Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

HOÀNG THỊ KHÁNH LINH ĐÁNH GIÁ tác DỤNG hạ LIPID máu, CHỐNG ĐÔNG máu TRÊN THỰC NGHIỆM của VIÊN HOÀN GIỌT CHỨA ĐAN sâm, TAM THẤT VIỆT NAM KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.1 KB, 55 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ KHÁNH LINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
HẠ LIPID MÁU, CHỐNG ĐÔNG MÁU
TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA
VIÊN HỒN GIỌT CHỨA
ĐAN SÂM, TAM THẤT VIỆT NAM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ KHÁNH LINH
Mã sinh viên: 1501265

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
HẠ LIPID MÁU, CHỐNG ĐƠNG MÁU
TRÊN THỰC NGHIỆM CỦA
VIÊN HỒN GIỌT CHỨA
ĐAN SÂM, TAM THẤT VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Thùy Dương
2. HVCH. Hoàng Thị Kim Quý
Nơi thực hiện:


Bộ môn Dược lực

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
cùng lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và những người đã
giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Thùy Dương – Phó trưởng Bộ mơn Dược lực, người thầy kính mến đã tận tình hướng
dẫn, định hướng, giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới HVCH. Hoàng Thị Kim Quý người đã
quan tâm, chỉ bảo và theo sát em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm
ơn tới các thầy cô giáo tại Bộ mơn Dược lực đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
được học tập và nghiên cứu. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ em trong năm
năm học tại Trường Đại học Dược Hà Nội, thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến
thức mà còn là người dạy cho sinh viên chúng em về đạo đức nghề nghiệp và những
kinh nghiệm sống quý báu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Hồ Mỹ Dung, chị Đinh Thị Kiều
Giang, DS. Trần Trọng Biên cùng các anh chị kĩ thuật viên, các bạn sinh viên nghiên
cứu tại Bộ môn Dược lực đã giúp đỡ em trong q trình hồn thành khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn đã và đang cùng nghiên cứu khoa học
tại bộ môn Dược lực đã ln động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để mình có thể
hồn thiện khóa luận. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và người thân, những
người luôn bên cạnh, ủng hộ và động viên con trong suốt thời gian con thực hiện khóa
luận này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Hoàng Thị Khánh Linh

HÀ NỘI - 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................... 3
1.1. Đại cương về rối loạn lipid máu ...................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về lipid và chuyển hóa lipid .......................................................... 3
1.1.2. Hội chứng rối loạn lipid máu ......................................................................... 5
1.1.3. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu .............................................................. 6
1.2. Đại cương về đông máu ................................................................................... 7
1.2.1. Sinh lý q trình đơng máu ............................................................................ 7
1.2.2. Cơ chế đông máu ........................................................................................... 9
1.2.3. Các thuốc chống đơng máu .......................................................................... 11
1.3. Tổng quan về viên hồn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam ................. 12
1.3.1. Đan sâm ....................................................................................................... 12
1.3.2. Tam thất....................................................................................................... 13
1.3.3. Viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam ......................................... 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 16
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ................................................................................. 16
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ............................................................................... 16
2.1.2. Động vật nghiên cứu .................................................................................... 18
2.1.3. Mẫu huyết tương nghiên cứu ....................................................................... 18
2.1.4. Hóa chất, thuốc thử ...................................................................................... 19

2.1.5. Thiết bị, dụng cụ .......................................................................................... 19
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 20
2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng hạ lipid máu của viên hoàn giọt chứa đan sâm,
tam thất Việt Nam ........................................................................................ 20


2.3.2. Phương pháp đánh giá tác dụng chống đông máu của viên hoàn giọt chứa đan
sâm, tam thất Việt Nam................................................................................ 22
2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu............................................................................. 25

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................. 26
3.1. Kết quả ........................................................................................................... 26
3.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng hạ lipid máu của viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam
thất Việt Nam trên mơ hình gây tăng lipid máu nội sinh bằng poloxamer 407...
.................................................................................................................... 26
3.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống đơng máu của viên hồn giọt chứa đan sâm,
tam thất Việt Nam ........................................................................................ 30
3.2. Bàn luận ......................................................................................................... 34
3.2.1. Về tác dụng hạ lipid máu của viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam
........................................................................................................................ 34
3.2.2. Về tác dụng chống đơng máu của viên hồn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt
Nam ................................................................................................................. 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt


Tên đầy đủ

Apo

Apolipoprotein

APTT

Activated partial thromboplastin time (thời gian thromboplastin

CE

từng phần hoạt hóa)
Cholesterol ester

CM

Chylomicron

HDL

Lipoprotein tỉ trọng cao

HDL-C

Lipoprotein cholesterol tỉ trọng cao

HMG-CoA


3-hydroxy-3- methylglutaryl coenzym A

HMWK

High-molecular weight kininogen (kininogen có trọng lượng phân

IDL

tử cao
Lipoprotein tỉ trọng trung bình

LDL

Lipoprotein tỉ trọng thấp

LDL-C

Lipoprotein cholesterol tỉ trọng thấp

LMWH

Low molecular weight heparin (heparin có phân tử lượng thấp)

LP

Lipoprotein

LPL

Lipoprotein lipase


P-407

Poloxamer 407

PL

Phospholipid

PT

Prothrombin time (thời gian prothrombin)

RLLPM

Rối loạn lipid máu

TC

Cholesterol tồn phần

TG

Triglycerid

UFH

Unfractionated heparin (heparin khơng phân đoạn)

VLDL


Lipoprotein tỉ trọng rất thấp

VXĐM

Vữa xơ động mạch

VHG ĐS-TT

Viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

Danh mục các bảng

Trang

1

Bảng 1.1. Phân loại rối loạn lipid máu theo Fredrickson

5

2

Bảng 1.2. Các yếu tố đông máu trong huyết tương

8


3

Bảng 1.3. Đặc điểm các chất ức chế đơng máu

9

4

Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm thời gian đơng máu APTT

24

5

Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm thời gian đông máu PT

25

6

Bảng 3.1. Tác dụng của VHG ĐS-TT lên nồng độ TC ở mơ hình

26

gây tăng lipid máu nội sinh trên chuột nhắt trắng
7

Bảng 3.2. Tác dụng của VHG ĐS-TT lên nồng độ TG ở mơ hình


28

gây tăng lipid máu nội sinh trên chuột nhắt trắng
8

Bảng 3.3. Tác dụng của VHG ĐS-TT lên nồng độ LDL-C ở mơ

29

hình gây tăng lipid máu nội sinh trên chuột nhắt trắng
9

Bảng 3.4. Tác dụng của VHG ĐS-TT lên thời gian đông máu in
vivo

30


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Danh mục hình vẽ, đồ thị

TT

Trang

1

Hình 1.1. Chuyển hóa lipoprotein nội sinh và ngoại sinh

4


2

Hình 1.2. Chuyển hóa HDL và vận chuyển cholesterol

5

3

Hình 1.3. Sơ đồ q trình đơng máu

10

4

Hình 2.1. Sơ đồ bào chế viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất

17

Việt Nam
5

Hình 2.2. Viên hồn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam

17

6

Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm đánh giá tác dụng hạ lipid máu VHG


21

ĐS-TT trên mơ hình tăng lipid máu nội sinh bằng P-407
7

Hình 2.4. Sơ đồ thí nghiệm đánh giá tác dụng chống đông in vivo

23

của VHG ĐS-TT
8

Hình 3.1. Tác dụng của viên hồn giọt chứa đan sâm,tam thất Việt

32

Nam lên thời gian APTT in vitro
9

Hình 3.2. Tác dụng của viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất lên
thời gian PT in vitro

33


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thơng
số lipid bị rối loạn như: tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng LDL cholesterol, hoặc
giảm HDL cholesterol [5], [21], [39]. Những thay đổi trong thói quen sinh hoạt, lối sống
tĩnh tại, chế độ ăn giàu chất béo, giảm vận động khiến RLLPM càng trở nên phổ biến.

RLLPM là yếu tố quan trọng cho việc hình thành và phát triển của bệnh tim mạch
như: vữa xơ động mạch (VXĐM), bệnh động mạch vành, động mạch não.... Trong đó,
vữa xơ động mạch gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như: tăng
huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... [1], [51]. Trong vữa xơ động mạch,
thường đi kèm với hội chứng tăng đông máu, tạo huyết khối. Các mảng xơ vữa cùng
huyết khối gây tắc nghẽn động mạch là nguyên nhân gây ra những tai biến nguy hiểm
như nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, tắc mạch máu não [11], [21], [51]. Bên cạnh việc
điều trị RLLPM, dự phòng và điều trị huyết khối bằng các thuốc chống đông và thuốc
chống kết tập tiểu cầu là cần thiết để ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
Trong y học hiện đại, các thuốc được sử dụng điều trị VXĐM chủ yếu là tân dược
có nguồn gốc hóa dược. Ngày nay, bên cạnh việc sử dụng các thuốc tây y, thuốc có
nguồn gốc dược liệu ngày càng được phát triển, đặc biệt là ở các nước có nguồn dược
liệu phong phú như Việt Nam, với mục đích mang lại hiệu quả điều trị, hạn chế được
các tác dụng không mong muốn cho người bệnh và giảm chi phí điều trị.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện nhằm tìm ra các loại dược liệu có
tác dụng phịng và điều trị RLLPM, chống đông máu. Tuy nhiên, trong đời sống hiện
đại, việc sử dụng các thuốc Y học cổ truyền dưới dạng thuốc sắc truyền thống đem lại
sự bất tiện cho người bệnh. Để thuận tiện và chuẩn hóa được liều dùng, nhiều nghiên
cứu về chuyển đổi thuốc dược liệu từ dạng thuốc sắc truyền thống sang các dạng bào
chế mới như viên nang, viên nén…. được triển khai thực hiện.
Viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam là một chế phẩm dạng viên
hoàn, bào chế bằng phương pháp đun chảy nhỏ giọt cao khô của hai loại dược liệu là
đan sâm và tam thất, với mục đích tạo ra chế phẩm kích thước nhỏ gọn thuận tiện, dễ sử
dụng, cải thiện độ tan, tốc độ tan và sinh khả dụng của dược chất [32], [46]. Đan sâm và
tam thất là hai vị dược liệu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, có tác dụng:
bổ gan, bổ máu, hoạt huyết, điều kinh, chữa suy nhược cơ thể [2], [7]. Trên thế giới,
nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng hạ lipid máu và chống đông máu
1



của hai loại dược liệu đan sâm, tam thất [20], [34], [44], [63], [64]. Tuy nhiên, ở Việt
Nam chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào đánh giá tác dụng trên của chế phẩm phối
hợp, vì vậy việc sử dụng chế phẩm còn bị hạn chế. Từ thực tế trên, đề tài tiến hành
nghiên cứu “ Đánh giá tác dụng hạ lipid máu, chống đông máu trên thực nghiệm
của viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam” với 2 mục tiêu chính:
-

Đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên thực nghiệm của viên hoàn giọt chứa
đan sâm, tam thất Việt Nam.

-

Đánh giá tác dụng chống đông máu trên thực nghiệm của viên hoàn giọt
chứa đan sâm, tam thất Việt Nam.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Đại cương về rối loạn lipid máu

1.1.1. Khái niệm về lipid và chuyển hóa lipid
1.1.1.1.

Khái niệm về lipid và lipoprotein

Lipid là những este hoặc amid của acid béo với alcol hoặc aminoalcol. Các lipid
có mặt trong máu là các acid béo tự do, triglycerid (TG), cholesterol toàn phần (TC)

gồm cholesterol tự do (FC) và cholesterol este (CE), phospholipids (PL) [3], [4], [9].
Lipid không tan trong nước nên để tuần hoàn được trong huyết tương và hệ bạch
huyết, chúng phải kết hợp với protein đặc hiệu tạo thành phức hợp lipoprotein (LP). LP
là những phần tử hình cầu, bao gồm phần nhân là các phân tử TG và CE, xung quanh
bao bọc bởi các phân tử: phospholipid, cholesterol tự do và các protein được gọi là các
apolipoprotein (apo) [3], [50].
Bằng phương pháp siêu ly tâm dựa vào tỷ trọng, lipoprotein được phân chia thành
5 dạng: chylomycron (CM), lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), lipoprotein tỷ trọng
trung bình (IDL), lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) với
vai trị, chức năng khác nhau trong chuyển hóa lipoprotein [3], [50].
1.1.1.2.

Chuyển hóa lipoprotein
Lipoprotein được chuyển hóa theo hai con đường ngoại sinh và nội sinh với sự

tham gia của các enzym và protein vận chuyển. Chuyển hóa lipoprotein theo con đường
ngoại sinh và nội sinh được mô tả trong hình 1.1.
 Con đường chuyển hóa ngoại sinh
TG, TC, PL từ lipid thức ăn được hấp thu vào tế bào ruột dưới dạng cholesterol
tự do và acid béo. Tế bào niêm mạc ruột sẽ tái tổng hợp TG, các apolipoprotein để tạo
chylomycron (CM). CM được hấp thu qua màng đáy vào mạch bạch huyết, qua ống
ngực vào hệ tuần hoàn đến các mô của cơ thể. Tại đây, enzym lipoprotein lipase (LPL)
sẽ thủy phân TG, giải phóng acid béo tự do cho các tổ chức này. Acid béo được sử dụng
để sinh năng lượng hoặc este hóa thành TG dự trữ. CM mất TG tạo thành CM tàn dư,
nhận cholesterol từ HDL rồi vận chuyển về gan. Tại gan, một phần cholesterol được
chuyển thành acid mật đào thải xuống ruột non, một phần tham gia tạo VLDL. VLDL
rời gan vào hệ tuần hồn bắt đầu con đường chuyển hóa nội sinh [24], [31], [47].

3



Hình 1.1. Chuyển hóa lipoprotein nội sinh và ngoại sinh [50]
LPL: lipoprotein lipase; FFA: acid béo tự do; LDLR: thụ thể của LDL.
 Con đường chuyển hóa nội sinh
VLDL giàu TG được tạo thành ở gan (90%) và một phần ở ruột (10%) vào máu
đến các mô ngoại vi. Tại các mô, TG trong VLDL được thủy phân bởi enzym LPL thành
acid béo tự do cung cấp cho tổ chức, VLDL trở nên nhỏ hơn và tạo thành IDL. IDL trở
lại gan một phần được hấp thu vào tế bào và tiêu hủy bởi lysosom, phần còn lại dưới tác
dụng của lipase gan bị lấy đi TG và tạo thành LDL. LDL là chất vận chuyển chính
cholesterol trong máu, chủ yếu dạng cholesterol este. LDL liên kết với thụ thể của nó
tại tế bào gan, chuyển vào trong tế bào bị thối hóa trong các lysosom và giải phóng
cholesterol tự do. Thơng qua cơ chế này, gan điều hịa lượng LDL trong huyết tương
[24], [31], [47].
HDL được tổng hợp ban đầu ở gan và một phần ở ruột dưới dạng tiền chất.
Cholesterol tự do từ đại thực bào và tế bào ngoại vi được este hóa bởi enzym lecithin
cholesterol acyltransferase (LCAT) tạo thành cholesterol este (CE) di chuyển vào lõi
HDL tạo thành các HDL trưởng thành. HDL đóng vai trị loại trừ cholesterol thừa.
Cholesterol trong HDL có thể được chuyển trực tiếp đến gan hoặc gián tiếp qua protein
cholesteryl ester transfer (CETP) sang VLDL và CM, các CE sau đó được đưa trở về
4


gan [24], [31], [47]. Sự chuyển hóa HDL và vận chuyển cholesterol được mơ tả ở hình
1.2.

Hình 1.2. Chuyển hóa HDL và vận chuyển cholesterol [50]

1.1.2. Hội chứng rối loạn lipid máu
Định nghĩa và phân loại


1.1.2.1.

 Định nghĩa
RLLPM là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thành phần lipid bị rối loạn
về nồng độ như tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng LDL-C, hoặc giảm HDL-C [5],
[21], [31].
 Phân loại
Năm 1965, Fredrickson dựa vào kĩ thuật điện di và siêu ly tâm các thành phần
lipoprotein đã chia RLLPM thành 5 typ. Phân loại của Fredrickson có tính chất mơ tả
tình trạng RLLPM được sử dụng phổ biến trở thành phân loại quốc tế [22], [28]. Phân
loại RLLPM của Fredrickson được trình bày trong bảng 1.1.
Typ

Bảng 1.1. Phân loại rối loạn lipid máu theo Fredrickson
Tăng lipoprotein
TG
TC
Huyết tương

I

Chylomicron





Đục

IIa


LDL

N



Trong

IIb

LDL, VLDL





Trong

III

Chylomicron, IDL





Mờ

IV


VLDL



N/

Mờ

V

Chylomicron, VLDL





Đục

Chú thích: N: bình thường; : tăng; : giảm
5


1.1.2.2.

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Nguyên nhân gây RLLPM có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Trong đó, nguyên
nhân thứ phát có thể làm RLLPM nguyên phát biểu hiện nặng nề hơn [60].
- Nguyên nhân nguyên phát: do đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức hoặc

giảm thanh thải TC, TG, LDL-C hoặc giảm tổng hợp hay tăng đào thải HDL-C. Thiếu
hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II gây tăng TG, thiếu hụt thụ
thể LDL gây tăng TC. RLLPM tiên phát thường xảy ra sớm ở trẻ em và người trẻ tuổi,
có tính chất gia đình ít khi kèm thể trạng béo phì [5], [21].
- Nguyên nhân thứ phát: do lối sống tĩnh tại, dùng nhiều bia rượu, thức ăn giàu
chất béo bão hịa. Ngồi ra, có thể do các nguyên nhân khác như đái tháo đường, bệnh
thận mạn tính, suy giáp, xơ gan, hội chứng Cushing, dùng các thuốc: thiazid, corticoides,
estrogen, chẹn beta giao [5], [21].
1.1.3. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Dựa vào cơ chế tác dụng trên lipoprotein, thuốc điều trị rối loạn lipid máu được
chia thành 2 nhóm chính: nhóm làm giảm tổng hợp lipid, nhóm làm giảm hấp thu và
tăng thải trừ lipid [8], [21].
1.1.3.1.

Nhóm làm giảm tổng hợp lipid

 Các statin
Các statin có cấu trúc tương tự với 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzym A
(HMG-CoA) nên ức chế cạnh tranh với HMG-CoA reductase, enzym xúc tác cho
việc tổng hợp cholesterol từ acetyl CoA, làm giảm tổng hợp hợp cholesterol, đồng thời
làm tăng thụ thể LDL ở tế bào gan, giúp nhận LDL vào trong tế bào và bị thối hóa
trong các lysosome.
Các thuốc thuộc nhóm statin (atorvastatin, simvastatin,…) làm tăng nồng độ
HDL-C, giảm nồng độ TC, TG và LDL-C [21], [29], [39].
 Nhóm fibrat
Các thuốc thuộc nhóm fibrat tác dụng lên thụ thể peroxisome proliferator
activated receptor- α (PPAR- α), kích thích hoạt động enzyme lipoprotein lipase làm
tăng thủy phân TG, tăng tổng hợp apo AI và apo AII làm tăng sản xuất HDL-C, thúc
đẩy q trình oxy hố acid béo ở gan và các mơ, làm giảm sản xuất VLDL.
Do đó, các fibrat (fenofibrat, clofibrat,…) có tác dụng làm giảm nồng độ VLDL,

LDL, TG, tăng nồng độ HDL-C [21], [29].
6


 Acid nicotinic (niacin)
Acid nicotinic có tác dụng ức chế sự thủy phân TG từ tổ chức mỡ và giảm tổng
hợp TG, ức chế tổng hợp VLDL dẫn đến giảm tạo thành LDL, ngồi ra cịn giảm thanh
thải apo AI dẫn đến tăng nồng độ HDL-C.
Do đó, acid nicotinic có tác dụng làm giảm nồng độ LDL-C, TG và tăng HDL-C
[17], [29], [39].
1.1.3.2.

Nhóm làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid

 Chất tạo phức với acid mật (resin)
Các resin gắn với acid mật tạo phức hợp resin-acid mật không được hấp thu và
bị đào thải qua phân, làm giảm nồng độ acid mật. Tế bào gan tăng chuyển hóa cholesterol
thành acid mật làm giảm nồng độ cholesterol ở gan, kích thích tăng thụ thể LDL ở gan.
Do đó, các resin làm giảm nồng độ LDL-C và tăng nồng độ HDL-C [21], [29].
 Chất ức chế hấp thu cholesterol (ezetimib)
Ezetimib gắn trực tiếp vào protein vận chuyển sterol trên thành ruột non NPC1L1
ức chế quá trình hấp thu cholesterol tại ruột non, làm giảm lượng cholesterol dự trữ
trong gan, làm tăng số lượng thụ thể LDL tại gan, giúp nhận LDL vào trong tế bào và
bị thối hóa trong các lysosome.
Do vậy, ezetimib có tác dụng làm giảm nồng độ LDL-C, TG, tăng nồng độ
HDL-C [17], [39].
1.2.

Đại cương về đông máu


1.2.1. Sinh lý q trình đơng máu
Đơng máu là trạng thái tự bảo vệ của cơ thể khi có chảy máu. Sau khi ra khỏi
lòng mạch 2-4 phút, máu sẽ đông lại. Đông máu nghĩa là máu chuyển từ thể lỏng sang
thể đặc nhờ chuyển fibrinogen hòa tan trong huyết tương thành fibrin khơng hịa tan
dưới xúc tác của thrombin, nhằm hạn chế mất máu ở nơi có tổn thương thành mạch, giữ
sự toàn vẹn của mạch máu [23], [30], [38].
1.2.1.1.

Các yếu tố hoạt hóa q trình đơng máu

Đơng máu là quá trình tác động lẫn nhau của: thành mạch máu, tế bào máu và
các protein huyết tương [14], [19], [23].
- Nội mạc và dưới nội mạc huyết quản: khi có tổn thương thành mạch, làm lớp dưới
nội mạc tiếp xúc với máu sẽ hoạt hóa tiểu cầu và các yếu tố tiếp xúc.

7


- Tiểu cầu: có mang các yếu tố đơng máu xung quanh mình. Mặt khác chúng cịn
chứa các phospholipid màng, khi được hoạt hóa tích điện âm tạo ra một bề mặt tiếp xúc
có khả năng gắn bám nhiều yếu tố đông máu hơn và tạo điều kiện tối ưu cho sự tương
tác của các yếu tố đông máu.
- Các yếu tố đông máu huyết tương : trước đây người ta cho rằng có 12 protein trong
huyết tương tham gia q trình đơng máu, được đặt tên bằng các chữ số La Mã. Tuy
nhiên, về sau nhận thấy yếu tố III, IV, VI không tương ứng với protein riêng biệt nào;
và một số yếu tố được phát hiện thêm như: prekallikrein, kininogen có trọng lượng phân
tử cao (high-molecular weight kininogen, HMWK) [19], [23], [49]. Các yếu tố đông
máu huyết tương được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các yếu tố đông máu trong huyết tương
Tên theo số La mã


Tên yếu tố

Chức năng

I
II
V
VII
VIII
IX
X
XI
XII
XIII

Fibrinogen
Prothrombin
Proaccelerin
Proconvertin
Yếu tố chống Hemophilia A
Yếu tố chống Hemophilia B
Stuart- Prower
Yếu tố chống Hemophilia C
Hageman
Yếu tố ổn định Fibrin
Prekallikrein
HMWK

Cơ chất đông máu

Dạng tiền men (Zymogen)
Đồng yếu tố
Zymogen
Đồng yếu tố
Zymogen
Zymogen
Zymogen
Zymogen
Liên kết fibrin
Protease zymogen
Đồng yếu tố

- Yếu tố tổ chức (tissue factor, thromplatin mơ): có hầu hết trong tổ chức và mạch
máu, chúng tạo lớp vỏ bọc quanh mạch máu nhưng không tiếp xúc với máu do bị ngăn
cản bởi lớp nội mạc. Khi có tổn thương, yếu tố tổ chức được giải phóng, tiếp xúc với
máu, khởi động con đường đơng máu ngoại sinh.
- Ion calci: tạo thuận lợi cho các protein phụ thuộc vitamin K kết hợp với
phospholipid. Ngoài ra, chúng cần thiết cho hoạt tính của yếu tố XIII hoạt hóa (XIIIh),
cho sự ổn định của yếu tố V và phức hệ yếu tố Willebrand-VIII.
1.2.1.2.

Các chất ức chế sinh lý q trình đơng máu

Các chất ức chế sinh lý q trình đơng máu được xem như hệ thống tự vệ của cơ
thể giúp điều hịa hoạt động đơng máu, ngăn ngừa nguy cơ huyết khối và tắc mạch. Chất
8


ức chế đơng máu được chia thành hai nhóm chính: các chất ức chế serin protease
(serpin), và hệ thống protein C [15], [19], [23]. Đặc điểm của các chất ức chế đơng máu

được trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Đặc điểm các chất ức chế đông máu
Chất ức chế

Nơi tổng hợp

Chức năng

Nhóm 1: Các chất ức chế của serin protease
Antithrombin III
(AT III)
Alpha 1 –Anti trypsin
(α1- AT)
Alpha 2-Macro Globulin
(α2-MG)
Đồng yếu tố heparin
Chất ức chế C1

Tế bào gan
Tế bào gan

Ức chế thrombin, Xh, IXh, XIh, XIIh,
kallikrein
Ức chế thrombin, kallikrein , XIh

Tế bào gan

Ức chế thrombin, kallikrein

Tế bào gan

Tế bào gan

Ức chế thrombin
Ức chế kallikrein , XIh , XIIh

Nhóm 2: Hệ thống protein C
Tế bào gan với PC là một tiền men của serin protease, khi
sự có mặt của được hoạt hóa gây bất hoạt yếu tố Vh,
vitamin K.
VIIIh qua tác dụng tiêu protein. PS là đồng
yếu tố của PC, tác dụng ức chế của PC
phát huy mạnh hơn khi có mặt PS.
Tế bào nội
Thrombomodulin cùng với thrombin tham
mạc
gia hoạt hóa protein C.

Protein C (PC)
Protein S (PS)

Thrombomodulin

Chú thích: yếu tố Y đã được hoạt hóa, kí hiệu: Yh
1.2.2. Cơ chế đơng máu
Q trình đông máu diễn ra qua 3 giai đoạn được mô tả trong hình 1.3.
 Giai đoạn I: Hình thành phức hợp prothrombinase
Đông máu được chia thành 2 con đường: nội sinh và ngoại sinh, chỉ khác nhau ở
giai đoạn I của q trình đơng máu.
-


Con đường đơng máu ngoại sinh
Khi các mô, thành mạch tổn thương tiếp xúc với máu sẽ giải phóng

thromboplastin mơ, một phức hợp đặc biệt bao gồm phospholid màng và lipoprotein.
Dưới tác dụng của thromboplastin yếu tố VII được hoạt hóa thành VIIh. VIIh cùng
ion Ca2+ kích hoạt yếu tố X thành yếu tố X hoạt hóa (Xh) [19], [49].

9


-

Con đường đông máu nội sinh
Khi máu bị tổn thương hoặc tiếp xúc với bề mặt lạ làm hoạt hóa tiểu cầu và yếu

tố XII thành XIIh. Yếu tố XIIh cùng ion Ca2+ hoạt hóa yếu tố XI, IX thành XIh và IXh.
Tiểu cầu giải phóng phospholipid tiểu cầu cùng với IXh, ion Ca2+, VIIIh (hoạt hóa bởi
thrombin) tham gia hoạt hóa yếu tố X thành Xh [15], [19].
Sau khi yếu tố X được hoạt hóa qua con đường đơng máu nội sinh hoặc ngoại
sinh sẽ cùng ion Ca2+, phospholipid tiểu cầu, Vh (hoạt hóa bởi thrombin) tạo thành phức
hợp prothrombinase.

Chú thích: yếu tố Y đã được hoạt hóa, kí hiệu: Yh
Hình 1.3: Sơ đồ q trình đơng máu [13]
 Giai đoạn II: hình thành thrombin
Prothrombin là một protein huyết tương được hình thành bởi gan ở dạng zymogen
khơng hoạt động [30], [49]. Phức hệ prothrombinase cùng ion Ca2+ chuyển prothrombin
thành thrombin là một enzym có hoạt tính. Thrombin được tạo ra hoạt hóa yếu tố V và
VIII tạo ra Vh và VIIIh là đồng yếu tố tham gia hình thành prothrombinase [26], [49].
 Giai đoạn III: hình thành fibrin

Thrombin thủy phân fibrinogen thành các fibrin đơn phân. Các fibrin đơn phân
liên kết với nhau tạo thành fibrin trùng hợp. Thrombin cùng ion Ca2+ hoạt hóa yếu tố
10


XIII thành XIIIh, XIIIh có vai trị giữ sự ổn định của fibrin trùng hợp. Mạng lưới fibrin
sau khi được hình thành và ổn định bao bọc lấy các tế bào máu tạo nên cục máu đông,
bịt các vết thương thành mạch làm ngưng chảy máu [26], [30].
1.2.3. Các thuốc chống đơng máu
Các thuốc chống đơng máu ức chế hình thành cục máu đông thông qua tác động
lên các yếu tố đơng máu. Dựa theo đường dùng có thể phân loại thuốc chống đông thành
thuốc chống đông đường tiêm và thuốc chống đông đường uống [29], [52].
1.2.3.1.

Thuốc chống đông đường tiêm

 Heparin
Heparin không phân đoạn (unfractionated heparin, UFH) được chiết xuất từ phổi
bò hoặc niêm mạc ruột lợn. Các UFH trải qua thủy phân hóa học, giải trùng hợp để có
những đoạn heparin chuyên biệt gọi là heparin có phân tử lượng thấp (low molecular
weight heparin, LMWH) [52].
Heparin có tác dụng chống đông máu cả in vivo và in vitro. Bình thường, trong
máu antithrombin III có tác dụng chống đơng do làm mất hiệu lực của thrombin và các
yếu tố IX, X, XI, XII đã hoạt hóa. Các UFH, LMWH chống đông máu thông qua tạo
phức với antithrombin III, làm tăng cường tác dụng của chất này lên 1000 lần. Trong
đó, UFH có tác dụng tương đương trên thrombin và yếu tố X hoạt hóa (Xh) cịn LMWH
tác động chủ yếu lên Xh ít ảnh hưởng trên thrombin [17], [29].
Fondaparinux là một pentasaccharid tổng hợp, có tác dụng ức chế chọn lọc yếu
tố X hoạt hóa (Xh) thơng qua liên kết với antithrombin III. Do đó, fondaparinux chỉ có
tác dụng ức chế Xh khơng ức chế thrombin [29], [52].

 Nhóm ức chế trực tiếp thrombin
Lepivudin, bivalirudin, argatropan là các chất chống đơng máu dùng đường tiêm
có tác dụng ức chế thrombin. Không giống với cơ chế của heparin (gắn với chất trung
gian là antithrombin III), các chất này gắn trực tiếp lên thrombin và bất hoạt thrombin
dẫn đến ức chế q trình đơng máu [29], [52].
1.2.3.2.

Thuốc chống đơng đường uống

 Thuốc chống đông kháng vitamin K
Các dẫn xuất coumarin và indandion có cấu trúc gần giống vitamin K, ức chế
cạnh tranh enzym epoxid-reductase, làm cản trở việc khử vitamin K-epoxid thành
vitamin K cần cho sự carboxyl hóa các tiền yếu tố đông máu II, VII, IX, X thành yếu tố
11


có hoạt tính tham gia vào q trình đơng máu. Vì thuốc kháng lại tác dụng của vitamin
K, tác động trên các yếu tố đông máu ở gan nên thuốc chỉ có tác dụng in vivo [17], [29].
 Nhóm ức chế yếu tố X hoạt hóa (-xaban)
Rivaroxaban, apixaban và edoxaban chống đông đường uống thế hệ mới, thông
qua cơ chế ức chế trực tiếp yếu tố X hoạt hóa làm giảm hình thành thrombin nên ngăn
cản q trình đơng máu [29], [52].
 Dabigatran
Dabigatran là chất có tác dụng ức chế trực tiếp thrombin thơng qua liên kết thuận
nghịch, từ đó ngăn cản q trình đơng máu. Dabigatran được dùng đường uống dưới
dạng tiền thuốc là dabigatran etexilat [29], [52].
1.3.

Tổng quan về viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam


1.3.1. Đan sâm
 Tên khoa học, bộ phận dùng
Cây đan sâm có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge., thuộc Chi Salvia,
Họ Bạc hà (Lamiaceae), Bộ Labiatae; cịn có tên gọi khác là : huyết sâm, xích sâm,
huyết căn [6].
Dược liệu đan sâm (Radix Salviae miltiorrhiza) là rễ phơi khô hay sấy khô của
cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge.) [6].
 Thành phần hóa học
Đan sâm chứa nhiều thành phần hóa học được chia làm 3 loại: thành phần tan
trong dầu, thành phần tan trong nước và các thành phần khác. Thành phần tan trong dầu
gồm có diterpenoid tanshinon, tricyclic tanshinon quinon, royleanon tanshinon; thành
phần tan trong nước của đan sâm chủ yếu là các acid phenolic bao gồm: danshensu, acid
salvianolic A, B, C, acid protocatechuic, protocatechu aldehyd, acid rosmarinic; các
thành phần khác: là các hợp chất khó phân loại như β-sitosterol, balcalin, acid ursolic,
daucosterol, vitamin E và tannin [6], [7].
 Công dụng và tác dụng sinh học
Theo y học cổ truyền, dược liệu đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh tâm,
can; có tác dụng bổ gan, bổ máu, hoạt huyết, điều kinh, bài nùng, chữa bụng dưới kết
hòn cục, giảm đau, thanh tâm, trừ phiền. Đan sâm có mặt trong các bài thuốc cổ truyền
chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, bế kinh, rong kinh, phong nhiệt ghẻ lở. Liều dùng
theo y học cổ truyền: 9-15g/ ngày dược liệu dưới dạng thuốc sắc [2], [7].
12


Hiện nay, nhiều tác dụng sinh học của đan sâm đã được chứng minh qua các
nghiên cứu như: thúc đẩy lưu thơng máu, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim cấp [57];
tác dụng chống huyết khối [64]; cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ [33]; thành phần
tanshinon của đan sâm có tác dụng chống ung thư [25].
Các nghiên cứu chứng minh tác dụng chống đông và hạ lipid máu của đan sâm
đã được nhiều tác giả thực hiện.

Năm 1978, nghiên cứu của Wang C. S. và cộng sự đã chỉ ra dịch sắc nước của
đan sâm 20% (tính theo dược liệu) có tác dụng kéo dài thời gian đơng máu APTT in
vitro so với nhóm chứng [55].
Năm 2001, nghiên cứu của Nguyễn Minh Hằng đã chỉ ra dịch sắc đan sâm nồng
độ 50 mg/ml (tính theo dược liệu) có tác dụng kéo dài thời gian đơng máu, rút ngắn thời
gian tiêu fibrin in vitro so với nhóm chứng [10].
Năm 2008, Ji W. và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng dịch chiết nước đan sâm trên
chuột cống trắng được tăng lipid máu bằng chế độ ăn. Kết quả cho thấy dịch chiết nước
của đan sâm liều 150 mg/kg làm giảm nồng độ TC, LDL-C, TG huyết tương và giảm
nồng độ TC trong gan trên chuột thực nghiệm so với nhóm chứng bệnh [34].
Năm 2019, Wang Y. L. và cộng sự đã nghiên cứu về tác dụng chống đông máu
của cặp dược liệu đan sâm và hồng hoa và các hoạt chất của chúng. Nghiên cứu đã chỉ
ra tác dụng chống đông máu in vitro của acid salvianolic B có trong đan sâm, acid
salvianolic B nồng độ 0,3 mM và 0,6 mM có tác dụng kéo dài thời gian đông máu APTT,
PT, TT, đồng thời giảm nồng độ fibrinogen so với nhóm chứng [58].
1.3.2. Tam thất
 Tên khoa học, bộ phận dùng
Cây tam thất có tên khoa học: Panax Notoginseng (Burk.) F. H. Chen, thuộc Chi
Panax, Họ Nhân sâm (Araliaceae), Bộ Apiales, cịn có tên khác là: điền thất, sâm tam
thất hay nhân sâm tam thất [6].
Dược liệu tam thất là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây tam thất (Panax
notoginseng (Burk.) F. H. Chen) [6].
 Thành phần hóa học
Tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hóa học chủ yếu là saponin (4,4212,00%). Các saponin trong tam thất gồm nhiều loại ginsenosid và notogingsengosid
khác nhau như ginsenosid: Rb1, Rb2, Rc, Rd, Re, Rg, Rh, Rf…; các notoginsenosid như:
13


R1, R2, R3, R4, R6… Ngoài ra, trong tam thất còn chứa các hợp chất khác như acid amin,
hợp chất có nhân sterol, đường, flavonoid, polysaccharids, acid béo [6], [7].

 Công dụng và tác dụng sinh học
Theo y học cổ truyền, tam thất có vị đắng, ngọt, tính ấm, quy vào các kinh can,
thận, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau. Tam
thất được dùng chữa thổ huyết, ho ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ, thiếu máu, mệt
mỏi, hoa mắt, ít ngủ; có mặt trong các bài thuốc chữa thiếu máu, huyết hư, hoặc chảy
máu nhiều sau đẻ, suy nhược cơ thể, chảy máu khi bị thương, đái ra máu, viêm gan, rong
kinh. Liều dùng theo y học cổ truyền: 3-8g dược liệu/ ngày dưới dạng thuốc sắc [2], [7].
Hiện nay, nhiều tác dụng sinh học của tam thất đã được chứng minh qua các
nghiên cứu như: hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành [27]; bảo vệ tế bào, chống lão hóa [65];
tác dụng chống huyết khối [64]; bảo vệ gan khỏi các tổn thương [42]; phòng và hỗ trợ
điều trị ung thư đại trực tràng [56].
Các nghiên cứu chứng minh tác dụng chống đông và hạ lipid máu của tam thất
đã được nhiều tác giả thực hiện.
Năm 2007, Ji W. và Gong B. Q. đã tiến hành đánh giá tác dụng hạ lipid máu cho
thấy dịch chiết n-Butanol của tam thất ở mức liều 30 mg/kg làm giảm nồng độ TG,
LDL-C huyết tương so với lô chứng bệnh, liều 60 mg/kg và 90 mg/kg giảm nồng độ
TG, TC, LDL-C so với lô chứng bệnh [35].
Năm 2009, Lau A. J. và cộng sự đã nghiên cứu về tác dụng chống đông máu và
kháng tiểu cầu của tam thất thô và hấp. Kết quả chỉ ra dịch chiết methanol của tam thất
thô nồng độ 6,7 mg/ml làm kéo dài thời gian đông máu APTT, PT in vitro, đồng thời
tam thất liều 500 mg/kg in vivo gây kéo dài thời gian chảy máu của chuột so với nhóm
chứng uống natri carboxymethyl cellulose (Na-CMC) 0,5% [41].
Năm 2011, Xia W. và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của rễ cây
tam thất Panax Notoginseng (Sanchi) bằng cách bổ sung Sanchi vào chế độ ăn giàu lipid
trên chuột cống trắng với các hàm lượng 0,25%; 0,5% và 1% (khối lượng/ khối lượng)
trong 4 tuần. Kết quả chỉ ra Sanchi làm giảm đáng kể nồng độ TC, TG, LDL-C và làm
tăng nồng độ HDL-C trong huyết thanh, đồng thời giảm giảm hoạt động của enzym
HMG-CoA so với lô chứng bệnh [63].
Năm 2013, nghiên cứu của Li C.T và cộng sự trên 3 loài Panax: P.gingseng,
P. quinquefolius, P. notoginseng đã chỉ ra dịch chiết nước của tam thất ở nồng độ

14


0,05 mg/ml gây kéo dài đáng kể thời gian đông máu APTT, PT in vitro so với nhóm
chứng [44].
1.3.3. Viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam
Trên thế giới, chế phẩm từ đan sâm và tam thất đã được quan tâm nghiên cứu và
phát triển từ sớm. Đáng chú ý có thể kể đến sản phẩm Thiên sứ hộ tâm đan
(CP- Cardiotonic Pill) của Công ty dược phẩm Tasly, Trung Quốc (Tianjin Tasly
Pharmaceutical Co., Ltd). Thiên sứ hộ tâm đan với thành phần bao gồm: cao đan sâm,
cao tam thất, borneol, PEG 6000, bào chế dưới dạng viên hoàn giọt, dùng đường uống
hoặc ngậm dưới lưỡi. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi với tác dụng làm tăng lưu thông
máu, giảm các mảng xơ vữa, cải thiện vi tuần hoàn, giảm tắc nghẽn mạch máu, ngăn
ngừa hiệu quả đau thắt ngực do bệnh mạch vành và các biến chứng tiểu đường [68].
Ở Việt Nam hiện nay có một số chế phẩm đã được sản xuất và lưu hành như: Đan
sâm Tam thất của Công ty TNHH dược phẩm Fito Pharma, dạng bào chế viên nang;
Viên hộ tâm của Công ty cổ phần dược phẩm OPC dạng bào chế viên nang; Đan sâm
Tam thất của Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco, dạng bào chế viên nén bao
phim, chế phẩm này có chỉ định phịng và điều trị chứng đau thắt ngực, đau nhói vùng
tim do huyết ứ, thiểu năng mạch vành, đau đầu do huyết ứ, thiểu năng tuần hồn não, sa
sút trí nhớ do lưu thơng máu não kém [67].
Tuy nhiên, các chế phẩm sản xuất tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là dạng bào chế
viên nang, viên nén so với dạng viên hoàn giọt có những nhược điểm về hấp thu và sinh
khả dụng.
Viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam (VHG ĐS-TT) là chế phẩm kết
hợp giữa hai loại dược liệu đã được sử dụng phổ biến với mục đích chống đông và hạ
lipid máu. Đan sâm và tam thất được bào chế dưới dạng dùng đặc biệt là viên hoàn giọt,
với đường dùng dự kiến là uống hoặc ngậm dưới lưỡi. Viên hoàn giọt là dạng bào chế
thuốc dược liệu dưới dạng hệ phân tán rắn bằng phương pháp đun chảy nhỏ giọt cao khô
của hai loại dược liệu; với mong muốn tạo ra sản phẩm kích thước nhỏ gọn dễ sử dụng.

VHG ĐS-TT với bản chất hệ phân tán rắn, dược chất được phân bố trong tá dược ở mức
độ phân tử giúp cải thiện độ tan, tốc độ hòa tan, tăng sinh khả dụng của dược chất, tăng
tác dụng điều trị [32], [46].

15


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị

2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Chế phẩm viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam (VHG ĐS-TT) được
bào chế tại Bộ môn Công Nghiệp Dược- Trường Đại học Dược Hà Nội; là sản phẩm của
đề tài nghiên cứu “Xây dựng quy trình bào chế viên hồn giọt có chứa đan sâm, tam thất
Việt Nam”, được cung cấp bởi TS. Bùi Thị Thúy Luyện (Bộ môn Công Nghiệp DượcTrường Đại học Dược Hà Nội).
-

Thành phần công thức viên bao gồm:
Cao khô rễ đan sâm (tương đương 43,56 mg rễ đan sâm):

5,23 mg

Cao khô rễ tam thất (tương đương 8,52 mg rễ tam thất):

0,77 mg

Borneol:


1 mg
vừa đủ 1 viên

PEG 6000:
-

Dạng bào chế: viên hoàn nhỏ giọt.

-

Quy trình bào chế:
 Đun chảy: chất mang PEG 6000 được đun chảy hoàn toàn bằng bếp cách thủy ở
nhiệt độ 70°C. Cao dược liệu, borneol (đã nghiền nhỏ) được thêm vào hỗn hợp
chảy lỏng, khuấy trộn trong 5 phút thu được hỗn hợp đồng nhất.
 Nhỏ giọt: hỗn hợp đồng nhất này được nhỏ giọt qua đầu nhỏ giọt (đường kính
trong 2,0 mm, đường kính ngồi 3,0 mm) xuống dầu parafin lạnh (làm lạnh bằng
nước đá) và hóa rắn dần tạo thành viên hồn giọt.
 Làm khơ: viên được thấm dầu và để khô tự nhiên. Viên được bảo quản trong bình
hút ẩm, tránh ánh sáng.
Quy trình bào chế viên hoàn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam được mơ tả ở

hình 2.1.

16


Ngun liệu

PEG 6000


Các bước tiến hành

Thơng số kiểm sốt

Đun chảy

Cao đan sâm - tam thất

Nhiệt độ pha đun chảy

Borneol
Khuấy trộn
Nhiệt độ pha làm lạnh
Nhỏ giọt

Khoảng cách nhỏ giọt
Chiều cao pha làm lạnh

Làm khơ

Bảo quản
Hình 2.1. Sơ đồ bào chế viên hồn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam
-

Đặc tính lý hóa của viên
VHG ĐS-TT có dạng hình cầu, đều, bề mặt nhẵn, khô, màu nâu sẫm, mùi thơm

đặc trưng của borneol, đường kính trung bình 3,69 ± 0,10 mm, độ ẩm 6,1%, độ cầu 1,03,
khối lượng viên trung bình 26 ± 1,5 mg, đồng đều khối lượng ± 5,5%, độ rã 13-15 phút.


Hình 2.2. Viên hồn giọt chứa đan sâm, tam thất Việt Nam
17


×