Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHÁT HIỆN GIAN lận TRONG BCTC của DOANH NGHIỆP NIÊM yết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.41 KB, 17 trang )

PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG BCTC CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM
YẾT
Phạm Thị Kim Oanh (1) , Chu Nam Anh(2), Nguyễn Hoài Ngọc(3), Mạc Thùy
Dung(4)
(1)
Lớp CQ55/21.01CLC
(2)
Lớp CQ55/21.02CLC
(3)
Lớp CQ55/21.01CLC
(4)
Lớp CQ55/21.01CLC
(1)



Tóm tắt:
Trong thị trường hiện nay, gian lận trong báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết và công ty đại chúng rất phổ biến.Các cơng ty cố tình gian lận
trong BCTC nhằm đạt các lợi ích kinh tế, hồn thành các chỉ tiêu đặt ra cũng
như duy trì xu hướng phát triển tốt của công ty trước các cổ đông, chủ sở hữu
cũng như công chúng, làm giảm gánh nặng thuế hay nhằm che giấu đi các rủi ro
của công ty khi tham gia vào các dự án của các nhà đầu tư.Vấn đề đặt ra là các
gian lận đó là gì và làm thế nào để phát hiện ra có gian lận trong BCTC của
doanh nghiệp?.
Nghiên cứu này nhằm kiểm định sự ảnh hưởng của gian lận báo cáo tài
chính tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam và trách nhiệm của các công ty
niêm yết này đối với các nhà đầu tư. Bài nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra thế
nào là gian lận báo cáo tài chính từ đó chỉ ra các ngun nhân, đơng cơ nào
khiến cho các công ty niêm yết phải gian lận và mục đích của việc gian lận báo
cáo tài chính là gì. Từ đó, đưa ra giải pháp giúp hạn chế gian lân BCTC ở các


cơng ty niêm yết
Từ khóa: gian lận, phát hiện gian lận, báo cáo tài chính, nguyên nhân, trách
nhiệm, động cơ


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gian lận trong công bố thông tin trên báo các tài chính là một trong những chủ
đề thời sự hiện nay, trong thị trường những năm dạo gần đây chúng ta thường
xuyên chứng kiến những vụ bê bối tài chính đến từ các cơng ty đại chúng và các
doanh nghiệp niêm yết. Dù lớn hay nhỏ nhưng những vụ việc thao túng gian lận
đó để để lại hậu quả khơn lường, làm thất thốt khối lượng tài sản khổng lồ của
nhà nước. Các cơng ty cố tình gian lận trong báo cáo tài chính nhằm đạt các lợi
ích kinh tế, hồn thành các chỉ tiêu đặt ra cũng như duy trì xu hướng phát triển
tốt của cơng ty trước các cổ đông, chủ sở hữu cũng như công chúng, làm giảm
gánh nặng thuế hay nhằm che giấu đi các rủi ro của công ty khi tham gia vào dự
án của các nhà đầu tư. Vấn đề đặt ra là các gian lận đó là gì và làm thế nào để
phát hiện ra có gian lận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa việc
phát sinh gian lận trên báo cáo tài chính ở những cơng ty có tầm vóc lớn đã làm
phát sinh sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài
chính. Nó cũng là thách thức lớn đối với người quản lý công ty cũng như dối với
kiểm toán viên trong việc phát hiện các sai phạm trên báo cáo tài chính.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả đa số sử dụng phương pháp định tính,
phương pháp thu thập số liệu để cung cấp thơng tin tồn diện về các đặc điểm về
mơi trường xã hội nơi vấn đề xảy ra.Nhóm dựa trên trên nguồn thông tin sơ cấp
và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu và những bài báo trước
đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giải thuyết.
3. Kết quả và thảo luận
3. 1.


CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:

3.1.1 Gian lận là gì?
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 240 (VAS240), gian lận là những
hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người


trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực
hiện, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
Thơng thường, gian lận phát sinh khi hội đủ các yếu tố sau:
- Một cá nhân hay một tổ chức cố ý trình bày sai một yếu tố hay sự kiện quan
trọng.
- Việc trình bày sai này sẽ làm cho người bị hại tin vào đó (người bị hại có thể là
cá nhân hay tổ chức).
- Người bị hại dựa vào và ra các quyết định trên cơ sở sự trình bày sai này.
- Người bị hại chịu các khoản lỗ về tiền, tài sản… do việc dựa trên sự trình bày
sai này.
Gian lận có thể mang lợi ích cho cá nhân hay tổ chức. Khi cá nhân gian lận, lợi
ích có thể là trực tiếp (như nhận tiền hay tài sản), hay gián tiếp (có ảnh hưởng
nào đó, tăng quyền lực, sự đền ơn, tiền thưởng…). Khi tổ chức (thường là nhân
viên hành động trên tư cách tổ chức) thực hiện gian lận thì lợi ích thu được
thường là trực tiếp dưới hình thức thu nhập của công ty tăng lên.
3. 1.2 Doanh nghiệp niêm yết là gì ?
Doanh nghiêp niêm yết (listed company) là cơng ty cơng cộng có cổ phiếu
được phép mua bán trên các thị trường chứng khoán.
Điều 6, Luật chứng khoán 2006 có đưa ra định nghĩa về niêm yết chứng khốn,
theo đó, niêm yết chứng khốn là việc đưa các chứng khốn có đủ điều kiện vào
giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Điều kiện trở thành công ty niêm yết Điều 12 - Luật chứng khốn năm 2006 có
quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng gồm 3 điều kiện. Cụ thể,

doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ
đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; Hoạt động kinh
doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời khơng có
lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán; Có phương án phát hành và phương án
sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.


3. 2.2 Gian lận trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết
- Báo cáo tài chính là các báo cáo kế tốn cung cấp các thơng tin về tình hình tài
chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu
cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.
Báo cáo tài chính được lập théo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để
tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế tốn.
- Hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị kế tốn thuộc hoạt động kinh doanh
doanh nghiệp niêm yết gồm:
Bảng cân đối kế toán;
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
- Lập báo cáo tài chính gian lận là hành vi làm thay đổi, làm giả mạo các chứng từ
kế toán hoặc ghi chép sai; khơng trình bày hoặc cố ý bỏ sót các thơng tin quan
trọng trong báo cáo tài chính; cố ý áp dụng sai, không tuân thủ các nguyên tắc
kế toán, chuẩn mực kế toán; giấu diếm hoặc bỏ sót khơng ghi chép các nghiệp
vụ phát sinh, ghi các nghiệp vụ khơng có thật trên báo cáo tài chính để lừa đảo
người sử dụng báo cáo tài chính. (Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam,
2013).

. 2 THỰC TRẠNG VỀ GIAN LẬN BCTC TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT:
Trên thực tế hiện nay, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn gian

lận trong lập báo cáo tài chính có số lượng lớn trong nhiều năm gần đây phổ
biến dưới hình thức “biến hóa” kết quả kinh doanh trong báo cáo tài chính là
nâng doanh thu khống, giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận hoặc tăng vốn “khống”


trong khi quy mô tài sản không tăng. Những hành vi gian lận này thể hiện sự
thiếu trung thực trong phản ánh thơng tin kế tốn.
Theo thơng tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong danh sách các cong ty
kiểm toán được chấp thuận ký báo cáo kiểm toán cho các doanh nghiệp niêm yết
năm 2018, có 5 cơng ty không được chấp thuận bao gồm: Công ty TNHH Kiểm
tốn DFK Việt Nam, Cơng ty TNHH Kiểm tốn và tư vấn tài chính Quốc tế
(IFC), Cơng ty Kiểm tốn và Kế tốn Hà Nội (CPA Hà Nội), Cơng ty Kiểm tốn
Thăng Long – T.D.K và Cơng ty TNHH Grant Thornton Việt Nam. Những cơng
ty này đã có hành vi làm giả chứng từ, hồ sơ kế toán, hồ sơ công ty đại chúng,
lập khống hồ sơ đăng ký giao dịch, tạo cung cầu giả để bán cổ phiếu trên thị
trường, lừa đảo chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư cổ phiếu. Hầu hết những
cơng ty này đều có nhiều báo cáo kiểm tốn khơng đạt chất lượng, kiểm kê sai
lệch.
Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn.
Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến
sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay khơng cố ý.
Mặc dù gian lận là một khái niệm pháp lý rất rộng, nhưng để đạt được mục
đích của các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên chỉ phải quan tâm đến những
gian lận dẫn đến sai sót xuất phát từ việc lập báo cáo tài chính gian lận và sai sót
do biển thủ tài sản. Mặc dù kiểm tốn viên có thể nghi ngờ hoặc trong một số ít
trường hợp xác định được có gian lận xảy ra nhưng kiểm tốn viên khơng được
đưa ra quyết định pháp lý về việc có gian lận thực sự hay không.
Không chỉ số liệu trên báo cáo tài chính được kiểm tốn khác xa với báo cáo tự
lập, mà ngay cả những báo cáo đã được kiểm toán đánh giá là “trung thực, hợp
lý” cũng vẫn phát sinh những vấn đề sai lệch nghiêm trọng về số liệu. Mỗi mùa

cơng bố báo cáo tài chính, niềm tin của nhà đầu tư lại lung lay theo sự nhảy múa
của những con số mà doanh nghiệp công bố.
Ngày 16/3/2018, CTCP Điện lực Khánh Hịa (KHP) đã cơng bố Báo cáo tài
chính kiểm tốn năm 2017 và có cơng văn giải trình về sự chênh lệch số liệu


giữa Báo cáo tài chính quý IV/2017 tự lập và Báo cáo tài chính năm 2017 sau
khi được kiểm tốn. Theo đó, có tới 10 khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của KHP đã thay đổi sau kiểm toán với
giá trị chênh lệch từ 5% trở lên.
KHP là trường hợp mới nhất nhưng cũng không phải là duy nhất khi báo cáo tài
chính có hàng loạt thay đổi, điều chỉnh sau kiểm tốn. Ngay trước đó, ngày
12/3/2018, Tổng cơng ty Khống sản TKV – CTCP (KSV) đã cơng bố Báo cáo
tài chính kiểm tốn với lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 9,65% so với báo cáo
tự lập. Tại CTCP Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao (LAS), sau kiểm tốn
Báo cáo tài chính 2017, lợi nhuận sau thuế cũng đã giảm 8,6%.
Trường hợp điều chỉnh số liệu đáng kể nhất trong mùa cơng bố báo cáo tài chính
kiểm tốn từ đầu năm 2018 phải kể đến là nhóm công ty liên quan, bao gồm
CTCP Thủy sản Hùng Vương (HVG) và CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An
Giang (AGF) khi lợi nhuận từ lãi thành lỗ hoặc số lỗ tăng đột biến.
Cụ thể, théo Báo cáo tài chính niên độ 2016 -2017 của AGF sau kiểm toán,
doanh thu thuần giảm 7,3%, lợi nhuận gộp giảm mạnh 55,2% so với báo cáo tự
lập. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh gấp 4,78 lần,
khiến lợi nhuận sau thuế của AGF âm 187 tỷ đồng. Số lỗ này tương đương
66,5% vốn điều lệ của AGF, chêch lệch lợi nhuận 191 tye đồng so với báo cáo tự
lập là lãi 4 tỷ đồng.
Tình hình cũng tương tự tại HVG, khi sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế ghi
nhận lỗ 705 tỷ đồng, tăng 642 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, mà nguyên nhân
chủ yếu là do giá trị khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp bị
điều chỉnh tăng mạnh.


Gian lận, dù là việc lập báo cáo tài chính gian lận hay biển thủ tài sản, đều có
liên quan đến động cơ hoặc áp lực phải phát hiện hành vi gian lận, một cơ hội rõ
ràng để thực hiện điều đó về việc hợp lý hóa hành vi gian lận.


.3. NGUYÊN NHÂN, ĐỘNG CƠ CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
GIAN LẬN BCTC
Các nguyên nhân chính dẫn đến các doanh nghiệp làm sai lệch số liệu báo cáo
tài chính:
 Các giám đốc làm sai lệch số liệu báo cáo tài chính để thâu tóm, sát nhập
 Giám đốc quá tự tin và lạc quan hay tin rằng việc làm sai lệch báo cáo tài chính
sẽ khơng bị phát hiện
 Tránh vi phạm các điều khoản trong hợp đồng
 Giám đốc thấy các công ty khác cũng làm vậy
Đây là những nguyên nhân có tác động yếu đến việc doanh nghiệp làm sai lệch
báo cáo tài chính vì:
 Các giám đốc ý thức được trách nhiệm cả mình trong việc làm sai lệch báo cáo
tài chính, vì họ biết sẽ có những ảnh hưởng gì nên việc tạo lợi ích riêng hay quá
tự tin, lạc quan hoặc tin rằng sẽ không bị phát hiện có ảnh hưởng thấp
 Làm sai lệch báo cáo tài chính để thâu tóm, sáp nhập hầu như chưa có nhiều ở
Việt Nam, và điều này cũng khó xảy ra
 Các hợp đồng ở Việt Nam hầu như chưa có các điều khoản ràng buộc cao về
chất lượng của báo cáo tài chính, mà đa số các báo cáo tài chính đều được các
cơng ty cung cấp cho bên ngân hàng và các tổ chức vay dưới dạng báo cáo nội
bộ và các báo cáo dự phòng nên các giám đốc cũng chưa quan tâm đến việc làm
sai lệch để đảm bảo đủ điều kiện của hợp đồng vay.
Ngồi những yếu tố trên cịn những yếu tố khác tác động mạnh đến việc các
doanh nghiệp là sai lệch báo cáo tài chính như:
 Làm sai lệch báo cáo tài chính để tác động đến giá cổ phiếu.

 Áp lực từ bên ngoài để đạt mức lợi nhuận kỳ vọng (áp lực từ nhà đầu tư, áp lực
từ các công ty đầu tư,...)


 Áp lực từ bên trong để đạt mức lợi nhuận kỳ vọng (ảnh hưởng từ hội đồng quản
trị, cổ đông, cơ quan quản lý trực tiếp)
 Tăng thù lao cho ban điều hành.
 Giám đốc sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp.
 Áp lực phải tạo doanh thu ổn định.
 Giảm kỳ vọng về lợi nhuận trong tương lai.
 Gây ảnh hưởng đến các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp,...
 Để tránh thuế (cụ thể là để giảm số thuế phải nộp)
 Để ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ đơng.
.4. PHÂN TÍCH GIAN LẬN BCTC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM
YẾT:
Với mục đích làm “đẹp” BCTC nhằm thu hút đầu tư của các cổ đông trên thị
trường chứng khốn, các cơng ty niêm yết thường thực hiện gian lận trong lập
BCTC ở các khoản mục gồm : doanh thu, phải thu , tài sản và chi phí bằng các
kỹ thuật, phương pháp như khai tăng doanh thu, khai giảm chi phí/bỏ sót cơng
nợ, ghi nhận sai niên độ kế toán, đánh giá sai giá trị tài sản,…
Doanh thu,phải thu :
-Ghi nhận doanh thu trước hoặc sau khi chuyển hàng:
Các hành vi có tính gian lận nghiêm trọng chủ yếu tới từ việc ghi nhận doanh
thu không đúng với bản chất và thời điểm phát sinh.
Công ty nhận được đơn đặt hàng và ghi nhận luôn doanh thu để tăng doanh số
mặc dù chưa chuyển giao hàng hóa, cũng có trường hợp chuyển trước hàng cho
khách hàng mặc dù chưa nhận được đơn đặt hàng. Doanh thu được ghi nhận khi
vẫn còn tranh chấp với khách hàng hoặc các thành viên trong tập đoàn.
Ghi nhận toàn bộ doanh thu khi mới chuyển giao một phần hàng hóa, dịch vụ
thể hiện ý chí của ban lãnh đạo, một số công ty trong ngành xây dựng đã làm



công việc này bằng cách ước lượng doanh thu theo tiến độ kế hoạch, sau đó ghi
nhận trước mà chưa cần xác nhận của chủ đầu tư. Mâu thuẫn xảy ra khi có sai
khác trong ước lượng và giá trị thực tế trên hóa đơn, làm bảng cân đối kế tốn
“xấu đi” khi những khoản dự phịng ngày càng lớn chỉ vì muốn ghi nhận doanh
thu sớm.
-Ghi nhận doanh thu giả cho khách hàng thật :
Ghi nhận doanh thu chủ yếu khi bán hàng cho các bên liên quan được lập ra với
mục đích đặc biệt, hàng hóa, dịch vụ không được chuyển tới người tiêu dùng
cuối cùng.
Ghi nhận doanh thu với các đơn hàng kỳ vọng. Công ty bán hàng qua đại lý
thường ước lượng khối lượng hàng hóa sẽ bán trong “tương lai” dù chưa rõ nhu
cầu thực và khả năng hàng bán sẽ bị trả lại.
Tài sản lưu động nằm trong mối quan hệ mật thiết với doanh thu rất dễ gây ra sai
sót và chuyển đổi hình thái cho nhau, như việc ghi nhận sai giá trị của hàng tồn
kho, khoản phải thu cần được xem xét trong nhiều kỳ kế toán.
- Làm cho doanh thu lớn hơn và ghi nhận chi phí tương ứng:
Doanh nghiệp cố tình ghi doanh thu lớn hơn và ghi nhận chi phí tương ứng
phần lớn nhằm mục đích tăng chi phí để giảm nhẹ gánh nặng về thuế.

-Ghi nhận sai các khoản nợ, chi phí phải trả:
Các khoản nợ, chi phí phải trả phải nhà cung cấp có thể ghi nhận sai trong
mối tương quan với giá vốn hàng bán, giúp lợi nhuận tăng lên.
Các khoản nợ phải trả thường bị ghi nhận thấp khi doanh nghiệp đang gặp khó
khăn và nhà quản trị muốn cho nhà đầu tư thấy được bức tranh lạc quan về các
rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Tài sản :
- Kéo dài thời gian khấu hao cho tài sản cố định:



Kéo dài thời gian khấu hao cho TSCĐ nhằm giảm chi phí khơng bằng tiền này,
giúp cơng ty ghi nhận lợi nhuận đỡ xấu hơn trong giai đoạn khó khăn. Hành vi
đó khơng bị đánh giá ở mức nghiêm trọng khi công ty công bố thông tin đầy đủ.
Thực tế, trong giai đoạn lợi nhuận tăng trưởng tốt, công ty có thể thay đổi
phương pháp trích khấu hao nhanh để giảm phần thuế thu nhập phải nộp. Chính
sách này đặc biệt được các cơng ty có hệ số tổng tài sản/lợi nhuận cao sử dụng
như vật liệu xây dựng, vận tải hàng không…, những ngành thâm dụng vốn này
thường xuyên cần giữ lại một lượng lớn lợi nhuận để tái đầu tư. Thơng thường,
các tài sản sẽ có giá trị sử dụng dài hơn thời gian thời gian khấu hao trên lý
thuyết, nên chính sách này nhìn dài hạn sẽ không tác động lớn tới giá trị thực
nhận của cổ đơng, miễn là nó minh bạch.
- Tài sản bị thổi phồng :
Tài sản bị thổi phồng có xu hướng ngày càng gia tăng khi nhà quản trị có ý
định làm tăng thu nhập. Palepu và các cộng sự (2007) đã tổng hợp các thủ thuật
thổi phồng tài sản phổ biến sau đây:

 Trì hỗn việc ghi giảm giá trị tài sản ngắn hạn
 Ghi nhận thấp hơn khoản dự phòng đối với nợ xấu
 Đẩy nhanh tiến độ ghi nhận doanh thu
 Trì hỗn việc ghi giảm giá trị tài sản dài hạn
 Ghi nhận thấp hơn giá trị hao mòn tài sản dài hạn

-Tài sản bị ghi nhận thấp hơn thực tế:
Tài sản bị ghi nhận thấp hơn thực tế khi doanh nghiệp có xu hướng muốn giảm
lợi nhuận, cụ thể khi doanh nghiệp có khả năng sinh lời lớn và nhà quản trị
quyết định dự trữ một khoản lợi nhuận cho tương lai. Làm mềm thu nhập
(income smoothing) có thể được thực hiện bằng việc đánh giá cao hơn chi phí



hiện tại hay đánh giá thấp hơn giá trị của tài sản trong thời gian doanh nghiệp
đang hoạt động sinh lời tốt.
Các thủ thuật ghi nhận giá trị tài sản thấp hơn thực tế được Schilit và Perlev
C (2010) tổng hợp gồm 5 trường hợp chủ yếu sau:
 Tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn bị ghi giảm quá mức;
 Các khoản dự phịng được ước tính trích lập q cao;
 Tài sản cho thuê tài chính chuyển ngoại bảng;
 Ghi giảm các khoản nợ phải thu đã bán cho các tổ chức tài chính;
 Tài sản vơ hình chủ yếu khơng được vốn hóa.
Chi phí :
- Phản ánh chi phí sai thời điểm:
Phản ánh chi phí sai thời điểm là sự điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp bởi
áp lực đạt được mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của cơng ty. Khoản chi phí
phát sinh trong kỳ này nhưng cơng ty hỗn chưa hoạch tốn chuyển sang kỳ sau.
Ngồi ra, kỹ thuật phản ánh chi phí sai thời điểm thường thực hiện cùng hành vi
gian lận vi phạm vào nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
-Hàng tồn kho khơng có thật, giá trị hàng tồn kho bị thổi phồng, đánh giá giá trị
hàng tồn kho không phù hợp:
Thực sự, các doanh nghiệp ghi nhận hàng tồn kho khơng có thật, thổi phồng giá
trị hàng tồn kho khơng hợp lý khơng phải vì lợi ích mà nhằm để tăng chi phí
nhằm che giấu các doanh thu ảo đã ghi nhiều năm trước đó.
Doanh nghiệp hồn tồn có thể đi vay vốn lưu động tài trợ cho những lơ hàng
khơng có thật, vai trị của người kiểm toán trong trường hợp này là rất quan
trọng trong phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho đủ và đúng nhất, đánh giá
sai hàng tồn kho gây tác động lên giá vốn hàng bán và làm cho tổng tài sản có
vẻ tăng thêm, dẫn tới hiểu lầm về quy mô công ty.


- Khơng ghi nhận cơng nợ và chi phí, đặc biệt khơng lập đầy đủ các khoản dự
phịng, khơng ghi nhận hàng bán trả lại – các khoản giảm trừ và khơng trích

trước chi phí bảo hành:
Hai hình thức gian lận BCTC trên nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó,
lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay cơng nợ bị che dấu.
Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường khơng để lại dấu
vết.
-Vốn hóa chi phí lãi vay :
Chi phí lãi vay trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được đưa vào vận hành
trong kỳ. Thơng thường các chi phí lãi vay ngân hàng của giai đoạn trước khi
cơng trình đi vào hoạt động sẽ được vốn hóa vào giá trị cơng trình. Chi phí lãi
vay sau thời điểm này phải được ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ.Để
cơng trình đi vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp phải trải qua nhiều công
đoạn kiểm nghiệm, chạy thử và bàn giao. Doanh nghiệp vốn hóa một phần chi
phí lãi vay vào giá trị cơng trình, thay vì ghi nhận chi phí này vào kết quả kinh
doanh trong kỳ theo đúng bản chất của nó. Cách làm này sẽ giảm được chi phí
và tăng lợi nhuận sau thuế.
Ngồi ra,nhiều thơng tin khơng được doanh nghiệp khai báo đầy đủ trong thuyết
minh BCTC như nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ, các giao
dịch các bên liên quan, những thay đổi chính sách kế tốn.
.5. HỆ LỤY CỦA GIAN LẬN BCTC TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT :
Trong thị trường hiện nay, gian lận trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
niêm yết và công ty đại chúng rất phổ biến, đang diễn ra thực sự đáng quan ngại.
Nó gây nên nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường, bản thân công ty và
các nhà đầu tư.
Gian lận BCTC làm giảm niềm tin vào thị trường vốn và độ tin cậy của các
thơng tin tài chính, làm cho thị trường vốn kém hiệu quả, từ đó ảnh hưởng xấu


đến tăng trưởng và phát triển của 1 quốc gia. Đây chính là nguyên nhân gây ra
thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp hoặc dẫn

đến doanh nghiệp phá sản. Những tập đoàn lớn mạnh, phát triển bậc nhất thế
giới đã phải sụp đổ nhanh chóng do gian lận trong BCTC (Enron,
Worldcom).Ngồi ra, gian lận BCTC còn ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà đầu
tư, sự thay đổi số liệu của BCTC trước và sau khi kiểm tốn đã gây cho tâm lý
khơng tốt của các nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngồi, nhiều khi họ
khơng thơng thạo thị trường, do bị rào cản ngôn ngữ, các quy định pháp lý. Việc
thao túng báo cáo tài chính ảnh hưởng đến quyền lợi của họ . Có trường hợp nhà
đầu tư “cháy” tài khoản vì DN cơng bố thơng tin gian lận dẫn đến giá cổ phiếu
sập sàn nhiều phiên, nhưng nhà đầu tư không bán được.
.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ GIAN LẬN BCTC TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT:
-Đối với công ty cổ phần
Cần xây dựng một hệ thống kiểm soát hữu hiện, cần nhận thức đúng đắn đầy đủ
về tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững
mạnh.
+ Nâng cao vai trò của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm sốt trong doanh
nghiệp. Hội đồng quản trị có rất nhiều chức năng và một trong những chức năng
quan trọng là thay mặt cổ đông giám sát hoạt động trong doanh nghiệp. Với
nhiệm vụ chính là hỗ trợ và tư vấn cho Ban Giám Đốc trong việc đưa ra các
quyết định quan trọng, cũng như ngăn chừa và phát hiện những hành vi đi ngược
lại với lợi ích của cổ đơng, Hội đồng quản trị là một cơ chế giám sát quan trọng
trong việc ngăn ngừa việc chi phối các thông tin tài chính nhằm lừa gạt các nhà
đầu tư. Ban Kiểm soát là một trong những bộ phận quan trọng hỗ trợ cho Hội
đồng Quản trị. Ban Kiểm sốt có vai trò trong việc ngăn chặn và phát hiện các
hành vi điều chỉnh trên báo cáo tài chính.
+ Nâng cao vài trị của Kiểm tốn viên độc lập. Hiện nay, sự trung thực và hợp
lý của báo cáo tài chính thường dựa vào ý kiến của kiểm toán viên độc lập. Các


kiểm tốn viên chun nghiệp có thể phát hiện ra những thủ thuật tinh vi, vi

phạm pháp luật trong việc cung cấp thơng tin tài chính. Nhiều nhà nghiên cứu đã
chỉ ra rằng các hãng kiểm tốn thuộc nhóm Big 4 có chất lượng cao hơn hẳn so
với các hãng kiểm tốn khác. Quy mơ hãng kiểm tốn càng lớn thì chất lượng
kiểm tốn chính xác càng cao.
+ Nâng cao năng lực chuyện môn và đạo đức đội ngũ nhân viên kế tốn
trong doanh nghiệp. Trong mơi trường cạnh tranh biến động không ngừng như
Việt Nam hiện nay và để đáp ứng được u cầu cơng việc thì đội ngũ nhân viên
kế tốn cần phải có năng lực chun mơn cũng như kinh nghiệm làm việc thực
tế. Các doanh nghiệp càng lớn thì đội ngũ kế tốn càng phải có được những
nhân viên chun mơn giỏi đồng thời phải có được đạo đức tốt. Vì vậy, kế tốn
viên phải thường xuyên học hỏi, cập nhật các kiến thức mới để phù hợp với
doanh nghiệp và pháp luật hiện hành.

- Đối với kiểm toán viên
Cần tăng cường trách nhiệm của kiểm toán đối với gian lận trong kiểm toán Báo
cáo tài chính và đây cũng là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ
xét cho đến cùng, một trong những mục tiêu quan trọng của kết quả kiểm tốn
Báo cáo tài chính là phải nhằm góp phần ổn định thị trường chứng khốn, thơng
qua việc xác nhận là các Báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý hay không.
Nếu mục tiêu này không đạt, sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm tốn sẽ khơng cịn
cần thiết.
Để giúp kiểm tốn phát hiện gian lận, cần có các hướng dẫn chi tiết cho kiểm toán
viên về các nhân tố đưa đến gian lận và các phương pháp thực hiện gian lận.
Muốn vậy, cần hiệu đính chuẩn mực kiểm tốn VSA 240 về gian lận. Có thể dựa
trên các cơng trình nghiên cứu để hiệu đính chuẩn mực kiểm tốn VAS 240. Ba
nhân tố chính cần được nêu ra trong chuẩn mực VSA 240 là: áp lực, cơ hội và thái
độ.


- Đối với nhà đầu tư

+ Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cần phải bổ sung kiến thức về pháp luật
trong nước, xóa bỏ rào cản về ngơn ngữ để hiểu được kĩ tình hình của doanh
nghiệp.
+Thận trọng với những giải trình về chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau
sốt xét cũng như cơng bố Báo cáo tài chính đã được kiểm tốn. Điều thú vị là
các doanh nghiệp có rất nhiều cách để lý giải về sự chênh lệch này, đây là những
nguy cơ ẩn chứa gia lận rất cao nên nhà đầu tư hết sức thận trọng, cụ thể nhữ
chênh lệch như: chênh lệch tỷ giá, chênh lệch về trích lập dự phịng, chênh lệch
ghi nhận doanh thu, chênh lệch chi phí trích trước, chi phí trả trước và một số
chênh lệch khác.
+Thận trọng với những “chiêu” làm đẹp sổ sách của các công ty mẹ, cơng ty
con. Đó là hiện tượng chuyển vốn lịng vịng từ các cơng ty họ hàng, cơng ty mẹ,
công ty con... Những thủ thuật để làm đẹp báo cáo tài chính cuối năm của những
doanh nghiệp này gồm: Đẩy nợ cho “con” và “con” nuôi “mẹ”.
+Cẩn thận với những doanh nghiệp cơng bố Báo cáo tài chính khơng đúng
thời hạn. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy doanh nghiệp thiếu minh bạch, bởi
nếu tình hình kinh doanh diễn ra như thế nào đều được phản ánh vào sổ sách kế
tốn và trong báo cáo tài chính, thì việc hồn thành và cơng bố sẽ rất nhanh.
- Đối với quản lý nhà nước
Ở nước ta, cần phải tăng cường chế tài xử lý đối với gian lận Báo cáo tài chính,
đây có thể là coi là một hành vi lừa đảo của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
chứng khoán đối với các nhà đầu tư. Bộ Tài chính cần phải nghiên cứu tất cả các
hành vi vi phạm trong việc lập báo cáo tài chính có thể xảy ra trong thực tế và
đưa ra các mức phạt phù hợp với các lỗi của các doanh nghiệp. Bộ tài chính mới
chỉ nâng mực phạt lên tối đa là 30 triệu đồng. Mức phạt này không thấp nhưng
vẫn chưa đủ sức răn đe đối với các kế toán viên nếu chưa truy tố trước pháp luật


đối với hành vi “lừa đào” này. Bộ tài chính nên tăng cường nhiệm vụ thực hiện
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập cho Hiệp Kiểm toán viên

hành nghề Việt Nam (VACPA). Bộ Tài chính cũng nên đề xuất những mức phạt
đối với những Kiểm toán viên làm chưa hết chức trách, nhiệm vụ của mình.
Kết luận:
Hành vi gian lận báo cáo tài chính sẽ cịn được nhiều nghiên cứu khác nghiên
cứu, đánh giá, và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế, xử lý và giúp cho thơng tin
của báo cáo tài chính tại Việt Nam lên một tầm cao mới. Với mục tiêu là minh
bạch, trung thực và đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của tất cả các đối tượng sử
dụng báo cáo tài chính thì việc phát hiện và xử lý gian lận trên số liệu thơng tin
báo cáo tài chính là việc là cần thiết cho một nền kinh tế phát triển và ổn định
của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
-Palepu, K.G., Walker, R.G., Healy, P.M., Williston, J.R., Business Analysis &
Valuation Using Financial Statements, Thomson South-Weston, (2007).
- Schilit, H.M., Perler, J., Financial Shenanigans, Mc GrawHill, (2010).
- />- Th.S Nguyễn Phúc Cảnh, Nguyên nhân các doanh nghiệp gian lận số liệu trên
báo cáo tài chính: Nghiên cứu ở Việt Nam, Tạp chí ngân hàng (số 6, tháng
3/2013)
- Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân
-Luật chứng khoán Việt Nam 2006
-Bài viết: Nỗi lo của nhà đầu tư khi số liệu tài chính “nhảy múa”
/>

FRAUD DETECTION IN THE FINANCIAL STATEMENTS OF LISTED
COMPANIES.
Phạm Thị Kim Oanh (1) , Chu Nam Anh(2), Nguyễn Hoài Ngọc(3), Mạc Thùy
Dung(4)
(1)

Class CQ55/21.01CLC
(2)


(3)

(4)

Class CQ55/21.02CLC

Class CQ55/21.01CLC
Class CQ55/21.01CLC


Abstract:
In today's market, fraud in the financial statements of listed firms and public
companies is common. Companies attemp to cheat in the financial statements in
order to achieve the economic benefits, fulfilling the targets set and maintain the
development trendsahead of shareholders, owners as well as the public , reduce
the tax burden or to conceal the company's risks when taking on the project of
the investors. The question what is fraud and how to detect fraud in the
enterprise's financial statements? This study aimed to test the influence of
financial reporting fraud in the companies listed in Vietnam and responsibilities
of this listed company to investors. This article also points out what financial
statement fraud is and shows the causes, motives making the listed company to
fraud and the purpose of fraudulent financial reporting. Thus, offer solutions to
help curb fraud in the financial statements of listed companies.



×