Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tác động của cán bộ quản giáo với phạm nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.21 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ__________________________________________________1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ__________________________________________2
I. Một số vấn đề lý luận_______________________________________________2

1. Một số khái niệm_____________________________________________2
2. Mục đích tác động tâm lý trong hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân___2
3. Các nguyên tắc cán bộ tâm lý cần tuân thủ khi tác động tâm lý trong hoạt
động cải tạo, giáo dục phạm nhân__________________________________2
4. Các giai đoạn thay đổi tâm lý của phạm nhân_______________________3
II. Tác động tâm lý của cán bộ quản giáo đối với phạm nhân trong quá trình cải
tạo, giáo dục phạm nhân______________________________________________3

1. Tác động của cán bộ quản giáo trong giai đoạn phạm nhân thích nghi, làm
quen với điều kiện sống nơi giam giữ, cải tạo_________________________4
2. Tác động của cán bộ quản giáo trong giai đoạn phạm nhân xuất hiện sự
quan tâm đối với cuộc sống ở trại__________________________________5
3. Tác động của cán bộ quản giáo trong giai đoạn phạm nhân kết hợp giữa
các tác động giáo dục từ bên ngồi với q trình tự giáo dục_____________6
4. Tác động của cán bộ quản giáo trong giai đoạn phạm nhân trước khi được
trả tự do______________________________________________________7
III. Từ thực tiễn – Một số ví dụ minh họa________________________________8

1. Ví dụ - Từ nhân tài đến song sắt nhà tù, sụp đổ rồi đúng lên____________8
2. Ví dụ - Hồng Tú Mai, làm lại cuộc sau hai lần lĩnh án_______________9
3. Ví dụ - Hoàng Quốc Việt, án chung thân vẫn đang nỗ lực______________9
C. KẾT LUẬN___________________________________________________11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO_____________________________12


1



A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt
động tư pháp đó là việc cải tạo, giáo dục công dân. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn
khác nhau thì việc cải tạo, giáo dục lại có ý nghĩa riêng. Đối với giai đoạn thi
hành án phạt tù, nhiệm vụ cơ bản hàng đầu đó là việc giáo dục, cải tạo phạm
nhân để họ nhận ra hành vi phạm tội, ăn năn hối cải, tích cực lao động, học tập.
Trong suốt q trình chịu án phạt tù, cán bộ quản giáo là những người tiếp
xúc trực tiếp, thường xuyên với phạm nhân để thấu hiểu họ, truyền bá cho họ
các phẩm chất tốt đẹp khác như lòng yêu tổ quốc, lòng nhân đạo,... để sau khi
mãn hạn tù họ có thể bù đắp cho tội lỗi của mình, trở thành những người cơng
dân lương thiện có ích cho xã hội. Vì vậy, sau đây em xin chọn đề tài: “Tác
động tâm lý của cán bộ quản giáo đối với phạm nhân trong hoạt động giáo
dục, cải tạo phạm nhân” để có thể làm rõ được sự tác động tâm lý của cán bộ
quản giáo đối với phạm nhân trong hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân và
sau đó đưa ra những ví dụ thực tế để có thể làm rõ.
Trong q trình nghiên cứu, bài làm của em cịn nhiều thiếu sót. Mong
nhận được sự góp ý từ các thầy cơ.


2

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Một số vấn đề lý luận
1. Một số khái niệm

Tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp là một hệ thống các tác động
có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với
những người tham gia tố tụng nhằm chuyển biến và thay đổi những đặc điểm
tâm lý nào đó của họ đáp ứng các yêu cầu cụ thể của hoạt động tư pháp. [1]

Giáo dục, cải tạo phạm nhân là mảng công tác bao gồm tổng thể các hoạt
động từ tiếp nhận phạm nhân vào trại giam đến việc tổ chức phân loại phạm
nhân, thực hiện các chế độ chính sách, giáo dục chính trị, pháp luật, văn hoá,
đạo đức lối sống,… [2]
Phạm nhân là một từ gốc Hán, theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là người
phạm tội. Trong thuật ngữ pháp lí hiện hành, phạm nhân là người đã bị Tòa án
tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt và bản án đã có hiệu lực pháp luật.[3]
Cán bộ quản giáo: Theo từ điển Tiếng Việt, quản giáo là từ gọi tắt cơng
tác quản lí và giáo dục can phạm trong các trại tạm giam và trại giam. Người
làm công tác quản giáo gọi là cán bộ quản giáo. [10]
2. Mục đích tác động tâm lý trong hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân

Việc tác động tâm lý của người quản giáo đối với phạm nhân trong hoạt
động giáo dục, cải tạo phạm nhân có ý nghĩa sau đây:
- Giáo dục phạm nhân có phẩm chất tâm lý tiêu cực;
- Trừng trị phạm nhân vì những tội lỗi của họ đã gây ra;
- Giáo dục, cảm hoá người phạm tội.
3. Các nguyên tắc cán bộ tâm lý cần tuân thủ khi tác động tâm lý trong hoạt động cải
tạo, giáo dục phạm nhân

- Cán bộ quản giáo cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật
- Trong quá trình hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân cán bộ quản giáo
cần chú ý tới đặc điểm tâm lý của phạm nhân theo từng giai đoạn, thời kì để từ
đó nắm bắt được tâm lý của phạm nhân để có cách xử sự đạt hiệu quả.


3

- Cán bộ quản giáo phải là những người có tri thức, hiểu biết về quy luật
hình thành và phát triển tâm lý con người, là những người có đạo đức nghề

nghiệp, kiến thức sâu rộng về xã hội và kỹ năng giao tiếp.
- Cán bộ quản giáo cần có mục đích, kế hoạch rõ ràng trong hoạt động
giáo dục, cải tạo phạm nhân cũng như tính đến các phản ứng bất thường của
phạm nhân,
- Trong quá trình cải tạo, giáo dục phạm nhân, cán bộ tránh việc đưa ra
quá nhiều hay q ít thơng tin cũng như việc sử dụng từ ngữ chuyên môn cần sử
dụng đúng cách.
4. Các giai đoạn thay đổi tâm lý của phạm nhân

Dưới tác động của hệ thống các biện pháp giáo dục tại trại giam, giáo dục
thông qua chế độ sinh hoạt, lao động, học tập, ở phạm nhân diễn ra trong suốt
quá trình chịu án tù sẽ diễn ra 4 giai đoạn tâm lý như sau:
- Giai đoạn 1 (3 - 4 tháng đầu) - giai đoạn thích nghi, làm quen với điều
kiện sống nơi giam giữ, cải tạo.
- Giai đoạn 2 - giai đoạn phạm nhân xuất hiện sự quan tâm đối với các
hoạt động ở trại.
- Giai đoạn 3 - giai đoạn kết hợp giữa các tác động giáo dục từ bên ngồi
với q trình tự giáo dục.
- Giai đoạn 4 – giai đoạn trước khi được trả tự do
Qua 4 giai đoạn chuyển hoá tâm lý của phạm nhân, ta có thể xác định sự
tác động tâm lý của cán bộ quản giáo đối với phạm nhân trong quá trình giáo
dục, cải tạo.
II. Tác động tâm lý của cán bộ quản giáo đối với phạm nhân trong quá
trình cải tạo, giáo dục phạm nhân
Một người phạm nhân từ khi nhận bản án của Tòa án đến khi mãn hạn tù
trở thành một cơng dân tái hịa nhập cộng đồng thì họ phải trải qua những trạng
thái tâm lý khác nhau. Trong suốt thời gian đó, họ thực hành án phạt tù song
song với quá trình giáo dục cải tạo. Và quá trình giáo dục, cải tạo ấy như một
thang điểm đánh giá nhận thức, ý thức của các phạm nhân để họ có thể tái hịa



4

nhập cộng đồng sớm hay muộn, nhanh hay chậm, là căn cứ để họ được hưởng
khoan hồng của pháp luật. Trong q trình này, cán bộ quản giáo có vai trị vơ
cùng quan trọng tác động tới tâm lý của những phạm nhân trong suốt quá trình
chấp hành án phạt tù. Cụ thể như sau:
1. Tác động của cán bộ quản giáo trong giai đoạn phạm nhân thích nghi, làm quen với
điều kiện sống nơi giam giữ, cải tạo

Giai đoạn đầu diễn ra trong 3 đến 4 tháng đầu, là giai đoạn đặc biệt khi
phạm nhân mới đến và phải va chạm với nhiều khó khăn, với những yêu cầu
mới đối với hành động của mình. Đây là giai đoạn mà phạm nhân nhận thấy rõ
ràng sự thay đổi hoàn tồn về điều kiện sinh hoạt của mình, họ bị hạn chế tất cả
mọi nhu cầu của mình và phải thực hiện theo quy tắc của trại giam. Có những
người u uất, chán chường khi suy nghĩ về những thứ sắp phải đối mặt, có người
thì nổi nóng, bất bình, hung hăng khi chưa nhận thức được hành vi phạm pháp
của mình, hay khơng thỏa mãn với bản án trên vai. Rất nhiều phạm nhân vì thế
mà đè nén, tìm cách trốn trại. [1, tr.225]
Trong giai đoạn phạm nhân cần thích nghi và làm quen này, người cán bộ
quản giáo đóng vai trị vơ cùng quan trọng, họ như ngọn hải đăng soi đường, dẫn
dắt người phạm nhân nhận thức rõ được vấn đề. Nhận thức được hành vi của
mình là sai trái và giúp họ có được những trạng thái tâm lý tích cực chấp nhận
với bản án và cuộc sống trong trại giam. Bằng các hoạt động nhận thức, thiết kế,
giao tiếp và giáo dục. Cán bộ quản giáo phân chia các nhóm phạm nhân có đặc
điểm tương đồng để thiết lập các hình thức tác động tâm lý khác nhau, biện pháp
tác động khác nhau. Cùng với đó là sự trao đổi nhẹ nhàng, động viên khích lệ
nhằm giáo dục cho người phạm nhân thấy được những giá trị đúng đắn, chấp
nhận sự thật và có thái độ cải tạo thật tốt. Tuy nhiên, đối với những phạm nhân
có thái độ hung hăng, tiêu cực, thì cán bộ trại giam sẽ có những biện pháp áp

chế, mệnh lệnh nhằm trấn áp sự hung hăng, đồng thời khuyên răn giúp họ nhận
ra lỗi lầm của mình.[5]
Trên thực tế cho thấy những người mới khi được đưa về các khu, nhóm có
tương đồng về thái độ đạo đức thì thời gian đầu họ thường “bị tẩy chay”, tuy


5

nhiên sau một thời gian ngắn họ sẽ dễ hòa nhập về mặt tâm lý – xã hội cũng như
trong lao động hơn rất nhiều nếu như họ được ở tập thể đội, nhóm có ảnh hưởng
tích cực đối với họ. Do đó, việc lựa chọn cho họ những đội có bầu khơng khí
tích cực là vơ cùng quan trọng mà vai trò của cán bộ quản giáo là rất lớn.
Theo lời của trung tá Lê Văn Mâu có tâm sự như sau: “Khi vào trại tạm
giam, có người sợ hãi, có kẻ bất cần. Những hành vi hết sức phức tạp, bất
thường là những biểu hiện thường ngày của các can phạm nhân. Người cán bộ
quản giáo phải rất linh hoạt, thấu hiểu trong giáo dục, cải tạo can phạm phân.
Điều quan trọng nhất là người quản giáo phải thực sự tôn trọng phạm nhân, coi
phạm nhân là những người thân của mình. Có như vậy cơng việc giáo dục, cải
tạo phạm nhân mới có hiệu quả” . [7]
Tựu chung lại, trong giai đoạn này, sự tác động tâm lý của người quản
giáo đối với phạm nhân là rất quan trọng giúp họ có điều kiện tốt nhất thích nghi
với cuộc sống mới, giúp họ bước đầu tiếp cận với quá trình giáo dục cải tạo một
cách thuận lợi.
2. Tác động của cán bộ quản giáo trong giai đoạn phạm nhân xuất hiện sự quan tâm đối
với cuộc sống ở trại

Ở giai đoạn này phạm nhân sẽ bắt đầu quen dần với cuộc sống và sinh
hoạt trong trại. Họ dần quan tâm đối với các hoạt động diễn ra trong trại, có thể
là ít hoặc nhiều, tích cực hoặc tiêu cực. Chính vì thế mà giai đoạn này là giai
đoạn rất quan trọng đối với quá trình giáo dục cải tạo phạm nhân. Chính những

cán bộ quản giáo là nhân tố thúc đẩy sự quan tâm, hứng thú cũng như ý thức
tham gia hoạt động, lao động và tuân thủ các quy định trong quá trình giáo dục,
cải tạo của phạm nhân. Điều này tùy thuộc vào việc nắm bắt tâm lí, đưa ra các
tác động phù hợp để hướng phạm nhân tham gia vào cuộc sống trong trại một
cách tích cực, giúp phạm nhân cải tạo tốt, tạo tiền đề cho việc tái hòa nhập cộng
đồng. [1, tr.226]
Đầu tiên là việc chuẩn bị tâm lý cho phạm nhân. Khi có sự quan tâm nhất
định đối với cuộc sống mới thì phạm nhân có thể phát sinh các trạng thái tâm lí
như lo lắng, hoang mang, căng thẳng khơng biết bản thân có tham gia được vào


6

cuộc sống trong trại hay không, hoặc ở một số phạm nhân sẽ có tâm thế chống
đối hoặc tiêu cực. Vì vậy sự định hướng của cán bộ là rất quan trọng.
Thứ hai, sau quá trình quan sát và đánh giá khách quan thì việc phân loại
phạm nhân là cần thiết. Việc phân loại phạm nhân sẽ giúp cho việc tìm ra các
biện pháp giáo dục phù hợp như đối với phạm nhân có ý thức sửa mình thì sẽ có
biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện để họ có thể tích cực hơn trong q trình
cải tạo. Đối với phạm nhân có ý định chống đối, khơng chấp hành có thể áp
dụng các biện pháp mạnh hơn và giáo dục thơng qua giáo dục theo nhóm tích
cực, các cá nhân tích cực trong nhóm sẽ giúp các cá nhân có biểu hiện khơng
chấp hành thay đổi từ từ và dần đạt được kết quả giáo dục như mong đợi. [4,6]
Thứ ba, lúc này, quản giáo sẽ tạo ra các hoạt động sinh hoạt tinh thần,
giúp khơi dậy những hứng thú nhất định trong con người của mỗi phạm nhân.
Đồng thời nhấn mạnh những mặt tốt, biểu dương những thành tích đạt được của
phạm nhân trong q trình cải tạo, giáo dục trong trại. Điều này như một liều
thuốc tinh thần, giúp phạm nhân thấy có sự tơn trọng và có trí hướng phấn đấu
hơn rất nhiều. Lúc này, quản giáo sẽ tạo ra các hoạt động sinh hoạt tinh thần,
giúp khơi dậy những hứng thú nhất định trong con người của mỗi phạm nhân.

Chính vì vậy mà người quản giáo trong giai đoạn này cũng vẫn đóng vai
trị rất lớn, tác động khơi dậy những tâm lý tích cực trong mỗi phạm nhân.
3. Tác động của cán bộ quản giáo trong giai đoạn phạm nhân kết hợp giữa các tác động
giáo dục từ bên ngồi với q trình tự giáo dục

Đầu tiên, ở giai đoạn này, phạm nhân đã hịa nhập, nhận thấy được sai trái
và tích cực hơn trong quá trình cải tạo, giáo dục. Họ muốn thay đổi bản thân
mình với ý thức tích cực hơn. Kết hợp công tác giáo dục, dạy nghề phạm nhân
với sự tự giác của phạm nhân là một trong những phương tiện cải tạo hiệu quả
trong giai đoạn này. Một trong những phương tiện tác động tâm lý chủ yếu của
các nhà quản giáo đối với phạm nhân đó là thuyết phục lại nhằm nhấn mạnh các
quan điểm đúng đắn, bác bỏ đi những cái xấu, cái tiêu cực trong suy nghĩ của
phạm nhân. Giúp họ tin vào những giá trị tốt đẹp dựa trên những gì tích cực đã
có được hình thành sẵn trong con người của phạm nhân, giúp họ tự mình ý thức


7

được sự việc và những điều đúng đắn. Lúc này những cán bộ quán giáo sẽ tăng
cường tạo môi trường giao tiếp nhẹ nhàng, vui vẻ, gần gũi con người phạm
nhân, hướng tới việc họ tự có thể tìm thấy một cái gì đó tốt đẹp, tươi sáng. [1,
tr.226]
Thứ hai, cán bộ quản giáo sẽ đưa ra những lao động hiệu quả và tổ chức
đúng đắn. Qua đó sẽ làm cho phạm nhân phát triển sức khỏe, phát triển các
phẩm chất khác của cá nhân, hình thành cảm giác trách nhiệm lao động. Lao
động cịn có chức năng thay thế, phạm nhân quên những ý nghĩ nặng nề cũng
như những kiểu hành động có xu hướng chống xã hội. [4,5]
Sau đó thì việc đạt thành tích lao động cao trong việc hoàn thành và vượt
chỉ tiêu định mức lao động là một trong những điều kiện để các nhà quản giáo
đánh giá xếp loại thi đua cho từng phạm nhân theo từng tháng, từng quý và theo

năm của các quản giáo và trại giam là rất đúng đắn. Điều đó tác động, khích lệ
rất lớn thúc đẩy phạm nhân tích cực lao động, đạt kết quả cao trong lao động và
thực hiện tự giác lao động theo nội quy trại giam.
Tóm lại, cũng như hai giai đoạn trên, trong giai đoạn này, tác động tâm lý
của quản giáo cũng đóng vai trò như chiếc la bàn định hướng đúng đắn cho con
đường của người phạm nhân.
4. Tác động của cán bộ quản giáo trong giai đoạn phạm nhân trước khi được trả tự do

Ta phải khẳng định đối với phạm nhân thì giai đoạn này là giai đoạn khó
khăn nhất. Những câu hỏi như sự thích ứng của họ đối với cuộc sống ngoài xã
hội sẽ như thế nào, việc sắp xếp cân bằng được cuộc sống trước và sau khi ra
trại ra sao, hay những quan hệ xã hội cũ, chỗ ở, việc làm sẽ ra sao? Hay lo lắng
về thái độ và cái nhìn của mọi người xung quanh đối với họ sẽ như thế nào. Tất
cả những điều này đòi hỏi những phạm nhân sắp được trả tự do cần phải nỗ lực
về ý chí, kiên trì, sức chịu đựng trước những chán chường và lo lắng ấy. [1,
tr.227]
Điều này bắt buộc các nhà quản giáo phải tiến hành công việc chuẩn bị
tâm lý đặc biệt đối với cuộc sống mới cho phạm nhân đang chuẩn bị được trả tự
do từ khi phạm nhân còn trong trại.


8

Một trong những biện pháp tác động tâm lý thường áp dụng phổ biến đó
là trao đổi tâm lý trị liệu với phạm nhân. Những cuộc trao đổi tâm lý tri liệu này
được tiến hành đối với cá nhân phạm nhân hoặc theo nhóm những người đã
quen biết lẫn nhau, gần gũi nhau về mặt tâm lý. Trong những nhóm này thường
xuất hiện các quan hệ cởi mở với nhau, và vai trò của giáo dục viên cũng như
của nhà tâm lý đó là gợi ý thơng qua những ví dụ cụ thể về những giải pháp
đúng đắn trong những tình huống phức tạp [4]. Lúc này, vai trị chỉ đường dẫn

lối của người quản giáo được phát huy một cách mạnh mẽ.
Như vậy, tất cả các giai đoạn thay đổi tâm lý của người phạm nhân trong
quá trình giáo dục cải tạo của mình, người cán bộ quản giáo cũng đều phát huy
vai trị vơ cùng quan trọng như yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới cả quá trình người
phạm nhân chấp hành án tù. Qua đây, lại càng khẳng định hơn nữa sự tác động
tâm lý của cán bộ quản giáo đối với phạm nhân là vô cùng lớn.
III. Từ thực tiễn – Một số ví dụ minh họa
1. Ví dụ - Từ nhân tài đến song sắt nhà tù, sụp đổ rồi đúng lên

Hồ Anh Phong, sinh năm 1978 quê ở Sóc Sơn, Hà Nội. Năm 2006, có
trong tay 2 tấm bằng đại học, lại giỏi về công nghệ thông tin và được Công ty
Honda Việt Nam tuyển vào làm việc tại Phịng cơng nghệ thơng tin. Chiếm đoạt
5.400 thùng dầu nhờn, trị giá hơn 5,6 tỷ đồng của Công ty Honda Việt Nam.
Trong vụ án này, Phong được giao nhiệm vụ sử dụng kỹ thuật tin học chặn
khơng cho hệ thống báo cơng nợ. Tịa tun án Phong 7 năm 6 tháng tù giam và
thi hành án ở trại giam Vĩnh Quang. [8]
Từ một nhân tài, anh bỗng trở thành một phạm nhân, sụp đổ tâm lý hoàn
toàn. Tuy nhiên đã được các cán bộ quản giáo hết lòng giúp đỡ, động viên, tổ
chức các hoạt động lao động, thăm hỏi động viên thường xuyên mà Phong đã
đứng lên và cải tạo rất tốt. Nhờ cải tạo tốt, Phong đã được xét giảm án hai lần
còn gần 4 năm tù. Và từ đó a càng tích cực phấn đấu và nghĩ về tương lai.
Phong trải lòng: “Đó là nhờ được sự động viên, chỉ bảo của các cán bộ
quản giáo trong trại, tôi đã xác định được tư tưởng, phải cải tạo thật tốt để làm
lại cuộc đời”. [8]


9

Từ đây cho thấy, một con người phút chốc lầm lỗi, có những hành vi sai
trái, có những người sụp đổ hồn tồn, có người hoảng loạn khi phải chấp hành

án phạt của mình. Tuy nhiên, qua ví dụ trên đã thấy rằng người cán bộ quản giáo
có vai trị rất lớn, tác động đến tâm lý, nhận thức và khả năng lao động của phạm
nhân một cách tích cực, giúp họ thoát ly khỏi các yếu tối tiêu cực mà hướng tới
tương lai trong quá trình giáo dục cải tạo của mình.
2. Ví dụ - Hồng Tú Mai, làm lại cuộc sau hai lần lĩnh án

Hoàng Tú Mai, quê ở Thành phố Hồ Chí Minh, từng làm việc tại Sở Địa
chính Thành phố, có trong tay 2 tấm bằng đại học danh giá. Vì phút lầm lỡ ở
tuổi 30 mà lĩnh 2 năm tù giam vì dính vào đất đai. Đến 35 tuổi, anh giám đốc
một công ty chuyên cung cấp cừ tràm cho các cơng trình xây dựng, Mai lại bị
bắt vì liên quan đến một vụ bn bán 6.000 viên ma túy tổng hợp. Tòa xử án 10
năm. [9]
Mới đầu Mai không nhận tội, và rất tiêu cực khi vào trại, tuy nhiên được
sự quan tâm, khích lệ từ cán bộ quản giáo và gia đình và đứa con gái nhỏ. Mai
đã đứng dậy một lần nữa, chấp hành thật tốt các quy định của trại. Do cải tạo tốt,
nên Mai đã được giảm án và ra tù sớm. Và bây giờ anh đã thành chủ doanh
nghiệp, ở tuổi 51, người đàn ông tù tội trắng tay năm nào giờ đã có mấy căn nhà,
vài mảnh đất, có xe hơi. [9]
Một ví dụ chứng minh, một con người biết sai mà sửa, ngã xuống rồi
đứng lên. Ban đầu với những yếu tố tiêu cực thường trực, được sự dẫn dắt của
người quản giáo trong suốt thời gian cải tạo mà đứng lên tích cực, làm lại cuộc
đời từ bàn tay trắng.
3. Ví dụ - Hồng Quốc Việt, án chung thân vẫn đang nỗ lực

Hoàng Quốc Việt, án chung thân vẫn đang nỗ lực, cải tạo tốt từng ngày.
Anh đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và án chung thân vào trại giam Vĩnh
Quang. Theo Giám thị Trại giam, những năm đầu tiên vào trại, phạm nhân Việt
đã vi phạm nội quy trại giam, cất giấu vật cấm, dùng chiếc dùi bằng sắt tự tạo
đâm vào mặt đồng phạm, không tuân thủ mệnh lệnh… Nắm bắt được tâm lý của
Việt, cán bộ quản giáo theo sát mọi hoạt động của phạm nhân này, kịp thời động



10

viên, chia sẻ hồn cảnh éo le của gia đình, trong đó các em đang mong chờ Việt
trở về, làm chỗ dựa. Cứ thế niềm tin hướng thiện đã giúp Việt có những suy nghĩ
tích cực, cải tạo tốt hơn, tiếp tục mong được giảm án vì thời gian cịn lại ở trại
giam là hơn 13 năm nữa…[8]
Thiếu tá Đỗ Thành Giang, Phó Giám thị Trại giam Vĩnh Quang cho biết.
Đơn vị đã tổ chức cho phạm nhân lao động, học tập và thực tập nghề; thực hiện
đầy đủ các chế độ, chính sách cho các phạm nhân; tổ chức nhiều lớp giáo dục kỹ
năng tái hòa nhập cộng đồng cho các phạm nhân sắp chấp hành xong hình phạt
tù. Trực tiếp tham quan nơi ăn, chỗ ở và hoạt động lao động nghề nghiệp của các
phạm nhân, thân nhân gia đình các phạm nhân đã hiểu rõ hơn điều kiện sinh
hoạt, cải tạo. Từ đó động viên các phạm nhân cải tạo tốt, chủ động trang bị kỹ
năng để sớm tái hòa nhập cộng đồng
Từ năm 2015 năm đến 2019, Việt liên tục được xếp loại khá, luôn được
quản giáo khen ngợi, động viên nêu gương với những phạm nhân khác. Từ án
chung thân, Việt 2 lần được giảm án, xuống 30 năm và 5 tháng. Cũng chính nỗ
lực ấy, theo phạm nhân Việt phải cố gắng để trở về nhà, thắp hương cho bố mẹ
đã khuất, chăm sóc người em tật nguyền và em út mới tròn 5 tuổi.
Một phạm hung hãn, manh động, được sự can thiệp về tâm lý và nhân
thức kịp thời từ giám thị mà Việt đã trở thành một phạm nhân gương mẫu được
nêu gương, được giảm án hai lần. Qua đây khẳng định rõ ràng rằng, người cán
bộ quản giáo có tác động tâm lý rất lớn đến phạm nhân trong quá trình giáo dục
cải tạo.


11


C. KẾT LUẬN
Qua bài nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng những vấn đề về tâm lý
phạm nhân trong quá trình giáo dục, cải tạo và sự tác động đến tâm lý đó qua
các giai đoạn là một vấn đề quan trọng nhằm xác định những thái độ, ý thức của
mỗi phạm nhân. Đặc biệt là sự tác động từ phía các cán bộ quản giáo. Có thể
thấy rằng, người cán bộ quản giáo – những người thầy không giáo án là những
ngọn hải đăng soi đường trong đêm tối. Những phạm nhân đi từ lỗi lần đến với
trại giam, trải qua một quá trình giáo dục lâu dài và khởi đầu từ một tâm lý bế
tắc, hụt hẫng đầy tiêu cực. Không những thế, họ phải sống và sinh hoạt ở một
mơi trường rất phức tạp, khó lịng tự vực dạy, rồi đến lúc sắp mãn hạn tù họ còn
phải đối mặt với suy nghĩ về xã hội tương lai. Chính vì những lý do đó mà người
quản giáo đóng vai trị rất quan trọng trong suốt q trình giáo dục cải tạo bên
cạnh sự tự nỗ lực của phạm nhân. Người quản giáo họ đã động viên, khích lệ,
khuyên răn, chỉ dạy cho phạm nhân vượt lên khó khăn và đến với những điều
tích cực, giúp họ thay đổi và trở thành một cơng dân có ích khi quay lại cộng
đồng.
Ngoài ra, việc nghiên cứu vấn đề này còn giúp cho việc đánh giá đúng
đắn hơn quá trình cải tạo của phạm nhân, là thước đo cho việc đánh giá tâm lý
một người – khi thực hiện việc đánh giá đó điều rất khó khăn, tuy nhiên tâm lý
học tư pháp ra đời đã là một bước tiến lớn nghiên cứu về tâm lý trong hoạt động
tư pháp. Chính vì thế mà mơn học này ngày cần hồn thiện hơn để phù hợp với
sự thay đổi khơng ngừng của xã hội. Mong rằng bài nghiên cứu phần nào sẽ góp
phần giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề ý nghĩa này.


12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lý học tư pháp, NXB
Cơng an nhân dân, 2019;

2. Báo Nhân dân (2004), Tổ chức giáo dục cải tạo người chấp hành hình
phạt tù, truy cập ngày 2/7/2021, đăng trên: />3. Lê Minh Trường (2021), Phạm nhân là gì? Quy định pháp luật về
phạm nhân, truy cập ngày 2/7/2021, đăng trên: />4. Đoàn Thái Phong, “Phân tích các giai đoạn chuyển biến tâm lý của
phạm nhân trong quá trình thi hành án phạt tù. Từ đó rút ra các cách tác động
phù hợp cho cơng tác giáo dục phạm nhân trong từng giai đoạn”, Tiểu luận
Tâm lý học tư pháp;
5. Nguyễn Hồi Loan – Đặng Thanh Nga, Tâm lý học tư pháp – giáo trình
dành cho hệ cử nhân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009;
6. Trung tá, Ths Trần Đình Kỷ, Chú trọng giáo dục, cảm hóa, góp phần
nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý, cải tạo can phạm nhân ở Trại tạm giam
Cơng an Quảng Bình, Cổng thơng tin điện tử Cơng an tỉnh Quảng Bình;
7. Trần Lĩnh, Những cán bộ quản giáo “đánh thức mầm thiện”, Báo Công
an nhân dân, 28/03/2019;
8. Minh Hiền – Xuân Trường, Thắp sáng niềm tin, giúp người lầm lỗi làm
lại cuộc đời, Báo Công an nhân dân, 29/11/2019;
9. My Lăng, Ra tù làm lại cuộc đời - kỳ 4: Bắt đầu ở tuổi 42, Báo Tuổi
trẻ, 10/12/2018;
10. Từ điển tiếng Việt trực tuyến, Soha tra từ.



×