Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

VINAMILK CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM vietnam dairy products joint stock company

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.37 KB, 26 trang )

VINAMILK
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
Vietnam Dairy Products Joint Stock Company

BÀI TẬP NHĨM
D07 – VNM - Nhóm 2
Thành viên nhóm :
Hồng Thị Như Quỳnh

030135190480

Văn Trần Như Quỳnh

030135190486


Võ Trần Thảo Quyên

030135190477

A. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN NGẮN HẠN TRONG DOANH
NGHIỆP :
1. Khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp :

Hình 1. Tài sản ngắn hạn là gì ?
- Tài sản ngắn hạn (TSNH) là những tài sản có thời gian sử dụng hoặc thu
hồi dưới hoặc bằng 12 tháng, gồm 3 loại chính là Tiền, khoản Phải thu
ngắn hạn và Hàng tồn kho.
 Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng khơng kỳ hạn,
vàng bạc, kim khí, đá q và tiền đang chuyển. Ngoài ra các khoản
đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi ( đáo hạn) khơng q 3 tháng,


có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng ( như kỳ phiếu ngân
hàng, tín phiếu kho bạc) được xem xét tương đương với tiền. Trong


các loại tài sản tại doanh nghiệp, tiền có tính thanh khoản cao nhất,
là phương tiện thanh toán, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp.
 Thứ hai là khoản phải thu. Khoản mục này ghi nhận số tiền còn phải
thu của khách hàng và các đối tượng khác có liên quan hoặc tiền
ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận sản phẩm. Khi khoản
phải thu được thu hồi, ngân quỹ của doanh nghiệp được bổ sung.
Hoạt động quản lý khoản phải thu và quản lý tiền có mối liên hệ
mật thiết, đòi hỏi sự chú trọng đúng mức để đảm bảo khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.
 Thứ ba là hàng tồn kho. Khoản mục này bao gồm toàn bộ giá trị của
các loại hiện vật dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp gồm Hàng mua đi đường, Nguyên liệu vật liệu, Công
cụ dụng cụ, Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, Thành phẩm,
Hàng hóa, Hàng gửi đi bán,…
2. Quản lý tài sản ngắn hạn là gì ?
- Quản lý tài sản ngắn hạn là quá trình tổ chức, điều hành việc hình thành và
sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định
- Quản lý TSNH tại doanh nghiệp là công việc quan trọng, cần thực hiện
nghiêm túc và khoa học. Quá trình này bao gồm một loạt các quyết định từ
khi có ý tưởng hình thành tài sản cho tới khi loại bỏ và thay thế bằng tài
sản khác, thay vì chỉ tập trung vận hành nâng cao hiệu quả sử dụng như
một số quan niệm cũ.


B. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 2018-2020 :
Một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn, đó là việc xác định cơ cấu tài sản ngắn hạn sao cho hợp lý. Mỗi một
khoản mục sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản ngắn hạn của cơng
ty thì được coi là hợp lý, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp,
năng lực của đội ngũ lãnh đạo.... Do đó, các doanh nghiệp khác nhau sẽ có kết
cấu tài sản ngắn hạn khác nhau.
Bảng 1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2018
Số tiền

Năm 2019

Năm 2020

Tỷ
trọng/
Tổng
TSNH

Số tiền

Tỷ
trọng/
Tổng
TSNH


Số tiền

Tỷ
trọng/
Tổng
TSNH

I.Tiền và các khoản 1011,235
tương đương tiền

5,46%

957,163

4,83%

464,705

1,94%

1.Tiền

3,57%

957,163

4,83%

464,705


1,94%

2.Các khoản tương 350
đương tiền

1,89%

0

0

0

0

II.Các khoản đầu tư 8576,023
tài chính ngắn hạn

46,34% 11100,023 55,98
%

15100

63,1%

661,235


1.Chứng

kinh doanh

khoán 442,023

2,39%

0,023

0.0001
%

0

0

2.Đầu tư nắm giữ 8134
đến ngày đáo hạn

43,95% 11100

55,98
%

15100

63,1%

III.Các khoản phải 4240,43
thu ngắn hạn


22,91% 3809,794

19,21
%

4464,257

18,65%

1.Phải thu khách 3167,243
hàng

17,11% 3116,907

15,72
%

3784,523

15,81%

2.Trả trước
người bán

cho 784,178

4,24%

409,723


2,07%

380,2

1,59%

3.Phải thu ngắn hạn 290,019
khác

1,57%

283,305

1,43%

299,734

1,25%

4.Dự phòng phải (1,009)
thu khó địi

0,01%

(0,14)

0.0007
%

(0,2)


0,0008
%

IV.Hàng tồn kho

4531,769

24,49% 3876,561

19,55
%

3856,553

16,11%

1.Hàng tồn kho

4537,109

24,52% 3882,519

19,58
%

3876,801

16,2%


2.Dự phịng giảm (5,34)
giá hàng tồn kho

0,03%

(5,959)

0,03%

(20,248)

0,08%

V.Tài sản ngắn hạn 146,428
khác

0,79%

85,314

0,43%

46,261

0,19%

1.Chi phí trả trước 29,661

0,16%


31,7

0,16%

25,986

0,11%


ngắn hạn
2.Thuế giá trị gia 116,767
tăng được khấu trừ

0,63%

53,614

Tổng tài sản ngắn 18505.88
hạn
9

100%

Tổng tài sản

34317,285

0,27%

20,275


0,08%

19828,855 100%

23931,77
7

100%

39415,111

43016,377

Nguồn : Số liệu tính được từ báo cáo tài chính riêng năm 2018, 2019, 2020 của
Vinamilk
Năm 2018, giá trị tổng tài sản ngắn hạn của công ty là 18505,889 tỷ đồng chiếm
53,93% trong tổng tài sản, sau đó vào năm 2019 giảm xuống cịn 50,31% trong
tổng tài sản và tăng vào năm 2020 là 55,63% trong tổng tài sản. Nhìn vào cơ cấu
tổng tài sản ngắn hạn của công ty ta thấy được trong giai đoạn 2018-2020 gía trị
tổng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng lên rõ rệt, trong đó các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, năm 2018
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 46,34%, năm 2019 chiếm 55,98% và
năm 2020 chiếm 63,1%. Sau các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là chỉ tiêu hàng
tồn kho, chỉ tiêu này giảm dần tỷ trọng từ năm 2018 chiếm 24,49% tổng tài sản
ngắn hạn, năm 2019 giảm xuống còn 19,55% tổng tài sản ngắn hạn và đến 2020
tỷ trọng này cịn 16,11%. Theo sau đó là chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn,
chỉ tiêu này giảm dần tỷ trọng từ năm 2018 chiếm 22,91% tổng tài sản ngắn hạn
xuống còn 18,65% trên tổng tài sản ngắn hạn năm 2020.
Năm 2019 tài sản ngắn hạn tăng 1322,966 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 7%. Trong năm

2019 tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do khoản các khoản đầu tư tài chính ngắn


hạn tăng với tỷ lệ lớn. Cụ thể là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng
29,43% so với năm 2018. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn năm 2020 tăng cao so với
sự gia tăng của năm 2019. Năm 2020 tài sản ngắn hạn của công ty đạt 23931,777
tỷ đồng và đã tăng thêm 4102,922 tỷ đồng so với năm 2019, tỷ lệ tăng tương ứng
là 20,69%. Việc tài sản ngắn hạn của công ty năm 2020 đã tăng một lượng khá
lớn xuất phát từ nguyên nhân:
- Do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng : Năm 2019 chỉ tiêu các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 11100,023 tỷ đồng thì đến năm 2020
chỉ tiêu này đã đạt tới 15100 tỷ đồng, tức là đã tăng xấp xỉ 4000 tỷ đồng
với tỷ lệ tăng là 36,04% và vượt xa so với chỉ tiêu này vào năm 2018 với
8576,023 tỷ đồng ; dẫn đến tỉ trọng của chỉ tiêu này so với tổng tài sản
ngắn hạn cũng từ đó mà tăng lên. Trong đó, chỉ tiêu đầu tư nắm giữ đến
ngày đáo hạn tăng đáng kể hơn cả, năm 2019 chỉ tiêu này là 11100 tỷ đồng
thì đến năm 2020 chỉ tiêu này đã đạt tới 15100 tỷ đồng và vượt xa so với
chỉ tiêu này trong năm 2018 với 8134 tỷ đồng. Những con số trên cho
thấy công ty rất quan tâm tới việc tận dụng nguồn lực, tiền nhàn rỗi của
doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, nhằm tăng thu nhập và
nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ năm
2018 trở đi, Vinamilk khơng cịn đầu tư trái phiếu, mà thay vào đó là các
khoản tiền gửi ngắn hạn và dài hạn. Trong đó khoản tiền gửi ngắn hạn vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất. Tổng tài sản của Vinamilk có xu hướng tăng
trong những năm trở lại đây nhờ vào việc mở rộng quy mô sản xuất và gia
tăng các khoản đầu tư ngắn hạn. Cụ thể là, vào tháng 7/2018, Công ty đã
tiến hành ký kết hợp đồng đầu tư nắm giữ 51% cổ phần của Công ty Lao-


Jagro Development Xiengkhouang Co., Ltd để phát triển tổ hợp trang trại

bị sữa và bị thịt cơng nghệ cao.
- Cùng với đó, chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng đáng kể vào
năm 2020 với mức tăng 17,18% so với chỉ tiêu này trong năm 2019 mặc
dù chỉ tiêu này trong 2019 đã giảm đi còn 3809,794 tỷ đồng so với năm
2018. Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn tăng có thể thấy cơng ty thực
hiện tương đối không tốt trong công tác thu hồi vốn. Nguyên nhân là do
dịch bệnh COVID-19 trong năm 2020 đã làm kinh tế bị trì trệ và ngành
sữa cũng khơng phải ngoại lệ nên cơng ty đã gia tăng các chính sách kích
cầu thu hút có lợi cho khách hàng. Dẫn đến việc các khoản phải thu ngắn
hạn vào năm 2020 tăng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên nếu xét trên
tổng thể tài sản ngắn hạn thì các khoản phải thu ngắn hạn chỉ chiếm tỷ
trọng trung bình trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty với tỷ trọng năm
2018 là 22,91%, năm 2019 là 19,21% và 2020 là 18,65%; với mức tỷ
trọng trên cho thấy công ty luôn giữ các khoản phải thu ngắn hạn ở mức
tương đối dù chỉ tiêu có tăng vào năm trước, điều này cho thấy công tác
quản lý tài sản của công ty khá tốt.
- Ngoài ra trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của ba năm 2018, 2019 và 2020 thì
các chỉ tiêu cịn lại đều có xu hướng giảm, cụ thể là :
o Năm 2019 ghi nhận sự giảm nhẹ của khoản mục tiền và các khoản
tương đương tiền với lượng tiền giảm đi là 53,072 tỷ đồng tương
đương giảm 5,35% so với năm 2018. Để đầu tư vào các doanh
nghiệp hay cơng ty con thì cơng ty đã giảm lượng tiền và đem vào
đầu tư. Cụ thể là, Ngày 29 tháng 1 năm 2019, Công ty đã đầu tư
51.547 triệu VND theo tỷ lệ sở hữu trong công ty này theo quyết
định của các cổ đông. Vào ngày 1/4/2019 Công ty đã thanh toán


154.391 triệu VND cho chủ sở hữu trước đây theo hợp đồng mua cổ
phần. Tại ngày 30 tháng 9 năm 2019, Cơng ty đã hồn tất thủ tục
chuyển tiền đầu tư cho con do Công ty sở hữu 100% từ 10 triệu

USD lên 20 triệu USD. Cuối tháng 12/2019 Công ty đã hoàn tất
việc mua 75% vốn cổ phần của Công ty Cổ phần GTNFoods thông
qua nhiều giao dịch mua cổ phần.Ngày 10 tháng 8 năm 2020 Công
ty tăng vốn đầu tư của Công ty tại Lao-Jagro từ 25.411.924 USD
lên 66.413.630 USD.
o Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác giảm đi rõ rệt khi năm 2018 chỉ tiêu
này là 146,428 tỷ đồng thì năm 2019 giảm đi với mức giảm 41,74%
và tới cuối 2020 thì cịn 46,261 tỷ đồng; chỉ tiêu hàng tồn kho cũng
giảm nhẹ vào năm 2019 với mức giảm 14,46% so với năm 2018 và
còn 3856,553 tỷ đồng vào năm 2020.
Nhìn tổng quát vào bảng cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần sữa
Việt Nam qua giai đoạn 3 năm 2018-2020 ta nhận thấy : khoản mục tiền có
xu hướng giảm và khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có xu
hướng tăng mạnh với chỉ tiêu đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng đáng kể
hơn cả và có tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn; qua đây cho ta
thấy được công ty đã sử dụng khoản tiền vào việc đầu tư các khoản đầu tư
nắm giữ đến ngày đáo hạn bao gồm các khoản đầu tư trái phiếu của doanh
nghiệp cả ngắn hạn và dài hạn, cơng ty đầu tư vào các khoản tiền gửi có kỳ
hạn cả ngắn hạn và dài hạn, ngồi ra cịn đầu tư vào các doanh nghiệp và
công ty con. Bên cạnh đó, khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn và khoản
mục hàng tồn kho có tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản ngắn hạn, cho thấy
việc quản lý tài sản của doanh nghiệp tương đối ổn định. Chỉ tiêu hàng tồn


kho có xu hướng giảm giữa các năm cho thấy việc hốn chuyển các tài sản
thành tiền của cơng ty đang được thực hiện tốt.

C. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CƠNG TY :
Dựa vào kết quả bài của nhóm 1 :

1. Chu kỳ phát triển của nền kinh tế :
- Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ
với tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân
cũng được cải thiện rõ rệt nhất là sau khi tham gia WTO (Tổ chức thương
mại thế giới). Nền kinh tế tăng trưởng duy trì ở mức khá cao, tốc độ tăng
trưởng Việt Nam và thu nhập bình quân của dân chúng tăng, kéo theo nhu
cầu tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm trong đó có sữa cũng tăng. Điều
này có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và TSNH
nói riêng.


Hình 2. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010-2020
2. Khoa học công nghệ :
- Hiện nay nhà máy sữa được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt
trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện
nay và đều đạt chuẩn quốc tế. Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự
động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Ứng
dụng các hệ thống máy móc hiện đại, hệ thống quản lí mới, đồng thời
nhập khẩu quy trình và nguồn ngun liệu đã góp phần nâng cao chất
lượng sữa. Đồng thời việc nắm bắt và sử dụng thành thạo khoa học cơng
nghệ sẽ có tác động giúp cơng ty VINAMILK tăng lợi nhuận và tăng tính
cạnh tranh. Từ đó cũng sẽ tác động tích cực đến kết quả của hoạt động
quản lý TSNH.
- Bên cạnh đó để theo kịp với thị trường công nghệ ngày càng đổi mới,
công ty cũng cần bỏ nhiều vốn để đầu tư trang thiết bị máy móc. Điều này
cũng góp phần tác động đến TSNH.
3. Chính trị- Pháp luật :
- Mơi trường chính trị, pháp luật là điều mà mỗi doanh nghiệp khi tham gia
thị trường đều phải nghiên cứu cụ thể chi tiết. Tình hình chính trị pháp luật
ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế,

giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc phát triển
và mở rộng quy mô kinh doanh của công ty VINAMILK.
4. Văn hóa- Xã hội :


- Tại Việt Nam, người tiêu dùng có thói quen sử dụng đồ ngọt cũng như các
sản phẩm đóng hộp hay các sản phẩm có liên quan đến sữa. Với tốc độ
phát triển của xã hội và trình độ dân trí ngày càng tăng cao cũng kéo theo
nhu cầu sản phẩm dinh dưỡng, chất lượng cao về thời gian của con người
càng cần thiết. Đây là cơ hội cho ngành sữa phát triển thêm nhiều mặt
hàng đa dạng, mở rộng quy mô sản xuất và phân phối trên thị trường. Tuy
nhiên vẫn cịn tâm lý tiêu dùng hàng ngoại khơng tin tưởng hàng Việt. Vì
vậy kết quả của hoạt động quản lý TSNH vừa có phần tác động tích cực
vừa có phần bị ảnh hưởng tiêu cực.
5. Điều kiện tự nhiên :
- Khí hậu trong nước ta ở một số nơi thuận lợi cho việc ni bị sữa, cung
cấp nguồn nguyên liệu tươi sạch và cho năng suất cao. Điều này tạo điều
kiện cho chi phí sản xuất sẽ ở mức thấp hơn rất nhiều so với việc nhập
khẩu ở nước ngoài, tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí cho cơng ty.

D. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CƠNG TY :
1. Định hướng phát triển của Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam :
1.1.

Định hướng phát triển :

Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng các hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và

tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về
doanh thu, Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được
thực thi, bao gồm:
ĐI ĐẦU TRONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO MANG TÍNH ỨNG DỤNG CAO


Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành
kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk.
Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân,
mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu
và nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng
nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.
CỦNG CỐ VỊ THẾ DẪN ĐẦU NGÀNH SỮA VIỆT NAM
Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất
lớn.
Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nơng thơn với các dịng sản phẩm
phổ thơng, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn.
Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia
tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị.
Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia
tăng thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.
TRỞ THÀNH CÔNG TY SỮA TẠO RA NHIỀU GIÁ TRỊ NHẤT TẠI
ĐÔNG NAM Á
Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan
hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích
hợp dọc và kết hợp.
Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác
với mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số.



Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi
mơ hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với
các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.
Vinamilk đã được nhớ đến là "Thương hiệu gắn bó cộng đồng".
Vinamilk đã có những bước phát triển ấn tượng trong thời gian vừa qua, trở
thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam và đang nỗ lực
chinh phục thị trường quốc tế với mục tiêu trở
thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất toàn
cầu. Và rõ ràng, sự phát triển của công ty luôn tỷ
lệ thuận với sự ảnh hưởng đến xã hội, đặc biệt là
Việt Nam. Nhận thức sâu sắc tầm ảnh hưởng của
mình đến xã hội cũng như những thách thức mà
toàn xã hội đang đối mặt, Vinamilk xác định
nguyên tắc kinh doanh là gắn kết một cách hài hoà
giữa mục tiêu kinh doanh với trách nhiệm với xã hội, hướng đến phát triển
bền vững. Vinamilk thực hiện trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan và
nỗ lực để mang lại ngày càng nhiều giá trị cho các bên liên quan của mình.
 Mơi trường và năng lượng :
Là một nhà sản xuất, Vinamilk luôn ý thức rằng bất kỳ hoạt động sản xuất nào
cũng có những tác động đến mơi trường xung quanh. Vì thế cơng ty ln nỗ lực
tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu đến mơi trường và tìm cách
sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng.
Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam là hoạt động phối hợp giữa
Tổng cục Môi trường (VEA) và nhãn hàng nước giải khát Vfresh thuộc Công ty


cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk được phát động từ năm 2012. Chương trình
nhằm mục đích trồng thêm nhiều cây xanh cho các thành phố, cải thiện môi
trường sống cho người dân Việt Nam. Chương trình được mở rộng đến các khu
vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: khu dân cư, khu

công cộng, các tuyến đường trung tâm, các trường học…tại các thành phố lớn
trên toàn quốc.
 Trách nhiệm với sản phẩm :
Chiến lược phát triển sản phẩm của Vinamilk từ trước tới nay vẫn ln hướng
đến sự an tồn và lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng cả về thể chất và trí tuệ.
Do đó Vinamilk vơ cùng cẩn trọng trong từng giai đoạn: từ lên công thức sản
phẩm, quyết định nguồn nguyên liệu đến thiết kế kiểu dáng và bao bì sản phẩm
nhằm đảm bảo sự an tồn tối đa cho người sử dụng. Ngồi ra cơng gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như chất bảo quản cho tất cả sản phẩm
của Vinamilk hiện tại và tương lai. Đặt an toàn thực phẩm làm nguyên tắc hàng
đầu, Vinamilk cam kết mỗi sản phẩm của Vinamilk đều là kết quả của một chu
kỳ khép kín đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt, bao gồm:


 Phát triển kinh tế địa phương :
Bên cạnh việc phát triển của mơ hình trang trại quy mơ lớn, Vinamilk cũng ln
đồng hành với người chăn ni bị sữa trong việc phát triển vùng nguyên liệu sữa
và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ chăn nuôi.
 Với việc phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của mình, Vinamilk tiếp tục
góp phần tạo lập một hệ thống với hơn 250 doanh nghiệp và với hơn 4.500 việc
làm ổn định ở khắp các tỉnh thành cả nước.
 Người lao động :
Vinamilk xây dựng một môi trường làm việc văn hố, văn minh cho tất cả mọi
thành viên của cơng ty. Để làm được điều đó, cơng ty ln đối xử với các nhân
viên của mình và khuyến khích tất cả mọi người trong Vinamilk đối xử với nhau
trên nguyên tắc: Đối xử tơn trọng, bình đẳng, khơng phân biệt giới tính, vùng
miền, tơn giáo.
Năm 2013, Vinamilk đã chi 6,5 tỷ đồng cho các chương trình đạo tạo nội bộ và
bên ngồi.
Chương trình Phát triển đội ngũ kế thừa được tổ chức nhằm mục đích phát triển

nhân sự có năng lực cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong cơng ty. Chương trình


này sẽ mang đến nhiều cơ hội cho người lao động được đào tạo, thử thách, phát
triển nghề nghiệp của mình và đóng góp cho cơng ty.
 Hỗ trợ và phát triển cộng đồng :
Tiếp tục phát huy truyền thống "Lá lành đùm lá rách” của người Việt nam,
Vinamilk luôn xem đây là định hướng chung cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng
của mình. Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng được phát động và tổ chức bởi ban
điều hành Vinamilk ln nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của tồn thể nhân
viên của cơng ty:
• Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh cho các trường hợp ốm đau, bệnh nan y, bệnh tật
hiểm nghèo ở các địa phương và ở các bệnh viện.
• Hỗ trợ và tặng quà, sữa cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt tại các trại trẻ mồ côi,
trẻ em cơ nhỡ tại các trung tâm nhân đạo.
• Hỗ trợ đồng bào gặp thiên tai lũ lụt.
• Tham gia chương trình hiến máu nhân đạo
1.2 Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 :
Phát triển bền vững và quản trị doanh nghiệp sẽ là các định hướng mũi nhọn
được Vinamilk tập trung để phát triển trong tương lai.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các dự án phát triển
vùng nguyên liệu của Vinamilk vẫn được thực hiện đúng tiến độ. Tiêu biểu là
việc đón thành cơng 2.100 bị sữa HF thuần chủng nhập khẩu từ Mỹ về trang trại
mới của Vinamilk tại Quảng Ngãi vào ngày 21/3/2021.


Đây là trang trại mới có quy mơ 4.000 con, diện tích trên 100 ha với tổng vốn
đầu tư ban đầu lên đến 700 tỷ đồng nằm trong hệ thống trang trại sinh thái
“Green Farm” mà Vinamilk đang đầu tư phát triển từ đầu năm 2021. Theo kế
hoạch, Vinamilk cũng sẽ nhập khẩu hơn 5.000 con bò sữa cao sản để gia tăng

tổng đàn cho các dự án trang trại trong năm nay.
Ngoài ra, trong năm 2021, Vinamilk sẽ tập trung đầu tư các dự án lớn để mở
rộng quy mơ. Cụ thể như dự án Trang trại bị sữa công nghệ cao kết hợp du lịch
sinh thái tại Mộc Châu-Sơn La, Tổ hợp trang trại bò sữa Lao-Jagro tại Lào, Dự
án chăn ni, chế biến và phân phối bị thịt của Vilico...
Cùng với đó, Vinamilk sẽ tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới, chất lượng đến
người tiêu dùng. Đồng thời, q trình cao cấp hóa danh mục sản phẩm vẫn tiếp
tục được thực hiện một cách có chọn lọc.
Ngoài ra, Vinamilk sẽ mở rộng chuỗi giá trị từ trang trại, nhà máy đến hệ thống
phân phối và nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động tại các công ty
thành viên.
Với những nỗ lực trong năm 2020 đầy thách thức, Vinamilk đã thăng 6 hạng liên
tiếp trên Top 50 Công ty sữa hàng đầu thế giới, vươn lên vị trí 36 và là đại diện
duy nhất của Đông Nam Á trong danh sách này. Năm 2020, Quản trị doanh
nghiệp theo các thông lệ quốc tế đã giúp Vinamilk là Cơng ty duy nhất được
bình chọn là “Tài sản giá trị của Đông Nam Á” theo kết quả thẻ điểm quản trị
doanh nghiệp ASEAN.
2. Một số giải pháp cụ thể :
Ở phần trên đã tiến hành phân tích chi tiết thực trạng quản lý tài sản ngắn hạn
dựa trên tình hình thực tế của Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam giai đoạn từ năm


2018 đến 2020. Ghi nhận những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý và
sự gia tăng nguồn lực đầu tư cho tài sản nhưng việc sử dụng nguồn lực ấy hợp lý
để tạo ra hiệu quả thì chưa đạt yêu cầu. Do đó cần những giải pháp quản lý giúp
giải quyết những vấn đề còn tồn tại, duy trì những yếu tố thuận lợi để doanh
nghiệp có thể hoạt động bền vững. Sau đây là những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý TSNH xuất phát từ những hạn chế của chính cơng ty
2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý tiền và các khoản tương đương tiền :
Cơng ty cần có các biện pháp điều chỉnh và giữ tiền mặt ở mức vừa phải đủ để

đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định, liên tục. Bởi tiền mặt
có vai trị đặc biệt quan trọng trong thanh tốn tức thời của cơng ty. Chính vì
vậy, cơng ty nên xác định một mức dự trữ tiền mặt hợp lý và tối ưu nhất để vừa
đảm bảo khả năng thanh toán nhanh trong những trường hợp cấp thiết vừa tránh
mất chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt.
Cơng ty nên có những biện pháp rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt càng
nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận, bằng cách giảm thời gian thu hồi những khoản
nợ, kéo dài thời gian trả những khoản phải trả.
2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho :
Trong giai đoạn 2018-2020 có thể thấy giá trị dự trữ hàng tồn kho của công ty
giảm dần qua các năm. Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh
doanh của cty, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ
bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho cty. Đó là
những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán. Thông
thường, tỷ trọng hàng tồn kho lớn ln là mối quan ngại ít nhiều với nhà đầu tư,
do tính chất tồn lâu, chơn vốn, chi phí phát sinh thêm của nó hay nói cách khác,


nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng khơng tốt tới q trình
kinh doanh do cty sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị
lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho
cũng là một rủi ro vì cty có thể đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiềm
năng hoặc thị phần nếu giá tăng cao trong khi cty khơng cịn hàng để bán. cty
duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hố
của mình, nhằm đảm bảo ngun vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng
trong lưu thông.
Biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty:
- Công ty cần thiết lập một mối quan hệ thường xuyên với các nhà cung cấp. Từ
đó đảm bảo thời gian đặt hàng chuẩn xác và hợp lý để có thể giảm lượng tồn kho
xuống "dự trữ tối thiểu" mà vẫn đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh.

- Thường xuyên rà soát lại cơ cấu hàng tồn kho, từ đó đề ra các biện pháp giải
quyết hàng ứ đọng, kém phẩm chất, tăng nhanh vòng quay hàng hoá.
- Việc đánh giá lượng hàng tồn kho phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ
hàng tháng, quý, năm. Có như vậy công ty mới có cơ sở xác định đúng giá trị
hàng hoá. Từ đó có biện pháp giảm nhanh hàng tồn kho đến mức hợp lý, đảm
bảo chất lượng hàng luân chuyển.
- Công ty cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng hàng hoá trƣớc khi nhập
kho. Để việc kiểm tra đạt chất lượng cao, công ty cần tuyển chọn những cán bộ
kỹ thuật chuyên môn giỏi và tinh thần trách nhiêm cao thực hiện. Bên cạnh đó
công ty cần mua sắm thêm các thiết bị kiểm tra cần thiết thay thế bổ sung những
thiết bị đã hỏng.


- Thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hoá, tích cực giải quyết hàng tồn kho:
ngoài các khách hàng quen thuộc cần tìm kiếm thêm thị trường mới, mở rộng ra
cả nước ngồi nhằm tiêu thụ hàng hố một cách nhanh nhất, từ đó góp phần làm
cho tài sản ngắn hạn luân chuyển nhanh hơn, tài sản ngắn hạn sử dụng tiết kiệm
hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
- Kiểm tra hàng tồn kho từ khâu đầu vào đến đầu ra của nguyên vật liệu, hàng
hóa… để đảm bảo hàng hóa, nguyên vật liệu đúng quy cách và phẩm chất. Trong
quá trình lưu kho, cũng phải thường xuyên kiểm tra để nhằm giảm thiểu tối đa
lượng hàng tồn kho giảm giá, mất phẩm chất để thực hiện tiết kiệm, hiệu quả
trong việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu, hàng hóa của cơng ty.
2.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực :
Nhân tố con người ln đóng vai trị quyết định trong sự thành công của bất kỳ
một doanh nghiệp nào, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày nay người ta
không chỉ cần có vốn, công nghệ quan trọng hơn cả là con người, song con
người có sẵn về tài về đức chƣa đủ mà những con người ấy phải tạo thành một
khối thống nhất thật sự vững mạnh, tạo nên sự lành mạnh của văn hoá doanh

nghiệp. Để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, công ty có thể sử dụng một số
biện pháp sau:
- Có chính sách tuyển dụng tốt, kế hoạch đào tạo phù hợp với chuyên môn
nghiệp vụ để thu hút nguồn nhân lực có kiến thức, có kỹ năng và năng lực đáp
ứng nhu cầu phát triển mới của công ty.
- Thường xuyên cử cán bộ quản lý chủ chốt, nhất là cán bộ làm công tác tài
chính kế toán đi học các lớp nâng cao kiến thức chuyên môn hoặc các lớp đào


tạo ngắn hạn chuyên ngành để cập nhật kiến thức thông tin phục vụ cho công tác
quản lý.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ nhân viên là vấn đề
cần phải được ưu tiên. Bởi vì, khi trình độ của cán bộ nhân viên công ty được
nâng cao, luôn được trau dồi những kiến thức mới thì hiệu quả trong cơng việc
mang lại cao hơn.
+ Thường xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ
chun mơn của cán bộ cơng nhân viên, từ đó có các khố học đào tạo chun
sâu, nâng cao trình độ chun mơn, sao cho đáp ứng mọi nhu cầu mới luôn thay
đổi hiện nay.
+ Trên nền tảng của những cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm để từng
bước đưa các cán bộ công nhân viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm để học hỏi và
dần khẳng định mình cũng như cống hiến tài năng của mình vì sự nghiệp chung
của cơng ty.
+ Công tác quản lý cán bộ cần đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, cơng minh,
nhìn nhận, đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình
hoạt động của đội ngũ lao động trong cơng ty để từ đó phát huy những điểm tích
cực và hạn chế những điểm tiêu cực. Đội ngũ lãnh đạo trong công ty luôn phải
noi gương sáng, đi đầu trong mọi hoạt động của cơng ty.
+ Trong q trình hoạt động phải định kỳ tổng kết, từ đó kịp thời khuyến khích
vật chất đối với tập thể cũng như cá nhân có những thành tích, phát minh, sáng

kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của công ty, đồng thời cũng phải nghiêm
khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái làm cản trở sự phát triển của
công ty.


+ Thường xuyên có các hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ mát, cử người của
công ty tham gia các hoạt động văn hố của đồn thể quần chúng, từ đó tạo lên
sự đoàn kết, thoải mái về tinh thần trong cán bộ công nhân viên cũng như luôn
có một không khí làm việc tập thể thoải mái tương trợ và thật sự hiệu quả.
+ Cần phải đưa kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vào trong chiến
lược phát triển lâu dài cuả công ty.
2.4. Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý :
Nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy là rất cần thiết cho công tác quản lý của
công ty. Nguồn thông tin cung cấp bao gồm: thơng tin từ kế tốn và thơng tin từ
bên ngồi.
- Thơng tin kế tốn: Là số liệu của các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác
quản trị doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp dựa vào số liệu của các
báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kịp thời mang tính chiến lược cho cơng
tác quản lý của mình hoặc đưa ra quyết định đầu tư cho các dự án phát triển công
ty trong tương lai.
- Thơng tin bên ngồi: Cơng ty có thể thu thập thơng tin bên ngồi từ nhiều
luồng khác nhau thông qua trên báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng
hoặc trên mạng internet… để phục vụ cho công tác quản lý của mình. Khi thu
thập thơng tin bên ngoài cần phải tổng hợp, phân loại và chỉ chọn những thông
tin hữu ích phục vụ cho công tác quản lý của cơng ty. Sử dụng thơng tin kế tốn
và thơng tin bên ngồi để lập cơng tác kế hoạch hoá tài chính nhằm xác định nhu
cầu vốn sử dụng thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
trong một thời hạn nhất định, nhất là vốn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Sử dụng
thông tin bên ngoài để theo dõi giá thành của sản phẩm trên thị trường, theo dõi



giá của đối thủ cạnh tranh để có chính sách thích hợp cho từng mặt hàng ở từng
thời điểm khác nhau. Mua thông tin chuyên ngành để phục vụ công tác lập dự
báo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh.
3. Khuyến nghị :
Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý TSNH tại Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam, ngồi những giải pháp đã trình bày ở trên em xin trình bày một số
khuyến nghị để góp phần quản lý hiệu quả đạt được mục tiêu phát triển trong
tương lai không chỉ trong công tác quản lý TSNH.
3.1. Khuyến nghị với Vinamilk :
 Nâng cao chất lượng sản phẩm :
Nâng cao chất lượng sản phẩm tức là tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian
sử dụng của sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm củng cố uy tín về sản
phẩm của công ty với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản
phẩm. Mặt khác chất lượng sản phẩm của công ty được nâng cao sẽ tạo điều kiện
tăng giá bán từ tăng doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận. Như vậy, nâng cao chất
lượng sản phẩm sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nói chung và
tài sản ngắn hạn nói riêng.
 Đẩy mạnh thị trường tiêu thụ :
Khi nói đến sản xuất hàng hóa thì phải nói đến thị trƣờng tiêu thụ có mối liên hệ
mật thiết đến hàng loạt các kế hoạch của doanh nghiệp từ đầu tư sản xuất đến uy
tín sản phẩm. Thực hiện tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới hoàn thành được
các quá trình kinh tế sản xuất, mới đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được
thường xuyên liên tục. Có thực hiện được tiêu thụ sản phẩm thì giá trị sản phẩm


mới thực hiện được, doanh nghiệp mới có doanh thu từ đó mới có nguồn để bù
đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và thực hiện các nghĩa vụ
với Nhà nước. Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm nhanh, nhiều sẽ tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tăng doanh thu và là cơ sở để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng

tài sản. Do đó vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ là một trong những vấn đề
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay
Tích cực tìm kiếm, nghiên cứu khả năng xuất khẩu của cơng ty ra nước ngồi.
Trong điều kiện hiện nay xu hướng tự do mậu dịch hoá khu vực và quốc tế đang
trở nên phổ biến dẫn tới việc ngày càng có nhiều loại sản phẩm ngoại nhập xuất
hiện trên thị trường trong nước làm cho thị trường truyền thống của công ty ngày
càng có nguy cơ bị thu hẹp. Do đó công ty cần chú trọng nghiên cứu tìm hiểu thị
trường nước ngồi.
3.2. Khuyến nghị với Chính phủ :
Kiến nghị Chính phủ cần tạo mơi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
nền kinh tế mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, APEC và
tổ chức WTO, việc gia nhập này sẽ đem lại cho công ty nhiều cơ hội cũng như
thách thức. Hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam chƣa hoàn chỉnh, chưa
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Chính phủ nên sớm
hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo nên sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành
phần kinh tế phát triển, góp phần tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển
Nhà nước cần ban hành các chính sách về tạo vốn. Nhà nước cần chú trọng trong
việc vừa khuyến khích định hướng cho các hoạt động thu hút vốn và cung ứng
vốn vừa tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải tự lo lắng và tính toán các biện pháp
huy động vốn sao cho vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán vừa đảm bảo khả năng


×