Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

SKKN Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Đông Hiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.96 KB, 42 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Ở TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU

Lĩnh vực: Chủ nhiệm

Năm 2021
1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Ở TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU

Lĩnh vực: Chủ nhiệm

Người thực hiện: Đậu Thị Thuận
Chức vụ: Giáo viên
Tổ: Toán-Tin
Số điện thoại: 0976284108

Năm 2021

2


MỤC LỤC
TT



Nội dung

Trang

1

A. Đặt vấn đề

2

2

B. Nội dung

3

3

1. Cơ sở lý luận

3

4

2.Cơ sở thực tiễn

10

5


2.1.Thực trạng chung về công tác giáo dục học sinh cá biệt của
GVCN ở các trường THPT hiện nay

10

6

2.2.Thực trạng về công tác giáo dục học sinh cá biệt của GVCN
tại trường THPT Đông Hiếu trong giai đoạn hiện nay

12

7

3.Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt của GVCN tại
trường THPT nói chung và trường THPT Đông Hiếu

17

8

3.1.Nguyên tắc đề xuất giải pháp

17

9

3.2.Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt đã được áp dụng


18

10

3.2.1.Giải pháp 1:Tìm hiểu, nắm vững hồn cảnh, tính cách cụ
thể của từng học sinh lớp chủ nhiệm

19

11

3.2.2. Giải pháp 2: Giáo dục học sinh cá biệt bằng những câu
chuyện có ý nghĩa

21

12

3.2.3. Giải pháp 3: Giáo dục kết hợp với tình thương

23

13

3.2.4. Giải pháp 4: Đổi mới cách thức phối hợp với Đoàn trường

26

14


4. Kết quả đạt được

32

15

5. Bài học kinh nghiệm

35

16

C. Kết luận

35

17

D. Kiến nghị, đề xuất

37

18

Tài liệu tham khảo

38

19


Phụ lục

39

3


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, trong
thời đại ngày nay Đảng và nhà nước ta đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi,
quan tâm sâu sắc đến sự phát triển của các em. Việc chăm lo đó nhằm định
hướng cho các em phát triển một cách toàn diện về tri thức, đạo đức và thể lực.
Các em được tổ chức nhiều hình thức hoạt động khác nhau mà trong đó hoạt
động học tập và vui chơi tại nhà trường là mang lại hiệu quả cao nhất. Tại nhà
trường học sinh được tổ chức học tập và vui chơi có mục đích giáo dục và hết
sức khoa học theo từng bộ môn, từng lứa tuổi.
Tại các trường THPT nói chung và trường THPT Đơng Hiếu nói riêng
hiện nay sự cải cách về việc giáo dục học sinh cũng như nâng cao phương pháp
giảng dạy của từng bộ môn của nhà trường cũng nhằm vào mục tiêu rèn luyện
cho học sinh có sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên với xu thế phát triển của xã
hội, học sinh không chỉ nhận được sự tác động tích cực từ giáo viên mà các em
cịn nhận được nhiều sự tác động khác từ phía bạn bè, gia đình và xã hội . Chính
sự tương tác của nhiều hình thức tác động đó đa số các em có sự phát triển tích
cực về thể chất, tri thức và thể lực.
Hiện nay do xu thế hội nhập kinh tế thị trường, mặt trái của xã hội tác
động mạnh mẽ đến tuổi trẻ làm cho các em nhiều lúc mất phương hướng, suy
nghĩ lệch lạc, sa sút về phẩm chất đạo đức. Trong đó các em lứa tuổi học sinh dễ
bị kích động, bởi lứa tuổi này vừa có cá tính tị mị, thích khám phá, vừa nhạy
cảm, thích làm người lớn...Nên có một số em phát triển theo hướng ngược lại,

những học sinh này có nhiều biểu hiện hết sức bất thường, phức tạp được gọi là
“học sinh cá biệt”
Như vậy việc một số em học sinh được xem là “cá biệt” này xuất hiện
ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân từ đâu, có phải tự thân các em trở nên cá
biệt hay do nhiều nguyên nhân khác từ q trình giáo dục các em từ phía gia
đình, nhà trường và xã hội đã đưa các em đến những biểu hiện được xem là
cá biệt?
Đối với học sinh “cá biệt” chúng ta có thể giáo dục các em như thế nào là
hợp lí? Cách thức nào có thể hướng các em trở về với sự phát triển bình thường?
đây là những câu hỏi mà nhiều thầy cô đang quan tâm tìm câu trả lời.
Trong những năm qua, trong quá trình tham gia giáo dục học sinh tại
trường THPT Đơng Hiếu tơi đã nghiên cứu tìm ra ngun nhân và biện pháp
tích cực để giáo dục các em cá biệt. Vì vậy, tơi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Đơng Hiếu” làm
sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm đóng góp một phần kinh nghiệm cùng
đồng nghiệp để trao đổi, học hỏi và làm tốt hơn công tác giáo dục học sinh.

4


2. Phạm vi áp dụng
Bản thân tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, tiến hành thể nghiệm về cơng
tác giáo dục học sinh cá biệt ở các lớp tại trường THPT Đông Hiếu và một số
lớp ở các trường THPT lân cận (Trường THPT Thái Hòa, THPT Tây Hiếu,
THPT 1/5). Trong đó tập trung bắt đầu thể nghiệm ở lớp 11C5 năm học 20162017 và lớp 12C5 năm học 2017 - 2018 mà bản thân tôi đã chủ nhiệm ở trường
THPT Đông Hiếu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng linh hoạt các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, xử lí tài
liệu, thông tin; phương pháp khảo sát thực tế trước và sau khi tác động; phương
pháp so sánh trước và sau khi tác động; phương pháp thống kê, xử lý số liệu,

tranh ảnh,...
4. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung đề tài gồm:
- Cơ sở lí luận
- Thực trạng vấn đề giáo dục học sinh cá biệt thông qua GVCN tại trường
THPT Đông Hiếu, Nghệ An
- Một số giải pháp nhằm giáo dục học sinh cá biệt tại trường THPT Đông
Hiếu, Nghệ An
- Kết quả đạt được
5. Tính mới của đề tài
Đưa ra được một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Tìm hiểu học sinh cá biệt
Học sinh cá biệt là một thuật ngữ thường được sử dụng đối với những em
học sinh nghịch ngợm, quậy phá, hay đánh nhau, mất trật tự trong giờ học, các
học sinh này thường trốn tiết, bỏ học. Hầu hết những học sinh này thường không
tuân theo các nội quy của lớp, của trường và đa phần thường làm theo ý của bản
thân. Do vậy nếu gia đình, nhà trường khơng kịp thời đưa ra phương hướng giải
quyết, biện pháp khắc phục thì những học sinh này sẽ dễ dàng bị người xấu lôi
kéo dẫn đến các tệ nạn xã hội.
Con người vốn hiền lành nhưng do quá trình sống và lớn lên con người
chịu sự tác động của các yếu tố xung quanh như bạn bè, gia đình, xã hội... nên
5


mỗi người hình thành nên mỗi tính cách. Tục ngữ có câu: “ Ở bầu thì trịn, ở ống
thì dài ”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Những học sinh cá biệt chắc chắn
điều kiện ngoại cảnh: Gia đình - Bạn bè - Xã hội đang sống là không tốt. Nhưng
làm sao giúp đỡ các em “Gần mực mà khơng đen, ở ống mà khơng dài”. Đó là

nhiệm vụ của giáo dục của thầy cô của nhà trường chúng ta.
Khơng ít GVCN lớp cho rằng việc giáo dục HS cá biệt quả là một việc vơ
cùng khó, có lúc cho rằng đó là bản chất của các em. Sinh thời Bác Hồ đã từng
nói:
“ Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Bản chất con người - học sinh là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác
nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những
biểu hiện khác nhau như vậy. Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của
người lớn hay nói cách khác các em cần có sự giáo dục và các em rất cần đến
chúng ta, không việc gì phải bi quan về hiệu quả giáo dục của mình, muốn đạt
được hiệu quả cao chúng ta cần có tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có
sự kiên trì, nhất định chúng ta sẽ thành cơng.
Đúng vậy, giáo dục là nhân tố quyết định sự hình thành nhân cách của
học sinh. Đối với học sinh cá biệt thì địi hỏi cần phải đầu tư nghiên cứu giáo
dục các em nhiều hơn, để lôi các em trở về vị trí ban đầu và định hướng giáo
huấn cho các em trở thành người tốt. Có thế người làm cơng tác giáo dục mới
tự hào, mới vui vẻ, xã hội mới bớt đi gánh nặng, đất nước mới phồn vinh trong
tương lai.
Đảng và nhà nước ta đã đề cao “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu
tư cho giáo dục là đầu tư lâu dài trong tương lai. Bác Hồ đã khẳng định “Vì
lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”. Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp vẻ vang cao cả của người giáo
viên, khơng có lí do gì mà chúng ta bất lực hay đầu hàng trước một học sinh
cá biệt nào; chỉ có điều chúng ta đã dùng phương pháp giáo dục đúng cách
chưa? Kỹ chưa? Phương pháp giáo dục của ta phù hợp chưa? Chúng ta đã
đem hết nhiệt huyết chưa?
Cuộc sống con người không ai là suôn sẻ, không ai tự nhiên trở thành

người tốt. Những lúc các em sa ngã, ngang bướng, sống lệch lạc,... là những lúc
các em cần sự quan tâm, an ủi, giáo dục và động viên của thầy cô. Nếu buông
thả các em lúc này khác nào đẩy các em vào hố sâu tội lỗi mà khơng có lối thốt.
Hiên nay học sinh “cá biệt” không chỉ là những em học kém thường xuyên
vi phạm nội quy mà học sinh cá biệt cịn biểu hiểu hiện ở một số ít học khá, giỏi.
Đây là điều mà nhiều giáo viên cũng như phụ huynh không bao giờ ngờ được.
6


Các em có thể tập trung thành từng nhóm cùng lớp hoặc khác lớp để chơi cùng
nhau và có chung nhau các biểu hiện tiêu cực như bỏ học, đánh nhau, hút thuốc,
sử dụng điện thoại di động, gây rối trong giờ dạy của bất kỳ một giáo viên nào
đó mà các em cho rằng mình khơng thích,…
Khi các em có những biểu hiện vi phạm tại nhà trường, giáo viên chủ
nhiệm, đoàn thể và ban giám hiệu nhà trường ra sức giáo dục với nhiều hình
thức khác nhau tùy theo mức độ vi phạm của các em, các hình thức thường được
sử dụng như: nhắc nhở, khiển trách, kĩ luật, đình chỉ học tập có thời hạn, mời
phụ huynh đến để hợp tác giáo dục,…..
Khi nhà trường thông báo mời họp mặt phụ huynh cùa các đối tượng cá
biệt thì gia đình thường rất ít có mặt hoăc khi đến gặp gỡ, trao đổi với nhà
trường cùng giáo viên chủ nhiệm thì phụ huynh rất ngại và “mặc cảm” và sau đó
là đánh mắng con mình khi về nhà. Một số phụ huynh thì chọn cách im lặng vì
“bó tay” với đứa con của mình. Họ chỉ biết nói: “trăm sự nhờ vào thầy cô”.
Đối với nhiệm vụ giáo dục học sinh cá biệt thì người có tính chất quyết
định nhất là giáo viên chủ nhiệm. Để làm được điều đó thì người giáo viên chủ
nhiệm phải có hiểu biết rộng về văn hóa chung, có trí thức sâu sắc; vững vàng
về môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm; có khả năng sáng tạo trong cơng tác giáo
dục, dạy học; có khả năng thu thập tích lũy trí thức để ngày càng năng cao hoặc
mở rộng tầm hiểu biết của mình; có khả năng kích hoạt nhằm khơi dậy sự hứng
thú và động cơ học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh; giáo viên chủ nhiệm cần

tự trang bị cho mình nhiều kĩ năng sư phạm như: giao tiếp sư phạm trước đám
đông , biểu lộ và kiềm chế tình cảm, cảm xúc khi cần thiết, ứng xử các tình
huống sư phạm linh hoạt,...Và trước hết, giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là
một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trị quan trọng để giáo
dục thành công những học sinh cá biệt trong nhà trường phổ thơng. Để thực hện
tốt nhiệm vụ, chức trách của mình, việc học hỏi và không ngừng trau dồi bản
thân là yếu tố tiên quyết của một giáo viên chủ nhiệm.
1.2. Những biểu hiện của học sinh cá biệt
1.2.1. Qua lời nói
Thường là các em ăn nói cộc lốc, thiếu Dạ - Thưa, ngôn ngữ tỏ ra vô lễ
với thầy cô và người lớn. Trình bày vấn đề gì thường ấp a ấp úng, hay nói dối và
tìm cách chạy tội. Do học yếu nên lời nói, lời viết khơng rõ ràng. Đối với bạn bè
thường sử dụng lời nói tỏ vẻ người bề trên, ra vẻ hách dịch; lời nói có tính chất
đe doạ, bắt nạt hù doạ học sinh khác; có khi sử dụng xảo ngơn để lừa đối bạn bè
và thầy cô.

7


1.2.2. Qua cử chỉ hành động
Học sinh cá biệt thường có những hành động thái q, vơ lễ. Trước mặt
thầy cơ thường tỏ ra lì lợm, ngang bướng, khơng biết vâng lời, thậm chí tỏ vẻ
thách thức với thầy cơ; có khi tỏ ra nghe lời nhưng giả dối. Với bạn bè
thường có những hành động gây gỗ, đánh lộn nhau gây mất đoàn kết. Thường
hay bắt nạt học sinh khác một cách vơ cớ. Nghiêm trọng hơn là có những
hành động vi phạm pháp luật như trộm cắp, đánh lộn hay bỏ học chơi la cà,
lân la vào các quán,...
1.2.3. Qua quan hệ với bạn bè và người khác
Học sinh cá biệt có những quan hệ bạn bè và người khác hết sức phức

tạp. Đối với bạn bè tốt các em thường ngại tiếp xúc, tìm cách xa lánh, bởi sợ các
bạn tố giác và phản ánh đến nhà trường, gia đình những điều mình sai phạm.
Học sinh cá biệt thường tìm cách lơi kéo những học sinh hư hỏng khác vào cuộc
để thành lập nên bè phái. Các em thường quan hệ với người xấu hoặc bị những
người xấu lôi kéo làm những việc phạm pháp...
1.3. Phân loại học sinh cá biệt
Học sinh “cá biệt” hiện nay biểu hiện rất phức tạp về tâm lí, qua q trình
giáo dục các em tơi thực hiện quan sát, trị chuyện và đã phân các đối tượng “ cá
biệt” thành các nhóm nhỏ như sau:
1.3.1. Nhóm học sinh chậm tiến bộ, thường xuyên vi phạm
- Về học tập và thực hiện nội quy: Nhóm học sinh này rất lười học,
thường xuyên có các vi phạm như: trốn học, bỏ tiết, mất trật tự thường xuyên,
vô lễ với thầy cô và cha mẹ.
- Về phong trào: Đa số các em trong nhóm này rất thích tham gia các hoạt
động ngồi giờ học như lao động, hoạt động ngoài giờ lên lớp…
- Về gia đình và nhóm bạn: Nhóm học sinh này thường tham gia vào
nhóm bạn có hồn cảnh giống nhau như: khả năng học tập yếu hoặc trung bình,
ít được sự động viên nhắc nhở từ phía gia đình.
1.3.2. Nhóm học sinh học lực khá, giỏi
- Về học tập và thực hiện nội quy: Các em trong nhóm này đều có ý thức
tự giác trong học tập, khả năng tư duy rất cao, nhưng lại thích chứng tỏ mình
trước tập thể và bạn bè nên thường có các thái độ chống đối, phản đối giáo viên,
cha mẹ.
- Về phong trào: Các em tham gia phong trào khá tốt đặc biệt là các buổi
tranh luận, thảo luận.
- Về gia đình và nhóm bạn: Học sinh trong nhóm này thường có nhiều
mối quan hệ bạn bè, rất ít khi chịu lắng nghe ý kiến của người lớn hoặc ít được

8



sự quan tâm động viên nhắc nhở từ gia đình hoặc gia đình khơng cho học sinh
làm theo những gì mà bản thân các em thích.
1.3.3. Nhóm học sinh khơng sống gần người thân
Học sinh trong nhóm này thường rất khó tiếp xúc và tìm hiểu các em, các
đối tượng này ít nói, ít cười thậm chí rất khó chịu khi nghe người khác nói về
cha, mẹ hoặc gia đình, nhóm này có các trường hợp như mồ cơi, cha mẹ li dị
phải sống với ông bà. Các em rất ít tham gia các hoạt động tập thể mà thường
thu mình để sống nội tâm, hành động theo cảm tính và khơng có mục đích rõ
ràng cho mỗi hành động của mình cũng như hậu quả của mỗi việc làm đó.
1.4. Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt
Như đã nêu, tâm lí học sinh được tác động “đa chiều” và trong lứa tuổi này
sự biến đổi về mặt hình thái và sinh lí trong cơ thể của mỗi học sinh cũng ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển về tâm lí ở tất cả các em, tuy nhiên mỗi học sinh
có một cách cảm nhận về mỗi cách tác động làm cho mỗi em có những biến đổi
tâm lí phức tạp của riêng bản thân mình. Sự cảm nhận của các em có thể là tích
cực hoặc tiêu cực đối với cùng một vấn đề.
Ví dụ: khi bị cha, mẹ mắng vì học kém học sinh có thể nhận ra khuyết
điểm của mình để cố gắng học bài hoặc có thể các em nghĩ vì khơng thích học
mơn đó nên không học bài, các em tiếp tục không thuộc bài và xem như đó là
cách để chứng tỏ bản thân mình.
Chính sự cảm nhận khác nhau đó mà chúng ta rất khó phân loại nguyên
nhân dẫn đến cá biệt, với tơi khi tìm hiểu về các em học sinh, tôi nhận thấy một
số nguyên nhân như sau:
1.4.1. Từ gia đình
Chính nhịp sống ngày càng nhanh của thời đại nhiều phụ huynh phải vất
vả mưu sinh và công việc đã chiếm hết thời gian làm cho mối quan hệ gia đình
trở nên xa hơn, các em bắt đầu có những khoảng thời gian rỗng (khơng có gì để
làm, khơng có ai để chia sẻ), trong khoảng thời gian rỗng đó cảm thấy “cơ đơn”
từ đó, các em trở nên trầm lắng và sống như “người máy” có nghĩa là sáng đến

trường, trưa về nhà ăn cơm, học bài, xem ti vi, ngủ. Chính sự “cơ đơn” đó làm
cho các em cần có người để chia sẻ và chọn cho mình một đối tượng hết sức
quen thuộc đó là bạn học chung lớp để chia sẻ, từ đây nhóm bạn sẽ hình thành
và bắt đầu cho những ngày “nhóm người máy thể hiện mình” bằng các buổi trốn
học để đi chơi, uống rượu, hút thuốc, chơi game,…
Gia đình là sự lạnh nhạt, thờ ơ đối với các em. Các em không biết phải
làm gì khi cha và mẹ khơng ai bảo mình phải làm gì, gia đình nghĩ rằng các em
khơng biết làm nên không cho các em tham gia vào bất cứ cơng việc nào của gia
đình dù là nhỏ nhất, gia đình quan niệm rằng các em chỉ viêc học tập và cho các
em đủ tiền để đến trường là xong trách nhiệm. Khi các em mắc phải các lỗi ở
9


trường hay ở nhà thì phụ huynh cho là “tội” và bắt đầu trị tội bằng cách la
mắng, đánh, thậm chí sử dụng những từ ngữ thơ tục với các em., chính nguyên
nhân này làm cho các em cảm thấy bị xúc phạm, hoặc cảm thấy cha mẹ khơng
thương mình, Chính sự cảm thấy như vậy mà các em có những thái độ như
khơng thích nói chuyện với cha mẹ, thầy cơ, vì “người lớn” chỉ la mắng , sỉ vả
các em. Suy nghĩ và hành động tự tách rời gia đình này rất dễ làm cho các em bị
sa ngã bởi nhóm bạn xấu và các em trở nên “cá biệt”.
Một số gia đình kinh tế khá, họ chăm lo cho các em đầy đủ tất cả những gì
các em cần, nhưng do thương con nên không thường xuyên nhắc nhở, ngại nói
chuyện hoặc thảo luận với các em, thậm chí ngay từ những lỗi đầu tiên các em
mắc phải phụ huynh khơng nhắc nhở vì “ngại” và nhiêu lần phạm lỗi sau đó
cũng được “hóa khơng” làm cho các em khơng cịn điểm tựa, khơng có phương
hướng phát triển đúng đã đưa đến sự sai phạm nghiêm trọng và lúc này gia đình
dành chấp nhận “bó tay” hoặc gọi đứa con của mình là “ khơng cịn thuốc trị”.
Một số học sinh chỉ biểu hiện “cá biệt” khi gia đình có sự bất hịa giữa
cha và mẹ, khi tìm hiểu về hồn cảnh gia đình thì đa số học sinh cá biệt cho biết
là cha mẹ đã li dị, sự bất hịa của gia đình làm các em mất niềm tin vào cuộc

sống, các em tự xem mình là gánh nặng cho cha hoặc mẹ hoặc có các suy nghĩ
tiêu cực như “ta khơng cịn gì để mất” làm cho các em có ý định “trả thù” bằng
các hành vi như quậy phá, vào trường vi phạm, đánh nhau, lôi kéo bè phái, vô lễ
với thầy cô.
1.4.2. Từ phía nhà trường
Mỗi giáo viên trong nhà trường được xem là một tấm gương sáng cho
học sinh noi theo, học sinh luôn để ý từng hành động, cử chỉ, lời nói của giáo
viên để có nhận xét và hình thành sự “tơn sư” cho mình, biết được điều đó mỗi
thầy cô giáo khi đứng trước lớp đều rất thận trọng về lời nói và cử chỉ kể cả
trang phục, tuy nhiên trong quá trình đứng lớp các tình huống sư phạm có thể
xảy ra bất cứ lúc nào và việc ứng xử của mỗi giáo viên trong từng trường hợp cụ
thể luôn khác nhau và chỉ cần một ứng xử thiếu khéo léo hoặc tế nhị thì học sinh
đặc biệt là học sinh cá biệt lợi dụng để đả phá, cơng kích thậm chí là thù ghét.
Nếu mâu thuẫn trên đã phát sinh giáo viên thường ngại không nhận khuyết điểm
hoặc cố tình lấp bỏ khuyết điểm đó bằng cái gọi là “thầy” hoặc “cơ” thì sự phản
ứng của những học sinh này càng gay gắt và phức tạp hơn .
Ngồi ra tại nhà trường học mỗi học sinh cịn được tiếp nhận những tác
động khác từ bạn bè cùng lớp và khác lớp, các em có thể thần tượng giáo viên
của mình vì những bài giảng tốt, những ứng xử tốt,… thì các em vẫn có thể thần
tượng một bạn học của mình vì những điều mà bản thân học sinh đó nghĩ là hay
và giỏi hơn mình nhưng có thể đó là thần tượng tích cực về khả năng học tập,
quản lí lớp, hoạt động phong trào tốt cũng có thể thần tượng đó được mọi người
xem là “sành điệu” hoặc “gan lì”,…
10


Tại nhà trường biểu hiện cá biệt được bộc lộ khơng chỉ ở dạng tiềm tàng
mà nó cịn được bộc lộ nhanh chóng nhiều khi chớp nhống mà giáo viên
khơng thể ngờ trước được, biểu hiện đó nhằm trả lời lại các tác động từ ngoại
cảnh khách quan lên cá thể chủ quan của học sinh nhằm chống trả lại những

chủ thể tác động.
1.4.3. Từ xã hội
Ngoài các mối quan hệ tại nhà trường gia đình thì các em đều có các mối
quan hệ rộng lớn từ xã hội. Với sự bùng nổ về công nghệ thông tin và truyền
thông các em có được nhiều khái niệm mới, nhiều bài học mới về cách ứng xử,
giao tiếp và bạn bè,… chính vì vậy mà khơng có một khn khổ nào để giới hạn
các em tìm hiểu về thế giới, các em tự do hơn khi ở trường và ở nhà, các em
cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi được bạn bè khen rằng “chịu chơi”, “sành
điệu”… và các mối quan hệ tình cảm bắt nguồn từ các bộ phim mà các em xem
được ở đâu đó để rồi các em muốn sống như các nhân vật trong phim. Các em tự
biến mình vào một hồn cảnh thương tâm nào đó để rồi diễn lại vai diễn đó một
cách máy móc.
Sự du nhập của nhiều nền văn hóa như ngày nay làm cho tuổi trẻ các em
không chọn lọc các em làm theo, sống theo một cách máy móc, các em đã quên
đi “bản sắc văn hóa đậm đà” của dân tộc Việt Nam. Các em có xu hướng sống
theo các nền văn hóa mới du nhập để rồi đắm mình trong sự “sống khơng có
mục đích” và sống một cách lạnh lùng đơn độc ngay trong ngơi nhà có đủ cha và
mẹ, rồi các em lại trách rằng không ai quan tâm đến mình, khơng ai thương
mình.
Q trình giao tiếp với xã hội, sự non nớt của các em đã bị lợi dụng, kích
động, mê hoặc nhằm phá hoại của một số đối tượng xấu và thực hiện theo các
u cầu của các đối tượng đó mà khơng biết điều đó đúng hay sai, hậu quả của
nó như thế nào.
1.4.4. Từ bản thân các em
Ở độ tuổi thanh thiếu niên các em có nhiều sự biến đổi về tâm - sinh lí hết
sức phức tạp đặc biệt là sự tham gia của các hoocmon sinh dục, chính vì vậy mà
đôi khi các em cáu gắt với bố mẹ, thầy cơ hay bạn bè mà ngay sau đó các các em
cũng biết rằng mình vừa phạm lỗi. sự thay đổi này cũng là nguyên nhân cho
những tình cảm đầu tiên trong lịng các em và các em xem đó là tình u. Tình
cảm này có thể xuất phát từ một phía hoặc có thể được sự đồng tình từ hai phía

nhưng nhìn chung nó chỉ là những cái nhìn cảm mến nhau, những mẫu giấy nhỏ
truyền tay hay những tin nhắn với những nội dung pha trộn giữa “con nít” và
“người lớn” nhưng nếu gia đình, nhà trường khơng khéo phân tích mà cương
quyết ngăn chặn sẽ làm cho các em cảm thấy bị xúc phạm, các em bắt đầu suy
diễn và chống cự bằng nhiều hình thức như vơ lễ, bỏ học,…

11


2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Đông Hiếu chúng tôi nằm trên một địa bàn khá phức tạp
gần đường quốc lộ 48, giao giữa hai xã: Đông Hiếu và Nghĩa Thuận của Thị xã
Thái Hịa, có thể nói là điểm đến của bất cứ các loại hình văn hố, các thành
phần kinh tế, các thành phần trong xã hội dễ lơi kéo học sinh.
Số lượng học sinh tồn trường khá đơng, mỗi năm trên một nghìn học
sinh nên việc quản lí học sinh gặp nhiều vất vả, khó khăn. Năm nào cũng có đối
tượng học sinh cá biệt.
Thành phần kinh tế của phụ huynh cũng đa dạng. Một số phụ huynh có
điều kiện kinh tế khá, có tâm lí chiều con khơng đúng cách nên các em dễ hư
hỏng; có phụ huynh lo việc buôn bán không quan tâm đến việc học hành con cái
nên có em lêu lổng ăn chơi; có nhiều gia đình nghèo q khó khăn , học sinh có
sức học yếu nên chán học lại bị bạn bè rủ rê lôi kéo dẫn đến bỏ học đi chơi...
Các dịch vụ kinh doanh trị chơi giải trí như: Điện tử, Chát, Game, Bida...
mọc lên rất nhiều là những điểm thu hút học sinh hư hỏng, làm cho các em đam
mê bỏ học, thậm chí cịn nẩy sinh những hành động lấy cắp vặt trong lớp,...
2.1.Thực trạng chung về công tác giáo dục học sinh cá biệt ở các
trường THPT hiện nay
+ Thuận lợi
Cùng với những bước chuyển mình của xã hội hiện đại, của thời kì cơng
nghệ 4.0, lĩnh vực giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến dài. Đặc biệt,

chúng ta đã có những bước đi đúng đắn khi chú trọng việc dạy chữ song hành
với việc dạy người. Cùng với đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy,
phương pháp kiểm tra đánh giá, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về cơng tác
chủ nhiệm.
GVCN có trình độ đạt chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với
học sinh. Đội ngũ GVCN nhìn chung đã nhận thức đúng đắn vai trị của người
thầy đối với quá trình giáo dục, hình thành thành nhân cách của học sinh. Họ có
khả năng nắm bắt được mục tiêu, kiến thức giáo dục, dạy tốt lớp phụ trách, lập
được kế hoạch chủ nhiệm lớp. Ban giám hiệu các trường THPT đã quan tâm đến
công tác chủ nhiệm lớp thông qua các việc: Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch chủ
nhiệm, duyệt và góp ý cho giáo viên về kế hoạch chủ nhiệm đều đặn, giao chất
lượng giáo dục học sinh cho giáo viên, định ra các tiêu chí thi đua cho các lớp và
cho giáo viên, khen thưởng cho giáo viên đạt thành tích lao động tiên tiến, lao
động suất sắc, lớp tiên tiến, lớp suất sắc, học sinh đạt thành tích trong năm học.
Đồng thời nhà trường đã luôn chú ý kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong
trường để tổ chức cho các em tham gia các phong trào như quyên góp ủng hộ, tổ
chức phong trào thể thao giữa các khối vào dịp các ngày lễ,...giúp học sinh nâng
cao ý thức đạo đức ngày càng cao.
12


+ Khó khăn
Tuy nhiên, một số hiện tượng tiêu cực vẫn diễn ra trong ngành giáo dục
nước nhà khiến chúng ta phải trăn trở, quan tâm nhiều hơn đối với công việc: “
trồng người” nhất là trong việc giáo dục đạo đức học sinh nói chung và học sinh
cá biệt nói riêng, bồi dưỡng cho các em lý tưởng, quan điểm sống đúng đắn. Có
nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan từ phía gia đình và xã hội khiến
cho đơi lúc uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “Tơn sư trọng
đạo” bị nhìn nhận một cách méo mó, bị vật chất hóa, thực dụng; có trường hợp
người thầy khơng giữ được tư cách đáng kính trọng trong quan hệ thầy trị. Đâu

đó, cịn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích
chạy theo lối sống thực dụng, vơ cảm, thờ ơ,...Điều đó đã có tác dụng trực tiếp
đến việc hình thành và phát triển nhân cách người học, đến an ninh trật tự xã
hội. Nhiều vụ việc về bạo lực học đường (đánh bạn, bắt bạn quỳ để dằn mặt,...),
xâm hại tình dục, suy đồi đạo đức, lối sống của học sinh,...diễn ra trong thời gian
gần đây ngày càng nhiều đã làm cho xã hội nhức nhối, chúng ta đau lòng và
thực sự lo lắng về vấn đề giáo dục đạo đức cũng như phẩm chất và năng lực cho
học sinh.
Có nhiều giải pháp đã được đề cập đến trong những sáng kiến trước đây
liên quan đến công tác công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên giải pháp để gắn liền với
việc giáo dục học sinh cá biệt chưa được chú trọng, vẫn cịn tản mạn, cảm tính
và chưa mang tính xây dựng một cách hệ thống, tồn diện. Công tác tư vấn, hỗ
trợ tâm lý cho các em học sinh, bản thân nhiều GVCN còn hời hợt, còn thờ ơ.
Bên cạnh đó, nhiều GVCN chưa chú trọng đổi mới cách thức chủ nhiệm một
cách hiệu quả, thiết thực. Vẫn cịn tình trạng GVCN lên lớp một cách miễn
cưỡng, chủ yếu tiến hành công tác chủ nhiệm theo lối cũ nhàm chán: chỉ giải
quyết thủ tục hành chính và xử lí kỉ luật học sinh. GVCN khơng truyền được
động lực, hứng thú học tập, rèn luyện cho các em.
Với sự đổi mới về giáo dục hiện nay, GVCN phải giáo dục học sinh phải
bằng tình yêu thương của mình, khơng được phê bình học sinh trước lớp, trước
trường, khơng dùng bạo lực với học sinh,...một số học sinh cá biệt dựa vào đó
mà khơng nghe lời GVCN, phụ huynh học sinh bênh vực con, vì thế mà GVCN
gặp rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục học sinh nói chung và học sinh cá
biệt nói riêng.
Đứng trước thực trạng đó, tơi thiết nghĩ cần phải có những giải pháp để
đổi mới cơng tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần thành công về giáo dục học sinh
cá biệt trong trường THPT hiện nay một cách nghiêm túc, hệ thống toàn diện và
mang tính khả thi cao.
Trước những thực trạng chung của công tác giáo dục học sinh cá biệt và
thấy được tính cấp bách của nó, năm 2016-2017, chúng tơi đã điều tra 50 giáo

viên của ba trường đó là THPT Tây Hiếu, THPT Thái Hòa, THPT 1/5 và 110
13


học sinh ở ba trường trên địa bàn thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn( thuộc
các lớp 10C4 ở trường THPT Thái Hòa, lớp 11C3 ở trường THPT 1/5 và lớp
10C5 ở trường THPT Tây Hiếu) để biết được nhận thức của giáo viên và học
sinh THPT về vai trị của cơng tác chủ nhiệm lớp đối với giáo dục học sinh cá
biệt. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra giáo viên và học sinh với nội
dung câu hỏi như sau:
Bảng 1. Câu hỏi dành cho giáo viên
Câu hỏi

Câu trả lời

Tần số

Tỉ lệ
%

Câu 1: Theo thầy(cô), việc
giáo dục học sinh cá biệt
thơng qua cơng tác chủ nhiệm
có quan trọng khơng?

Khơng quan trọng

3

6


Bình thường

11

22

Quan trọng

36

72

28

56

20

40

2

4

Câu 2: Thầy(cơ) đã tìm được
Chưa có giải pháp
giải pháp gì để đổi mới cơng
tác chủ nhiệm góp phần thành Đã tìm ra giải pháp nhưng
chưa hiệu quả

công trong việc giáo dục học
sinh cá biệt?
Đã tìm ra giải pháp và
thực hiện có hiệu quả

Qua phiếu điều tra dành cho giáo viên thì nhiều giáo viên chủ nhiệm đã
quan tâm và tìm ra các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt, tuy nhiên số biện
pháp tìm ra và thực hiện có hiệu quả chưa nhiều. Thiết nghĩ GVCN chúng ta
phải thay đổi cách cách suy nghĩ, các phương pháp giáo dục học sinh cũng như
học sinh cá biệt. GVCN phải làm việc với tâm huyết cao thì mới giáo dục được
học sinh một cách toàn diện về mọi mặt.
Bảng 2: Câu hỏi dành cho học sinh
Theo em, cơng tác chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục
học sinh cá biệt khơng?
Câu trả lời

Tần số

Tỉ lệ %

Hồn tồn khơng có ý nghĩa

3

2,7%

Khơng quan trọng

7


6,4%

Bình thường

30

27,3%

Quan trọng

50

45,5%

Rất quan trọng

20

18,1%

Tổng

110

100%

14


2.2. Thực trạng về công tác giáo dục học sinh cá biệt của GVCN tại

trường THPT Đông Hiếu trong giai đoạn hiện nay
2.2.1. Một vài nét về đặc điểm tình hình của trường THPT Đơng Hiếu
+ Thuận lợi:
-Trường THPT Đơng Hiếu trước đây là phân hiệu 2 của trường cấp 3
Nghĩa đàn và nay là cấp 3 Thái Hòa. Tháng 9 năm 2001, trường được chính
thức thành lập. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám Hiệu và toàn thể cán
bộ, giáo viên nhà trường thông qua các thời kì, trường đã đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận. Ban giám hiệu là một tập thể lãnh đạo nhất trí năng
động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, kiểm tra đánh giá sâu sát,
thực chất và luôn luôn chủ động điều chỉnh để kế hoạch kịp thời sát với thực
tế. Đội ngũ giáo viên ln đồn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, u nghề, chất
lượng chun mơn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo
dục, có tinh thần chia sẻ và hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức đổi mới phương
pháp giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp. Học sinh chủ yếu là con em nơng
thơn, chịu khó, chăm chỉ, u lao động, sống giản dị và cơ bản có ý chí vươn
lên trong học tập và rèn luyện.
Trường có khn viên rộng với tổng diện tích trên 1500 m2, có hệ thống
tường rào được xây kiên cố, khu hiệu bộ, các phịng học, phịng chức năng được
bố trí hợp lí, cảnh quan hài hịa, tạo mơi trường xanh, sạch, đẹp và thân thiện.
Hiện tại trường có 28 lớp với trên 1000 học sinh và 30 phòng học đủ tiêu chuẩn,
đảm bảo cho học một ca. Ngồi các phịng học văn hóa, trường có đủ các phịng
thực hành thí nghiệm Vật lý, Hóa học, Sinh học - Cơng nghệ, sân bóng chuyền,
bóng rổ, cầu lông,...Năm học 2020 - 2021, trường được công nhận là trường
chuẩn quốc gia.
+ Khó khăn:
Chất lượng học sinh đầu cấp còn thấp, thái độ - ý thức - động cơ học
tập và rèn luyện của một bộ phận học sinh chưa cao. Gia đình học sinh cơ bản
khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất vì hồn cảnh gia đình các em đều
là con nơng thơn, gia đình hộ nghèo và cận nghèo. Một số gia đình học sinh
có điều kiện nhưng nng chiều con làm cho con hư hỏng,...Một số giáo viên

trẻ có nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục, chủ
nhiệm học sinh.Vẫn cịn một số giáo viên có sức ỳ lớn, ít chịu khó học hỏi,
đổi mới, chưa bắt nhịp được với u cầu của thời đại. Vẫn cịn tình trạng học
sinh bỏ học, học lực yếu, nhiều học sinh chư phát huy tốt khả năng tự học, tự
rèn luyện phẩm chất đạo đức, một số em còn bị bạn bè lôi kéo và sa vào
những cám dỗ của mạng xã hội, vấnđề giáo dục học sinh cá biệt chưa thực sự
quan tâm, chú ý nhiều.
15


2.2.2. Những ưu điểm, hạn chế trong việc giáo dục học sinh cá biệt
thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Đông Hiếu
2.2.2.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng chỉ đạo
việc dạy chữ song hành với việc dạy người. Đội ngũ GVCN lớp nhiệt tình, tâm
huyết, đã chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, rèn luyện nhiều kĩ năng quan
trọng cho học sinh. Đặc biệt các thầy/ cô chủ nhiệm luôn có sự kết hợp chặt chẽ
với phụ huynh, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tổ chức cho học
sinh trải nghiệm, phát triển một số phẩm chất quan trọng.
2.2.2.2. Hạn chế
Phẩm chất và năng lực của học sinh cá biệt được thể hiện qua: hoạt động
cá nhân, hoạt động tập thể, mối quan hệ với các thầy cơ, cách xử lý các tình
huống trong cuộc sống,...Tuy nhiên, trong công tác chủ nhiệm lớp, GVCN chưa
thực sự chú trọng việc giáo dục học sinh cá biệt một cách hệ thống, đồng bộ, cụ
thể và thiết thực. Kế hoạch chủ nhiệm còn chung chung, phương pháp chủ
nhiệm chưa thực sự đổi mới, cách thức tiến hành công tác chủ nhiệm (điều hành
tổ chức lớp học, họp phụ huynh, sinh hoạt giờ chủ nhiệm, cách thức kết hợp với
giáo viên bộ môn, các tổ chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường,...) chưa
thực sự chặt chẽ, hiệu quả. Đôi lúc cịn nặng nề tính hình thức và áp lực thành
tích, chưa chú ý đến sự khuyến khích, động viên, uốn nắn với những tiến bộ dù

rất nhỏ của học sinh cá biệt trong lớp chủ nhiệm. Giờ sinh hoạt chỉ một mục
đích là để chỉ trích, phê bình, nhắc nhở học sinh vi phạm. Một số giáo viên chỉ
dựa vào sổ đầu bài, từ đó lo truy tìm lỗi học sinh vi phạm để dọa nạt các em.
Đến giờ chủ nhiệm học sinh chỉ thấy lo sợ, chán ghét, thậm chí cịn thấy ức chế,
nặng nề.
Giáo viên nhận thức chưa tồn diện, đầy đủ về cơng tác chủ nhiệm. Khi
được phân cơng chủ nhiệm lớp thì cơng việc tìm hiểu nhân cách, tâm lý, hoàn
cảnh của một số học sinh ở một số giáo viên còn xem nhẹ. Qua loa chiếu lệ.
Công tác phối hợp với lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường cịn thiếu
đồng bộ, khơng chặt chẽ. Giáo viên chưa quan tâm nhiều đên việc giáo dục toàn
diện cho học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các tiết chủ nhiệm lớp,
sinh hoạt tập thể chưa được chú trọng đúng mức. Một số em lười học, ý thức tổ
chức kỉ luật chưa cao. Một số phụ huynh cịn mang tư tưởng “khốn trắng” cho
nhà trường. Họ coi việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của
các thầy cô. Đa số phụ huynh khơng có thời gian quản lý, kiểm tra đơn đốc nhắc
nhở việc học hành của con em mình. Hơn nữa, việc giáo dục học sinh cá biệt
thông qua cơng tác chủ nhiệm cịn hết sức hạn chế hoặc nếu chú ý thì GVCN
cịn đang thực hiện một cách cảm tính, mơ hồ, chưa có tính chiến lược, hệ thống
và bền vững.

16


Qua khảo sát 180 học sinh, trong đó 60 học sinh khối 10, 60 học sinh khối
11, 60 học sinh khối 12 được lựa chọn ngẫu nhiên của trường THPT Đơng Hiếu
trong năm học 2116 - 2017:
Câu hỏi: Em có hứng thú với các hoạt động của lớp không?
Số câu trả lời
Khối


Chưa bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Khối 10

13

38

9

Khối 11

10

44

6

Khối 12

18

35

7


Riêng lớp 11C5 năm học 2016 - 2017 mà bản thân tôi chủ nhiệm, tôi cũng
tiến hành khảo sát, với số lượng 34 học sinh thì thu được kết quả như sau:

Câu hỏi
Câu 1

Số câu trả lời
Chưa bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường xun

4

27

3

Khơng

Ít

Nhiều

7

25

2


Câu 2

17


Câu hỏi: Lớp em có nhiều hình thức tổ chức trong giờ chủ nhiệm lớp để bản
thân em được trải nghiệm khơng?
Số câu trả lời
Khối
Khơng

Ít

Nhiều
6

Khối 10

16

38

Khối 11

12

42

6


Khối 12

15

35

10

Câu hỏi: Theo em cơng tác chủ nhiệm lớp có vai trị quan trọng trong việc
góp phần giáo dục học sinh cá biệt khơng?
Câu trả lời

Tần số

Tỉ lệ

Hồn tồn khơng đồng ý

1

2,9%

Khơng quan trọng

3

8,8%

Bình thường


22

64,7%

Quan trọng

6

17,7%

Rất quan trọng

2

5,9%

Tổng

34

100%

Từ những khảo sát trên chúng tôi nhận thấy: Công tác chủ nhiệm lớp
(ngay cả bản thân tôi trong năm học 2016 - 2017) vẫn chưa được đầu tư thời
gian, công sức và chưa chú trọng đổi mới nhiều về nội dung và hình thức sinh
hoạt. Trong đó về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt chưa được quan tâm thích
đáng, sâu sắc và cụ thể đặc biệt là thông qua giờ chủ nhiệm. GVCN mới chỉ lên
lớp để đảm bảo đúng số tiết, đúng thời lượng của kế hoạch nhà trường. Các hoạt
động tiến hành một ách miễn cưỡng, gượng ép theo nghĩa vụ mà chưa khơi dậy

18


được hứng thú cho học sinh (đặc biệt đối với học sinh cá biệt) và chưa tận dụng
hết thời gian, tiềm năng vốn có của cả GVCN và học sinh để tạo được hiệu quả
giáo dục cao nhất. Đặc biệt là công tác tư tưởng, tâm lý học sinh để giải đáp, tư
vấn những vấn đề tế nhị trong đời sống tinh thần của các em như về tình bạn,
tình yêu, sức khỏe vị thành niên,...chưa được quan tâm. Vấn đề bạo lực học
đường, cách ứng xử văn hóa với môi trường xung quanh và trên mạng xã hội,
vấn đề tự vệ, lên tiếng trước những hiện tượng xấu,...hầu như chưa được đề cập
đến hoặc có đề cập đến nhưng chưa có chiều sâu và chưa có hiệu quả rõ nét.
3. Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt của GVCN tại trường
THPT nói chung và trường THPT Đông Hiếu hiện nay
3. 1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
- Phải hình thành, phát triển được nhân cách của học sinh cá biệt
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách
con người. Mặt khác, nhân cách được xem là một chỉnh thể thống nhất giữa hai
mặt phẩm chất và năng lực (đức và tài). Trong quá trình giáo dục, dạy học phát
triển phẩm chất năng lực người học là một phương pháp dạy học ưu thế hướng
người học tiếp cận gần hơn tới sự phát triền nhân cách của mình. Chính vì vậy,
trong quá trình lựa chọn các giải pháp giáo dục học sinh cá biệt, chúng tôi nhận
thấy cần áp dụng các giải pháp phát huy cao nhất các yếu tố hình thành, phát
triển nhân cách của học sinh cá biệt, đảm bảo tính tự nhiên trong phát triển con
người và nâng cao năng lực tự chủ của mỗi cá nhân.
- Đảm bảo quan điểm giáo dục theo phương pháp sư phạm tương tác
Trong quá trình học tập ở trường THPT, mỗi học sinh khơng chỉ phải tự
mình chiếm lĩnh hệ thống trí thức, kĩ năng mà cịn cần hội tụ đủ khả năng vươn
lên thích ứng với những yêu cầu do thực tiễn xã hội và cách mạng khoa học,
công nghệ đặt ra. Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá trường học trung học phổ thông và trường trung học phổ thơng

có nhiều cấp học, đưa ra tiêu chuẩn về hoạt động giáo dục học sinh cũng chỉ ra:
Giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng phó, kiềm chế, kĩ
năng hợp tác và kĩ năng hoạt động theo nhóm cho học sinh; Giáo dục, rèn luyện
kĩ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức chấp hành luật giao thơng,
cách tự phịng, chống tai nạn giao thơng, đuối nước và các tai nạn thương tích
khác, thơng qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đồn
kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
Từ quan điểm trên, chúng tôi tiến hành các biện pháp giáo dục học sinh
(đặc biệt là học sinh cá biệt) trên tinh thần tơn trọng quan điểm, cá tính của từng
học sinh. Giáo dục học sinh phải linh hoạt, tạo được sự tương tác, khơng giáo
dục một chiều, máy móc, rập khn.
- Đảm bảo tính hoạt động thực tiễn giáo dục tại trường THPT Đông Hiếu
19


Các giải pháp đề xuất cho việc giáo dục học sinh cá biệt phải được thực
thi trong thực tiễn hoạt động trải nghiệm tiến hành ở trường THPT Đông Hiếu.
Bởi thế, các giải pháp này phải đáp ứng mục tiêu giáo dục học sinh cá biệt phù
hợp với giáo dục của nhà trường cũng như giáo dục hiện nay. Các giải pháp phải
phù hợp với điều kiện của nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, đảm
bảo tính hiện đại, thiết thực, hài hòa, phù hợp về nội dung, phương pháp chủ
nhệm, tạo điều kiện để học sinh phát triển một cách tồn diện cả và trí thức và
đạo đức.
3.2. Một số giải pháp giáo dục học sinh cá biệt đã được áp dụng
GVCN trở thành người trung gian trao đổi thơng tin giữa Nhà trường và
gia đình, thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội và truyền đạt những chủ trương của Nhà
trường đến gia đình đồng thời thu nhận ý kiến, nguyện vọng của gia đình để báo
cáo lại với lãnh đạo Nhà trường. Qua đó gắn kết được trách nhiệm giữa Nhà
trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh cá biệt. Khi chủ nhiệm lớp,
người GVCN cần phải nắm vững quyền hạn và trách nhiệm của mình theo Luật

giáo dục; điều lệ trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học. Đồng thời
người GVCN cần phải xác định được vai trị, vị thế của mình trong nhiệm vụ
giáo dục học sinh (đặc biệt là học sinh cá biệt) lớp mình được phân cơng làm
chủ nhiệm lớp.
Công tác chủ nhiệm là tổng thể hàng loạt những công việc liên quan đến
khâu quản lý, tổ chức, điều hành, giám sát, kiểm tra, đưa ra kế hoạt hoạt động
cho một tập thể học sinh trong một lớp nhất định. Quy trình giáo dục học sinh(
học sinh cá biệt) là một quy trình mang tính tồn diện và thống nhất từ: Lập kế
hoạch đến tổ chức thực hiện; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá kết quả; là sự kết hợp
giữa các tổ chức, cá nhân nhà trường - gia đình và xã hội. Thơng thường, hoạt
động của một GVCN bao gồm:
Một là, tìm hiểu, nắm vững hồn cảnh, tính cách cụ thể của từng học sinh
lớp mình chủ nhiệm.
Hai là, biết quan tâm, lắng nghe suy nghĩ của học sinh.
Ba là, phân chia tổ và phân công nhiệm vụ cho các em một cách cụ thể, hợp
lý, rõ ràng.
Bốn là, xây dựng một bộ quy tắc ứng xử và nội quy của lớp một cách đầy
đủ, chi tiết, phù hợp để giáo dục tính kỉ luật và cách ứng xử văn hóa cho học
sinh.
Năm là, lên kế hoạch cụ thể, hợp lý cho lớp chủ nhiệm theo cả năm học,
từng kì học, từng tháng và từng tuần.
Sáu là, phối hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên uốn nắn, giúp đỡ, giáo
dục học sinh cả về kiến thức và đạo đức, lối sống.

20


Bảy là, tổ chức sinh hoạt lớp một cách quy củ, hiệu quả, có tính giáo dục
cao.
Tám là, tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ một cách chu đáo, có sự gắn két

tích cực giữa gia đình - nhà trường - xã hội.
Chín là, điều hành, chỉ đạo, quản lý lớp ở mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh
gọn, hiệu quả, toàn diện.
Mười là, phối hợp với các tổ chức trong nhà trường(Đồn thanh niên,
cơng đồn, tổ chun mơn) và ở địa phương để giám sát, giáo dục toàn diện
cho học sinh.
Như vậy, trong cơng tác chủ nhiệm có rất nhiều công việc và nhiều hoạt
động quan trọng. Họ giống như một người tổng chỉ huy trên mặt trận giáo dục
tại lớp mình chủ nhiệm. Tuy nhiên giải pháp để gắn liền với việc giáo dục học
sinh cá biệt còn chưa được chú trọng và còn tản mạn. Đối với bản thân tôi, trong
năm học qua (năm học 2018 - 2019), ngoài những giải pháp liên quan đến 6 vấn
đề ở trên (tìm hiểu, nắm vững hồn cảnh cụ thể của từng học sinh lớp mình chủ
nhiệm; xây dựng đội ngũ cán bộ lớp gương mẫu, nhiệt tình, có tinh thần trách
nhiệm; xây dựng một bộ quy tắc ứng xử và nội quy của lớp một cách đầy đủ, chi
tiết, phù hợp để giáo dục tính kỉ luật và cách ứng xử văn hóa cho học sinh; tổ
chức sinh hoạt lớp một cách quy cũ, hiệu quả, có tính giáo dục cao; phối hợp với
giáo viên bộ môn thường xuyên uốn nắn, giúp đỡ, giáo dục học sinh cả về kiến
thức và đạo đức, lối sống; phối hợp với các tổ chức trong nhà trường: Đồn
thanh niên, cơng đồn, tổ chuyên môn và ở địa phương để giám sát, giáo dục
tồn diện cho học sinh) thì đã có sự đầu tư, tập trung thực hiện và đạt hiệu quả
cao ở một số giải pháp cụ thể mang tính khả thi cao như sau:
3.2.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu, nắm vững hồn cảnh, tính cách cụ thể
của từng học sinh lớp chủ nhiệm
+ Mục đích:
GVCN nắm vững được hồn cảnh, tính cách, suy nghĩ, hành động của
từng đối tượng học sinh để phân theo từng nhóm, từ đó tìm ra các giải pháp giáo
dục phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
+ Nội dung và hình thức thực hiện:
Nội dung: Theo dõi các hoạt động hàng ngày của học sinh thông qua bạn
bè của các em, Ban các sự lớp, Đồn trường để hiểu rõ thêm về các em.

Hình thức thực hiện: Tơi thường tâm sự, phân tích, thuyết phục các em từ
bỏ những thói hư tật xấu phấn đấu trở thành người tốt. Trên cơ sở tìm hiểu kỹ
từng em tơi đánh địn tâm lí vào điểm yếu mỗi em:

21


Có em tơi đi sâu vào phân tích truyền thống tốt đẹp của gia đình, gia
tộc,..., để các em nhận ra mình đang đi ngược lại truyền thống tốt đẹp ấy, nhận
ra lỗi lầm sai trái, tỏ ra ân hận muốn sửa chữa.
Có em tơi đi sâu vào phân tích, giảng giải chữ “Hiếu” mà các em đã vi
phạm. Như cha mẹ vất vả gian khổ, bôn ba, chen lấn với cuộc sống để tìm ra cái
ăn cái mặc cho con, bổn phận làm con chưa giúp được gì cho cha mẹ mà đã làm
cho cha mẹ buồn, tủi, đau khổ khơng phải tội “Bất hiếu” là tội gì?
Có em tơi đi sâu vào phân tích giảng giải chữ “Nghĩa” để các em hiểu
trong cuộc sống con người với con người ràng buộc nhau bởi tình cảm đó là đạo
nghĩa. Sự giúp đỡ của người khác xuất phát từ trái tim nhân hậu chân thật thì
phải nên trân trọng đón nhận, ghi ơn, đáp trả. Xung quanh có biết bao người
quan tâm đến mình như thầy cơ, bạn bè, làng xóm, người thân,... Tại sao mình
khơng đón nhận, nghe lời? Tại sao mình phụ họ. Đó có phải tội “ Bất nghĩa”
khơng? Tơi cịn chỉ rõ cho các em hiểu: đón nhận tình cảm vật chất lẫn tinh thần
của người khác hơm nay là mình mượn ở đời để mình vượt lên trên cuộc sống
hiện tại. Mai này mình thành đạt trong cuộc sống mình phải có trách nhiệm với
đời với thế hệ mai sau, đó mới là người sống có “Nghĩa”.
Có em tơi dùng cách “ Kích tướng” qua việc phân tích, giảng giải 2 chữ “
Yếu , hèn”. Cuộc sống hiện tại dẫu khó khăn trăm bề, dẫu bất hạnh muôn ngả
cũng chỉ là tạm thời, là giai đoạn có thể ai cũng phải trải qua. Nhưng điều quan
trọng vượt qua nó như thế nào, bằng cách nào là mình phải tự tìm ra hướng đi
đúng nhất. Bng xuôi theo số phận, buồn chán trước cuộc sống, buông thả bản
thân, e ngại việc học hành, khác nào kẻ yếu hèn, khơng có nghị lực! Thử hỏi ai

khâm phục? Ai q trọng mình? Nghị lực sống để ở đâu?...
Tâm sự, phân tích, thuyết phục là những yếu tố hết sức cần thiết và quan
trọng. Nói cho các em nghe, các em cảm động là một điều khó. Nói cho các em
sửa chữa để trở thành người tốt là điều càng khó và địi hỏi lâu dài, kiên trì. Tơi
thường nói đùa với đồng nghiệp: Đối tượng nào mà tơi nói các em rơi nước mắt
xem như thành cơng hơn một nửa.
Giao nhiệm vụ và kiểm tra kết quả công việc: Đối với học sinh cá biệt tuy
ngỗ nghịch nhưng khi giao cơng việc các em rất thích và hồn thành tốt nhiệm
vụ. Những công việc khi giao cho các em cần phải lựa chọn cho phù hợp và
thường xuyên kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần. Cụ
thể như sau:
Giao cho các em nhiệm vụ theo dõi những học sinh vi phạm kỉ luật (ăn
quà vặt, gây gỗ nhau...) trong nhà trường. Các em có trách nhiệm phân tích,
tun truyền, vận động những học sinh hay lười học, ngỗ nghịch, đua đòi, trở
nên siêng năng, ngoan ngỗn. Cơng việc giao tưởng như vơ lí bởi bản thân các
em là người chưa tốt. Nhưng khi các em nhận nhiệm vụ này thì bản thân các em
phải biết tự đổi thay, tự vươn lên thì mới nói được các bạn khác.
22


Giao làm nhiệm vụ quản trật tự trong các buổi sinh hoạt 20/10, 20/11 và
đêm công diễn văn nghệ của trường để các em có dịp đóng góp cơng sức vào
nhà trường và ý thức được trách nhiệm gắn bó vào tập thể. Mỗi khi giao việc tôi
thường mời các em lên trao đổi và quán triệt rất kĩ lưỡng.
Qua mỗi lần giao công việc cho các em tôi thường kiểm tra nhắc nhở,
động viên các em hoàn thành. Xem tinh thần ý thức kỉ luật các em tới đâu để
điều chỉnh. Những em nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có tiến bộ nhanh tơi
tán thưởng khen ngợi đồng thời chấm điểm tốt để làm cơ sở cuối học kì để xếp
loại hạnh kiểm cho phù hợp.
Vì vậy, giao nhiệm vụ cho học sinh là vừa quản lí các em vừa đưa các em

vào khuôn phép biết tự rèn luyện mình. Đồng thời đây là cơ hội để các em
chứng tỏ khả năng mình với bạn bè, thấy mình được thầy cơ tin tưởng. Những
lời động viên tán thưởng các em sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ là hết sức cần
thiết, bổ ích giúp các em phấn chấn tinh thần trong học tập cũng như trong các
hoạt động khác. Kinh nghiệm này đã đem lại hiệu quả 2 mặt, vừa thành công
trong các buổi sinh hoạt, văn nghệ,... vừa có tính giáo dục tốt cho các em.
3.2.2. Giải pháp 2: Giáo dục học sinh cá biệt bằng những câu chuyện
có ý nghĩa
Trong q trình nghiên cứu nhóm học sinh này tôi nhận thấy mặc dù các
em thể hiện phức tạp nhưng trong lịng các em vẫn có chung nhau một điểm là
rất cần được sự quan tâm của bố mẹ, bạn bè. Chúng ta hãy thuyết phục bằng lời
nói rõ ràng, dứt khốt, có lý, bằng tình cảm và nguyên tắc tác động lên nhận
thức và tình cảm của học sinh như giành thời gian trò chuyện nói về học tập, về
cuộc sống, nêu gương người tốt việc tốt cụ thể trong nhà trường, bằng các câu
chuyện có ý nghĩa giáo dục về đạo đức...). Chính vì điều này mà tơi thường sưu
tầm những mẫu chuyện có tác dụng giáo dục các em bằng lòng yêu thương cha
mẹ, sự khó khăn của cha mẹ khi ni con trưởng thành, sự chân thành của
những người bạn, nhằm đánh thức lịng hiếu thảo với cha mẹ, ln biết q
trọng bạn bè, từ đó các em có mục tiêu phấn đấu hơn trong học tập. Song song
với việc kể chuyện là sự phân tích để giáo dục các em trở thành nghững con
người tốt hơn.
+ Mục đích: Tìm ra những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục mà khi kể học
sinh chú ý nghe một cách nghiêm túc, không gây nhàm chán.
+ Nội dung và hình thức thực hiện: GVCN kể chuyện cho học sinh nghe vào
các tiết sinh hoạt lớp hoặc lồng vào các tiết dạy có nội dung liên quan đến vấn
đề giáo dục đạo đức cho học sinh.
Câu chuyện thứ nhất:
Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh
cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng
miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng

23


để chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng. Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai
đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men
theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng
trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ khơng thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu
đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những hạt đậu tương
trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và
trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ khơng có mẹ con sẽ khơng tìm được đường về
nhà”.

Mẹ và con trai
Câu chuyện thứ 2
Mèo và lợn là những người bạn tốt của nhau. Một ngày nọ, mèo bị rơi
xuống hố lớn, con lợn lấy sợi dây và con mèo gọi con lợn ném dây xuống. Kết
quả là cả sợi dây bị ném xuống.
24


Con mèo rất chán nản và nói: Vậy làm thế nào để bạn kéo tơi lên bây giờ?
Con lợn nói: Nếu khơng thì phải làm thế nào?
Con mèo nói: Bạn nên giữ một đầu sợi dây!
Con lợn liền nhảy xuống, nắm lấy đầu sợi dây và nói: Bây giờ thì ổn rồi!
Con mèo đã bật khóc trong hạnh phúc ...
Một số người có thể khơng thơng minh lắm, nhưng họ đáng sống cả đời
và được sống hạnh phúc, bởi họ khơng có mưu toan và ln trân trọng những
người khác.


Về tình bạn
3.2.3. Giải pháp 3: Giáo dục kết hợp với tình thương
+ Mục đích: Trong nhiều phương pháp giáo dục, có lẽ giáo dục bằng tình
u thương dễ đạt hiệu quả nhưng cũng là khó nhất. Đuổi học một học sinh, kỷ
luật hạ hạnh kiểm thì dễ nhưng đó khơng phải là cách giáo dục tốt nếu khơng
muốn nói là một sự thất bại. Nó cũng khơng phải là cách giúp người ta nhìn
nhận ra sai lầm và cũng khơng khuyến khích vươn lên. Giáo dục bằng tình
thương khơng có nghĩa ve vuốt, chiều chuộng mà là đi từ tấm lòng yêu thương
với một khát khao đem lại cho học sinh những gì tốt nhất. Để giáo dục được tất
cả học sinh trong một lớp đều có ý thức tốt về mọi mặt không phải ngày một,
ngày hai là được, mà nó xẩy ra trong một q trình dài cả năm học. Địi hỏi giáo
viên chúng ta phải chịu khó, nhẫn nại, phải ln đồng hành với học sinh mình
trong mọi hoạt động cũng như công việc của lớp. Chỉ ra những việc nên làm,
25


×