Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận Pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.37 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA KĨ THUẬT HÓA HỌC

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Tiểu luận về chủ đề phòng chống tham nhũng tại Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị giải pháp chống
tham nhũng

1


TP.HCM – Tháng 5/2020

2


MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG……………......3
1.1. Khái niệm tham nhũng..…………………………………………………………………3
1.2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng………………………………………………………4
1.3. Các hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng…………………………………..4
PHẦN II: BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM……………..5
2.1 . Một số đặc trưng của hành vi tham nhũng…………………………………………...…5
2.2. Thực trạng về nạn tham nhũng ở Việt Nam………………………………………...…...6
2.3. Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng………………………………………………………6
2.4. Tác hại của nạn tham nhũng đến nước ta………………………………………………..7
2.4.1. Tác hại của nạn tham nhũng đến đời sống nhân dân………………………………7
2.4.2. Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế……………………………………..8
2.4.3. Tác hại của tham nhũng đối với giáo dục…………………………………………..8


2.4.4. Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hóa hệ thống pháp luật……….9
PHẦN III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG………………………...…9
3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về PCTN
của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội về đấu tranh
PCTN…………………………………………………………………………………………9
3.2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tích cực vận động nhân
dân và báo chí đấu tranh PCTN…………………………………………………………….10
3.3. Tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về PCTN, trong đó có các quy định
liên quan đến quyền và trách nhiệm thực hiện PCTN của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…...11
3.4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đẩy mạnh việc tham gia xây dựng, phản
biện xã hội và giám sát việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật..11
3.5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần quan tâm xây dựng và tổ chức thực
hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động PCTN………………………………12
KẾT LUẬN………………………………..………………………………………………..13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...14
3


NỘI DUNG
PHẦN I
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG
1.1. Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước
Việt Nam trong khoảng hai chục năm trở lại đây.
Trên thế giới đã có nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn bàn về đấu tranh chống tham
nhũng như Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về chống tham nhũng diễn ra tại Washington (Mỹ)
năm 1983; Hội nghị quốc tế bàn về các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng tại Bắc Kinh
(Trung Quốc) năm 1995. Trong các hội nghị này khái niệm tham nhũng là vấn đề được đưa
ra bàn thảo nhiều nhất.
Theo Ngân hàng Thế Giới (World Bank), tham nhũng là sự "lạm dụng quyền lực

công cộng nhằm lợi ích cá nhân". Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International
- TI) cho rằng, tham nhũng là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý
làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân".
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, là một biểu hiện của sự lợi
dụng hay lạm dụng quyền lực nhà nước, vì vậy, nó gắn liền với quyền lực nhà nước và được
thực hiện bởi chủ thể được nhà nước trao quyền. Ở các quốc gia khác nhau, biểu hiện của
hành vi tham nhũng và quan niệm về tham nhũng cũng khác nhau. Trong một quốc gia thì ở
các giai đoạn lịch sử khác nhau, điều kiện xã hội và các chủ thể mang quyền lực khác nhau
thì hành vi tham nhũng cũng có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, việc đưa ra khái niệm
hay định nghĩa hoàn chỉnh phản ánh đúng bản chất của hành vi tham nhũng và được chấp
nhận rộng rãi là điều không đơn giản.
Theo quy định của Pháp lệnh chống tham nhũng của Việt Nam năm 1998 thì tham nhũng
“là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô,
hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà
nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”.1
4


Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, khái
niệm “tham nhũng” được hiểu: “là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Trong Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 và Luật phòng, chống tham nhũng
năm 2005, khái niệm tham nhũng cũng được quy định khác nhau. Sự khác nhau trong hai
khái niệm này không phải ở độ dài của câu chữ mà là nhận thức và quan niệm của nhà lập
pháp về tham nhũng. Cũng giống như các nước khác trên thế giới, tham nhũng ở Việt Nam
có biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì
vậy việc mơ tả, liệt kê những hành vi tham nhũng cùng với những đặc điểm cụ thể của nó là
điều khơng thể và khơng cần thiết.
1.2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng
Theo cách hiểu thông thường trong tiếng Việt, cùng với quy định tại Điều 1 Luật

phòng chống tham nhũng và khái niệm tham nhũng (đã trình bày trên), chúng ta có thể nhận
thấy hành vi tham nhũng có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn.
Thứ hai: khi thực hiện hành vi tham nhũng, người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng
chức vụ, quyền hạn của mình làm trái pháp luật để mưu lợi riêng.
Thứ ba: động cơ của người có hành vi tham nhũng là vì vụ lợi. Người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn - sử dụng trái pháp luật quyền hành mà nhà nước
trao cho để mưu cầu lợi ích riêng.
1.3. Các hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng
Sau gần 8 năm thực hiện Pháp lệnh chống tham nhũng, ngày 29 tháng 11 năm 2005,
Quốc hội khoá XI, tại Kỳ họp thứ 8 đã thơng qua Luật phịng, chống tham nhũng. Điều 3
Luật này trên cơ sở kế thừa và phát triển Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998, đã quy
định 12 hành vi tham nhũng bao gồm:
1) Tham ô tài sản;
2) Nhận hối lộ;
3) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi;
5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi;
6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi;
7) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
5


8) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để
giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi;
10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
11) Khơng thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi;
12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật
vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra,

truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

PHẦN II
BỨC TRANH TỒN CẢNH VỀ THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
2.1. Một số đặc trưng của hành vi tham nhũng
Tham nhũng đã trở thành phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Đặc biệt
là ở các cơ quan, đơn vị quản lý một khối lượng lớn tiền, hàng, vật tư quý hiếm, ngoại tệ
mạnh như Ngân hàng, Tài chính, Thương nghiệp, Xây dựng cơ bản, Giao thông vận tải…
Tham nhũng xuất hiện ở cả các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Kiểm sát, Tòa án,
Hải quan…
Tham nhũng được thực hiện bởi những hành vi ngày càng tinh vi, xảo quyệt:
- Trong hoạt động kinh tế, chúng được che đậy dưới các hình thức liên doanh, liên
kết, quà biếu, trích thưởng.
- Trong xây dựng cơ bản thì khai khống khối lượng, mua bán thầu, bớt xén vật tư…
- Trong kinh doanh thì trốn lậu thuế, giấu nguồn thu, chiếm dụng vốn…
- Trong sản xuất thì lập quỹ đen, vi phạm các qui định về kế toán thống kê…
- Trong quản lý đất đai thì cấp đất sai nguyên tắc, mau bán đất trá hình…
- Trong việc thực hiện chính sách xã hội thì lập hồ sơ giải, khai man thương tật…
Nói chung, tham nhũng biểu hiện dưới mn ngàn hình thức, bằng các thủ đoạn
đa dạng là tinh vi.
Quy mô các vụ việc tham nhũng ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Có những vụ việc tham nhũng liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương.
Tham nhũng có tính chất tập thể, có sự câu kết chặt chẽ… có xu hướng tăng lên. Thiệt hại
đối với tài sản của Nhà nước, của tập thể mà mỗi vụ tham nhũng gây ra cũng ngày càng
nghiêm trọng.
Tham nhũng gắn chặt với buôn lậu. Thời gian vừa qua, hầu hết những vụ buôn lậu
nghiêm trọng đều có sự tiếp tay của những kẻ tham nhũng trong cơ quan nhà nước.
6



7


2.2. Thực trạng về nạn tham nhũng ở Việt Nam
Hiện trạng này biểu hiện từ hành vi thô thiển đến các hành vi tinh xảo nhất, tham
nhũng lan truyền trên những cán bộ cao cấp nhất đến và guồng máy của nó xuống tới người
lao động trực tiếp trong xã hội.
Theo tờ “Vietnam Investment Review” số 699 ngày 7/3/2005 viết “Sự thiệt hại cho
nguồn ngân sách chính phủ được ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng”. Thực tế sự mất mát
cịn lớn hơn nhiều so với con số chính thức được nêu và nó khơng chỉ nằm ở lĩnh vực đầu tư
hạ tầng, mà cả thượng tầng và mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
Cụ thể hơn, vụ án Năm Cam với sự tham gia của khơng ít các cán bộ cao cấp của
đảng và chính phủ. Một số được đưa ra ánh sáng, số đông hơn và có thế lực hơn vẫn cịn
nằm sau bức màn bí mật.
Rồi đến, các vụ tham nhũng lớn trong ngành may mặc của cha con ông thứ trưởng
Mai Văn Dậu, trong ngành dầu khí, ngành hàng khơng, bưu chính viễn thơng v.v…
Ở ngành giáo dục, truyền thống xã hội Việt Nam rất tơn trọng những người có bằng
cấp, nhưng dưới thời hiện tại, thông qua tham nhũng, tệ nạn dùng bằng cấp giả tràn lan.
Ngay cả nhiều người giành được tấm bằng theo cơng sức của mình nhưng sau khi tốt nghiệp
nếu khơng có tiền, thật khó để tìm được việc làm. Con em những kẻ có tiền, có quyền mới
có khả năng để chạy bằng cấp giả và những “việc thơm”. Đến lượt nó, khi đã có vị trí tốt,
những người này lại ra sức tìm mọi mánh lới để kiếm tiền bằng cách tham nhũng, để trước
hết trả dứt món tiền “đầu tư” ban đầu. Cứ thế, xã hội tiếp tục bị lôi cuốn vào cơn lốc tham
nhũng bất tận.
Trong lãnh vực y tế, người dân lao động mỗi khi đi khám, chữa bệnh họ đều phải lo
lót từ y tá đến bác sĩ. Việc này dẫn đến một số trường hợp khơng có tiền đút lót người mắc
bệnh khơng dám đến bệnh viện, hoặc có đến thì phải chầu chực rất lâu.
Trên đây chỉ là một số trong vô vàn những vụ án khủng khiếp về nạn tham nhũng.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng
Nguyên nhân sâu xa của tham nhũng chính là lịng tham khơng đáy của con người,

sự ham muốn tuột cùng đến điên cuồng về tài sản vật chất, về địa vị của bản thân và gia
đình trong xã hội. Từ đó, họ đánh mất đi phẩm chất của mình làm suy đồi đạo đức cá nhân,
thực hiện hành vi ảnh hưởng xấu đến cá nhân, tổ chức khác trong xã hội.
Nguyên nhân trực tiếp tác động đến hành vi tham nhũng trong xã hội là rất nhiều, tùy
theo ngành, tùy theo hoàn cảnh mà tạo điều kiện cho hành vi tham nhũng bùng nổ mạnh mẽ,
cụ thể như:
8


Trong kinh tế, vấn đề tham nhũng không chỉ xuất phát từ cơ chế quản lí mà cịn có
các tập đoàn kinh tế thao túng bộ máy nhà nước phục vụ lợi ích cá nhân. Tất cả các chủ thể
kinh tế đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của họ. Do vậy, lợi ích cá nhân hẹp hịi của các chủ
thể kinh tế là động lực chính thúc đẩy các giao dịch kinh kế giữa họ.
Luật Tố tụng – các quy định liên quan tới việc thực hiện các quy định pháp luật khác
– cũng có vai trị quan trọng đối với tham nhũng. Đạo luật phức tạp và khơng minh bạch
quy định cụ thể trình tự tố tụng chậm chạp (những trình tự tố tụng mà khơng có thời hạn
quy định cụ thể hoặc khơng có thời hạn chót), với sự tùy tiện của các cán bộ trong quá trình
thực hiện, sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho tham nhũng. Khơng chỉ đạo luật đó tạo ra động cơ
cho tham nhũng mà nó cịn giảm thiểu khả năng bị phát hiện, do đó làm cho những kẻ hối lộ
và nhận hối lộ khơng cịn tin nhiều vào những mối đe dọa với chúng.
Một phần nguyên nhân dẫn đến tham nhũng là đào tạo, bổ nhiệm cán bộ không đúng.
Thể hiện ở chỗ giao công việc không đúng tầm do nể nang, bè phái, thỏa hiệp… Khi đã giao
quyền thì thiếu giám sát dẫn đến tham nhũng cá nhân, dần dần hình thành tập thể tham
nhũng. Có những người khi vào làm việc trong cơ quan nhà nước nhờ vào quen biết và đút
lót, từ đó dẫn đến một hệ thống cán bộ thiếu minh bạch, hay còn gọi là cán bộ “con ông
cháu cha”.
Theo nhiều cuộc khảo sát thì việc tham nhũng cũng bắt nguồn từ thực tế kỷ luật hành
chính bị vơ hiệu hóa, hay nói đơn giản là “trên nói dưới khơng nghe”. Hành động thực tế thể
hiện nguyên nhân này là các chỉ đạo của cấp trên chỉ được thực hiện cho có; hình thức xử lý
nội bộ thì phổ biến chỉ là phê bình, khiển trách. Ngay như việc kê khai tài sản minh bạch là

một quy định trong Luật phòng chống tham nhũng nhưng hầu hết các cơ quan đều thối thác
Ngồi ra, Nhà nước vẫn chưa có các biện pháp động viên, khuyến khích tồn dân
chống tham nhũng một cách triệt để. Hiện chúng ta cũng chỉ mới lần đầu tiên tổ chức tuyên
dương người tích cực tố cáo tham nhũng.
2.4. Tác hại của nạn tham nhũng đến nước ta
2.4.1. Tác hại của nạn tham nhũng đến đời sống nhân dân
Bác Hồ đã từng nhận định: “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, của bộ
đội và của chính phủ vì nó khơng mang gươm mang súng mà nó nằm trong các tổ chức của
ta để làm hỏng ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá
hoại đạo đức cách mạng ta là cần- kiệm- liêm- chính”. [3.Tr.24]

9


Tham nhũng làm ảnh hưởng lòng tin của nhân dân đối với cán bộ và Nhà nước. Làm
cho hình ảnh của Nhà nước bị suy giảm, không được nhân dân tín nhiệm. Nó cịn gây khó
khăn đến đời sống của nhân dân khi giải quyết việc gì cũng phải bằng tiền.
2.4.2. Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế
Theo thạc sĩ Nguyến Tuấn Khanh – Viện Khoa học thanh tra – thì tham nhũng, lãng
phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng,
tính chất phức tạp. Kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng trong thời gian qua cho thấy, các
vụ tham nhũng lớn đều liên quan đến doanh nghiệp.
Ơng Khanh cịn cho biết: “Tham nhũng sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi ba thứ, đó
là: Tín, tài và thời. Hậu quả của tham nhũng làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp vì nó gây cản trở và làm mất cơ hội khi giải quyết công việc, giá thành bị đội lên.
Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp cịn dung túng cho tham nhũng thì cịn làm hư hỏng cán bộ,
cơng chức, làm nản lịng các nhà đầu tư quốc tế”.
Cũng theo nhận xét của đại diện Cục Chống tham nhũng thì trong lĩnh vực xây dựng
cơ bản cịn có rất nhiều hành vi để có thể tham nhũng trong việc giải quyết vốn, trong việc
xin phép đầu tư, trong khâu tổ chức đấu thầu, giai đoạn thi công…

Tham nhũng đã làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, làm ảnh hưởng đến thu
hút đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, làm cho chi phí của doanh
nghiệp đầu vào tăng và ảnh hưởng đến cạnh tranh khơng lành mạnh. Do đó đã ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4.3. Tác hại của tham nhũng đối với giáo dục
Qua cách chạy điểm và buôn bán bằng cấp, người ta sẽ tạo ra vơ số những trí thức
giả, vừa kém tài vừa kém tư cách, những kẻ sẽ góp phần phá huỷ bất cứ một dự án tốt đẹp
nào của xã hội. Dạy học, họ sẽ là những thầy cô giáo dốt. Làm việc, họ sẽ là những cán bộ
tồi. Khi cái dốt và cái tồi ngồi cao hơn vị trí vốn có của chúng, chúng trở thành gian.
Nhưng tai hại nhất là ở hai điểm này:
Thứ nhất, chúng tạo ra hoặc khoét sâu thêm các bất công trong xã hội. Nói đến
chuyện bình đẳng, hầu như ai cũng thừa nhận: quan trọng nhất là sự bình đẳng trong các cơ
hội giáo dục. Có cơ hội giáo dục là có cơ hội thăng tiến. Có cơ hội thăng tiến là có tương lai.
Có tương lai là có tất cả. Với sự xuất hiện của tham nhũng, cơ hội giáo dục của rất nhiều
người sẽ bị cướp mất: vì nghèo, họ khơng thể vào học được các trường có chất lượng cao;
hay vì nghèo, họ khơng thể học thêm ngay với các thầy cơ giáo đang đứng lớp, do đó,
khơng thể có điểm cao; và cũng do đó, mất hẳn tự tin.

10


Thứ hai, chúng làm cho trẻ em, ngay từ nhỏ, đã mất hẳn niềm tin vào công lý. Thi
tuyển vào trường, các em biết kết quả không thuộc ở khả năng hay sự cố gắng của bản thân
mà chủ yếu tuỳ thuộc vào quà cáp của bố mẹ. Ngồi trong lớp học, các em biết rõ thái độ của
thầy cô giáo đối với mình sẽ khác hẳn đi khơng phải do hạnh kiểm bản thân mà do sự hào
phóng của bố mẹ các em. Những bài học đầu đời, do đó, là những bài học xấu: mọi chuyện
đều, có khi chỉ, được giải quyết bằng tiền. Và đồng tiền khôn luôn luôn là đồng tiền đi cửa
sau.
2.4.4. Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hóa hệ thống pháp luật
Tham nhũng không chỉ làm thiệt hại về vật chất của nền kinh tế nước ta mà nó cịn

làm tầm thường hóa hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội khơng được giữ
vững, gây mất đồn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân và là
cơ hội để cho kẻ thù phá hoại, xâm lược. Những kẻ tham nhũng sẽ phá hoại từ bên trong hệ
thống hành pháp quốc gia, chúng sẽ đưa vào những kẻ đó sẽ lừa dối và hư hóa cấp trên làm
cho bộ máy trở nên quan liêu, đồng thời triệt hại đội ngũ Đảng viên tốt, đưa thành phần xấu
vào bộ máy Nhà nước.
Trong các văn kiện đại hội VIII, IX Đảng ta đã khẳng định: Nạn tham nhũng là nguy
cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống cịn của hệ thống chính trị. Phải tiến hành đấu tranh kiên
quyết, thường xuyên và có hiệu quả chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, trong tất cả
các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở.

PHẦN III
KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG
Tăng cường cơng tác phịng, chống tham nhũng (PCTN) của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong phối hợp với các cơ quan Đảng, Nhà nước để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các
hành vi tham nhũng, thì giải pháp chính là những cách giải quyết nhằm làm cho các hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý người có
hành vi tham nhũng ngày càng nhiều và có hiệu lực, hiệu quả hơn.

3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về PCTN
của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội về đấu tranh
PCTN:3

11


“PCTN cần có cơ chế giám sát, kiểm sốt từ trong chính bản thân nhà nước và từ
ngồi xã hội. Nhưng tự bản thân nhà nước thường khơng có động lực để tự làm khó cho
mình mà nhà nước chỉ làm và làm tốt khi phải đối mặt với sức ép mạnh mẽ từ người dân,
công luận và xã hội. Vì vậy PCTN phải được thiết kế từ bên trong tổ chức thực thi quyền

lực nhà nước và kết hợp với cơ chế giám sát, kiểm soát từ xã hội đối với nhà nước”1. Cùng
với các cơ quan nhà nước, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần
chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên Mặt trận tiếp tục tuyên truyền, phổ biến cho cán
bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân về các chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước về
PCTN; gắn PCTN với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận cần tiếp tục đẩy mạnh
tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, như: Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2018, Luật Tố cáo năm 2018, Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản
hướng dẫn thi hành; chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong PCTN; tiếp tục tuyên truyền về
Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến cơng tác PCTN…
Để thực sự đạt hiệu quả, cần đa dạng hố các hình thức tun truyền, phổ biến, như:
Biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền về PCTN; phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng về
PCTN; xây dựng và nhân rộng mơ hình điểm tun truyền tốt về PCTN cho cán bộ, công
chức, viên chức trong hệ thống Mặt trận và nhân dân ở khu dân cư; tổ chức các hội thảo, tọa
đàm, diễn đàn chuyên đề về pháp luật PCTN… nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thảo
luận, kiến nghị, đề xuất các vấn đề về công tác PCTN.

3.2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tích cực vận động nhân
dân và báo chí đấu tranh PCTN:3
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “khơng chỉ tập hợp, đồn kết các tổ chức thành viên
trong hệ thống chính trị cũng như các cơng dân nói chung, mà quan trọng hơn là thơng qua
thiết chế báo chí - truyền thơng và dư luận xã hội để phát huy vai trò của mình, của nhân
dân và hệ thống chính trị trong đấu tranh chống tham nhũng”4. Các quốc gia đều thừa nhận
và tôn trọng sức mạnh và hiệu quả to lớn của cơng luận, của báo chí. Tiếng nói của báo chí
12



cũng là sức ép buộc các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm phải xử lý các vụ việc tham nhũng.
Rất nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng lớn được đưa ra xét xử thời gian gần đây, công lớn đầu
tiên thuộc về báo chí. Vì vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần quan tâm đến việc sử dụng và
phát huy hiệu quả của phương tiện này.

3.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về PCTN, trong đó có các quy định
liên quan đến quyền và trách nhiệm thực hiện PCTN của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 3
Thực tiễn ở nước ta những năm qua cho thấy, chính sách, pháp luật về PCTN cũng
thường xuyên được hoàn thiện, Luật PCTN năm 2018 được ban hành; trong đó, đã quy định
tương đối rõ trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
trận. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về PCTN, lãng phí, trong
đó quan tâm hoàn thiện những quy định liên quan đến quyền và trách nhiệm PCTN của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, so với các quy định tương tự trước đó tại Luật PCTN năm 2007 và Luật
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, quy định về trách nhiệm PCTN của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tại Luật PCTN năm 2018 đã có sự kế thừa và hồn thiện, cụ thể hơn, phù
hợp thực tế hơn. Tuy nhiên, để những quy định mới này đi vào cuộc sống, trở thành công cụ
pháp lý hữu hiệu cho công tác đấu tranh PCTN của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì cần phải
tiếp tục quy định cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện chi tiết hơn. Việc xây dựng các văn bản
quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật PCTN năm 2018 cần phải chú trọng quy định cơ
chế cụ thể để tăng cường hơn nữa sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên trong cơng tác PCTN. Trong đó, chú trọng việc quy định về cơ chế, hình
thức giám sát hoạt động cơng khai minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan,
đơn vị; quy định cơ chế cụ thể về việc biểu dương, khen thưởng và bảo vệ những người tố
cáo tham nhũng...

3.4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đẩy mạnh việc tham gia xây dựng, phản
biện xã hội và giám sát việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật: 3

13



Trong thời gian qua, cũng đã có những văn bản pháp luật ngay từ khâu dự thảo đã
không nhận được sự đồng thuận của người dân và vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của dư
luận xã hội bởi nhiều lý do; nhưng thường là do có dấu hiệu của “lợi ích nhóm”, của “tham
nhũng chính sách”.
Ở nước ta, trong cơ chế một đảng lãnh đạo, rõ ràng cần có sự tham gia xây dựng,
phản biện xã hội và giám sát q trình xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là tổ chức độc lập ngoài nhà nước, là liên minh chính trị,
liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá
nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài. Sự tham gia, phản biện xã hội và giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
góp phần quan trọng bảo đảm tính khách quan, đúng đắn của q trình xây dựng và thực
hiện chính sách, pháp luật, góp phần khắc phục những hạn chế vốn có của cơ chế một đảng
lãnh đạo, thực hiện dân chủ xã hội, phát huy trí tuệ của đơng đảo nhân dân, tạo đồng thuận
xã hội.

3.5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cần quan tâm xây dựng và tổ chức thực
hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động PCTN:3
Năm 2018, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành bản “Chương
trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện cơng tác PCTN, lãng phí giai
đoạn 2018 - 2020” (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/NQ-MTTW-UB ngày 22/1/2018
của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Điều này phản ánh một yêu cầu tất
yếu và cấp thiết đặt ra cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tình hình hiện nay. Chương
trình là sự cụ thể hóa các quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong mối
quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị trong lĩnh vực PCTN.
Chương trình yêu cầu Mặt trận Tổ quốc các cấp, các thành viên của Mặt trận phải phát huy
tinh thần chủ động, tích cực và nghiêm chỉnh thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN; thực
hiện đúng trách nhiệm của mình trong lĩnh vực này với những nhiệm vụ được xác định cụ
thể, phù hợp với thực tế và phải tiếp tục cụ thể hóa trách nhiệm này thành những nhiệm vụ

cụ thể trong từng năm, có sơ kết, kiểm điểm, đánh giá định kỳ. Chương trình cũng yêu cầu
Ủy ban Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên phải chú trọng kiểm tra hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị kinh tế, các quỹ, các chương trình, dự án được quản lý; khơng để xảy
14


ra tham nhũng. Người đứng đầu cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các
cấp phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tham nhũng ở cơ quan nơi trực tiếp lãnh đạo, quản
lý.

KẾT LUẬN
Chính phủ đang thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 4 theo tinh thần
nghị quyết đại hội IX của Đảng là: “…tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng
trong bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp, các ngành, từ trung ương
đến cơ sở, gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, bn lậu, đặc biệt là chống
các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính ”
Tham nhũng đã được Đảng chỉ mặt đặt tên là “Một bộ phận cán bộ, đảng viên có
chức, có quyền trong cơ quan của Đảng và Nhà nước “ và chống tham nhũng thực sự là một
cuộc chiến. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách cụ thể để khuyến khích, bảo vệ quần chúng
nhân dân mạnh dạn tố cáo, vạch mặt tham nhũng thì cuộc chiến chống tham nhũng chắc
chắn thắng lợi, lấy được lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đối với mỗi bản thân sinh viên, ngay khi con ngồi trên ghế nhà trường, hãy trang bị
cho mình một vốn kiến thức cơ bản về vấn đề này, để sớm giác ngộ tránh xa các hành vi này
trong cuộc sống sau này; phải có long tin tuyệt đối vào Đảng, vào chế độ, tuân thủ chấp
hành nghiêm những pháp luật mà nhà nước ban hành; tích cực hưởng ứng tham gia cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”để sớm hình thành những
đức tính cao đẹp cho bản thân, góp phần tránh xa cũng như bài trừ nạn tham nhũng nói
riêng, góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh, tiến bộ, văn minh và công bằng.
Với đề tài này đã giúp em nâng cao được nhận thức về vấn đề tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay, đồng thời góp tiếng nói chung trong cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn

15


tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành. Tuy nhiên, đây là một đề tài lớn, khả
năng nhận thức của chúng em cịn nhiều hạn chế, chính vì vậy khơng thể khơng tránh khỏi
những sai sót, chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 04/NQ-TW
ngày 21 tháng 8 năm 2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng,
chống tham nhũng, lãng phí;
2. Ban nội chính trung ương, Một số văn bản của Đảng về phòng chống tham nhũng.
Nxb. CTQG. Hà Nội 2005;
3. Một số giải pháp cơ bản tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng của mặt
trận tổ quốc Việt Nam, theo mattran.org.vn ngày 19/07/2019;
4. Đề cương bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh, tháng 05/2009, trường Đại học Cơng
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Cơng nghiệp Tp.HCM
5. Xn Thanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào tiết kiệm, chống tham ơ, lãng
phí, năm 2008, nhà xuất bản Lao động.
6. Tài liệu học tập chuyên đề Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực
hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
7. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, năm 2008, nhà xuất bản Đà Nẵng.
8. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, Võ Minh Tâm, ngày 21/09/2011, baohaugiang.com.vn
9. Sáu nhóm giải pháp chống tham nhũng,Theo Người lao động, ngày 11/06/2005,
nld.com.vn

16



10. Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng, theo
VOVnews, ngày 26/9/2011, tapchicongsan.org.vn
11. Con đường giải phóng, Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh, tháng 12/1940,
news.gov.edu.vn
12. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
Đức Nam, ngày 14/11/2011, kontum.gov.vn

17



×