Thuột và Đắk Lắk.
Ở mỗi vùng đất khác nhau, do đặc điểm thổ nhưỡng (đất đai, nguồn nước, khí hậu…)
và cách chế biến sau thu hoạch của người nông dân khác nhau nên hạt ca cao của Việt
Nam có hương vị đa dạng, độc đáo riêng, tùy theo vùng.
Cụ thể, chúng tôi sẽ xây dựng nhà máy ở 2 địa điểm: Địa điểm 1 - Huyện Gò
Quao, tỉnh Tiền Giang, địa điểm 2 - đường số 6C, Phước Bình, quận 9 thành phố
Hồ Chí Minh và nguồn cung cacao ở Tiền Giang và Bến Tre. Vì 2 tỉnh này gần
với TP.HCM nơi mà chúng tơi sẽ cung cấp sản phẩm đồng thời nơi đây cũng có thế
mạnh về cacao. Nguồn ca cao chính để sản xuất chocolate được thu mua của bà con
nông dân với diện tích khoảng 800 ha, trong đó chủ yếu thu mua từ hợp tác xã ca cao


6


với diện tích hơn 100ha. Quy trình trồng và chăm sóc ca cao tại hợp tác xã đều tuân
thủ theo quy trình sản xuất hữu cơ.
1.1.2. Căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý để tiến hành việc sản xuất Chocolate nguyên chất bao gồm:


Thông tư 32/2017/TT-BCT: Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất,
kinh doanh;



Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của
pháp luật, có ngành nghề sản xuất hóa chất;



Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định
tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2
Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP;



Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu
tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương;




Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ cơng nghiệp,
phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Công thương;



Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ; quy định chi tiết một số
điều của Luật An toàn thực phẩm;



Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010; có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

1.2.

TĨM TẮT DỰ ÁN

1.2.1. Tên dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất chocolate nguyên chất
1.2.2. Chủ dự án: Nhóm 6
1.2.3. Quy mơ dự án: Tổng diện tích 700m2, với dây chuyền sản xuất theo công
nghệ Bỉ với công suất khoảng 1 tấn/tháng.

7


1.2.4. Đặc điểm của dự án



Vốn bắt đầu thu hồi ngay sau khi xây dựng hoàn tất, tiền vốn thu hồi cịn có
thể đầu tư cái khác tiếp tục thu lợi nhuận cao hơn.



Lợi tức cao hơn hẳn và ổn định suốt thời gian đầu tư so với các loại hình kinh
doanh khác.



Vốn đầu tư ít, thu hồi vốn và có lãi ngay khi đầu tư an tồn và khả năng thanh
khoản tốt.



Khơng cần người đầu tư có trình độ cao, kinh nghiệm nhiều. Không cần nhiều
người tham gia quản lý (thơng thường 1 người hoặc có thể khơng cần người)

1.2.5. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu


Sản xuất chocolate chất lượng, nguyên chất



Trở thành nguồn cung cấp chocolate đứng đầu thị trường Việt Nam

1.2.6. Sản lượng sản xuất (đơn vị tính: sản phẩm)



Năm 1: Socola trắng: 39.000, Socola sữa: 19.500, Socola đen: 78.000



Năm 2: Socola trắng: 420.000, Socola sữa: 21.000, Socola đen: 84.000



Năm 3: Socola trắng: 510.000, Socola sữa: 25.500, Socola đen: 102.000

1.2.7. Nguồn nguyên liệu:


Hạt cacao tươi: Mua trực tiếp của nhà vườn và vựa thu mua tại Tiền Giang và
Bến Tre.



Hạt cacao đã qua sơ chế: Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức.

1.2.8. Hình thức đầu tư:


Đầu tư sản xuất kinh doanh, hình thức đầu tư dự án mới.

1.2.9. Giải pháp xây dựng:
Thi công nhà máy với những nguyên vật liệu chất lượng, tuyển chọn những
công nhân xây dựng chuyên nghiệp đảm bảo việc xây dựng diễn ra theo đúng tiến độ.

8



1.2.10.Thời gian khởi cơng, hồn thành
 Thời gian tiến hành thi công dự án: 1/3/2022
 Thời gian bắt đầu cho vào hoạt động: 3/9/2022
 Tuổi thọ dự án: 10 năm
1.2.11.Tổng vốn đầu tư và nguồn cấp tài chính


Tổng vốn đầu tư cho dự án: 28.05 tỷ đồng
+Vốn chủ sở hữu: 14.03 tỷ đồng
+Vốn vay: 14.03 tỷ đồng



Các nguồn cung cấp tài chính: Vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, trong
đó vốn chủ sở hữu là 50% và vốn vay là 50% tổng nguồn vốn.

1.2.12. Hiệu quả tài chính của vốn đầu tư


Thời gian hoàn vốn của dự án: DPP = 1,2 hay 1 năm 2 tháng

Bảng 1.1


Khả năng sinh lời trên 1 đồng vốn bỏ ra: PI = 6,81




Tỉ suất sinh lời nội bộ: IRR = 82%



Suất sinh lời nội tại hiệu chỉnh: MIRR = 33.3%

9


Kết luận về tính khả khi của dự án: Dựa vào các chỉ số tài chính của dự án, ta có
thể kết luận rằng dự án này hiệu quả cũng như mang lại mức sinh lợi cao cho các nhà
đầu tư.
1.2.13. Hiệu quả Kinh tế - Xã hội và Môi trường của Dự án


Tạo việc làm cho công nhân sản xuất trực tiếp



Tạo nguồn thu nhập ổn định cho các nhà vườn cung cấp nguyên liệu sản xuất



Đáp ứng nhu cầu Chocolate nguyên chất với chất lượng cao sản xuất ngay tại
Việt Nam của người tiêu dùng và các đối tác

1.2.14. Thị trường tiêu thụ


Khách hàng mục tiêu: Công ty hướng đến mọi thành viên trong gia đình, nhóm

khách hàng yêu thích chế biến các loại bánh, thức uống, thức ăn từ Chocolate.



Thị trường mục tiêu: Thành phố Thủ Đức



Dự báo nhu cầu tương lai: Với lợi thế lớn về tiềm lực tại chỗ để các doanh
nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh ngành sản xuất Chocolate và mở rộng thị
phần trên khắp cả nước cũng như mở rộng thị phần các nước lân cận.

10


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1. Nghiên cứu, phân tích thị trường Chocolate nguyên chất
2.1.1. Giới thiệu và khái quát về Chocolate nguyên chất
2.1.1.1 Ý tưởng, quá trình hình thành sản phẩm.
Chocolate xuất hiện đầu tiên ở những bộ lạc cổ ở Trung Mỹ. Mới ban đầu họ
sử dụng hạt ca cao này như một loại đồ uống có vị đắng. Christopher Columbus là
người châu Âu đầu tiên phát hiện ra món ăn này vào năm 1502 nhưng nó đã nhanh
chóng bị quên lãng ngay sau khi ông đưa về châu Âu. Mãi cho đến năm 1521
Chocolate cho biết đến rộng rãi hơn và sự chiến của Mê-hi-cơ. Với hương vị đặc biệt
khó tả và sự kết hợp tạo ra những món ăn thức uống mới lạ, Chocolate đã nhanh
chóng thu hút sự chú ý và trở thành thức uống nhanh chóng cho giới thượng lưu và
hồng tộc. Ngày nay với cơng nghệ sản xuất hiện đại Chocolate đã có mặt phổ biến
ở các nước đa dạng về mẫu mã trong các chuỗi cửa hàng và siêu thị. Khơng đơn thuần
để tạo ra món ăn thức uống mà Chocolate còn được tạo thành các kiểu dáng kích
thước mới lạ phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong các dịp Giáng sinh hay

lễ Valentine.
Chocolate là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với thành phần chứa
Phenylethylamine (PEA) kích thích não bộ tiết ra endorphin và serotonin giúp mang
lại cảm giác vui vẻ hạnh phúc dễ chịu Ngồi ra cịn giúp cơ thể tránh những mệt mỏi
khiến tâm trạng thoải mái và bớt căng thẳng. Trong 100g Chocolate đen có chứa
nhiều năng lượng, chất đạm, chất xơ, chất béo, kali, photpho, kẽm…cũng có chứa các
chất kích thích như caffein và theobromine tuy nhiên hàm lượng này thấp hơn so với
cà phê.
2.1.1.2. Tuyên ngôn giá trị


Tầm nhìn
Phấn đấu trở thành nhà cung cấp Chocolate đứng đầu tại thị trường Việt Nam



Sứ mệnh

-

Phục vụ lợi ích cho người trồng cây Cacao.

11


-

Là một sản phẩm góp phần đáp ứng nhu cầu và cải thiện sức khoẻ cho gia đình
và trẻ em.


-

Góp phần tạo ra lợi nhuận để duy trì hoạt động sản xuất trong tương lai của
công ty.



Phương châm hoạt động:
Luôn hướng đến lợi ích của người tiêu dùng và khơng ngừng nâng cao chất

lượng sản phẩm cũng như đa dạng hoá các kiểu dáng sản phẩm đáp ứng nhu cầu
khách hàng.
2.1.1.3.Mô tả sản phẩm
Công ty thu mua hạt cacao từ các nơng trại ở Đồng Nai sau đó vận chuyển
ngun liệu về xử lí và chế biến tại nhà máy. Chocolate được sản xuất ra có hàm
lượng cacao khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng bao gồm
Chocolate đen, Chocolate trắng và Chocolate sữa. Ngoài ra cơng ty cịn sản xuất ra
các thanh Chocolate đen ít đường hỗ trợ cho những khách hàng đang trong quá trình
ăn kiêng.
2.1.2. Nghiên cứu thị trường và khách hàng tiêu thụ.
2.1.2.1. Nghiên cứu thị trường
 Thị trường nước ngoài:
Chocolate thực hiện cuộc hành trình qua nhiều nước như Anh, Pháp, Mỹ và đi
đến đâu chúng cũng trở thành thực phẩm được ưa chuộng. Kể từ khi tiệm bán
Chocolate lần đầu tiên được khai trương năm 1657 tới đầu thế kỉ 18 những nhà máy
sản xuất Chocolate đầu tiên được thành lập( Bistrol-1728). Tới 1730 cacao sụt giá
mạnh cùng với những máy móc được phát minh trong cuộc cách mạng cơng nghiệp
đã tạo tiền đề cho một nền công nghiệp sản xuất chocolate số lượng lớn và giá thành
rẻ.
Vào thế kỷ 19 Chocolate rắn đã trở nên phổ biến với sự ra đời của các kiểu khuôn

đúc. Người ta dùng máy xay nghiền nát hết ca cao thành bột mịn rồi đun nóng và đổ
một phần tạo nên các hình dạng khác nhau khi đã nguội lạnh. Gần hai phần ba sản
lượng ca cao trên toàn thế giới được sản xuất ở Tây Phi khoảng 43 % từ Cote d’voire

12


ở đây lao động trẻ em được sử dụng rất nhiều vào việc thu hoạch sản phẩm. Theo tổ
chức ca cao thế giới khoảng 50 triệu người trên khắp thế giới sống nhờ vào các hoạt
động liên quan đến ca cao.
Một người Hà Lan tên là Coenrad Van Houten đã hoàn thiện việc chiết xuất
bơ ca cao từ hạt ca cao vào năm 1825. Hỗn hợp ca cao và đường không cho người
tiêu dùng cảm giác dễ chịu trong miệng như loại chocolate ngày nay nó cho ta cảm
giác cứng. Để dễ tan chảy trong miệng người ta lại nghĩ đến việc thêm chất béo vào
hỗn hợp này và bơ ca cao đã được chọn để thêm vào hỗn hợp này. Khả năng trích ly
bơ ca cao đã được nghiên cứu bởi Van Houten of Holland vào năm 1828. Phát minh
ra cách ép hạt ca cao mới làm giảm giá thành nhưng lại tăng chất lượng thành phẩm
ra rất nhiều, cùng lúc đó giá đường giảm mạnh và đời sống người dân khắp châu Âu
đều được tăng lên đáng kể nên đến đầu thế kỷ XX Chocolate đã trở thành một nét văn
hóa ẩm thực đặc trưng của tồn châu Âu và cho đến ngày nay sản phẩm chocolate đã
có mặt khắp nơi trên thế giới với đủ các hình thức khác nhau.Hạt được nghiền nát
thành lớp nhão đun với áp suất cao tạo thành chất lỏng chocolate và bơ cacao. Bơ
chiết xuất này được làm mịn và xử lý để khử mùi. Vào những năm 1880 Rudolphe
Lindt tại Switzerland đã bổ sung ca cao vào quá trình sản xuất chocolate để làm nên
một sản phẩm nhẵn và bóng láng hơn
Năm 1875 Daniel Peter người Thuỵ sĩ đã hoàn thiện quá trình sản xuất
chocolate sữa, ngọt mịn hơn chocolate
Đầu thế kỉ 20, Chocolate đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng của toàn Châu
Âu.
Cailer là một trong những nhà sản xuất chocolate Thuỵ điển lớn nhất và cũng là

thương hiệu lâu đời nhất trong giới kinh doanh chocolate. Cailer bắt đầu sản xuất năm
1819 ở Vevey và từ năm 1898 tại Broc. Đây là nhà máy đầu tiên có ý tưởng phát
minh ra Chocolate dạng thanh. Đây là một trong những nơi làm ra những thanh
Chocolate ngon nhất thế giới.
Các nhà khoa học tại trường đại học Exeter thiết kế thành cơng chiếc máy in
3D có thể nhanh chóng tạo ra những chiếc bánh chocolate ngon lành. Nếu muốn có

13


được một bức tượng chocolate có mặt của chính mình một người phải bỏ ra khoảng
600 yên tương đương 1,3 triệu Việt Nam đồng để quét 3D khuôn mặt và cho máy in
3D tạo ra mơ hình nhựa.
Theo dự báo của tập đoàn thực phẩm Mar Icoporated( Mỹ) năm 2013 tồn thế
giới thiếu một khoảng 160 nghìn tấn cao con số này đã lên đến 1 triệu tấn vào năm
2020 nhu cầu ca cao sẽ bức thiết hơn do nhu cầu tăng cộng với sự sụt giảm về sản
lượng của các nước có thế mạnh như Ghana và Bờ Biển Ngà. Thêm vào đó các nước
trồng cây cao ở Châu Á đặc biệt là Indonesia quốc gia sản xuất ca cao lớn nhất châu
Á và thứ 3 thế giới cũng giảm sản lượng và chất lượng.
Theo ước tính của các chuyên gia chỉ riêng Trung Quốc Ấn Độ Indonesia đã
chiếm 2,8 tỷ người và sức tiêu thụ chocolate của riêng ba nước này đã bình qn 0,06
kg/người/năm.Đó chưa kể là Nhật Bản mức tiêu thụ Chocolate lớn nhất châu Á với
mức 1,8 kg/người/năm.
 Thị trường trong nước
Dù lượng xuất khẩu chỉ từ vài trăm tấn lên vài ngàn tấn nhưng chất lượng cao
của Việt Nam không hề thua kém, sản phẩm ca cao có xuất xứ từ Việt Nam được các
công ty thu mua đánh giá cao nhất châu Á do được lên men đúng quy trình rất thích
hợp cho chế biến chocolate nguyên chất.
Ca cao Việt Nam hiện có tới 95% là sản phẩm ca cao lên men kích cỡ hạt đạt
trung bình từ 80 đến 100 hạt/ lượng được xếp vào loại ca cao có chất lượng cao nhất

thế giới vượt qua Indonesia nước có sản lượng thứ ba thế giới( chỉ bán hạt thơ) được
xếp vào nhóm nước có chất lượng sản phẩm cao như Ghana, Bờ Biển Ngà,Brazil.
Mới đây Puratos Grand- Palace Việt Nam nhận giải thưởng ca cao tốt nhất khu vực
châu Á- Thái Bình Dương tại Paris (Pháp) nguyên liệu từ những hạt ca cao Bến Tre.
Nhiều công ty thu mua ca cao như: Cargill, Puratos Grand Place…đã đầu quân
vào Việt Nam từ thời gian đầu trồng ca cao và ngấm ngầm một cuộc cạnh tranh thị
trường. Mars xây dựng trung tâm phát triển ca cao tại xã Cư Huê huyện Ea Kar( Đăk
Lăk) để chuyển giao cây giống tập huấn kỹ thuật cho người dân. Cargill có trạm thu
mua và tư vấn kỹ thuật tại xã Hịa Thuận thành phố Bn Ma Thuột tỉnh Bến Tre,

14


Puratos Grand Việt Nam xây dựng nhà máy thu mua và sơ chế ca cao cùng với Cargill
và các đối tác khác hỗ trợ tư vấn quy trình chăm sóc cho bà con. Hiện nay tổng lượng
cao công khô mỗi năm khoảng 4000 tấn. Trong khi để xây dựng một nhà máy chế
biến ca cao tối thiểu phải có 10.000 tấn/năm. Theo thống kê nhu cầu tiêu dùng
Chocolate của Việt Nam đã vào khoảng 5.250 tấn/năm và hầu hết đều nhập khẩu từ
nước ngoài.
Thống kê của tổ chức các câu quốc tế cho thấy sản lượng cao ở Việt Nam hiện nay
mới đạt 5 nghìn tấn mỗi năm chỉ bằng 1/3 con số 1,4 triệu tấn xuất khẩu của Bờ Biển
Ngà. Chocolate Việt Nam nổi bật trên thị trường với nhiều hương vị khác nhau do
hạt ca cao Việt Nam có nhiều điểm khác biệt hơn so với hạt ca cao châu Phi.
Theo kết quả khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Kantar
Worldpanel, 6 tháng đầu năm 2014 Chocolate Việt Nam là ngành hàng có mức tăng
trưởng cao gấp đôi về khối lượng tiêu dùng so với cùng kỳ năm 2013 tại thị trường
Việt Nam. Thực tế đầu tư của những hãng sản xuất Chocolate cho thấy tại Việt Nam
tìm lực tại chỗ khả năng bao vùng nguyên liệu rộng lớn do đó doanh nghiệp phải biết
nắm bắt cơ hội và lợi thế ngay trên sân nhà.
Cơ hội


Thách thức

1.Nhu cầu khách hàng 1.Số lượng các đối thủ gia
ngày càng tăng.

nhập ngành tăng.

2. Tuy là thị trường tiêu 2.Việc nghiên cứu để làm ra
dùng

mới

của

ngành sản phẩm được khách hàng

Chocolate Việt Nam được yêu thích nhưng vẫn giữ
đánh giá có nhiều tiềm được yếu tố tự nhiên tốt cho
năng phát triển bởi nguyên sức khỏe quá trình này cần
liệu cacao bền vững, ổn thời gian sẽ kiên trì phải trải
định.
SWOT

3.Các

qua rất nhiều lần sửa sai.
hãng

sản


xuất 3. Bài toán về tài chính để

Chocolate danh tiếng chọn chun nghiệp hố và mở
Việt Nam để đầu tư xây rộng sản xuất.

15


dựng vùng nguyên liệu
trồng cacao và nhà máy sản
xuất phục vụ thị trường
trong nước và xuất khẩu.
4.Tiềm năng phát triển qua
ứng dụng giao hàng.

Điểm mạnh

Chiến lược phát triển thị Chiến lược định vị thương

1.Vị trí kinh doanh trường
tốt.

hiệu

Mở rộng thêm các chi Tập trung vào chiến lược

2. Dây chuyền công nhánh ở các vị trí thuận lợi, Marketing nhằm xây dựng
nghệ sản xuất khá phát triển để nhận diện thương hiệu, tăng khả năng
phát triển và đồng đều thương hiệu, thu hút khách cạnh tranh.

được nhập khẩu từ hàng.

Chiến lược khác biệt hóa

quốc gia nổi tiếng như Chiến lược phát triển sản sản phẩm
Hàn Quốc.
3.Không
hàng

Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho

phẩm
gian

thoáng

cửa Phát triển thêm nhiều sản cây cao tại các địa phương để
mát, phẩm mới, sản phẩm nhiều cây cao Việt Nam được bảo

trang trí đẹp mắt.

màu sắc, hương vị mới lạ.

hộ và gia tăng vị thế cạnh

4.Giá cả được đánh

tranh đồng thời giúp doanh

giá phù hợp với chất


nghiệp giảm bớt chi phí xây

lượng, đáp ứng nhu

dựng thương hiệu.

cầu khách hàng.
Điểm yếu

Chiến lược thâm nhập thị Chiến lược hội nhập về

1.Sự biến động của trường

phía sau

đường và bột mì trong Triển khai kinh doanh Tạo nguồn cung nguyên vật
ngành bánh kẹo nhập online kết hợp với các ứng liệu riêng để đảm bảo chi phí
khẩu từ nước ngồi dụng giao hàng để nâng phí ổn định, tiết kiệm chi phí

16


làm ảnh hưởng đến tầm thương hiệu, thu hút để đầu tư vào chiến lược
giá thành sản phẩm.

khách hàng.

Marketing


2.Chưa khai thác được
khách hàng ở các khu
vực khác và các phân
khúc thị trường khác.
3.Chiến

lược

Marketing cịn mờ
nhạt, chưa có kinh
nghiệm

Marketing

trực tiếp.
4.Nguồn

tiền

mặt

chưa đủ lớn để có thể
dáp ứng hết các rủi ro
xảy ra trong quá trình
thực hiện dự án.
Bảng 2.1
2.1.2.2. Khách hàng tiêu thụ
 Thị trường mục tiêu: Thủ Đức
Nguồn cung:
Ở Việt Nam cây ca cao được trồng chủ yếu ở ĐBSCL Đông Nam Bộ, Tây

Nguyên và một số tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ. Chính vì lợi thế trồng được
ca cao với sản lượng và chất lượng vượt trội đã tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp
Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn này để sản xuất chocolate thơm ngon,
phù hợp với khẩu vị người Việt. Công ty chọn Đồng Nai làm nơi cung cấp nguyên
liệu gần với nhà máy sản xuất.
Nguồn cầu:
Nhu cầu hiện tại: khi mức sống con người được nâng cao và ngày càng có
nhiều nghiên cứu chứng minh cơng dụng, lợi ích mà chocolate mang lại như làm đẹp,

17


sức khoẻ, giảm cân,…. Nhiều người tiêu dùng đã chấp nhận rộng rãi hơn sản phẩm
từ cacao mà hơn hết là chocolate.
Nhu cầu hiện tại và trong tương lai ngày càng tăng cao.
 Khách hàng mục tiêu: mọi thành viên trong gia đình
Do chưa có thói quen tiêu dùng Chocolate thường xuyên nên lúc trước Chocolate
chỉ thường xuất hiện trong các nhà hàng, bữa tiệc hay các quầy bán sang trọng…
Cơng ty hướng đến mọi thành viên trong gia đình, nắm bắt được nhu cầu hiện tại,
người tiêu dùng hiểu được tầm quan trọng của Chocolate mang lại cho sức khoẻ, cải
thiện một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh, não bộ, tiểu đường…
Bên cạnh đó tư duy con người được mở rộng, ngày nay vào các dịp lễ cuối
năm: Giáng Sinh, Ngày phụ nữ Việt Nam, Valentine nhu cầu về quà tặng liên quan
đến Chocolate tăng cao.
Ngoài ra nhóm khách hàng u thích chế biến các loại bánh, thức uống, thức
ăn từ Chocolate chiếm tỉ lệ lớn công ty đang hướng đến.
2.1.3. Kế hoạch Marketing
Mục tiêu kế hoạch Marketing
- Làm cho khách hàng biết được chất lượng sản phẩm công ty mang lại.
-Thu hút lực lượng khách hàng lớn từ đối thủ cạnh tranh dựa vào ưu thế về chất lượng

giá cả…
- Khách hàng hài lòng về chất lượng giá cả của sản phẩm và sẵn sàng giới thiệu cho
bạn bè và người thân tìm mua Chocolate của công ty.
Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược phát triển dài hạn của công ty là xác định mục tiêu ưu tiên phát triển
phân khúc Chocolate cao cấp với sản phẩm chất lượng và tiếp cận các nhu cầu khác
biệt. Mỗi năm công ty sẽ cho các loại Chocolate mới nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Tăng cường tung các sản phẩm mới đó ra các kênh phân phối mà công
ty đã thiết lập, đồng thời thực hiện quảng cáo để kích cầu.
- Trên bao bì tất cả các sản phẩm luôn thấy được các sản phẩm Chocolate của công
ty, chất lượng sản phẩm được bảo đảm, người tiêu dùng an tâm khi sử dụng.

18


Chiến lược chiêu thị
- Doanh nghiệp tạo lập kênh phân phối cho sản phẩm nhằm đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng tiềm năng. Ngồi ra cịn tiến hành các hoạt động quảng bá sản phẩm
qua tivi, trang báo và mạng internet, kích thích nhu cầu khách hàng tiềm năng,giúp
đưa sản phẩm qua các trung gian phân phối được càng dễ dàng hơn.
- Thực hiện biện pháp giảm giá, chiết khấu cho những khách hàng mua nhiều và thanh
toán sớm các khoản nợ đối với công ty. Luôn cố gắng giao hàng đúng hạn và nhanh
chóng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín trong giao dịch.
- Tài trợ, đóng góp các chương trình cho người nghèo người có hồn cảnh khó khăn
ngồi ra cơng ty sẽ tặng những phần quà cho trẻ khuyết tật người nuôi dưỡng người
già trẻ em nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.4. Nghiên cứu nhu cầu và cung cấp sản phẩm.
Thị trường Việt Nam vốn chưa có thói quen tiêu thụ Chocolate thường xuyên,
ngoại trừ các dịp đặc biệt như Valentine, ngày 8-3… Nếu như người Mỹ rất ưa chuộng
chocolate với mức tiêu thụ trung bình từ 6,5-7kg/ năm thì trung bình mỗi người Việt

dùng chưa đến 100 gam/năm.
Với sự phát triển của công nghệ sản xuất hiện đại ngành hàng Chocolate đã
thu hút thêm 52.000 hộ tiêu dùng mới và tăng khối lượng tiêu dùng chocolate trung
bình ở mỗi hộ thêm 24%. Cịn với người tiêu dùng tại khu vực nơng thơn thức uống
có hương vị Chocolate ( sữa, bột ngũ cốc…) cũng tăng ấn tượng tới 47% và thêm
675.000 người chọn mua sản phẩm có Chocolate.
Cơng ty chọn giai đoạn từ tháng 10 làm thời gian cho dự án đi vào hoạt động
khi vào các tháng cuối năm các sự kiện, lễ,… diễn ra thường xuyên nhu cầu về
Chocolate tăng cao đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của công ty ngay từ đầu.
 Dự báo nhu cầu tương lai
Với tiềm năng thổ nhưỡng của nước ta thuận lợi cho phát triển cây cacao, cung
cấp một lượng lớn nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất Chocolate. Đây là một lợi
thế lớn về tiềm lực tại chỗ để các doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh ngành

19


sản xuất Chocolate và mở rộng thị phần trên khắp cả nước cũng như mở rộng thị phần
các nước lân cận.
2.1.5. Xác định giá sản phẩm
Định giá theo chi phí:
Theo phương pháp này thì:
Giá sản phẩm= Chi phí sản xuất + Lợi nhuận dự kiến
Chi phí sản xuất tiêu thụ bao gồm chi phí sản xuất, chi phí liên quan.
Lợi nhuận dự kiến chính là phần thu nhập chịu thuế tính trước.
Ưu điểm: tương đối đơn giản và có thể kiểm sốt được các đại lượng tính giá bán sản
phẩm.
Nhược điểm là không xem xét với các nhân tố về nhu cầu và nhu cầu không phản ánh
đầy đủ sự cạnh tranh.
Định giá theo đối thủ cạnh tranh:

Tư tưởng cốt lõi của phương pháp này là hướng giá của bản thân doanh nghiệp
đến vị trí của đối phương, khơng thuộc vào tình hình cung cầu và tình hình chi phí
của doanh nghiệp. Nó được giải quyết theo 2 hướng:


Hướng đến giá trị trung bình tồn ngành



Hướng tới giá trị của doanh nghiệp đóng vai trị dẫn đầu giá của tồn ngành.
Các doanh nghiệp xây dựng phải nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh về tài

nguyên điểm mạnh, điểm yếu đồng thời gian các doanh nghiệp cũng phải tìm cách để
chi phí sản xuất xuống và đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư.
Định giá hướng theo cầu:
Cốt lõi của phương pháp này là giá của doanh nghiệp phải phù hợp với sức
mua của khách hàng trên cơ sở có phân tích cơ cấu của khách hàng tiềm năng.
Khi định giá thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn mức giá phù hợp với từng
khách hàng hay chính của từng chủ đầu tư với cơng từ cơng trình.

20


Ý nghĩa của định giá doanh nghiệp:
Giá trị của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản thu
nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh
doanh.
Giá trị doanh nghiệp là tổng giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đó nhằm mang lại lợi ích của các chủ đầu tư sở
hữu và các nhà cung cấp tín dụng,như vậy giá trị vốn chủ sở hữu chỉ là một phần của

giá trị doanh nghiệp.
Xét trên một góc độ nào đó tất cả các quyết định kinh doanh đều liên quan đến
xác định giá trị doanh nghiệp (định giá doanh nghiệp).
Đối với nội bộ doanh nghiệp khi tiến hành lập dự toán ngân sách cần xem xét các ảnh
hưởng của dự án cụ thể tới giá trị doanh nghiệp hoặc khi lập các kế hoạch chiến lược
cần xem xét giá trị doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào với các hoạt động đó.
Đối với bên ngồi doanh nghiệp các nhà đầu tư cần phải định giá doanh nghiệp
để làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của họ. Với các thông tin về định giá
doanh nghiệp các nhà đầu tư có thể biết được giá thị trường của các cổ phiếu cao hơn
hay thấp hơn so với với giá trị thực của nó để từ đó có các quyết định mua- bán cổ
phiếu đúng đắn. Việc định giá cũng cần thiết trong quá trình thực hiện cổ phần hóa,
sát nhập hay giải thể doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp này và các đối tượng có
liên quan đều tiến hành với doanh nghiệp trước khi thực thi các quyết định cổ phần
hóa, sát nhập hay giải thể. Ngay cả đối với các nhà cung cấp tín dụng có thể khơng
quan tâm một cách rõ ràng tới giá trị doanh nghiệp nhưng ít nhất họ phải ngầm quan
tâm đến giá trị vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nếu họ muốn phòng các rủi ro trong hoạt
động cho vay.
Giá trị mà một doanh nghiệp có thể mang lại cho các nhà đầu tư có thể xem xét trên
2 góc độ:


Giá trị thanh lý



Giá trị hoạt động liên tục

21



Giá trị doanh nghiệp có thể xác định theo nhiều phương pháp khác nhau như
phương pháp dựa vào bảng cân đối kế toán, phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê
và đánh giá lại tài sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền, phương pháp chiết khấu
dòng lợi nhuận thặng dư và phương pháp so sánh giá thị trường của doanh nghiệp
tương đồng, mỗi phương pháp này đều có những ưu và nhược điểm nhất định và được
sử dụng phù hợp với những tình huống khác nhau.
Định giá sản phẩm
Ban đầu ra mắt 3 dòng sản phẩm Chocolate với hàm lượng cacao khác nhau:
 Chocolate đen: 95 nghìn/100gam
 Chocolate sữa:70 nghìn/100 gam
 Chocolate trắng: 50nghìn/100 gam
Ngồi ra cịn có các dịng Chocolate ít đường phù hợp cho khách hàng đang
trong quá trình ăn kiêng.
Tại các siêu thị và trung tâm mua sắm công ty sẽ cung cấp các buổi dùng thử
Chocolate miễn phí và cung cấp cho người tiêu dùng về lợi ích của Chocolate mang
lại.
Giá cả khá đa dạng, hàm lượng cacao khác nhau để cho người tiêu dùng có thể lựa
chọn mua dùng sản phẩm phù hợp với sở thích của từng khách hàng.
2.1.6. Đối thủ cạnh tranh
Với sự phát triển không ngừng và nắm bắt được các công nghệ kĩ thuật cao,
thị trường cacao Việt Nam thời gian gần đây phát triển khá nhanh. Tại Việt Nam đã
có sự mở rộng các vùng đất trồng cacao và đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều thương
hiệu chuyên về sản xuất Chocolate từ những hạt cacao để đáp ứng nhu cầu mới của
người tiêu dùng. Các nhà máy sản xuất Chocolate tại Việt Nam: Figo, Marou, D’Art
Chocolate, Chocolate Graphics,…
 Chocolate Figo

22



Hình 2.1
Chocolate Figo ra đời hướng đến mục đích giúp những người bình thường có
thể ăn được Chocolate chất lượng cao cấp với giá bình dân nhất mà chất lượng khơng
hề thua kém Chocolate nhập khẩu từ nước ngồi.
Xưởng sản xuất gồm các máy móc hiện đại đạt chứng chỉ UTZ và cơng ty
đang trong q trình xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn ISO 2200 để có thể xuất khẩu.
Chocolate của Figo bao bì khá bắt mắt, có đủ vị Chocolate đủ vị từ Chocolate 100%
cacao không đường, Chocolate đắng 90% cacao, 85% cacao, 70% cacao đến
Chocolate cacao đến 8 loại nhân khác nhau: Hạnh nhân, điều, cacao, dừa, không nhân,
bánh Cookie, nho khô, phô mai.
Figo là thương hiệu sở hữu công thức Chocolate độc quyền từ chuyên gia sản
xuất người Pháp hoàn toàn phù hợp với khẩu vị người Việt và khơng nhượng quyền
cơng thức. Cơng ty có đầu vào hạt cacao đạt chất lượng tiêu chuẩn xuất khẩu, thu
mua trực tiếp tại vườn cacao tại Bến tre, Tiền Giang, nơi được chứng nhận là hạt
cacao ngon nhất thế giới.
 Chocolate Marou

23


×