Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

SKKN Giờ dạy giáo viên sáng tạo giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 65 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
GIỜ DẠY GIÁO VIÊN SÁNG TẠO - GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4

Lĩnh vực: Quản lí
Đơn vị: Trường THPT Quỳnh Lưu 4

Năm học: 2020-2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TT
PHẦN I

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

3

1.1

Lý do chọn đề tài

3

1.2


Tính mới của đề tài

4

1.3

Mục đích nghiên cứu

4

1.4

Nhiệm vụ nghiên cứu

4

1.5

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4

1.6

Phương pháp nghiên cứu

5

NỘI DUNG


6

2.1

Giờ dạy giáo viên sáng tạo

6

2.2

Thực trạng dạy học hiện nay và sự cần thiết tổ chức hoạt
động “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” ở trường THPT
Quỳnh Lưu 4

6

2.3

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
thông qua thực hiện “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” ở
Trường THPT Quỳnh Lưu 4

9

2.4

Kết quả nghiên cứu

42


PHẦN II

PHẦN III KẾT LUẬN

47

3.1

Kết luận

47

3.2

Bài học kinh nghiệm

47

3.2

Kiến nghị

48

PHỤ LỤC

50


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục luôn
là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà trường, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, ngành
giáo dục đang đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục và thực hiện Chương trình GDPT 2018. Muốn đổi mới giáo dục
thành cơng thì trước hết phải đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thật tốt để họ thích ứng
được với u cầu đổi mới giáo dục nói chung và chương trình mới nói riêng. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề khập khiễng, chương trình muốn đổi
mới nhưng nhiều giáo viên lại chưa đáp ứng được về năng lực, các cơ sở đào tạo giáo
viên cũng chưa theo kịp yêu cầu đổi mới. Trường THPT Quỳnh Lưu 4 cũng nằm
trong tình trạng chung của cả hệ thống, số giáo viên ở độ tuổi từ 45 trở lên khá nhiều
(trên 40%), nghĩa là họ được đào tạo trong giai đoạn trước, sức ỳ lớn, ngại đổi mới,
hạn chế về sử dụng công nghệ thông tin,... Một thực tế nữa là, công tác bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên ở các cơ sở cũng đang thực hiện khá hình thức, đối phó. Điểm
yếu của đội ngũ giáo viên hiện nay là còn rất nhiều hạn chế khi thực hiện yêu cầu đổi
mới giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đó là những
rào cản khá lớn khi các nhà trường thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục chuẩn bị thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Để đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và các
hoạt động giáo dục chuẩn bị triển khai Chương trình GDPT 2018, trong nhiều năm
qua Trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả,
từng bước giúp đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Khâu
đột phá mà nhà trường đã lựa chọn thực hiện trong các năm học gần đây là thực hành
“Giờ dạy giáo viên sáng tạo” các mơn văn hóa và các chủ đề giáo dục gắn với tiết
Sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm. Mục tiêu của hoạt động này là giúp giáo viên
chuyển từ cách dạy học, giáo dục truyền thụ một chiều sang hình thức tổ chức “giờ
dạy sáng tạo” nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh và giáo
viên trong từng tiết học. “Giờ dạy sáng tạo” là giáo viên tạo điều kiện tối đa cho học
sinh tham gia trực tiếp vào bài học, truyền cảm hứng cho các em thực hiện nhiệm vụ
học tập, cả giáo viên và học sinh cùng sáng tạo. Mỗi tiết dạy học đổi mới cũng là quá

trình giáo viên đúc kết kinh nghiệm, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
Nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là điều giáo
viên nào cũng mong muốn. Mỗi nhà trường đều có một cách bồi dưỡng giáo viên
khác nhau. Với sự lựa chọn “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” làm điểm đột phá trong đổi
mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn, Trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã tạo được một
nền nếp dạy học tích cực, thơng qua đó, từng bước nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội
3


ngũ giáo viên hàng năm. Trên cơ sở áp dụng có hiệu quả “Giờ dạy giáo viên sáng
tạo” trong các năm học vừa qua, chúng tôi đã đúc kết thành đề tài sáng kiến kinh
nghiệm: “Giờ dạy giáo viên sáng tạo - giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo
viên ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4” với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và hi vọng
được đồng nghiệp đón nhận.
1.2. Tính mới của đề tài
- “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” là một hoạt động chun mơn, một hình thức bồi
dưỡng giáo viên thường xuyên mang tính chất thực hành, đề cao sự sáng tạo của từng
giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục trên lớp và đề
cao sự chủ động, tích cực các tổ, nhóm chun mơn trong đổi mới quản lí hoạt động
chun mơn ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4 từ năm học 2018-2019 đến 2020-2021.
- “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” không chỉ thực hiện ở các môn học văn hóa mà cịn
thực hiện qua các chủ đề giáo dục gắn với tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm.
Đây là nội dung mới mà trường chúng tôi áp dụng từ năm học 2019-2020 và năm học
2020-2021. Thông qua việc đổi mới các chủ đề giáo dục và hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục trong giờ sinh hoạt lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra
sản phẩm giáo dục mang tính tồn diện, hội đủ các kĩ năng cần thiết để trở thành những
công dân toàn cầu, đồng thời giúp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tự bồi dưỡng nâng cao
năng lực sư phạm, kinh nghiệm giáo dục học sinh.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục; đa dạng hóa các

hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục học sinh.
- Hình thành và phát triển cho người học các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Phát triển các năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự chủ và tự học; giải
quyết vấn đề; thích ứng và sáng tạo; năng lực cảm thụ thẩm mĩ, sử dụng ngôn ngữ…
- Phát huy được sự chủ động, sáng tạo trong vận dụng các hình thức dạy học
tích cực của đội ngũ giáo viên.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp dạy học mới, dạy học sáng tạo,
tạo hứng thú cho học sinh.
- Khảo sát điều tra thực trạng và nhu cầu học tập của HS. So sánh giờ học truyền
thống và giờ học sáng tạo của học sinh Trường THPT Quỳnh Lưu 4.

4


- Khảo sát điều tra thực trạng quá trình lên lớp của đội ngũ giáo viên, nhất là đối
với giáo viên thực hiện giờ dạy sáng tạo, giáo viên dự giờ.
- Đề xuất Ban Giám hiệu, tổ/nhóm chun mơn và Cơng đồn phối hợp tổ chức
thao giảng “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” hàng năm, tạo điều kiện cho giáo viên bộ
môn, giáo viên chủ nhiệm mạnh dạn thể nghiệm những cách làm hiệu quả góp phần
nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh.
1.5. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thực hành dạy học sáng tạo của giáo viên thơng qua bài dạy các mơn
văn hóa và các chủ đề giáo dục gắn với tiết Sinh hoạt lớp.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học sáng tạo.
- Phương pháp điều tra, khảo sát lấy ý kiến của học sinh về việc tổ chức hoạt
động dạy học, giáo dục của giáo viên.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động

giáo dục và rút ra kết luận, kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài.

5


PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1. Hoạt động “Giờ dạy giáo viên sáng tạo”
2.1.1. Hoạt động “Giờ dạy giáo viên sáng tạo”
- “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” là hoạt động giáo dục trong đó giáo viên (GV) chủ
động đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục đáp ứng
yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực hiện nay.
Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, từng cá nhân học sinh (HS) được tham gia
trực tiếp vào các hoạt động học tập, giáo dục với tư cách là chủ thể hoạt động.
- Hoạt động “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” là hoạt động dạy học, giáo dục có tính
thực tiễn cao. Học sinh được giao nhiệm vụ học tập, chủ động thực hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau, tự nghiên cứu, trải nghiệm và thực hành, qua đó hình thành, rèn
luyện các kĩ năng tự học và thể hiện được phẩm chất, năng lực; bổ trợ và cùng với các
hoạt động giáo dục khác trong chương trình thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục.
2.2.2. Ưu điểm của hoạt động “Giờ dạy giáo viên sáng tạo”
- Đối với giáo viên: Giúp giáo viên chủ động, linh hoạt, sáng tạo về phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học để có nhiều tiết dạy học hấp dẫn khơng chỉ ở tiết học
các mơn văn hóa mà cịn cả các chủ đề giáo dục gắn với tiết Sinh hoạt lớp của giáo
viên chủ nhiệm (GVCN) đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực hiện nay.
- Đối với học sinh:
+ Về kiến thức: nội dung của các bài học được HS tiếp nhận một cách chủ động,
tích cực.
+ Trong q trình học tập học sinh được rèn luyện rất nhiều kỹ năng: làm việc
nhóm, xây dựng kế hoạch, tra cứu tài liệu, giao tiếp, thuyết trình, sử dụng ngơn ngữ,
kĩ năng quay video, hội họa, âm nhạc, đóng kịch, dựng phim, các hình thức phỏng

vấn…
+ Về nhận thức, thái độ: học sinh chủ động, tự tin, có nhiều ý tưởng sáng tạo, phá
vỡ giới hạn của bản thân, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giải quyết vấn đề, tự học
của học sinh thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học.
2.2. Thực trạng dạy học hiện nay và sự cần thiết tổ chức hoạt động “Giờ dạy
giáo viên sáng tạo” ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4
*Đội ngũ giáo viên:
- Đối với dạy học các mơn văn hóa: Với số GV có độ tuổi trên 45 khá nhiều, hạn
chế về cơng nghệ thơng tin, tâm lí ngại đổi mới… nên khi nhà trường triển khai “Giờ
6


dạy giáo viên sáng tạo”. Một bộ phận lớn GV lâu nay vẫn sử dụng cách dạy học
truyền thụ một chiều, HS thiếu khả năng vận dụng và thực hành. Vì vậy, họ khá lúng
túng trước yêu cầu đổi mới dạy học và hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực, nhất là việc vận dụng các hình thức, các kỹ thuật dạy học mới.
Chúng tơi đã khảo sát 64/80 GV của nhà trường về yêu cầu đổi mới PP,HTDH
qua hoạt động “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” một số nội dung sau:
+ Thầy (cơ) có sẵn sàng tham gia đăng kí và thực hiện hoạt động “Giờ dạy giáo
viên sáng tạo” ở trường THPT Quỳnh Lưu 4? (Đánh dấu nhân vào ô tương ứng)
a. Sẵn sàng tham gia
b. Khơng
c. Chưa sẵn sàng tham gia
+ Lí do của việc thầy (cô) chưa sẵn sàng tham gia “Giờ dạy giáo viên sáng
tạo”? (Đánh dấu nhân vào ô tương ứng)
a. Ngại đổi mới
b. Hạn chế về CNTT, soạn bài vất vả hơn…
c. Lúng túng về PP và vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động dạy
học/giáo dục.
+ Khi áp dụng các hình thức tổ chức dạy học/hoạt động giáo dục đổi mới, thầy

(cô) thấy việc tiếp thu và ghi nhớ, vận dụng kiến thức, phát triển kĩ năng…của học
sinh có hiệu quả hơn khơng?
a. Khơng
b. Bình thường
c. Hiệu quả hơn
Kết quả thu được, có trên 11% GV chưa sẵn sàng tham gia. Lí do: ngại đổi mới,
CNTT hạn chế, lúng túng khi vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động dạy học và
giáo dục. Trên 88% GV được hỏi sẵn sàng đăng kí thể nghiệm đổi mới. 64/64 GV
được hỏi đều cho rằng khi thực hiện đổi mới hình thức tổ chức dạy học, hoạt động
giáo dục, việc tiếp thu, ghi nhớ, vận dụng kiến thức,…của HS hiệu quả hơn.
- Đối với các hoạt động giáo dục của GVCN: hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục tại giờ Sinh hoạt lớp khô cứng, thiếu hấp dẫn. Nội dung sinh hoạt lớp thường
“hành chính hóa” theo motip: đánh giá ưu, nhược điểm tuần học đã qua và phổ biến
kế hoạch, nhiệm vụ của trường, Đoàn trường trong tuần tới. Phần nhận xét, đánh giá
còn nặng về nhắc nhở, phê bình. Các GVCN ít quan tâm xây dựng các chủ đề giáo
7


dục mà các em quan tâm, các em thích, vấn đề các em băn khoăn... Giờ Sinh hoạt lớp
khơng cịn là không gian để GVCN – HS trao đổi, tâm tình, chia sẻ, kết nối yêu
thương... Nhiều HS, nhất là những em không may mắc lỗi thường khá lo lắng, thậm
chí “sợ” những giờ Sinh hoạt lớp. Năng lực, kĩ năng thực hiện các chủ đề giáo dục trải
nghiệm, hướng nghiệp của GVCN cũng rất hạn chế.
- Từ khi nhà trường đẩy mạnh hoạt động “Giờ dạy giáo viên sáng tạo”, giáo
viên có “đất” để thể nghiệm “sáng tạo”. Có thể nói, hoạt động “giờ dạy sáng tạo” đã
đánh thức tiềm năng nhiều giáo viên, giúp họ chủ động, tích cực tìm tịi, vận dụng các
hình thức tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học phù hợp với từng nội dung hoạt động học
trên lớp. Trước đây, nhiều GV ngại thay đổi vì họ cịn mơ hồ về đổi mới, thực ra, yêu
cầu đổi mới (sáng tạo) không phải là cái gì ghê gớm, mà chính là GV sự dụng hợp lí,
hiệu quả các hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực trong từng hoạt động dạy học, giáo

dục trên lớp. Hoạt động này đã giúp Chuyên môn nhà trường phát hiện nhiều nhân tố
mới, nhất là các giáo viên trẻ có năng lực để bổ sung vào nguồn giáo viên chuẩn bị
cho các kì thi GVDG cấp tỉnh.
* Học sinh:
- Một bộ phận học sinh chưa có thái độ học tập tốt, khá thụ động trong học tập.
Biết không nói, khơng phát biểu, khơng tranh luận, thảo luận. Chính điều đó khiến các
em thiếu kĩ năng sống, khơng tự tin, không phát huy được các năng lực chung như tự
chủ và tự học; năng lực thể chất, năng lực thẩm mỹ, giao tiếp và hợp tác; năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực tốn học, năng lực khoa học,
năng lực cơng nghệ, năng lực tin học.
- Hiện nay, HS tiếp nhận kiến thức từ nhiều kênh thơng tin và dưới nhiều hình
thức khác nhau và được chuyển tải rất sinh động, hấp dẫn đặc biệt qua Interrnet. Vì
vậy nhiều khi các hình thức dạy học GV cung cấp có thể khơng cịn “đủ mới” để hấp
dẫn HS. Các em có thể tự học, tự tìm tịi các kiến thức trước khi được tiếp nhận tại
lớp. Chính vì lẽ đó, đa số HS chờ đợi các tiết học phải đổi mới, đột phá về hình thức
tổ chức hoạt động. Học sinh mong muốn giờ học không nặng kiến thức, áp đặt và
nhàm chán. Điểm mạnh nữa của HS sinh ngày nay là cập nhật cái mới nhanh, biết sử
dụng công nghệ và các kỹ thuật học tập mới. Những HS năng động không thích những
giờ học GV truyền thụ một chiều. Các em luôn mong muốn thầy, cô mỗi ngày hãy
thổi vào lớp học một năng lượng mới, một cảm hứng học tập mới.
* Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018:
- Giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ
năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp, biết xây dựng và phát triển hài hồ các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách
8


và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp
tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
- Chương trình GDPT 2018 giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng

lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học
và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở
thích, điều kiện và hồn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia
vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh tồn
cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp 4.0.
- Mục tiêu Chương trình GDPT 2018 địi hỏi GV phải chủ động, dám thử
nghiệm và thay đổi để có những giờ dạy sáng tạo mang lại nguồn cảm hứng học tập
cho HS.
Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, trường chúng tôi đã tổ chức thực hiện “Giờ
dạy giáo viên sáng tạo” nhằm định hướng, hỗ trợ cho GV nắm được những yêu cầu
của đổi mới dạy học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh; từng bước thay đổi cách thức soạn giáo án theo kế hoạch bài học, biết
vận dụng các hình thức tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực vào hoạt động dạy
học và giáo dục nhằm đáp ứng cả hai mục tiêu kép: đổi mới phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS và nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên của nhà trường.
2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua thực
hiện “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” ở Trường THPT Quỳnh Lưu 4
2.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi ủy, Ban Giám hiệu, Cơng
đồn đối với nhiệm vụ bồi dưỡng chun môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
Chi ủy, Ban Giám hiệu Trường THPT Quỳnh Lưu 4 xác định: “Nâng cao chất
lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hàng đầu, có tính
quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và sự
phát triển của nhà trường;”. Vì vậy, hàng năm, Chun mơn nhà trường đã tập trung
chỉ đạo thực hiện hai nhiệm vụ chính:
+ Tập huấn các nội dung mới của năm học theo hướng dẫn của Bộ và Sở
GD&ĐT Nghệ An; thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ tự bồi dưỡng qua mạng đối với
GV, CBQL triển khai Chương trình GDPT 2018 trực tuyến trên hệ thống
taphuan.csdl.edu.vn của BGD&ĐT; Tập huấn bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ giáo dục
học sinh theo định hướng giáo dục, kỉ luật tích cực HS cho đội ngũ GVCN.

+ Về thực hành: thực hiện chủ trương mỗi GV thực hành ít nhất 01tiết dạy học
cụ thể trên lớp (các môn văn hóa hoặc các chủ đề giáo dục gắn với giờ Sinh hoạt lớp,
hoạt động trải nghiệm của GVCN) với yêu cầu “Giờ dạy giáo viên sáng tạo”/năm
9


học. Chúng tôi xác định đây là nội dung quan trọng nhất của nhiệm vụ bồi dưỡng
thường xuyên đội ngũ GV và đổi mới cơng tác quản lí các hoạt động chun mơn
trong năm học này. Vì vậy phải thực hiện thực chất và lấy chất lượng đổi mới cụ thể
của từng GV để đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên hàng năm.
Mục tiêu cốt lõi: từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lí đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và chuẩn bị thực hiện Chương trình GDPT 2018.
Mục tiêu cụ thể:
+ Thứ nhất, đây là một nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của mỗi GV/năm học
nhằm từng bước giúp GV nhận ra và biết cách thực hiện được yêu cầu cụ thể của đổi
mới là: biết vận dụng hợp lí các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động
giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS vào từng bài học/ chủ đề
giáo dục cụ thể trên lớp; đề cao tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của từng GV
trong quá trình dạy học và giáo dục HS. Đây cũng chính là q trình GV tự bồi dưỡng
về chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Thứ hai, đưa hoạt động này thành trọng tâm của đổi mới cơng tác chỉ đạo,
quản lí hoạt động chun mơn của nhà trường, nhất là đối với hoạt động sinh hoạt
chuyên mơn của các tổ, nhóm chun mơn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.
Về hình thức tổ chức thực hiện:
+ Ban Chun mơn chỉ đạo các tổ, nhóm chun mơn hướng dẫn GV căn cứ Kế
hoạch giáo dục môn học lựa chọn, và đăng kí bài dạy (GVBM)/chủ đề giáo dục
(GVCN) và tổ chức thực hiện theo tinh thần đổi mới “Giờ dạy giáo viên sáng tạo”.
+ Ban Chuyên môn phối hợp BCH Cơng đồn tổ chức 2 đợt thao giảng chủ đề
Giờ dạy giáo viên sáng tạo”. Lựa chọn những giáo viên có năng lực, mạnh dạn đột
phá, thể nghiệm những cách dạy học/hoạt động giáo dục mới thao giảng để đúc kết

kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình về sáng tạo trong dạy học các mơn văn hóa
và hoạt động giáo dục của GVCN. Từ hoạt động này, phát hiện những nhân tố mới
cho nhà trường.
Quan điểm chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường đối với nhiệm vụ BDTX là:
coi trọng đào tạo, bồi dưỡng GV theo hướng thực hành nghiên cứu bài học cụ thể; đề
cao sự đổi mới, đột phá của từng GV nhưng không tạo áp lực về đánh giá, xếp loại
giờ dạy (như thi GVDG hay dự giờ đánh giá xếp loại chuyên môn); mỗi tiết dạy học
của “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” trên lớp là cơ hội để GV được thể nghiệm, trải
nghiệm về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, làm mới chính mình, vượt lên
chính mình.
2.3.2. Phát huy vai trị, trách nhiệm của tổ, nhóm chun mơn trong việc tổ
chức thực hiện “Giờ dạy giáo viên sáng tạo”
10


Trong hoạt động chun mơn này, vai trị chủ động, tích cực của đội ngũ tổ
trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chun mơn các mơn học hết sức quan trọng, có tính
quyết định. Để hoạt động “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” có hiệu quả, các tổ trưởng, tổ
phó chun mơn phải nắm vững mục đích, quan điểm chỉ đạo, tiêu chí định hướng
đánh giá giờ dạy, có năng lực điều hành, tổ chức hoạt động đúng qui trình để đưa hoạt
động này trở thành nền nếp sinh hoạt chuyên môn thường xun; tuyệt đối khơng
hình thức, đối phó khi tổ chức hoạt động “giờ dạy giáo viên sáng tạo”.
*Về mục đích:
+ Đẩy mạnh hoạt động thực hành đổi mới PP,HT dạy học nhằm tăng cường, phát
huy tính chủ động, tích cực, tự giải quyết vấn đề, tự học của học sinh thực hiện cả ở
trên lớp và ngoài lớp học.
+ Phát huy tính chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo của giáo viên về thiết kế ý
tưởng, vận dụng PP, HT tổ chức dạy học trong từng tiết dạy (văn hóa và giáo dục học
sinh) theo yêu cầu đổi mới.
+ Góp phần bồi dưỡng nâng cao chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

+ Đổi mới công tác quản lí, điều hành hoạt động sinh hoạt chun mơn các tổ
trưởng, nhóm trưởng chun mơn theo hướng NCBH cụ thể.
*Về cách thức tổ chức thực hiện:
Trên cơ sở Kế hoạch giáo dục bộ môn đã được phê duyệt, việc tổ chức thực hiện
hoạt động “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” ở cấp tổ/ nhóm chun mơn như sau:
- Bước 1: Giáo viên chủ động lựa chọn, đăng kí nội dung bài dạy/chủ đề giáo
dục sẽ thực hiện. Tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn lập danh sách gửi về Phó Hiệu
trưởng Chun mơn. (Có danh sách kèm phần phụ lục).
- Bước 2: Giáo viên tiến hành chuẩn bị kế hoạch bài học (giáo án).
Yêu cầu đặt ra cho giáo viên khi chuẩn bị kế hoạch bài học để thực hành tiết dạy
sáng tạo là phải thể hiện sự đột phá (ít nhất cũng phải có điểm đổi mới) về phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực học
tập của HS. Giáo viên có thể đa dạng hóa các hình thức, kĩ thuật dạy học theo từng
hoạt động của quá trình lên lớp theo định hướng như sau:
+ Lựa chọn hình thức khởi động vào bài học phù hợp, thú vị nhằm tăng tính hấp
dẫn, tạo hứng khởi cho học sinh bước vào khám phá bài học mới.
+ Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới với yêu
cầu: xác định đúng trọng tâm chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học và lựa chọn các
hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS một cách hợp lí để tăng cường hoạt
11


động học cho HS, giúp HS chủ động tiếp nhận, vận dụng kiến thức mới. Với nội dung
hình thành kiến thức mới, PP, HT, KTDH có thể sử dụng hình thức các nhóm chuẩn
bị ở nhà bằng video; giới thiệu sản phẩm và thuyết trình; viết báo cáo; tiểu phẩm, thảo
luận nhóm, cặp đơi, phỏng vấn...
tạo.

+ Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tịi, sáng


Giáo viên có thể sử dụng các phương pháp, kĩ thuật sau: Sử dụng câu hỏi/bài tập;
Sử dụng trò chơi; Phỏng vấn chuyên gia/đối thoại văn chương; Sử dụng hình ảnh trực
quan; Tổ chức cuộc thi vẽ tranh,...
+ Lựa chọn đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng mở: hỏi - đáp,
viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập...
- Bước 3: Giáo viên trình bày ý tưởng tổ chức giờ dạy, lựa chọn các hình thức
dạy học, kĩ thuật dạy học... trước các nhóm chun mơn hoặc các giáo viên có kinh
nghiệm, năng lực chun mơn giỏi; nhóm chun mơn cùng trao đổi, góp ý bổ sung
để giáo viên hồn chỉnh KHBH.
- Bước 4: Giáo viên thực hành bài dạy/ chủ đề giáo dục trên lớp, có sự tham gia
dự giờ của giáo viên trong tổ/nhóm chun mơn...
- Bước 5: tổ, nhóm chun mơn trao đổi, góp ý sau dự giờ, đúc kết kinh nghiệm.
Cần đánh giá đúng những cách tổ chức, hình thức chưa phù hợp để rút kinh nghiệm
và ghi nhận, đánh giá cao điểm đột phá, sáng tạo của GV. Những cách làm hay, tốt
phải được đúc kết để nhân rộng trong tổ, nhóm chun mơn, và xem đây là một minh
chứng quan trọng để đánh giá sự tiến bộ về chuyên môn, nghiệp vụ và là cơ sở để xếp
loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên cuối năm.
* Cách xây dựng tiêu chí đánh giá “Giờ dạy giáo viên sáng tạo”:
- Tiêu chí đánh giá “Giờ dạy giáo viên sáng tạo”:
+ Cách giáo viên thiết kế hoạt động học lấy HS làm trung tâm: Để ghi nhận sự
đổi mới của mỗi GV chính là vấn đề GV đã thiết kế hoạt động dạy học như thế nào.
Giáo viên dự giờ sẽ quan sát xem trong tiết học HS có được tham gia nhiều hoạt động
hay khơng? HS có hứng thú học tập không? Hay HS ngồi im hoặc trả lời theo những
câu hỏi, đáp án đã chuẩn bị sẵn. GV là người tổ chức các hoạt động, người dự giờ
quan sát HS hoạt động chứ khơng phải săm soi tìm lỗi của đồng nghiệp đang thể hiện
sự sáng tạo. Một giờ dạy hiệu quả là HS phải được hoạt động nhiều, được trải nghiệm,
khám phá, từ đó tự tiếp nhận, hình thành kiến thức.
+ Cách sử dụng và hiệu quả sử dụng các hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực vào
bài học. Một bài học, mỗi GV có thể sử dụng nhiều hình thức dạy học, kĩ thuật khác
12



nhau và đó là sáng tạo. Có GV mạnh về tổ chức hoạt động, HS rất thích và quản lí
được hoạt động đó. Có GV mạnh về khả năng thuyết trình, thu hút HS, các em thích
nghe, và như thế việc truyền đạt kiến thức sẽ vô cùng hiệu quả. Đó cũng là sáng tạo.
- Quan điểm đánh giá “Giờ dạy giáo viên sáng tạo”:
+ Như đã trình bày trước đó, quan điểm của nhà trường trong hoạt động này là
đề cao đổi mới, sáng tạo nhưng không gây áp lực cho GV; không đánh giá tiết dạy
kiểu thi GVDG các cấp, hồn tồn khơng có áp lực về xét thi đua. Khuyến khích GV
đổi mới ở từng hoạt động cụ thể của tiến trình lên lớp, như: hoạt động “khởi động”,
hoạt động “hình thành kiến thức mới”, hoạt động “luyện tập, vận dụng”... GV làm tốt
ở hoạt động nào thì ghi nhận sự cố gắng, đổi mới ở hoạt động đó trong tiến trình lên
lớp. Đối với hoạt động thực hành dạy học/giáo dục này, dù là thực hiện ở nhóm
chun mơn hay giờ dạy thao giảng, thi GVDG... chúng tơi đều xem đó là “giờ dạy
giáo viên sáng tạo” và cũng là một hình thức bồi dưỡng, đào tạo GV.
+ Tất cả những nhận xét, đánh giá phải được thực hiện ngay sau tiết dạy. Nếu
không kịp thời, hoạt động đánh giá, rút kinh nghiệm sẽ là hình thức, mọi thứ sẽ “trơi”
mất, những gì giáo viên làm được không được ghi nhận, và như vậy sẽ không động
viên được sự đổi mới, sáng tạo của từng giáo viên.
2.3.3. Thực hành “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” các mơn văn hóa
2.3.3.1. Đổi mới hình thức hoạt động “khởi động”:
Nếu như trước đây những giờ dạy chỉ được thực hiện theo các bước: Ổn định
lớp, bài cũ, bài mới. Các hình thức vào bài nặng tính lý thuyết thì hiện nay mỗi mơn
học, hoạt động giáo dục đều có thể lựa chọn hình thức khởi động để tạo hứng thú và
sự tham gia tích cực của HS. Có nhiều cách để thực hiện hoạt động khởi động nhưng
trước hết giáo viên phải là người chủ động thiết kế hoạt động khởi động, dự kiến thời
gian tiến hành thực hiện hoạt động này để vừa tạo được hứng khởi, sự hợp tác từ phía
người học vừa thực hiện được dụng ý trong việc hình thành kiến thức mới cũng như
đảm bảo kiến thức cho HS. Từ hình thức khởi động đã được lựa chọn, GV dẫn dắt
đưa HS nhập cuộc, kết nối vào nội dung bài học một cách tự nhiên. Quá trình khởi

động rất cần thu hút sự chú ý của người học bằng một cử chỉ, hành động tạo sự thân
thiện, sự tương tác với học sinh. Các hình thức khởi động mà giáo viên có thể lựa
chọn:
+ Dùng hình ảnh, động tác, âm thanh để khởi động cho bài học. Các động tác
làm khỏe cơ thể như vươn vai, đấm lưng, vỗ tay, xoa tay… hoặc cho HS nghe một
bản nhạc để gợi cảm xúc. Với hình thức này HS được thư giãn cũng như tăng cảm
giác hứng thú khi bắt đầu tiết học.
13


+ Kể những câu chuyện để tạo sự tò mò, hồi hộp từ học sinh. Đó có thể là những
câu chuyện văn chương, thực tiễn đời sống, câu chuyện trên báo chí… Có thể GV chủ
động kể chuyện cũng có thể đặt ra những câu hỏi gợi mở để học sinh kể chuyện.
+ Xây dựng tình huống có vấn đề, các câu hỏi có tình huống gây sốc. Nêu câu
hỏi có vấn đề, nên dùng những câu hỏi mở, những câu hỏi có tính kết nối, câu hỏi
buộc phải tư duy và có nhu cầu được bày tỏ. Đặt câu hỏi nêu cảm tưởng suy nghĩ của
bản thân học sinh về vấn đề có liên quan đến bài học
+ Để HS tự đặt câu hỏi với GV và HS có thể tự đặt câu hỏi với nhau về những
vấn đề liên quan đến tiết học, đó cũng là cách để kiểm tra các em đã chuẩn bị bài đến
đâu.
+ Đưa ra những con số thống kê, câu hỏi, trích dẫn, sự kiện;
+ Hoạt động trải nghiệm, quan sát, sử dụng hình ảnh trực quan;
+ Tạo những trị chơi hài hước hoặc liên tưởng…
+ Tổ chức cho học sinh xem trích đoạn video phù hợp liên quan đến bài học...
Tuy nhiên dù có thực hiện dưới bất kì hình thức nào thì giáo viên vẫn phải dùng
câu hỏi để kết nối học sinh vào tham gia hoạt động học.
Một số hình thức khởi động tạo được hứng khởi cho học sinh thông qua
hoạt động thao giảng “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” tại Trường THPT Quỳnh Lưu
4:
Môn Ngữ văn:

Khởi động bằng âm nhạc, video (GV chuẩn bị máy nghe nhạc di động hoặc
sử dụng ti vi, máy chiếu có kết nối Internet để học sinh trực tiếp xem video).

14


Khi dạy bài Vội vàng của Xuân Diệu (Sách Ngữ văn 11, tập 2, thực hiện tại lớp
11A6), giáo viên cho HS thưởng thức ca khúc “Còn tuổi nào cho em” của cố nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn qua giọng hát của Miu Lê.

Dự kiến câu hỏi của GV

Dự kiến câu trả lời của HS

- Em có cảm nhận gì về tâm trạng của cố - Bâng khuâng, nuối tiếc. Cảm nhận được
nhạc sĩ khi viết ca khúc “Còn tuổi nào sự chảy trôi, mất mát với những tháng
cho em”?
năm cuộc đời.
- Theo em quỹ thời gian của đời người - 100 năm, 80 năm/ 60 năm.... không ai
được ước lượng bao lâu?
biết trước được cuộc đời mình bao lâu bởi
có những điều khôn lường xảy đến mà ta
không ngờ.
- Thời gian của tuổi trẻ trong khoảng
- Từ năm 18- 30 tuổi (trên dưới 10 năm)
tuổi nào?
Vì biết thời gian là hữu hạn, vì biết nắng vàng của ngày rồi sẽ tắt, vì thấy hoa
nở sẽ tàn phai, vì ngửi thấy tháng năm có mùi ly biệt nên Xuân Diệu đã sống Vội
vàng. Bài thơ Vội vàng của nhà thơ sẽ đánh thức chúng ta trân quý hơn tháng ngày
được sống, bởi“Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ sao ta khơng sống thật sâu”

(Phạm Lữ Ân).
*Khởi động bằng hình thức đưa ra những con số thống kê, câu hỏi, trích
dẫn, sự kiện.
15


(Vận dụng vào bài Nghị luận về hiện tượng đời sống (Ngữ Văn 12, tập 1,
12A7). Giáo viên có thể chọn để đưa ra những con số thống kê về một số hiện tượng
sau:
Vấn đề
Con số
TNGT ở nước ta năm - Số người chết vì TNGT gần 9.000 người. Trung bình
2017 ?
mỗi ngày có khoảng 25 -30 người ra khỏi nhà và khơng
bao giờ về nữa.
Ung thư
- Mỗi ngày có khoảng 300 người chết và mỗi năm phát
hiện mắc mới 150.000 ca.
- VN nước có tỉ lệ ung thư cao nhất thế giới.
Bạo lực gia đình
- 2011 tới 2015, cứ mỗi ngày ở Việt Nam lại có 64 phụ
nữ, 10 trẻ em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo
hành gia đình. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2016,
theo con số thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 20 phụ nữ và
trẻ em thiệt mạng do bạo lực gia đình. Mỗi năm có hơn
31.500 vụ BLGĐ.
- Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với
phụ nữ ở Việt Nam (2010), 58% phụ nữ từng kết hôn cho
biết rằng họ đã từng bị ít nhất 1 trong 3 loại bạo lực thể
xác, tình dục và tinh thần trong cuộc đời.

Nạo phá thai ở Việt - Tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam là khoảng 300.000 ca mỗi
Nam ?
năm. Trong đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên.
- Là nước đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực
Đông Nam Á về tình trạng nạo phá thai.
- Cũng theo thống kê của Ủy ban quốc gia dân số và kế
hoạch hóa gia đình, ở nước ta, cứ 1 trẻ em ra đời thì có 1
bào thai bị phá bỏ. Mỗi năm có 1,2 – 1,6 triệu trẻ em được
sinh ra tương ứng với đó con số bào thai bị phá bỏ. Đáng
chú ý hơn cả là số trẻ vị thành niên nạo phá thai ở Việt
Nam cao hơn nhiều lần so với các quốc gia dẫn đầu về
nạo phá thai.
Tỉ lệ thất nghiệp

- Năm 2017, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở mức khoảng 1,1
triệu người. Trong đó, số lao động có trình độ đại học thất
nghiệp sẽ tăng nhiều hơn là khoảng 200.000 người.

GV đặt câu hỏi:

- Khi nghe những con số ấy em suy nghĩ về điều gì? Những con số ấy có xa lạ
hay gần gũi với các em?
- Trong gia đình, người thân của các em có người đã và đang là nạn nhân của
hiện tượng trên hay không?
16


- Những con số biết nói ấy nhắc nhở em điều gì? (Về lối sống, ăn uống, chăm
sóc bản thân. Về mơi trường, điều kiện sinh hoạt…)
Mục đích:

+ Giáo viên đưa ra những con số về các hiện tượng để học sinh nhận thấy những
hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội là những hiện tượng khá nóng, được nhiều
người quan tâm để từ đó tăng thêm khả năng quan sát các hiện tượng trong đời sống,
nhận ra thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp để thay đổi những hiện tượng
(có tính tiêu cực) và phát huy những hiện tượng có tính tích cực.
+ Khơng chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà qua số liệu đó nhận ra học sinh có
quan tâm đến đến những hiện tượng, vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của xã hội, chính trị,
kinh tế của đất nước. Từ đó gieo vào “não”, ý thức của các em suy nghĩ và trách
nhiệm với những vấn đề của xã hội, đất nước.
*Hình thức khởi động trị chơi Mảnh ghép lịch sử trong mơn Lịch sử:
Vận dụng vào dạy bài “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau 2/9/1945 đến
19/12/1946. (Thực hiện tại lớp 12A7 năm học 2020-2021).
Giáo viên lựa chọn trò chơi Mảnh ghép lịch sử. (Trình chiếu Power Point).
Có một bức chân dung ẩn trong 9 mảnh ghép lịch sử. Theo thứ tự, các em sẽ
chọn các mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép chứa một câu hỏi, trả lời đúng, mảnh ghép sẽ
mở ra. Câu trả lời đúng được 10 điểm. Tìm được đúng chân dung ẩn trong các mảnh
ghép được 10 điểm. Tìm chân dung lịch sử trong bất cứ thời gian nào.
Hình thức khởi động này tạo được hứng thú đối với học sinh, các em tham gia
đầy hào hứng. Trò chơi các Mảnh ghép lịch sử cũng đã dẫn dắt vào nội dung bài học,
thể hiện được các nội dung trọng tâm bài học là: cách đối phó với âm mưu của thực
dân Pháp và các nước đế quốc của chính phủ lâm thời VNDCCH và vai trị Chủ tịch
Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 12/1946.
*Hình thức khởi động trị chơi Đuổi hình bắt chữ trong mơn Tốn (vận dụng
khi dạy bài Mặt cầu, lớp 12A7, GV: Nguyễn Thị Trang)

17


2.3.3.2. Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động hình thành kiến thức mới là phần trung tâm của nội dung kế hoạch bài

học. Giáo viên cần vận dụng đa dạng các phương pháp gắn với hình thức tổ chức hoạt
động dạy học để chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Tuỳ theo mục tiêu, nội
dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học
cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngồi lớp... Các phương pháp học tập tích cực
như phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm, phương
pháp đóng vai, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn, dạy
học theo tình huống... Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm, khám phá, thực hành.
Là người tham gia thao giảng “Giờ dạy giáo viên sáng tạo” và dự giờ đồng
nghiệp, chúng tôi thu nhận được nhiều cách tổ chức hoạt động học tập hình thành kiến
thức mới của giáo viên rất hiệu quả, học sinh thích thú, hăng hái hợp tác.
Ví dụ 1, giáo viên Phạm Thị Ngọc Bích (Sinh học 11A11) đã tổ chức HS thực
hiện chủ đề “Mâm xôi ngũ sắc” bằng tổ chức các hoạt động chuyển giao nhiệm vụ
cho HS nghiên cứu lý thuyết và thực hành.
+ Hoạt động 1: Phân tích tình huống thực tiễn " Xôi ngũ sắc, sắc màu thực vật".
+ Hoạt động 2: Nghiên cứu các kiến thức nền về các nhóm sắc tố trong thực vật
và đề xuất giải pháp thiết kế quy trình chế biến xơi ngũ sắc.
+ Hoạt động 3: Lựa chọn bản thiết kế - Báo cáo quy trình chế biến xơi ngũ sắc;
+ Hoạt động 4: Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm thực hành chế biến xơi ngũ sắc;
+ Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm và đánh giá.
Qua tiết học này, chúng tôi nhận thấy:
+ Tiết học thực sự thú vị, HS được phát huy năng lực: tính tốn, tư duy, thẩm
mỹ, hợp tác. Đồng thời phát huy được phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực
18


khi các em có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng vật liệu từ thiên
nhiên.
+ Các em hiểu được dù làm cơng việc gì cũng cần có kế hoạch, sự tỉ mỉ, khéo
léo. Tận tâm và nghệ thuật; Tăng kĩ năng thực hành vào công việc cụ thể, để từ đó các
em có thể hỗ trợ giúp đỡ bố mẹ trong việc nữ công gia chánh.

+ Tạo cơ hội khám phá các món ăn khác, phát huy niềm yêu thích của bản thân,
thậm chí cơ hội cho định hướng nghề nghiệp của bản thân.
+ Học sinh là nhân vật trung tâm của các hoạt động dạy học. Các em chủ động
khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Quá trình làm sản
phẩm là những trải nghiệm tuyệt vời giúp các em trau dồi kiến thức, kĩ năng.
Một số hình ảnh minh họa quá trình chuẩn bị màu, nguyên liệu, thực hành nấu
xôi ngũ sắc tại lớp 11A11:

19


Các nhóm báo cáo sản phẩm:

20


Ví dụ 2. Chủ đề Văn thuyết minh (Ngữ văn 10, tiết 54-58), giáo viên chọn hình
thức học sinh làm video báo cáo sản phẩm, phương pháp học tập gắn với trải nghiệm,
thuyết trình giới thiệu du lịch cảnh đẹp địa phương. Giáo viên thực hiện chia 3 nhóm
để học sinh tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua hình thức làm video, báo
cáo sản phẩm, phương pháp hoạt động nhóm và trải nghiệm, thuyết trình. Để tiết học
có chất lượng giáo viên tiến hành 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 giáo viên giao
nhiệm vụ, học sinh báo cáo lựa chọn đối tượng thuyết minh, giáo viên duyệt đối
tượng để học sinh tiến hành khám phá, trải nhiệm. Giai đoạn 2 tiến hành duyệt dàn ý,
giai đoạn 3 báo cáo bằng sản phẩm trông qua học tập. Kết quả thật sự bất ngờ và thú
vị bởi 3 nhóm đã báo cáo thuyết minh về các đối tượng như sau:
Nhóm 1: Báo cáo sản phẩm thơng qua hình thức quay video và thuyết trình với
vai trị của người dẫn chương trình du lịch khám phá về Hang Dơi tại Xóm 6, xã
Quỳnh Tam, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Nhóm 2: Báo cáo về Đền Hồ (Di tích lịch sử quốc gia) tại Xóm 11, xã Ngọc

Sơn, Quỳnh Lưu.
Nhóm 3: Thuyết trình về lịch sử ngơi trường THPT Quỳnh Lưu 4, nới các em
đang theo học. Thơng qua tiến trình dạy học đổi mới từ hình thức, phương pháp, kĩ
thuật dạy học, tiết học thật sự thú vị và hiệu quả bởi các học sinh trong nhóm đề được
giao nhiệm vụ: chọn, dựng cảnh, chuẩn bị trang phục, kĩ thuật, nghiên cứu tài liệu,xây
dựng kịch bản, chuẩn bị nội dung, chuẩn bị các phương tiện, kĩ thuật quay, sử dụng
công nghệ thơng tin, dàn dựng, thuyết trình… Học sinh được phát triển nhiều năng
lực chung và năng lực đặc trưng bộ mơn. Bên cạnh đó giáo dục các em về phẩm chất
yêu nước, yêu thiên nhiên, tinh thần nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ…
Hình ảnh một số sản phẩm được báo cáo trong giờ học:

21


Ảnh: HS báo cáo kết quả chuẩn bị qua video clip tại lớp 10A6
Các hình thức tổ chức dạy học tích cực đã được các GV vận dụng khá đa dạng,
linh hoạt vào tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới trong mơn Ngữ văn…Tiêu
biểu là các tiết Chí Phèo (Ngữ văn 11A4 cô Nguyễn Thị Hiền), Hầu trời (Ngữ văn
11A5 cơ Đặng Thị Hà)…

Hình ảnh giờ dạy bài Hầu trời- cơ Đặng Thị Hà, lớp 11A5

Hình ảnh giờ dạy bài Chí Phèo (cơ
Nguyễn Thị Hiền, lớp 11A4)
2.3.3.3. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng…
Giáo viên có thể đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng.
Sau đây là một số hình thức chúng tơi đã vận dụng hiệu quả vào phần Luyện tập một số
bài học môn Ngữ văn 11:
22



*Sử dụng bài tập trắc nghiệm kết hợp trò chơi:
Sử dụng bài tập trắc nghiệm kết hợp trò chơi “Vòng nguyệt quế” khi dạy bài
Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 11, tập 1).
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề;
- Phương tiện: Máy chiếu, tivi, bút mực, giấy ghi các phương án lựa chọn
A,B,C,D
- Hình thức tổ chức hoạt động: trả lời dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Người còn
lại sau cùng sẽ giành được vòng nguyệt quế. Trường hợp câu hỏi cuối cịn nhiều bạn
thì sẽ sử dụng câu hỏi phụ để quyết định.
Câu 1: Cảnh thu trong Thu điếu khá đặc trưng cho mùa thu của làng quê
Việt Nam. Làm nên cái nét đặc trưng đó là do:
A. Cảnh thu trong bài thơ vừa trong vừa đẹp.
B. Cảnh thu trong thơ vừa trong vừa tĩnh.
C. Cảnh thu trong thơ vừa tĩnh vừa se lạnh.
D. Cảnh thu trong thơ tĩnh, se lạnh và đượm buồn.
Câu 2: Cảnh thu trong bài thơ không được miêu tả bằng dấu hiệu nào dưới đây?
A. Làn nước trong veo. B. Làn sương thu.
C. Những đám mây lơ lửng. D. Bầu trời xanh ngắt.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây đúng nhất với bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến?
A. Cảnh thu trong bài thơ gợi nỗi buồn tiếc nuối.
B. Cảnh thu trong bài thơ đẹp, xơn xao lịng người.
C. Cảnh thu trong bài thơ đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn.
D. Cảnh thu trong bài thơ nhuốm trọn nỗi buồn mất nước.
Câu 3: Bài thơ cho ta thấy khía cạnh nào trong tâm hồn của tác giả?
A. Một con người bình dị, gắn bó sâu sắc với q hương .
B. Là con người biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của chốn thơn dã
thanh bình, biết hướng về sự thanh sạch, cao q.
C. Là người ln có tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời.


23


D. Cả A, B và C.

Trò chơi trả lời trắc nghiệm và vòng nguyệt quế khi luyện tập bài “Câu cá mùa thu”
*Thi vẽ tranh:
Cuộc thi vẽ tranh và trò chơi Ai về đích sau cùng khi dạy bài Thương vợ - Tú
Xương, 11A4.
- Mục tiêu: Củng cố KT, áp dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề.
- Phương pháp/kĩ thuật: Thảo luận nhóm; Phương tiện: giấy A0
- Thời gian: dự kiến 7-10 phút
- Tổ chức hoạt động
+ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phát 4 tờ giấy Ao đã được chuẩn
bị sẵn, yêu cầu các nhóm hãy vẽ chân dung bà Tú hoặc ông Tú trong mắt em
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận và vẽ
+ Bước 3: GV treo sản phẩm lên bảng để các nhóm quan sát, nhận xét và trao
giải.

24


Hình ảnh kết quả cuộc thi vẽ tranh Ơng Tú và bà Tú trong mắt em ở lớp 11A4
*Sử dụng phương pháp đối thoại với nhà văn:
Áp dụng tổ chức hoạt động luyện tập Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
(Ngữ văn 11, tập 1)
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học vào giải
quyết các vấn đề của bài học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, phỏng vấn, đối thoại,

đóng vai; Phương tiện: Máy chiếu, ti vi, micoro.
- Thời gian: 7 phút.
- Hình thức tổ chức hoạt động:
+ Giáo viên cho 2 học sinh:1 vào vai phóng viên phỏng vấn, 1 bạn vào vai nhà
thơ Nguyễn Công Trứ, còn cả lớp là khán đối thoại với nhà thơ.
+ Học sinh vào vai phỏng vấn sẽ giới thiệu lí do có buổi gặp mặt này: Nhân ngày
thơ Việt Nam, trao đổi với nhà thơ về đôi điều xung quanh bài thơ Bài ca ngất
ngưởng. Học sinh sẽ hỏi các câu hỏi đã được giao chuẩn bị sẵn ở nhà theo nhóm (1
bàn 1 câu hỏi). Cịn bạn phóng viên sẽ dẫn dắt bằng những câu hỏi như:
Câu 1: Bài thơ được làm trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Xin nhà thơ hãy kể thêm đôi điều về các chức quan nhà thơ đã làm trong
thời gian còn đương triều?
Câu 3: Khi về hành lạc, nhà thơ có hành động kì lạ: đeo đạc ngựa cho bị, cỡi bị
cái…khi đó mọi người có thái độ như thế nào?
Ngồi ra các học sinh khác trong lớp, với nhiệm vụ giao theo bàn, mỗi bàn sẽ hỏi
1 câu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
25


×