Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

SKKN khắc phục các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích môn nhảy cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.69 KB, 52 trang )

ĐỀ TÀI
KHẮC PHỤC CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH TÍCH MÔN NHẢY CAO

Lĩnh vực: THỂ DỤC


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT 1-5

ĐỀ TÀI
KHẮC PHỤC CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH TÍCH MƠN NHẢY CAO

Lĩnh vực: THỂ DỤC

Tác giả: Trương Sỹ Cường
Tổ bộ môn: Xã hội


Nghĩa Đàn


MỤC LỤC

Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………...……………………………….

1

PHẦN II. NỘI DUNG …………………………………………………………………………….………………



6

I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………………….…………..………..

6

1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………………………………………………….

6

2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………………….………………………………..

6

II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỀ TÀI ………..…

6

1. Thuận lợi …………………………………………………………………………...……………………………………

7

2. Khó khăn ………………………………………………………………………...………………………………………

7

III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ………………………………..………….

7


1. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………..…………..……………………

7

2. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………………….……………………………….…

8

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………..…….

8

1. Đối tượng nghiên cứu và đối chứng ...…………………………………………………………….…

8

1.1. Lớp thực nghiệm nghiên cứu ………………………………………………….………………………

8

1.2. Lớp đối chứng ……………………………………………………………….……………………………………

8

2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………….…………………………….

8

V. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ……...….


8

1. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………………...……………

8

2. Địa điểm nghiên cứu và áp dụng ………………………………………………….…..……………….

8

3. Trang thiết bị nghiên cứu …………………………………………………….………………………………

8

VI. KẾT QUẢ KHẢO SÁT BAN ĐẦU………………………………………………..……………...

9

VII. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
KẾT QUẢ ……………………………………………………………………………………………………………………

11

1. Yếu tố về tầm vóc, thể lực và tâm lý ………………………………………………………………..

12

1.1. Yếu tố về tầm vóc, thể lực …………………………………………...……………..…………………..


12

1.2. Yếu tố về tâm lý …………………………………………………..……………………………………………..

13


2. Yếu tố về môi trường ………………………………………….………………………………………………..

14

3. Về lý thuyết và kỹ thuật nhảy cao ………………………………………….…………………………

15

3.1. Chạy đà ……………………………………………….………………………………………………………………..

16

3.2. Giậm nhảy …………………………………………………………………………….……………………………...

18

3.3. Trên không ………………………………………………………………...…………………..……………………

18

3.4. Tiếp đất ……………………………………………….……………………………………..…………………………

19


4. Phương pháp giảng dạy và giải pháp khắc phục một số sai …………...…………..

19

4.1. Phương pháp giảng dạy ……………………………………………..……………………………………..

19

4.2. Giải pháp khắc phục một số sai ……………………………………….……………………………..

20

5. Một số điểm luật trong phần nhảy cao .……………………………………………………………

22

5.1. Một số quy định chung ……………………………………………………………………...……..………

22

5.2. Một số trường hợp phạm quy …………………………………………………………………………

23

6. Một số giáo án giảng dạy minh họa ở khối lớp 10 ……………………………….………

23

PHẦN III. KẾT LUẬN …………………………………………………………………..……………………...


41

I. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM …………….………………………………………………………………..

41

1. Nội dung kiểm tra ……………………………………………………...…………………………………………..

41

2. Tổ chức và phương pháp ……………………………………………………………………………………..

41

3. Cách đánh giá …………………………………………………………………………………………………………

41

II. KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………………

44

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ……………………………….……………………………………………..

45

IV. KIẾN NGHỊ …………………………………………...…………………………………………………………….

45


TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………..………………...……………

46


MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU DÙNG TRONG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Chữ viết tắt:
- BS: Bác sĩ

- PPCT: Phân phối chương trình

- GV: Giáo viên

- SGK: Sách giáo khoa

- HS: Học sinh

- THPT: Trung học phổ thông

- NT: Nhóm trưởng

- THCS: Trung học cơ sở

- NXB: Nhà xuất bản

- TTCB: Tư thế chuẩn bị

- TN: Thực nghiệm


- TDTT: Thể dục thể thao

- ĐC: Đối chứng

- VH-TT&DL: Văn hóa, thể thao và du lịch

- LVĐ: Lượng vận động

- m; cm; mm: Mét; Xăng ti mét; Mi li mét

- TG: Thời gian

- GS, TS: Giáo sư, tiến sĩ

- SL: Số lần

- tr: Trang

- PPDH: Phương pháp dạy học

- Đ; CĐ: Đạt; Chưa đạt

- VĐV: Vận động viên

- GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo

- HĐ: Hoạt động

-TDTT: Thể dục thể thao


- Kg: Kilogam
2. Các kí hiệu:
‚,€,ƒ

: Giáo viên, học sinh
: Hướng di chuyển

%

: Tỉ lệ phần trăm



: Cờ

: Cộng, trừ


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đ

ất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển thì giáo dục thể chất
trong nhà trường cũng góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào
tạo “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền
thống của đất nước Việt Nam chúng ta.
Giáo dục thể chất và thể thao trong trường học là bộ phận quan trọng, nền
tảng của nền thể dục, thể thao nước nhà. Phát triển giáo dục thể chất và thể thao

trường học là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đồn thể
xã hội. Vì thế, phát triển giáo dục thể chất và thể thao phải bảo đảm tính khoa học
và thực tiễn.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học
nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng
vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
cho các em. Gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo
đức, lối sống. Qua đó đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho các em học
sinh, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất
nước.
Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao bao gồm đi bộ, chạy các cự
ly, nhảy cao, nhảy xa, ném lao, ném đĩa, đẩy tạ,…và nhiều môn phối hợp khác.
Với việc cần ít các thiết bị đi kèm và tính đơn giản của các mơn này đã khiến điền
kinh trở thành các môn thể thao được thi đấu nhiều nhất trên thế giới. Điền kinh
chủ yếu là môn thể thao cá nhân, với ngoại lệ là các cuộc đua tiếp sức và các cuộc
thi mà kết hợp biểu diễn vận động viên. Cơ sở của môn điền kinh chính là các
động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể lực và tăng cường sức
khỏe. Chính vì vậy, điền kinh được xem là rất quan trọng trong giáo dục thể
chất cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khoẻ của mọi người.
Nhảy cao là một nội dung thuộc môn điền kinh, môn nhảy cao tên tiếng anh
gọi là High Jumping. Sự ra đời của mơn nhảy cao có nét tương đồng khá giống với
bộ môn nhảy sào cũng được phát hiện vào những năm 1800, và cho tới năm 1886
thì lần đầu tiên bộ môn nhảy cao được tổ chức thi đấu tại nước Anh. Và sau đó
khoảng gần 10 năm vào đầu những năm 1890 thì bộ mơn này thực sự phát triển với
mức phổ rộng trên quy mơ tồn thế giới. Năm 1896, nhảy cao chính thức trở thành
nội dung thi đấu Olympic ở Hy Lạp. Xuyên suốt lịch sử hình thành mơn nhảy cao,
nó đã cho ta thấy được sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Và cho tới thời điểm hiện
tại thì mơn nhảy cao thực sự đã trở thành một mơn phổ biến trên tồn thế giới, và
tại Việt Nam thì bộ mơn này đã được đưa vào trong giảng giạy ở hầu hết các
trường THCS, THPT cũng như cả hệ đại học. Với sự khát khao vươn tới những

đỉnh cao của thành tích các huấn luyện viên, vận động viên và nhà khoa học luôn
1


tìm tịi các phương pháp có hiệu quả nhất trong tập luyện và thi đấu. Nhảy cao gồm
có các kiểu nhảy như sau: Nhảy cao nằm nghiêng; Nhảy cao kiểu úp bụng; Nhảy
cao kiểu bước qua; Nhảy cao kiểu lưng qua xà. Với mỗi một kiểu nhảy sẽ có
những giai đoạn khác nhau và những lưu ý quan trọng nhất trong từng phương
pháp nhảy. Qua các kì Đại hội thể thao và sự thay đổi về luật thi đấu cũng là yếu tố
tác động mạnh đến sự tiến bộ và thay đổi của kĩ thuật nhảy cao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “…tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận
của mỗi người dân yêu nước”. Bác kêu gọi “tôi muốn đồng bào ta ai cũng cố gắng
tập thể dục” và “tự tôi ngày nào cũng tập”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước Xã hội Chủ nghĩa thì con người là yếu tố quyết định mà sức khỏe là vốn
quý nhất của con người. Để có con người hồn thiện, đáp ứng u cầu ngày càng
cao của xã hội thì giáo dục cần phải đáp ứng được hai yêu cầu phát triển trí lực và
thể lực. Vì thế, trong cơng tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho học sinh
về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà trường đóng góp một vai trị
quan trọng.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam (khố XI) đã thơng qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4
2


tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã đề ra mục tiêu cụ thể
đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm
chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục
lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng

thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
khuyến khích học tập suốt đời.
Phong trào tập luyện và thi đấu các môn điền kinh ngày một gia tăng và đã
đạt được một số kết quả đáng khích lệ trên trường quốc tế cũng như khu vực, trong
đó có mơn nhảy cao, tuy nhiên thành tích của nước ta mới ở mức cịn hạn chế.
Tương lai và vận hội đang ở phía trước và đặc biệt là các thế hệ trẻ nguồn tài năng
của nước nhà sau này.
Hiện nay, nội dung nhảy cao là một nội dung được học tập xuyên suốt ở cấp
trung học cơ sở lên trung học phổ thông với các kiểu kĩ thuật khác nhau. Chính vì
thế nội dung nhảy cao có tầm quan trọng trong q trình giáo dục thể chất ở nhà
trường. Nhảy cao là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu thích
của học sinh và phát triển kỹ năng chạy nhảy, phát triển các tố chất thể lực cá
nhân. Do đó, nhảy cao là nội dung mà được học sinh yêu thích, say mê tập luyện
và nhằm phát hiện ra các tài năng.
Nội dung nhảy cao cũng có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em
về mọi mặt “Đức - Trí - Thể - Mĩ”. Nếu trong tiết dạy nội dung nhảy cao có chất
lượng, hiệu quả sẽ giúp cho học sinh nắm được kiến thức bài học từ đó hình thành
kỹ năng, kỹ xảo vận động, tạo ra những giờ học vui vẻ và bổ ích cho học sinh.
Nhảy cao là nội dung học mà khơng địi hỏi nhiều về trang thiết bị, kĩ thuật
tương đối đơn giản, dễ phổ cập, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, do đó nó là
một nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục thể chất. Thơng qua giảng dạy
và tập luyện nội dung học này sẽ phát triển sức nhanh, sức mạnh và sức bật của cơ
chân góp phần nâng cao thể chất cho học sinh, trang bị những kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống, khơng những có lợi cho sức khoẻ mà cịn có lợi
cho cả học tập, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này.
Qua điều tra sơ bộ có thể thấy, nội dung học nhảy cao được rất nhiều học
sinh ưa thích và tham gia tập luyện thường xuyên. Có thể nhận thấy các trường học
trên tồn tỉnh mình tuy cơ sở vật chất cịn nghèo nàn, sân tập, dụng cụ tương đối
còn thiếu thốn, song gần như trường nào cũng có vài ba hố tập luyện nhảy cao.
Trong các kỳ Hội khoẻ phù đổng từ cấp trường đến cấp trung ương đều có

thi đấu nhảy cao, các em học sinh đã lập được những thành tích đáng khen ngợi.
Tuy nhiên thành tích nhảy cao của học sinh nước ta so với học sinh các nước trên
thế giới vẫn còn ở mức chênh lệch quá lớn. So với thành tích của học sinh nước
mình cùng độ tuổi với các nước trong khu vực thì thành tích của học sinh nước ta
đang ở mức khiêm tốn.
3


Trong chương trình mơn học thể dục ở cấp THCS các em được làm quen và
tập luyện với kĩ thuật nhảy cao ở mức độ đơn giản. Ở cấp THPT các em được ôn
luyện và phát triển kĩ thuật ở mức độ cao hơn, thông qua hệ thống các bài tập kĩ
thuật của mơn nhảy cao, góp phần nâng cao thể lực và phát triển kĩ thuật toàn diện
cho các em học sinh.
Nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định, quá trình hình thành
kỹ năng, kỹ xảo vận động dựa trên quá trình nhận thức “Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Như vậy, tính trực quan
trong quá trình giảng dạy thể dục thể thao nói chung cũng như mơn nhảy cao giữ
một vai trị quan trọng. Vì hoạt động tiếp thu kiến thức động tác của học sinh về cơ
bản là mang tính chất thực tiễn vận động phát triển các cơ quan cảm giác, từ đó
học sinh hình thành thói quen vận động đúng.
Để xây dựng kỹ năng vận động được tiến hành không chỉ bằng thị phạm
động tác, mà bằng cả lời nói và tư duy, tức là phải sử dụng các phương pháp dạy
học thể dục trong việc xây dựng kỹ năng vận động cho người luyện tập thể dục thể
thao mà đối tượng ở đây là học sinh trung học phổ thông, và người huấn luyện
hướng dẫn đó là giáo viên dạy thể dục thể thao. Trong thời gian của một tiết dạy
chỉ 45 phút mà có đến hai hay ba nội dung học khác nhau đan xen vào, giáo viên
phải làm thế nào để truyền tải kiến thức giúp học sinh nhanh chóng hình thành kỹ
năng vận động. Nghĩa là vừa xây dựng nhận thức cho các em về kĩ thuật động tác
vừa phải đảm bảo đủ lượng vận động cần thiết cho các em trong một tiết học, hay
nói cách khác trong một thời gian cực ngắn người giáo viên phải vừa giúp các em

nắm được yếu lĩnh kĩ thuật động tác, vừa phải hướng dẫn cho các em thực hiện
động tác.
Muốn đạt được điều này, theo tôi người giáo viên cần phải tăng cường sử
dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức như: Phương pháp sử dụng lời nói;
nhóm phương pháp trực quan; nhóm phương pháp luyện tập. Hay phải tăng cường
làm mẫu thị phạm kết hợp với sử dụng lời nói giảng giải ngắn gọn, mấu chốt, đủ ý.
Hay nói cách khác là vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học
vấn đáp; Dạy và học phát hiện giải quyết vấn đề; Dạy và học hợp tác trong nhóm
nhỏ vào giảng dạy để giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động.
Qua thực tế giảng dạy từ khi về trường đến nay tôi nhận thấy rằng cần phải
đầu tư cho giáo dục thể chất và thể thao trong trường học nói chung và nội dung
nhảy cao nói riêng nhiều hơn ở tất cả các mặt để góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất trong nhà trường. Bên cạnh đó cần phải khắc phục các yếu tố
khánh quan và chủ quan làm ảnh hưởng đến thành tích. Vậy việc tìm ra phương
pháp để truyền đạt cho học sinh và khắc phục các yếu tố ảnh hưởng đến thàng tích
là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao thành tích cho
các em khi học mơn nhảy cao.
Vì lí do đó, tơi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Khắc phục các yếu tố
ảnh hưởng đến thành tích mơn nhảy cao” để có thể giảng dạy nội dung nhảy cao
4


tốt hơn giúp cho học sinh tập luyện tiến bộ nâng cao thành tích cá nhân và ngày
càng yêu thích mơn học nhảy cao. Qua đó góp phần làm tốt hơn nữa công tác rèn
luyện sức khỏe cho học sinh trung học phổ thơng, đồng thời góp phần phát hiện,
đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước.

5



PHẦN II. NỘI DUNG
I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận

Đ

ể đất nước ta có nguồn nhân lực lượng lao động đảm bảo sức khoẻ, đạt
chuẩn về trình độ kiến thức, có kĩ thuật tay nghề cao, đó là mục tiêu của
sự nghiệp giáo dục hiện nay nói chung và giáo dục thể chất nói riêng để
xây dựng con người Việt Nam trong thế kỷ 21 phát triển một cách cân đối và toàn
diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước và hội nhập quốc tế. Vì vậy, muốn đạt
được mục đích của giáo dục thể chất thì cần phải làm cho mơn học thể dục trở
thành mơn học u thích của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy giáo dục
thể chất hiện nay của một số trường trong địa bàn tỉnh nhà còn gặp nhiều khó khăn,
thiếu thốn về trang thiết bị dạy học và sân bãi học tập, một số thiết bị dạy học thì
đã cũ kĩ, hư hỏng, giáo viên chủ yếu giảng dạy trong điều kiện thiếu thốn và học
sinh tự trang bị cho mình những thiết bị học tập; những khó khăn, thiếu thốn đó
chủ yếu ở các trường xa trung tâm và các trường ở miền núi càng khó khăn hơn so
với các trường ở thành phố. Bên cạch đó, một tiết học thể dục thường đan xen hai
hay ba nội dung học tập nên những em nào không chú ý lắng nghe sự truyền đạt
của giáo viên thì lại càng thêm khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức hình thành
kỹ năng, kỹ xảo vận động. Một số em lại xem nhẹ môn học thể dục và coi thể dục
là mơn học phụ, cịn e ngại, lười biếng trong tập luyện chính vì thế chất lượng của
giáo dục thể chất vẫn chưa cao, hiệu quả còn tương đối thấp so với một số mơn văn
hố khác.
2. Cơ sở thực tiễn
- Trường THPT 1-5 đóng trên địa bàn trung du miền núi, với gần 45% học
sinh là con em dân tộc ít người, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn, vùng 135, nhân dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp, cơ sở vật chất phục vụ
cho giảng dạy và học tập đang còn thiếu thốn. Thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí

hậu, có những thời điểm mưa gió quá nhiều làm cho sân bãi ngập trong nước cũng
có những thời điểm quá nắng nóng do đó ảnh hưởng lớn đến q trình giảng dạy
và học tập mơn thể dục. Từ thực trạng đó việc dạy và học mơn thể dục trở nên khó
khăn làm hạn chế sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động của học sinh.
- Nội dung nhảy cao được các em tiếp xúc ở trung học cơ sở và nắm được
các kĩ thuật cơ bản. Nên khi lên trung học phổ thông các em đang tiếp tục tiếp thu
các kĩ thuật và cần phải nâng cao thành tích của cá nhân. Nhưng khi đi vào học tập
đôi khi lại gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi dẫn đến tập luyện không được
thường xuyên, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học không đảm bảo sẽ
tạo cho các em uể oải, mất hứng thú trong học tập, khơng chú trọng và hình thành
được kỹ năng, kỹ xảo vận động dẫn đến kĩ thuật và số lần thực hiện động tác cũng
như thành tích thấp khơng được ổn định.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
6


1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường,
các đoàn thể, thầy cơ giáo trong nhà trường và chính quyền địa phương.
- Phần lớn học sinh đều u thích mơn học thể dục và nhiệt tình, hăng say
tập luyện khi học giờ thể dục.
- Ở trong nhà trường thì anh em trong nhóm thể dục hăng say với chun
mơn, nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy và tích cực hướng dẫn các em tập luyện
nâng cao kĩ thuật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cho các em.
2. Khó khăn
- Các phương tiện phục vụ cho giảng dạy và học tập như tranh ảnh, hệ thống
sân bãi chật chội, dụng cụ thiếu thốn.
- Nhiều tiết học gặp thời tiết không thuận lợi như rất nắng nóng hoặc mưa
nhiều dẫn đến không học được và không gây được hứng thú cho học sinh khi tập
luyện.

- Có nhiều lớp học thể dục cùng buổi, cùng tiết nên sân tập rất hạn chế và
khó khăn cho việc học.
- Một tiết học có hai hay ba nội dung khác nhau nên hạn chế trong việc tập
luyện của học sinh. Do đó học sinh sau khi tiếp thu kĩ thuật từ giáo viên giảng giải
và phân tích thì thời gian tập luyện khơng được nhiều.
Từ những tồn tại và khó khăn đó nên cơng tác giáo dục thể chất nói chung
và cơng tác dạy và học chính khố mơn thể dục nói riêng hiệu quả chưa cao, chưa
đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra là phát triển con người toàn diện. Để khắc
phục tình trạng trên, trong quá trình giảng dạy nhiều năm tơi đã trăn trở, suy nghĩ
nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp, tìm ra những ngun nhân
và hạn chế của từng nội dung học để nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ dạy và học.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
- Biết cách và thực hiện cơ bản đúng các kĩ thuật nhảy cao như: Chạy đà,
giậm nhảy, trên không và tiếp đất.
- Nghiên cứu nhằm đưa ra các phương pháp giảng dạy vào trong q trình
dạy học, qua đó để kiểm tra đánh giá kết quả tác dụng cũng như khẳng định tính
thiết thực của các phương pháp.
- Nhằm nâng cao kết quả mơn thể dục nói chung và nội dung nhảy cao nói
riêng, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu nội dung nhảy cao, nâng cao thành
tích.
- Thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục cũng như nội dung nhảy cao trong
nhà trường.
7


2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu kĩ thuật nhảy cao của học sinh thông qua kiểm tra (test) trước
khi vào học nội dung này.
- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích qua đó có các giải pháp khắc

phục các yếu tố này.
- Nghiên cứu sức khoẻ, trình độ tập luyện, tâm sinh lí giới tính, từ đó tìm ra
các phương pháp, biện pháp nhằm xây dựng tâm lí thoải mái, hứng thú trong học
tập, từ đó phát huy tính tích cực, tự giác cho các em giúp cho các em nâng cao kĩ
thuật cũng như số lần thực hiện động tác qua đó nâng cao tích của các em trong tập
luyện.
- So sánh, đối chiếu kết quả giảng dạy giữa nhóm được áp dụng thực nghiệm
và nhóm khơng được áp dụng.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu và đối chứng
1.1. Lớp thực nghiệm nghiên cứu
- Lớp 10A1; 10A2; 10A3; 10A4 Trường THPT 1-5 - Huyện Nghĩa Đàn.
1.2. Lớp đối chứng
- Lớp 10A5; 10A6; 10A7; 10A8 Trường THPT 1-5 - Huyện Nghĩa Đàn.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Tổ chức giảng dạy theo phương pháp mới.
- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp điều tra sư phạm, phương pháp toán học xử lí số liệu.
- Khảo sát kĩ thuật và thành tích của học sinh thơng qua kiểm tra (test) kĩ
thuật nhảy cao Nằm nghiêng.
- So sánh số liệu trước và sau test qua biểu đồ.
V. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
1. Thời gian nghiên cứu
Trong năm học 2020 - 2021.
2. Địa điểm nghiên cứu và áp dụng
- Địa điểm nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT 1 - 5.
3. Trang thiết bị nghiên cứu
- Tranh ảnh về kĩ thuật Nhảy cao, hố nhảy, bàn trang, thước đo, cọc và xà để
tập bước bộ, dây chun.

8


VI. KẾT QUẢ KHẢO SÁT BAN ĐẦU
- Khảo sát ban đầu kĩ thuật và thành tích Nhảy cao Nằm nghiêng đối với 4
lớp thực nghiệm là 10A1; 10A2; 10A3; 10A4.
Bảng số liệu kết quả khảo sát như sau:
Nam

0,90m

0,95m

1m

1,05m

1,10m

1,15m

1,20m

1,25m

1,30m

Nữ

0,80m


0,85m

0,90m

0,95m

1m

1,05m

1,10m

1,15m

1,20m

3 HS
7,1%

5 HS
11,9 %

4 HS
9,5%

2 HS
4,8%

1 HS

2,4%

5 HS
11,9%

6 HS
14,3 %

2 HS
4,8%

4 HS
10%

5 HS
12,5%

5 HS
12,5%

7 HS
17,5%

5 HS
12,5%

1 HS
1,25%

8 HS

19%

6 HS
14,3%

5 HS
11,9%

1 HS
2,4%

7 HS
16,7%

5 HS
11,9%

3 HS
7,1%

1 HS
2,4%

10 HS
22,7%

8 HS
18,2%

5 HS

11,3%

2 HS
4,6%

2 HS
4,6%

6 HS
13,6%

3 HS
6,8%

2 HS
4,6%

80 HS

25 HS

24 HS

19 HS

8 HS

4 HS

T/số


nam

14,9%

14,3%

11,3%

4,8%

2,4%

168HS

88 HS

4 HS

31 HS

25 HS

19 HS

8 HS

1 HS

nữ


2,4%

18,5%

14,9%

11,3%

4,8%

0,4%

Lớp

10A1
42HS

15 HS
nam
27 HS
nữ

10A2

17 HS
nam

40HS


23 HS
nữ

10A3

21 HS
nam

42HS

21HS

3 HS
7,1%

1 HS
1,25%

10A4
44HS

17 HS

9 HS
25%

5 HS
11,9%

nữ

27 HS
nam

11 HS
26,2%

6 HS
13,6%

nữ

3 HS
7,5%

1 HS
2,4%

- Khảo sát ban đầu kĩ thuật và thành tích nhảy cao Nằm nghiêng đối với 4
lớp đối chứng là 10A5; 10A6; 10A7; 10A8.
Bảng số liệu kết quả khảo sát như sau:
Lớp

10A5
42 HS

Nam

0,90m

0,95m


1m

1,05m

1,10m

1,15m

1,20m

1,25m

1,30m

Nữ

0,80m

0,85m

0,90m

0,95m

1m

1,05m

1,10m


1,15m

1,20m

9 HS
21,4%

8 HS
19%

6 HS
14,3%

2 HS
4,8%

1 HS
2,4%

5 HS

3 HS

1 HS

26 HS
nam
16 HS


7 HS

9


16,7%

nữ
10A6

25 HS
nam

43 HS

18 HS

8 HS
18,6%

nữ
10A7

9 HS
nam

40 HS

31 HS
nữ


10A8
42 HS

T/số
167 HS

4 HS
9,8%

10 HS
24,5%

16 HS
nam
26 HS
nữ
76 HS
nam
91 HS
nữ

3 HS
7,1%

7 HS
4,2%

9 HS
21,3%


34 HS
20,4%

11,9%

7,1%

2,4%

8 HS
18,6%

9 HS
20,8%

4 HS
9,3%

6 HS
13,9%

3 HS
6,9%

1 HS
2,5%

4 HS
9,8%

7 HS
17,1%

3 HS
6,9%

1 HS
2,5%

3 HS
7,3%

1 HS
3,2%

1 HS
3,2%

6 HS
14,6%

3 HS
7,3%

1 HS
3,2%

6 HS
14,3%


5 HS
11,9%

2 HS
4,8%

2 HS
4,8%

7 HS
16,7%

4 HS
9,5%

2 HS
4,8%

1 HS
2,4%

23 HS
13,8%

26 HS
15,6%

15 HS
8,9%


8 HS
4,8%

25 HS
14,9%

16 HS
9,6%

7 HS

2 HS
1,2%

4,2%

1 HS
2,4%

4 HS
2,4%

Biểu đồ dành cho học sinh nam

10


Biểu đồ dành cho học sinh nữ

 Nhận xét:

Qua khảo sát ban đầu và nhìn vào biểu đồ test kết quả của học sinh nam và
nữ các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng nhìn chung các em học sinh ở các lớp
đạt kết quả thành tích như sau:
- Từ 1,15m đối với nam và từ 1m đối với nữ trở lên rất thấp.
- Từ 1,10m đối với nam và 0,95m đối với nữ trở xuống nhìn chung có chiều
hướng tăng lên.
Trên kết quả test ban đầu của các em ở các lớp cho thấy về kĩ thuật chỉ được
một số em thực hiện tương đối tốt dẫn đến kết quả của những em đó có nổi trội
hơn các em khác. Còn hầu hết các em khác do kĩ thuật chưa có nên kết quả khơng
cao. Mặt khác cũng có thể do các yếu tố khách quan khác mà ảnh hưởng đến thành
tích chung của các em. Qua đó tơi nắm được các em đang cịn yếu ở mặt nào hay
do các yếu tố khách quan cũng như chủ quan khác làm ảnh hưởng đến thành tích
chung, những kết quả trên là cơ sở để tôi đi sâu vào nghiên cứu “Khắc phục các
yếu tố ảnh hưởng đến thành tích mơn nhảy cao” để có thể giảng dạy mơn nhảy
cao tốt hơn giúp cho học sinh tập luyện tiến bộ, nâng cao thành tích cá nhân và
ngày càng yêu thích mơn nhảy cao nhằm góp phần làm tốt hơn nữa trong công tác
rèn luyện sức khỏe cho học sinh, từ đó các em chủ động hơn, tích cực hơn, hứng
thú hơn trong học tập.
VII. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ KẾT
QUẢ
11


1. Yếu tố về tầm vóc, thể lực và tâm lý
1.1. Yếu tố về tầm vóc, thể lực
- Theo thống kê của Bộ VH-TT&DL, hiện nay tầm vóc và thể lực người
Việt Nam có sự phát triển rõ rệt so với thời điểm sau năm 1975. Tuy nhiên thông
tin từ Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em về thể lực và tầm vóc của người Việt
Nam hiện nay cho thấy, do chậm phát triển so với chuẩn quốc tế nên chiều cao
nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với

chuẩn) và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với
chuẩn).
- Đem chỉ số trên ra so sánh với các nước khu vực Châu Á, nam thanh niên
Việt Nam kém thanh niên Nhật Bản 8cm, nữ kém 4cm. Cịn trong khu vực Đơng
Nam Á, đặc biệt là quốc gia có điều kiện tự nhiên gần giống nước ta là Thái Lan
thì chiều cao của nam thanh niên Việt Nam kém 6cm, nữ kém 2cm. Chính vì vậy,
nhằm nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam đã được xây dựng chúng ta cần
đưa ra 2 giải pháp là trực tiếp tiến hành đồng thời thể dục thể thao và chăm sóc
dinh dưỡng học đường nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 chiều cao trung bình của
nam đạt 167cm và 157cm đối với nữ. Về thể lực, đặc biệt là sức bền, sức mạnh
phấn đấu thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển ở Châu Á.
- Theo GS, TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế),
việc cải thiện tầm vóc, thể lực của người Việt Nam ln là một trong những mục
tiêu chiến lược được Nhà nước đặt ra trong những năm qua. Nhờ đó, sức khỏe của
người dân, nhất là trẻ em đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng
thể thấp còi vẫn còn cao (ở mức 24,6%). Chiều cao của nam đứng thứ 19, và của
nữ đứng thứ 13 trong số những nước có chiều cao thấp nhất thế giới. Chiều cao
trung bình đạt được (tức là mức cao nhất đạt đến) của thanh niên Việt Nam hiện
nay nằm ở nhóm tuổi 20 đến 24. Đáng lưu ý, chiều cao của người Việt Nam thấp
hơn chuẩn quốc tế khoảng 10cm và thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi
của phần lớn các nước trong khu vực châu Á.
- Theo các nhà khoa học dinh dưỡng, có năm yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển tầm vóc người Việt Nam: giới tính, gien, dinh dưỡng, hoạt động thể lực, giấc
ngủ, môi trường, bệnh tật. Trong đó, gien góp 20% đến 25% sự ảnh hưởng tới
chiều cao, nhưng để đạt được chiều cao nhất cịn phụ thuộc vào điều kiện ni
dưỡng như dinh dưỡng, tập luyện, tình trạng bệnh tật... Điều này cho thấy chiều
cao còn phụ thuộc nhiều yếu tố như dinh dưỡng, môi trường, tâm lý, vận động,
nhất là việc nuôi dưỡng trẻ từ trong bụng mẹ có được đúng cách hay khơng.
 Giải pháp:
- Để cải thiện tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, ngồi những chính

sách vĩ mơ về phát triển kinh tế và công tác kế hoạch hóa gia đình, thì điều quan
trọng là phải rèn luyện thể lực bằng các môn thể thao phát triển chiều cao và có
chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất để con người phát triển. Chiều cao trước hết
12


quyết định bởi gen di truyền, nhưng khi chế độ ăn uống và luyện tập TDTT của
người Việt Nam càng được quan tâm, cộng với những chương trình đồng bộ mang
tính quốc gia thì chiều cao của người Việt Nam sẽ ngày càng được cải thiện.
- Nhiều cơng trình khoa học cho thấy giáo dục thể chất góp phần tạo dựng
cơ sở cho sự phát triển cơ thể toàn diện, hồn thiện hình thái hình thể, tư thế, sức
khỏe và hình thành các kỹ năng vận động.
- Học sinh THPT phát triển tố chất nhanh, mạnh qua các vận động tích cực
hàng ngày với các mơn mang tính đại chúng và có hiệu quả giáo dục cao như chạy,
nhảy cao, nhảy xa, bơi, đá cầu, cầu lơng, bóng rổ, bóng đá, kéo xà đơn ... Theo cá
nhân tôi, sức trẻ bật lên khơng chỉ do lứa tuổi mà cịn phản ánh rõ một lối sống
khỏe mạnh, được rèn luyện TDTT thường xuyên.
- Tập luyện và ăn uống đúng cách là phương pháp giúp khỏe mạnh và tăng
chiều cao hữu hiệu. Chế độ dinh dưỡng phải được kết hợp đầy đủ các nhóm thức
ăn, hạn chế các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Quan trọng nhất là nguồn canxi
phải được cung cấp đầy đủ. Chúng ta cần tập thói quen uống sữa, dùng loại thức
uống lúa mạch hàng ngày, hay trong các buổi tập luyện để tăng sức bền.
- Những năm gần đây, tầm quan trọng của thể thao đang ngày càng được đề
cao trong các trường học. Đây là tín hiệu đáng mừng, là kết quả của việc nhận thức
được ích lợi của thể thao học đường trong việc phát triển thể lực và tầm vóc thế hệ
trẻ Việt Nam.
- Chương trình sữa học đường đã được thực hiện và triển khai theo Quyết
định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ
em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Mặc dù học sinh THCS và THPT không

được áp dụng nhưng đây cũng là một giải pháp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng
của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa học
đường nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em. Đến
năm 2020, tập trung giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp cịi, cải thiện tình
trạng suy dinh dưỡng của trẻ tại các trường mẫu giáo, tiểu học và nâng cao thể
trạng của trẻ em và thanh thiếu niên Viêt Nam để đến khi các em lên cấp học
THCS và THPT có được một thể trạng và chiều cao phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra
góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
1.2. Yếu tố về tâm lý
- Về yếu tố tâm lý ở lứa tuổi này của các em thì cũng thể hiện tính chất phức
tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nhưng được giới hạn ở hai mặt: Sinh lí và Tâm lý
đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì khơng phải lúc nào nhịp điệu và các giai
đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về
mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực
lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi.

13


- Nhưng việc phát triển tâm lý của tuổi các em không chỉ phụ thuộc vào giới
hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều kiện xã hội (vị trí của các em trong xã hội;
khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác,…)
có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa tuổi.
- Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp,
thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã
hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa
tuổi mang tính khơng xác định (ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng
mặt khác thì lại khơng).
- Bởi vậy, huấn luyện tâm lý chun mơn được thể hiện trong việc giáo dục
tính chủ động, sáng tạo tinh thần tự chủ, năng lực vượt qua những khó khăn tâm lý

trong mơn thể thao lựa chọn điều hồ trạng thái tối ưu của mình. Song trong quá
trình tập luyện và thi đấu thể thao thường xuất hiện những trạng thái tâm lý gây
ảnh hưởng xấu tới việc đạt thành tích thể thao. Để điều chỉnh trạng thái tâm lý của
VĐV, ngoài những phương pháp sư phạm, có thể sử dụng các giải pháp sau.
 Giải pháp:
- Sử dụng các yếu tố giáo dục và tự giáo dục như tạo lòng tự tin trong tập
luyện và thi đấu, xây dựng tình đồng đội, tự rèn luyện những phẩm chất ý chí cần
thiết.
- Sử dụng các biện pháp, phương pháp và thủ thuật chuyên môn để điều
chỉnh trạng thái tâm lý VĐV. Điều đó giải quyết chủ yếu thông qua việc sử dụng
lượng vận động hợp lý và phong phú về các hình thức khởi động chuyên môn.
- Làm quen với những điều kiện thi đấu.
- Sử dụng các phương pháp chuyên biệt để điều khiển và tự điều khiển trạng
thái tâm lý như tự kỷ ám thị, ám thị, những bài tập tư duy vận động.
- Sử dụng các điều kiện môi trường tự nhiên, các điều kiện vệ sinh có tác
động giải toả trạng thái tâm lý.
2. Yếu tố về mơi trường (tốc độ gió, thời tiết,...)
- Yếu tố môi trường cũng rất quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến việc
học tập, rèn luyện và kết quả thể dục thể thao của chúng ta. Thời tiết thuận lợi, đẹp
sẽ kích thích và thúc đậy cho việc học tập, ngược lại thời tiết mà sấu và không
thuận lợi lại tạo cho người học cảm thấy uể oải, khơng thoải mái hay đơi lúc lại đối
phó.
- Khi học tập và rèn luyện thể thao mà bắt gặp có tố độ gió thổi mạnh cũng
ảnh hưởng rất lớn, gió có thể cản lại tốc độ chạy của chúng ta nếu chúng ta chạy
ngược chiều của gió. Lúc đó gió sẽ thổi mạnh vào mặt và có thể mang theo bụi
bặm bay vào mắt của người học, làm cho người học cảm thấy khó chịu mất hứng
thú và dẫn đến giảm thành tích của cá nhân.
14



- Thời tiết nắng nóng lúc đố nhiệt độ ngồi trời cao gây cho cơ thể con
người nhiều khó chịu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hoặc thậm chí
tử vong. Đó là do nắng nóng làm cơ thể chúng ta dễ mất nước và muối qua mồ hôi
quá nhiều mà không kịp bồi phụ nước khi học tập và rèn luyện, qua đó có thể gây
ra hiện tượng tăng khát, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu.
- Trong những ngày mưa gió, thời tiết lạnh, rét cũng ảnh hưởng rất lớn đến
việc học tập và rèn luyện thể dục thể thao nói chung cũng như việc học tập mơn
nhay xa nói riêng. Mưa gió sẽ làm cho sân bãi ướt, đường chạy có thể bị trơn trượt
nên khi luyện tập chúng ta không phát huy được các yếu tố tích cực của mỗi cá
nhân. Khơng khí lạnh và rét cũng vậy, nhiều em cảm thấy nhếnh nhác, ngại học
tập, thiếu sự cố gắng để vượt qua khó khăn. Luyện tập vẫn nên tiếp tục ngay cả khi
thời tiết đã sang Đông, nhưng trong điều kiện thời tiết lạnh giá cần có những lưu ý
nhằm giúp cơ thể thích nghi với đặc thù thời tiết.
 Giải pháp:
- Chuẩn bị đồ như: khăn, nước, giấy, trang phục luyện tập.
- Trang phục luyện tập phải đủ ấm vào mùa đơng, gọn gàng vào lúc nóng.
- Phải khởi động kĩ trước khi luyện tập.
- Luôn bổ sung đầy đủ nước.
- Mơi trường luyện tập phải khơ thống.
- Khơng tắm ngay sau khi luyện tập.
3. Về lý thuyết và kĩ thuật nhảy cao
- Để đạt thành tích cao trong nhảy cao, VĐV cần có tầm vóc tốt, có trình độ
cao về sức mạnh, tốc độ và nắm vững kĩ thuật nhảy. Trong nhảy cao hai giai đoạn
chạy đà và giậm nhảy có ý nghĩa quyết định nhất đến thành tích. Vì giai đoạn chạy
đà tạo ra lực nằm ngang phối hợp với lực do giậm nhảy sẽ quyết định đến thành
tích, giai đoạn giậm nhảy tạo ra lực bật người bay lên cao và xa.
- Được xác định bằng cơng thức:
Trong đó:

+ H: Là độ cao trọng tâm cơ thể.

+ h0 : Là độ cao trọng tâm cơ thể khi chân
giậm sắp rời mặt đất.
+

: Là góc độ bay ban đầu của cơ thể .

+

: Là góc độ bay của trọng tâm cơ thể.

+ g: Là gia tốc rơi tự do. (9,8 m/s2)

15


- Độ cao quỹ đạo trọng tâm cơ thể (H) hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ bay
ban đầu (V0), lực giậm nhảy càng lớn thì V0 càng lớn. Vậy thành tích nhảy cao
phụ thuộc vào sức mạnh tốc độ và mức độ hoàn thiện kỹ thuật của người nhảy.
- Nhảy cao là một kĩ thuật hoàn chỉnh, song để tiện phân tích và giảng dạy
hiệu quả có thể phân thành các giai đoạn: Chạy đà; Giậm nhảy; Trên không và
Tiếp đất (đệm).
3.1. Chạy đà
- Giậm nhảy chân nào thì đứng phía bên đó của xà (theo chiều nhìn vào xà).
- Chạy đà chếch với xà một góc khoảng 300 – 400.

Góc độ chạy đà chếch với xà
- Đối với học sinh THPT, nên chạy đà khoảng 6 – 10 bước (bước chẵn) hoặc
7 – 11 bước (bước lẻ). Mỗi bước tương đương độ dài của 5 – 6 bàn chân nối tiếp
nhau. Kĩ thuật nhảy cao kiểu Nằm nghiêng thì giậm nhảy chân phải, đứng phía bên
phải của xà theo chiều nhìn vào xà và ngược lại (Hình 42) ở trên.

- Kĩ thuật chạy đà gồm: Tư thế chuẩn bị và chạy đà
- Tư thế chuẩn bị: Có các cách chuẩn bị trước khi chạy đà như sau.
+ Cách thứ nhất: Đứng chân trước chân sau, chân lăng trước (bước lẻ) hoặc
chân giậm trước (bước chẵn), mũi bàn chân trước sát vạch xuất phát. Hai chân
chạm đất bằng nữa trước bàn chân và khuỵu gối (chân sau khuỵu nhiều hơn chân
trước), trọng tâm dồn vào chân trước. Thân người hơi ngả ra trước, hai tay buông
tự nhiên hoặc hơi co, mắt nhìn vào xà hoặc mặt đất phía trước cách vạch xuất phát
chạy đà khoảng 2 – 3m. Trước khi chạy đà có thể ngả thân trên nhiều ra trước, sau
đó ra sau, rồi lại ngả ra trước và tiến hành bước chạy đà đầu tiên (Hình 43a)

16


Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà
+ Cách thứ hai: Đứng hai chân song song (bằng hoặc nhỏ hơn vai) sát vạch
xuất phát (Hình 43b).
+ Cách thứ ba: Đi vài bước trước vạch xuất phát chạy đà, sau đó bắt đầu
chạy đà.
Dù ở bất kì tư thế chuẩn bị nào cũng khơng nên để cơ thể gị bó, căng thẳng
mà cần tự nhiên, thả lỏng và tập trung chú ý.
- Chạy đà gồm 2 phần:
+ Phần thứ nhất: Chạy tăng dần tốc độ, nhịp nhàng, thân ngả về trước, hai
tay phối hợp tự nhiên.
+ Phần thứ hai: Bắt đầu 3 – 4 bước đà cuối. Lúc này chuyển cả bàn chân
chạm đất, thân người dần dần thẳng đứng. Đến bước cuối cùng đưa gót chân chạm
đất, đầu gối thẳng, thân trên hơi ngả ra sau, hai tay phối hợp tự nhiên hoặc đưa ra
sau để chuẩn bị cho giậm nhảy.
Nhiệm vụ của phần chạy đà này là duy trì tốc độ đã đạt được và chuẩn bị
giậm nhảy, sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Ở đây độ dài, nhịp điệu của các bước
chạy, tư thế của thân người của bàn chân cũng như hai tay có tầm quan trọng đặc

biệt.
Ở ba bước cuối, bước đầu tiên hơi dài, bước thứ hai dài nhất và bước cuối
cùng ngắn nhất. Bước cuối cùng ngắn nhất nhưng lại phải thực hiện với tốc độ
nhanh nhất để thân người ngả ra sau.

17


Kĩ thuật chạy đà
3.2. Giậm nhảy
- Góc giậm nhảy tốt nhất khoảng 900 - 940 để đạt được góc bay của trọng
tâm cơ thể trong không gian khoảng 700 - 800.
- Sau khi chân giậm nhảy chạm đất bằng gót chân ở bước đà cuối, nhanh
chóng chuyển thành cả bàn chân, sau đó hơi khuỵu gối, dùng sức mạnh của chân
đạp mạnh xuống đất, đồng thời chân lăng đá mạnh từ sau – ra trước – lên cao cùng
với đánh hai tay để nâng người lên cao.

- Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất quyết định thành tích của người
nhảy, do đó phải thực hiện hết sức chủ động, tích cực và chính xác. Sự phối hợp
chính xác, nhịp nhàng giữa giậm nhảy đá lăng và đánh tay với tốc độ di chuyển của
cơ thể (do chạy đà tạo ra) là yếu tố quyết định hiệu quả giậm nhảy.
3.3. Trên không
- Giai đoạn trên không bắt đầu khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất. Lúc này
thân người bắt đầu hơi nghiêng về phía xà, chân đá lăng và hai tay ở trên cao, chân
giậm nhảy đang còn duỗi thẳng, toàn bộ thân người đang bay lên cao theo đường
vòng cung. Tiếp theo, thu chân giậm nhảy để chuẩn bị qua xà, chân đá lăng duỗi
thẳng và khi ở gần đỉnh cao thì xoay gót hướng mũi chân về phía xà tạo cho hơng
tiếp tục di chuyển lên cao và thân người dần dần trở thành nằm nghiêng trên xà.
18



- Khi qua xà, tay cùng chiều với chân đá lăng duỗi thẳng, tay kia co lại ép
vào thân. Chân giậm nhảy duỗi dần ra, hai tay duỗi ra trước để cùng với chân giậm
nhảy chuẩn bị tiếp đất.

Động tác trên không (từ 3 - 8)
3.4. Tiếp đất
- Sau khi qua xà, chân giậm nhảy nhanh chóng duỗi ra để tiếp đất, tay cùng
bên với chân giậm hoặc cả hai tay duỗi ra để hỗ trợ. Khi chân bắt đầu chạm đất,
nhanh chóng khuỵu gối để giảm chấn động.
4. Phương pháp giảng dạy và giải pháp khắc phục một số sai
4.1. Phương pháp giảng dạy
- Nhảy cao ở lớp 10 là giảng dạy cho các em HS cách đo đà, hướng chạy đà,
xác định chân giậm nhảy về điểm (khu vực) giậm nhảy, kĩ thuật chạy đà, giậm
nhảy, giai đoạn trên không và tiếp đất. Giáo viên cần sáng tạo thêm để dạy cho
phong phú, sinh động, đạt được lượng vận động hợp lí và hiệu quả cao.
- Cần tăng cường áp dụng PPDH tích cực hóa HS, như phân nhóm khơng và
có quay vịng, tập đồng loạt với tập lần lượt, các phương pháp trò chơi, thi đấu,…
để phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng tự quản của HS.
- Để dạy cho HS cách xách định chân giậm nhảy, GV có thể sử dụng một số
động tác bổ trợ bật nhảy bằng một chân, tay với vào vật chuẩn treo trên cao, chạy
đà chính diện – giậm nhảy co chân qua xà, chạy đà chính diện – giậm nhảy chân
lăng duỗi thẳng qua xà,…
- Để dạy cho HS cách xác định đà và cách đo đà, hướng chạy đà và điểm
giậm nhảy, ngoài làm mẫu và giải thích, GV cần chuẩn bị hình minh họa, sau đó
cho HS thực hành theo hình thức chia tổ, nhóm tự quản lí tập luyện.
- Khi dạy kĩ thuật nhảy qua xà, GV nên chia nhóm tập luyện, một tổ tập các
động tác bổ trợ (không cần hố nhảy và xà, đệm), một tổ tập nhảy với xà, sau đó đổi
nội dung và địa điểm tập. Có thể chia tổ tập theo giới tính hoặc theo những người
cùng chân giậm nhảy.


19


×