Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thu hoạch lịch sử đảng cao cấp chính trị phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng xã nông thôn mới tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.2 KB, 25 trang )

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TÊN MƠN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TÊN BÀI THU HOẠCH
PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN
TỘC TRONG XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI
TẠI ĐỊA PHƢƠNG ĐANG CƠNG TÁC

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
PHẦN II: NỘI DUNG....................................................................................... 1
1. Khái niệm Đại đoàn kết dân tộc .......................................................... 1
2. Tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc ........ 2
3. Thực trạng và giải pháp xây dựng xã Nông thôn mới tại địa
phƣơng. ................................................................................................................. 10
3.1 Thực trạng xây dựng Nông thôn mới tại địa phƣơng. .................. 10
3.1.1 Ƣu điểm và nguyên nhân............................................................... 10
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 12
4. Giải pháp giữ vững và nâng chất xã Nông thôn mới tại địa phƣơng
........................................................................................................................ 15
4.1 Đối với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các ngành chuyên môn
cần: ........................................................................................................................ 15
4.2 Đối với ngƣời dân:............................................................................. 18
PHẦN III: KẾT LUẬN................................................................................... 19


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 21


1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Thực tiễn quá trình hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta, từ thời kỳ chống giặc Tàu phong kiến, đến thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ cứu nước. Chúng ta đã chứng minh được
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc qua kết quả của nhiều cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc của các thế thệ ông cha đi trước. Nhờ sức mạnh đồn
kết đó mà ta đã giành được nhiều thắng lợi lớn, làm cho biết bao kẻ thù lớn
mạnh phải khiếp sợ, quy hàng, đất nước ta giữ vững được độc lập, chủ quyền
và ngày càng phát triển, vị thế của Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Việt Nam
ngày càng có nhiều đóng góp chung cho sự phát triển và hịa bình của thế
giới.
Kết quả đó khơng chỉ là nhờ sự đồn kết tồn dân tộc mà cịn là kết quả
của sự đồn kết quốc tế với các giai cấp, các tầng lớp, các nước tiến bộ trên
thế giới vì mục tiêu chung là xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân
chủ, tiến bộ phát triển bền vững, hịa bình.
Từ thực tiễn trên, bản thân tôi đã quyết định chọn nội dung nghiên cứu
“ Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng xã
Nông thôn mới tại địa phương ” để làm nội dung nghiên cứu viết thu
hoạch hết môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

PHẦN II: NỘI DUNG
1. Khái niệm Đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống
cực kì quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu



2
tranh dựng nước và giữ nước. Đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn, một
triết lý nhân sinh và hành động để dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm
của thiên tai, địch họa, để tồn tại và phát triển bền vững. Trên cơ sở thực tiễn
cách mạng Việt Nam và thực tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2. Tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đại đồn kết dân tộc
Một là, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về đại đồn kết, đại đồn kết
dân tộc.
Đồn kết có thể hiểu một cách đơn giản là sự tập hợp, kết thành một
khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó. Cịn đại đồn
kết là đồn kết rộng rãi tức muốn nhấn mạnh tới thành phần, quy mô, lực
lượng của khối đồn kết.
Hồ Chí Minh nói nhiều tới đồn kết, đại đoàn kết, tuy nhiên chỉ một lần
duy nhất Người định nghĩa về khái niệm đại đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là
trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công
nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại
đồn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền
vững, gốc tốt, cịn phải đồn kết các tầng lớp nhân dân khác” . Tư tưởng về
đại đồn kết tiếp tục được Hồ Chí Minh cụ thể hóa hơn trong các cụm từ như:
“đại đồn kết tồn dân”, “đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết dân tộc”, “toàn dân
tộc ta đồn kết”. Tuy cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng nội hàm của các
khái niệm trên đều thống nhất khi khẳng định lực lượng của khối đại đoàn kết
là của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Như vậy, đại đồn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đại đồn
kết các dân tộc, tơn giáo, giai cấp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất
nước, đồn kết mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống



3
trong nước hay định cư ở nước ngoài thành một khối vững chắc trên cơ sở
thống nhất về mục tiêu chung và những lợi ích căn bản.
Hai là, Hồ Chí Minh chỉ ra vai trị của đại đồn kết dân tộc đối với
cách mạng Việt Nam
hi đề cập đến vị trí, vai trị của đại đồn kết dân tộc,

ồ Chí Minh

khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài,
là vấn đề sống cịn, quyết định thành cơng của cách mạng. Đó là chiến lược
tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của
toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Theo
Người, đoàn kết làm nên sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành cơng:
“Đồn kết là một lực lượng vơ địch của chúng ta để khắc phục khó khăn,
giành lấy thắng lợi”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành cơng, thành
cơng, đại thành cơng” .
Đại đồn kết dân tộc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh khơng chỉ đơn
giản là phương pháp tổ chức, tập hợp lực lượng, mà cao hơn là một bộ phận
hữu cơ, một tư tưởng xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng,
Người khẳng định: “Đồn kết là một chính sách dân tộc, khơng phải là một
thủ đoạn chính trị” . Có thể nói đồn kết dân tộc vừa là điều kiện tiên quyết,
sống còn đối với sự nghiệp cách mạng, đồng thời là tơn chỉ, mục đích, là
nhiệm vụ hàng đầu mà sự nghiệp cách mạng cần hướng và đạt tới.
Với Hồ Chí Minh, đại đồn kết khơng phải là một chủ trương, một
chiến lược xuất phát từ nguyện vọng, từ ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh
đạo mà là sự đúc kết những đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng do
quần chúng tiến hành. Nếu như xuất phát từ nhu cầu của lực lượng lãnh đạo
cách mạng, đại đoàn kết dân tộc sẽ chỉ dừng lại là một thủ đoạn chính trị
nhằm đạt được mục đích, một ý đồ nhất định. Ngược lại, nhìn nhận đồn kết

dân tộc như một đòi hỏi tự thân, khách quan của quần chúng nhân dân trong


4
cuộc đấu tranh tự giải phóng thì đại đồn kết là sự nghiệp của dân, do dân và
vì dân. Do đó, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Người u cầu khơng
được có bất cứ lúc nào lơ là nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Xây dựng khối đại đồn kết dân tộc khơng chỉ dừng lại trong nhận thức mà
được cụ thể hóa trong mọi bước đi, giai đoạn phát triển của cách mạng, Người
nói: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta cịn
phải đồn kết để xây dựng nước nhà” .
Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là một
công việc hết sức hệ trọng, to lớn và vơ cùng khó khăn. Nhiệm vụ đó chỉ có
thể thành cơng khi quy tụ được sức mạnh đồn kết của tồn dân tộc vì đồn
kết mới tạo nên sức mạnh, tạo nên lực lượng hùng hậu có thể đương đầu và
chiến thắng kẻ thù. Thực tiễn cách mạng đã trả lời giữa đoàn kết và thành
cơng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bởi phạm vi, mức độ, quy mô của
thành công trước hết phụ thuộc vào chính quy mơ và mức độ của khối đại
đoàn kết. Là người lãnh đạo tối cao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc đồn kết khơng chỉ tạo nên sức mạnh mà là
vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc sống còn, thành bại, được mất trong
cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Để lý giải một nước Việt Nam nghèo nàn, lạc
hậu lại có thể đương đầu và đánh bại một tên thực dân đầu sỏ có ưu thế tuyệt
đối về vật chất, phương tiện chiến tranh, Người nói: “Tồn dân Việt Nam chỉ
có một lịng: Quyết khơng làm nơ lệ, Chỉ có một ý chí: Quyết khơng chịu mất
nước, Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và
độc lập cho tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường
đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức
nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại” . Thực tiễn cách
mạng Việt Nam đã trả lời, có đồn kết mới có thắng lợi, càng gặp kẻ thù lớn,

càng khó khăn gian khổ bao nhiêu lại cần phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi và


5
vững chắc bấy nhiêu. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người đặc biệt
quan tâm tới vấn đề đoàn kết vì đồn kết là mấu chốt của thắng lợi và rút ra
một bài học lớn đồng thời là quy luật mang tính sống cịn của dân tộc Việt
Nam: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đồn kết mn người như
một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta khơng đồn kết thì bị
nước ngồi xâm lấn” .
Ba là, Hồ Chí Minh chỉ ra lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc là
tồn dân trong đó lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng.
Kế thừa và nâng tầm tư duy chính trị truyền thống của cha ơng: “Nước
lấy dân làm gốc”; đồng thời thấm nhuần nguyên lý mác xít “Cách mạng là
ngày hội của quần chúng”,

ồ Chí Minh đã tìm sức mạnh và cái cẩm nang

thần kì của cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước ở lực
lượng vô địch của nhân dân: “Trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân.
Trong thế giới khơng có gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân” .
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân, nhân dân có một nội hàm rất rộng.
Người dùng các khái niệm này để chỉ tất cả mọi công dân của nước Việt Nam,
những người được gọi là “con Lạc cháu Hồng”. Tư tưởng đại đoàn kết dân
tộc của Người là đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các chính
đảng, đồn thể, các dân tộc, tôn giáo, kể cả những người trước đây lầm đường
lạc lối nhưng đã biết hối cải, quay về với chính nghĩa của dân tộc. Đoàn kết
trong tư tưởng của Người là đoàn kết rộng rãi, mở rộng và tranh thủ tất cả
những lực lượng và bộ phận có thể tranh thủ. Nguyên tắc đoàn kết rộng rãi

được dựa trên điểm tương đồng là: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hịa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ, thì dù những người đó trước đây chống chúng
ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đồn kết với họ”. “Ai có tài, có sức, có đức,
có lịng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đồn kết với họ” .


6
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đồn kết dân tộc phải trên cơ sở lấy
lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền
tảng, kết hợp hài hồ lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, bộ phận và toàn cục,
giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân
tộc tiếp tục được khẳng định: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại
đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng
lớp nhân dân lao động khác”, và sau này Người bổ sung thêm nền tảng của
khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh giữa công nhân, nông dân với trí thức:
“Trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao
động trí óc có một vai trị quan trọng và vẻ vang; và cơng, nơng, trí cần phải
đồn kết chặt chẽ thành một khối” .
Theo Người, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc chỉ được phát huy
khi tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cả dân tộc hay tồn dân chỉ có thể tạo nên một sức mạnh to lớn, trở thành lực
lượng vô địch khi được tổ chức thành một khối chặt chẽ, được giác ngộ sâu
sắc về mục tiêu lý tưởng, được định hướng bởi một đường lối chính trị đúng
đắn, nếu khơng thì dù quần chúng nhân dân có số đông tới hàng triệu người
cũng chỉ là một số đông khơng có sức mạnh, rời rạc.
Bốn là, Hồ Chí Minh chỉ ra phương thức thực hiện đại đoàn kết dân


tộc.


7
Đại đoàn kết được xây dựng dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của

dân tộc và những lợi ích chính đáng của nhân dân lao động. Thực tiễn lịch sử
đã xác nhận, suy đến cùng, mối quan hệ giữa các tầng lớp nhân dân trở nên
bền chặt hay khơng do chính vấn đề lợi ích quy định. Ngược lại nếu không
thỏa mãn những vấn đề tối thiểu về lợi ích thì mọi khẩu hiệu về đồn kết chỉ
là những khẩu hiệu trống rỗng. Tuy nhiên, mối quan hệ lợi ích giữa các giai
cấp, tầng lớp ln là vấn đề hết sức phức tạp, chồng chéo, luôn chứa đựng


những yếu tố thống nhất, mâu thuẫn và không ngừng vận động biến đổi cùng
với đời sống thực tiễn.
Do chính mơi trường, hồn cảnh sống khác nhau nên nhận thức và hành
động khơng thể nhất qn, thậm chí có những xung đột về vấn đề lợi ích.
Nhằm quy tụ sức mạnh của cả dân tộc hướng vào mục tiêu chung, tạo nên hợp
lực trong cơng cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, Hồ Chí Minh đã tìm kiếm,
trân trọng và phát huy những yếu tố tương đồng, thống nhất để khắc chế, giải
quyết các yếu tố khác biệt, mâu thuẫn. Yếu tố tương đồng để quy tụ sức mạnh
của cả dân tộc phải phản ánh được khát vọng cháy bỏng của mọi người Việt
Nam yêu nước, đó là tinh thần: “ y sinh tiền bạc, thời gian và cả máu vì lợi
ích các dân tộc bị áp bức; tóm lại, phải vị tha và khơng ích kỷ, phải tn thủ
theo phương châm “TỔ QUỐC TRÊN HẾT” ở mọi nơi và mọi lúc”.
Không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu chung, đối với Người, độc lập
dân tộc chỉ có giá trị khi gắn liền với tự do, hạnh phúc, với cơm no áo ấm của
người dân lao động, Người nói: “Nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh
phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì” và “Dân chỉ biết rõ giá trị
của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” . Vì vậy, ngay trong
những ngày đấu tranh gian khổ của nhân dân ta, Hồ Chí Minh rất chăm lo tới
đời sống cho nhân dân với phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, từng

bước nâng cao đời sống vật chất, quyền tự do dân chủ cho đông đảo nhân dân
lao động. Người luôn phấn đấu làm cho dân thấy được giá trị và từng bước
được hưởng quyền tự do dân chủ. Người đồng thời căn dặn, mọi đường lối
chủ trương của chính quyền phải phản ánh được tâm tư nguyện vọng và lợi
ích của quảng đại quần chúng nhân dân, chính quyền phải thật sự vì dân, phấn
đấu cho quyền lợi của nhân dân: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm,
việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”. Chỉ với thái độ như vậy mới thực
sự lôi kéo, tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân, phát huy cao nhất


sự chủ động sáng tạo của từng người, từng bộ phận, trên mọi lĩnh vực để đưa
cách mạng tới thắng lợi.
Hồ Chí Minh ln đề cao, trân trọng những khía cạnh nhân bản của đạo
đức tôn giáo trong giáo lý nguyên sơ của các tôn giáo để kêu gọi mọi người
dù theo những tín ngưỡng tơn giáo khác nhau cùng đoàn kết hướng tới một
mục tiêu chung.
Như vậy, trong tư tưởng của Người, để không ngừng củng cố và tăng
cường khối đại đồn kết dân tộc thì cơng tác tun truyền, giáo dục, vận động
quần chúng có một vai trị, vị trí đặc biệt quan trọng. Điều cần lưu ý phải ln
có một nội dung và hình thức tun truyền phù hợp với từng đối tượng, từng
giai đoạn cách mạng cụ thể và đặc biệt coi trọng giáo dục tinh thần đồn kết
giữa các dân tộc, các tơn giáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Xóa bỏ mặc cảm, định kiến và bệnh hẹp hòi trên tinh thần độ lượng,
khoan dung là phương thức quan trọng để xây dựng đại đồn kết dân tộc.
theo Hồ Chí Minh tất yếu phải san bằng những hố sâu ngăn cách đó: “Cần
phải xóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ lẫn
nhau cùng tiến bộ, để cùng phục vụ nhân dân” .
Như vậy, có thể khẳng định, mọi tư tưởng, mọi sự sáng tạo của Hồ Chí
Minh đều xuất phát từ lịng u thương, kính trọng và tin tưởng ở con người,
tin tưởng ở nhân dân. Người từng nói rằng đã là người Việt Nam thì ai cũng

có ít nhiều lịng u nước. Với tấm lịng nhân ái bao la, lịng tin vơ hạn đối
với nhân dân, dân tộc, Người đã giành trọn tình yêu thương và sự tin tưởng
vào khả năng tiến bộ của con người, biết khơi dậy trong họ những khả năng
tiềm tàng, thức tỉnh và giáo dục họ đứng lên đấu tranh cho sự nghiệp chính
nghĩa của quốc gia dân tộc.
Quán triệt sâu sắc, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đồn kết dân tộc, Đảng ta khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc


ở Việt Nam là sự liên kết, gắn bó tất cả các thành viên các dân tộc, tôn giáo,
giai cấp, tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong
Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác, người đã nghỉ hưu và mọi
thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở
nước ngoài thành một khối vững chắc, ổn định, lâu dài nhằm tạo nên sức
mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo. Trong khối đại đồn kết đó, giai cấp cơng nhân, giai cấp
nơng dân và tầng lớp trí thức là lực lượng nịng cốt, đơng đảo nhất, đồng thời
là cơ sở vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua khối liên
minh này, Đảng, Nhà nước có thể tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân
lao động khác tham gia quản lý nhà nước, làm chủ xã hội, làm cho lợi ích giai
cấp gắn chặt với lợi ích dân tộc, tạo đồng thuận cao trong xã hội. Vì vậy,
Đảng ta chỉ rõ: “ hối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của
Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh,
động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền
vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới,
Đảng ta tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược của
cách mạng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã đúc kết một trong những bài học lớn
của cách mạng Việt Nam là: “ hông ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết:
đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đồn kết dân tộc, đồn kết quốc tế. Đó
là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta”.
Đại hội Đảng XIII cũng khẳng định quan điểm: “

hơi dậy mạnh mẽ

tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân


tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy dân chủ
xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị….”; “ ết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại….., phát huy tối đa nội lực, tranh thủ
ngoài lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan
trọng nhất.”
Trên cơ cở phát huy sức mạnh khối đại đồn kết tồn đân tộc, Đảng bộ,
chính quyền địa phương đã tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân chung
tay xây dựng xã nhà ngày càng giàu đẹp, trong đó việc xây dựng thành cơng
xã Nơng thơn mới là một kết quả nổi bật.
3. Thực trạng và giải pháp xây dựng xã Nông thôn mới tại địa
phƣơng.
3.1 Thực trạng xây dựng Nông thôn mới tại địa phƣơng.
3.1.1 Ƣu điểm và nguyên nhân.
Ƣu điểm
Nhờ sự quyết tâm, đồng lịng chung sức của cả hệ thống chính trị và
nhân dân, địa phương đã xây dựng thành công xã Nông thôn mới vào năm
2019 và hiện tại đang tập trung xây dựng các tiêu chí xã Nơng thơn mới nâng
cao. Kết quả xây dựng xã Nông thôn mới cụ thể như sau:
Các cơng trình cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, nhà văn hoá,

khu thể thao được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, khang trang, sạch đẹp phục vụ
tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế và văn hoá của nhân dân.
Các tổ hợp tác, tổ liên kết được thành lập tạo điều kiện cho bà con được
mua chung, bán chung, góp phần nâng cao giá trị hàng hố nông sản, nâng
cao thu nhập cho nhân dân.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm, hộ khá, hộ giàu ngày càng tăng, đời sống vật chất
của nhân dân ngày càng phát triển. Thu nhập bình quân đầu người của xã từ


45,85 triệu đồng/người/năm năm 201 tăng lên 0, triệu đồng/người/năm
năm 2021.
Chất lượng môi trường ngày càng được cải thiện, cảnh quan môi trường
xanh, sạch đẹp; rác thải, chất thải trong sinh hoạt và chăn nuôi được xử lý tốt.
An ninh trật tự ổn định, cuộc sống của nhân dân được n bình.
Trong q trình xây dựng Nơng thơn mới xã đã huy động tối đa các
nguồn nội lực và ngoại lực để thực hiện.
Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nơng thơn mới của xã:
Tổng kinh phí xây dựng nơng thơn mới: 170, 943 tỷ đồng, trong đó gồm:
- Vốn tỉnh:
11,37 tỷ đồng, chiếm 6,65%;
- Vốn huyện:

1, 37 tỷ đồng, chiếm 0,66%;

- Vốn xã:

0,34 tỷ đồng chiếm 0,19%;

- Vốn huy động mạnh thường quân:
87,23%;

- Cộng đồng dân cư:
5,27%;
+ Tiền mặt:

149,113 tỷ chiếm
8,75 tỷ đồng chiếm
0.25 tỷ đồng

+ Ngày công lao động, đất đai, hoa màu quy thành tiền: 8,5 tỷ đồng
Nguyên nhân ƣu điểm:
Cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm, sâu sát lãnh chỉ đạo trong
quá trình thực hiện. Nhân dân tích cực tham gia thực hiện 15 phần việc hộ gia
đình, xây dựng các thiết chế văn hóa gia đình cần thực hiện, sẵn sàng đóng
góp ngày công, đất đai, hoa màu để xây dựng các công trình giao thơng nơng
thơn, xây dựng các thiết chế văn hoá của ấp.
Bộ máy tổ chức để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng
Nơng thơn mới từng bước đi vào hoạt động hiệu quả, hệ thống văn bản hướng
dẫn và các cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình đã được xây dựng và


ngày càng hoàn thiện; nhận thức, ý thức của cán bộ đảng viên, người dân về
xây dựng Nông thôn mới ngày càng được nâng lên.
Phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tranh thủ phát huy tốt các nguồn nội lực địa phương và ngoại lực từ bên
ngồi, sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo các cấp, các mạnh thường quân, các
đơn vị tài trợ, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn và đặc biệt là sự đóng góp tích
cực của người dân địa phương.
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:
Điều kiện thực tế của địa phương chưa đáp ứng với một số chỉ tiêu

chung như chỉ tiêu nước sạch quy định đối với xã Nông thôn mới là 70%, xã
Nông thôn mới nâng cao là 100% nhưng hệ thống hạ tầng cấp nước chung
chưa đáp ứng với nhu cầu sử sụng nước sạch của nhân dân ở nông thôn; chỉ
tiêu xây dựng nghĩa trang nhân dân cũng rất khó thực hiện vì tập qn của
vùng nơng thơn miền Tây là chơn cất gắn liền với mảnh đất của gia đình,
đồng thời quỹ đất xã để xây dựng nghĩa trang cũng không có do dân cư sống
phân tán, đất đai sản xuất gắn liền với nhà cửa, nên đa số là quy hoạch trên
giấy tờ.
Một số tiêu chí thực hiện cịn chậm so với tiến độ đề ra như tiêu chí về
xây dựng giao thơng nơng thơn, tiêu chí về mơi trường, tiêu chí phát triển
kinh tế tập thể...
Việc thực hiện chuỗi giá trị, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các chương
trình dự án vốn tỉnh, huyện còn chậm tiến độ.
Hoạt động của hợp tác xã , tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất chưa thật sự
hiệu quả, các liên kết chuỗi giá trị chưa chặt chẽ, thiếu bền vững.


Nông sản bán ra phải qua nhiều tầng nấc trung gian, làm cho giá mua
của người nơng dân thì rẻ nhưng đến tay người tiêu dùng thì giá rất cao,
nhưng thiệt thịi nhất cũng là người nơng dân.
Hệ thống thủy lợi chưa hồn chỉnh dẫn đến tình trạng ngập úng hoặc
xâm nhập mặn sâu, kéo dài gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Tư duy sản xuất của người nông dân cịn chậm thay đổi, cịn sử sụng
hố chất, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chăn nuôi; sản xuất các sản
phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong thời gian thực
hiện Chỉ thị 16, một số doanh nghiệp, thương lái, đầu mối thu mua tạm ngưng
hoạt động nên sản lượng nơng sản cịn tồn đọng rất lớn, tập trung các sản
phẩm dừa xiêm, dừa công nghiệp, heo, gia cầm các loại.
Nguyên nhân hạn chế:

Việc xây dựng, ban hành các tiêu chí chung ở giai đoạn đầu chưa sát
với thực tế điều kiện của từng địa phương, từng vùng miền.
Công tác tuyên truyền đôi lúc chưa sâu rộng, chưa thường xun, cịn
tình trạng người dân chưa nắm hết phần việc của hộ gia đình( 15 phần việc
của hộ gia đình).
Một số cán bộ, đảng viên chưa tích cực chủ động thực hiện, chưa nắm
chắc phần việc phải làm, thiếu tính gương mẫu trong thực hiện các phần việc
của hộ gia đình và trong tham gia đóng góp xây dựng giao thơng nơng thơn.
Một số hộ dân cịn trong chờ, ỷ lại, so đo, tính tốn, chưa tích cực
tham gia thực hiện các phần việc của hộ gia đình. Tập qn người dân miền
tây có thói quen sử sụng cầu cá nên việc vận động xây dựng hố xí hợp vệ sinh
cũng rất khó khăn.


Kinh tế chủ yếu của địa phương là sản xuất nông nghiệp nên nguồn
lực đầu tư xây dựng các công trình rất hạn chế, chủ yếu là nguồn phân bổ của
cấp trên, nguồn vận động xã hội hoá và nguồn nhân dân đóng góp.
Về mặt hoạt động các phong trào, dịch bệnh COVID 1 cũng làm ảnh
hưởng đến việc thực hiện “Ngày Chủ Nhật nông thôn mới”, thường bị gián
đoạn so với kế hoạch đề ra.
Biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn thường xuyên gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa, dừa, cây ăn
trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm( vừa khôi phục đợt này lại tiếp tục đợt khác
gây khó khăn trong sản xuất, khó phục hồi lại).
Thiếu kinh phí để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng nông thôn, xây
dựng hệ thống cống tưới tiêu, ngăn mặn…chủ yếu là giải pháp tình thế, cục
bộ, ứng phó trước mắt, chưa đáp ứng nhu cầu phòng chống lâu dài, tồn diện
chung.
Nhận thức một bộ phận người nơng dân về phát triển kinh tế hợp tác
còn hạn chế, chưa hiểu đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc liên kết

sản xuất ; chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất, sản lượng thiếu tập trung
( thích cái gì thì sản xuất cái đó, thấy ai làm được thì bắt chước làm theo chứ
không quan tâm đến thị trường cần cái gì, nhu cầu của doanh nghiệp như thế
nào, người sử dụng muốn chất lượng ra sao…, diện tích sản xuất phân tán,
manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được vùng sản xuất lớn). Cịn tình trạng
người dân hợp đồng với doanh nghiệp, nhưng lại bán cho thương lái bên
ngoài với giá cao hơn (vi phạm hợp đồng- chỉ nghĩ lợi ích trước mắt chứ
khơng thấy lợi ích lâu dài).
Giá vật tư nơng nghiệp (phân bón, thức ăn chăn ni, thuốc bảo vệ
thực vật…) thường xuyên tăng cao, trong khi đó giá một số sản phẩm nơng


nghiệp lên xuống thất thường( thường xuống nhiều hơn lên) ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất và thu nhập của người nông dân.
Nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới thành lập ra nhưng thực tế hoạt
động chưa hiệu quả vì nhiều nguyên nhân như: thiếu vốn hoạt động, thiếu
kinh nghiệm quản lý, điều hành, thiếu nhân sự có chất lượng, thiếu sự quan
tâm hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương….
4. Giải pháp giữ vững và nâng chất xã Nông thôn mới tại
địa phương


4.1 Đối với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các ngành chuyên môn
cần:
Về công tác chỉ đạo, điều hành: thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban
chỉ đạo, Ban quản lý cấp xã và Ban phát triển xây dựng nông thôn mới các ấp,
đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện kịp thời, sâu sát đúng với
thực tiễn.
Quan tâm lãnh chỉ đạo chặt chẽ trong quá trình thực hiện, thường
xuyên kiểm tra, giám sát, nắm chắc công việc, nắm chắc các chỉ tiêu, các tiêu

chí cần thực hiện, có kế hoạch, lộ trình phân kỳ tháng, q, tháng… để thực
hiện từng tiêu chí. Thường xuyên họp định kỳ hàng tháng để đánh giá tiến độ
công việc đồng thời đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho chu kỳ tiếp theo.
Phân công giao việc cụ thể, rõ ràng cho cán bộ phụ trách các tiêu chí
Nơng thơn mới. Thường xun kiểm tra, nhắc nhở, thúc đích, thường xuyên
nắm bắt những khó khăn vướng mắc để kịp thời tháo gở.
Phải nắm chắc phần việc nào là của nhà nước, phần việc nào là của
nhân dân phải thực hiện để định hướng phân cơng và tun truyền cơng việc
cho đúng đắn, có tập trung.


Về công tác tuyên truyền: Kịp thời phổ biến, tuyên truyền đầy đủ các
văn bản của cấp trên và địa phương về chủ trương xây dựng Nông thôn mới
bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng thơng qua các cuộc họp, hội nghị
của cấp ủy Đảng, chính quyền, lồng ghép cuộc họp của các chi, tổ hội ở các
ấp, họp tổ nhân dân tự quản, qua đài truyền thanh xã và tổ thông tin các ấp và
kể cả áp dụng công nghệ để tuyên truyền như qua hệ thống zalo, facebook…
với phương châm tuyên truyền “ mưa dầm thấm lâu” ,“ tuyên truyền ở mọi
lúc, mọi nơi có thể” cũng rất hiệu quả.
Trong tuyền truyền đặc biệt chú ý nội dung phải ngắn gọn, xúc tích,
khơng dài dịng, tập trung những vấn đề, những nội dung mang tính bức thiết,
nhằm động viên, huy động nội lực, khơi dậy tinh thần đồn kết, tính trách
nhiệm và sự đồng thuận trong nhân dân, với phương châm lấy sức dân để lo
cho dân. Phải đảm bảo nguyên tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân hưởng thụ”, phải xác định người dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn
mới, nhà nước chỉ đóng vai trị quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ.
Thể hiện tính gương mẫu: Thường xuyên nêu cao vai trò tiền phong,
gương mẫu của cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trong việc
triển khai và thực hiện chương trình. Có thế mới huy động được mọi người
dân cùng tham gia, bởi người dân sẽ lấy gương cán bộ, đảng viên để làm

theo. Còn ngược lại nếu cán bộ khơng gương mẫu thì trong cơng tác tuyên
truyền, vận động nhân dân của địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn.
Phát triển kinh tế: Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các
tổ hợp tác, hợp tác xã, từng bước hình thành chuỗi sản phẩm chủ lực đối với
cây dừa là cây trồng chủ lực của xã. Việc thành lập và cũng cố tổ hợp tác, hợp
tác xã phải đi vào thực chất, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương,
không chạy theo chỉ tiêu, thành tích, khơng nóng vội, chủ quan.


Cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành chức năng phải quan
tâm, theo dõi, hỗ trợ thường xuyên bởi thành lập đã khó nhưng việc cũng cố,
nâng chất hoạt động trên thực tế thì càng khó hơn, nếu cứ để mặc cho tổ hợp
tác, hợp tác xã tự hoạt động mà khơng hỗ trợ thì kết quả cuối cùng sẽ là phá
sản hoặc giải thể.
Ngoài ra đối với hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã thì cơng tác quản
lý, điều hành rất quan trọng, thành công hay thất bại cũng do đội ngũ điều
hành. Do đó khi lựa chọn nhân sự phải quan tâm lựa chọn người có tinh thần
trách nhiệm, có trình độ, có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và đặc biệt
phải công tâm, khách quan khơng vụ lợi cho riêng mình. Đây cũng là kinh
nghiệm xương máu cho nhiều hợp tác xã khi chọn nhân sự khơng đúng. Do
đó cần phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững trong thời gian tới.
Tiếp tục phát triển thêm các doanh nghiệp, hợp tác xã, quan tâm giải
quyết việc làm tại chỗ và tăng cường cho người lao động tham gia xuất
khẩu, từng bước hình thành chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn, hiệu quả
và có tính bền vững.
Quan tâm đầu tư xây dựng và kêu gọi các nguồn xây dựng hệ thống
cống đập, hệ thống giao thơng nơng thơn hồn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi
trong vận chuyển hàng hóa của bà con nông dân và các doanh nghiệp. Phát
huy tốt các nguồn nội lực và ngoại lực, đặc biệt là phát huy vai trò chủ thể của

nhân dân.
Trong sản xuất phải dự đoán, khảo sát, xác định nhu cầu của thị trường
đầu ra để sản xuất đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp thu mua và xu
hướng người tiêu dùng trong và ngoài nước như số lượng, mẫu mã, chất
lượng… trong điều kiện kinh tế phát triển, người tiêu dùng rất cần những sản
phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ và nhu cầu là rất lớn nhưng chúng ta chưa đáp


ứng nổi do người nơng dân cịn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa tuân thủ các
quy trình sản xuất sạch. Nếu giải quyết được vấn đề mấu chốt này tin chắc
rằng chúng ta sẽ giải quyết được bài toán “ được mùa mất giá”, “ được giá
mất mùa” cứ bám lấy người nơng dân.
Quan tâm cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện tốt công
tác dạy và học, thực hiện tốt công tác xây dựng đời sống văn hóa, phát huy
nhân tố con người.
Thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, phát
huy tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
4.2 Đối với ngƣời dân:
Tích cực lao động sản xuất, phát huy tiềm năng về đất đai, các nguồn
vốn tín dụng ưu đãi nhằm duy trì và mở rộng đa dạng các loại hình sản xuất
nơng nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ mà địa
phương có lợi thế, nhằm khơng ngừng nâng cao thu nhập trên một đơn vị
diện tích và nâng cao thu nhập bình quân đầu người.
Cần nâng cao nhận thức về kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể, làm ăn phải
giữ chữ tín, đã hợp đồng thì phải thực hiện đúng hợp đồng với doanh nghiệp
về giá cả, về số lượng cũng như chất lượng theo yêu cầu, tuân thủ nghiêm
nghặt các quy trình sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ. Đã cam kết với doanh
nghiệp phải thực hiện đúng cam kết, khơng vì lợi ích trước mắt mà bn bỏ
doanh nghiệp, bn bỏ lợi ích lâu dài, ổn định. Sản xuất phải theo quy hoạch,
theo nhu cầu, có thế thì hàng hóa sản xuất ra sẽ khơng dư thừa, được tiêu thụ

hết, giá cả ổn định, đời sống vật chất tinh thần người dân ngày càng được
nâng lên. Do đó việc thay đổi nhận thức của người dân có thể nói là yếu tố
quyết định trong phát triển nơng nghiệp ở nơng thơn, góp phần nâng cao chất
lượng Nông thôn mới.


Tham gia vào các tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã, tham dự
đầy đủ các lớp tập huấn, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào
trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tích cực thực hiện tốt 15 phần việc của hộ gia đình trong xây dựng
nơng thơn mới, tham gia tốt các hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn
thực phẩm, thường xuyên dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom, xử lý
rác, chất thải và trồng cây xanh, trồng hoa ven các tuyến lộ bảo vệ cảnh quang
môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Tham gia tích cực ngày “ Chủ nhật Nơng
thơn mới” ở địa phương.
Vận động người thân và những người xung quanh chấp hành tốt pháp
luật, có ý thức giữ gìn tài sản của cá nhân, không lơ là chủ quan, mạnh dạn tố
giác tội phạm góp phần giữ gìn an ninh trật tự cho xóm ấp.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Từ chính những nội dung việc làm cụ thể nêu trên mà niềm tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước được củng cố,
sự đồng thuận của nhân dân trong xã ngày càng được tăng cường. Đồng thời,
cũng chính vì vậy mà địa phương ln duy trì và nâng cao được chất lượng
của các tiêu chí nông thôn mới đã được công nhận và đang tiến lên xây dựng
xã Nơng thơn mới nâng cao.
Qua đó cho thấy thực tiễn đã chứng minh ở địa phương nào làm tốt
công tác dân vận, phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
phát huy được sức mạnh tổng hợp của tồn dân thì địa phương đó sẽ đạt kết
quả tốt.
Thực tế qua đại dịch covid 1 cũng đã chứng minh được rằng vai trò

của khối đại đồn kết tồn dân rất quan trọng, nhờ có sức mạnh đồn kết đó
mà chúng ta đã cùng nhau vượt qua nhiều đợt dịch và trong đợt dịch thứ tư


này chúng ta sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức, chung lịng vượt qua, đẩy lùi đại
dịch.
Do đó, trong q trình xây dựng Nơng thơn mới ở địa phương, cấp ủy,
chính quyền, các ngành, các cấp phải quan tâm phát huy tốt sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động tổng hợp các nguồn lực trong xã hội.
Có như thế thì việc xây dựng Nơng thơn mới địa phương mới thật sự
bền vững, thu nhập của người nơng dân mới ổn định, góp phần phát triển kinh
tế của địa phương và đất nước./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội” năm 1 1.
2.Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc
lần thứ XII, XIII , Nxb chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
3.Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
4.Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05-8-2008 của Ban chấp hành
Trung ương khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn.
5.Quyết định số 1 80/QĐ-TTg ngày 17-10-2016 của Thủ tướng
Chính Phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn
2016-2020.


×