Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 76 trang )

HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG 2
LẮP DỰNG NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết biên soạn
Đồ án Kỹ thuật thi công 2 là một trong những đồ án thực hành giúp sinh viên áp
dụng những kiến thức lý thuyết đã được học trong môn Kỹ thuật thi công để lựa chọn
được các biện pháp thi công lắp ghép các cấu kiện và công trình nhà cơng nghiệp được
hợp lý. Trong những năm gần đây việc hướng dẫn vẫn còn nhiều bất cấp chưa có sự
thống nhất cao trong bộ mơn, đồng thời chưa có tài liệu nào cụ thể hướng dẫn chi tiết
cách lập, thể hiện biện pháp thi công trong một đồ án kỹ thuật thi công, đồng thời để
bổ sung và làm phong phú thêm thêm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong tồn
trường, nhóm nghiên cứu cho rằng việc biên sọan tài liệu “Hướng dẫn đồ án kỹ thuật
thi công 2” là cần thiết.
2. Mục tiêu
- Hướng dẫn thiết kế biện pháp treo buộc và biện pháp lắp ghép các cấu kiện
móng bê tơng cốt thép (BTCT ) lắp ghép, cột BTCT (hoặc thép) lắp ghép, dầm cầu
chạy BTCT (hoặc thép) lắp ghép, dàn thép lắp ghép, xà gồ thép và tấm tôn.
- Hướng dẫn lựa chọn cần trục phục vụ công tác thi công lắp ghép.
- Hướng dẫn kỹ thuật lắp ghép các cấu kiện của nhà công nghiệp một tầng bằng
kết cấu BTCT đúc sẵn hoặc khung thép nhẹ tiền chế.
- Hướng dẫn thể hiện thuyết minh và bản vẽ biện pháp thi công.
3. Phạm vi biên soạn
- Kiến trúc và kết cấu nhà công nghiệp một tầng bằng kết cấu BTCT đúc sẵn
hoặc khung thép nhẹ tiền chế.
- Nội dung tính tốn, lập, lựa chọn biện pháp thi cơng cho cơng trình nhà cơng
nghiệp một tầng bằng kết cấu BTCT đúc sẵn hoặc khung thép nhẹ tiền chế.
4. Phương pháp biên soạn
Nghiên cứu lý thuyết.
5. Đối tượng phục vụ
+ Sinh viên trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
+ Dùng làm tài liệu tham khảo.


6. Địa chỉ áp dụng
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN

PHẦN I. GIỚI THIỆU CƠNG TRÌNH
1. Tên cơng trình, địa điểm, vị trí xây dựng cơng trình
a) Tên cơng trình (lấy theo tên đề tài được giao- Bản vẽ Kiến trúc)
1


Ví dụ: Cơng trình “ NHÀ MÁY CHẾ TẠO KẾT CẤU THÉP HƯNG YÊN “
b) Địa điểm xây dựng: (số nhà, phố, thành phố…); tên khu đô thị hoặc khu cơng
nghiệp thuộc tỉnh, thành phố nào (nếu cơng trình nằm trong khu đơ thị hoặc khu cơng
nghiệp).
Ví dụ: Cơng trình xây dựng tại Khu công nghiệp Minh Đức, xã Minh Đức,
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
c) Vị trí XD: Các cơng trình lân cận, đường vào cơng trình xây dựng, các khu
vực tiếp giáp với cơng trình xây dựng (VD: Phía Bắc giáp…, phía Nam giáp…). u
cầu vẽ hình minh họa khu đất tổng thể.
Ví dụ:
15000

25000

90000
50000

15000

5


40000

4

15000

150000
120000

15000

2

120000
150000

ph©n x ëng 2

15000

15000

48000

ph©n x ởng 1

110000

t


n

b

47000

đ

3

1

6
240000

mặt bằng t ổng thể công tr ì
nh

Hỡnh 1. Mặt bằng định vị

Cơng trình được xây dựng trong khu cơng nghiệp Minh Đức, phía Bắc, phía
Nam, phía Tây giáp với các cơng trình lân cận; phía Đơng là đường trục trong khu
cơng nghiệp.
2. Đặc điểm cơng trình
a) Phương án kiến trúc: Kích thước mặt bằng, chiều cao tồn cơng trình tính từ
cốt thiên nhiên. Giao thơng chính trong cơng trình.
Ví dụ:
- Cơng trình có tổng chiều rộng cơng trình: 48 (m); tổng chiều dài cơng trình:
120 (m); tổng chiều cao 12 (m).

- Mặt bằng xây dựng tương đối bằng phẳng không phải san lấp nhiều, giao
thông đi lại thuận lợi.
b) Giải pháp kết cấu chính: là loại nhà cơng nghiệp một tầng lắp ghép. Kích
thước một số bộ phận tiêu biểu của cơng trình như cột giữa, cột biên, dầm, dàn, mái.
Ví dụ: Cơng trình được thiết kế là nhà công nghiệp một tầng, hai nhịp. Kết cấu
chịu lực của cơng trình là khung thép nhẹ tiền chế (Khung Zamin) có tường chèn.
2


Tường gạch có chiều dày 220 (mm). Kết cấu bao che sử dụng các tấm nhẹ liên kết với
sườn tường và bắt trực vào cột khung. Kết cấu mái sử dụng tấm mái bằng thép nhẹ
( tấm tôn) liên kết với xà gồ mái. Kết cấu đỡ mái là dầm khung.
c) Giải pháp móng cơng trình: Móng đơn, móng hợp khối, móng nơng, móng
cọc? Số lượng móng, kích thước móng, độ sâu đặt móng, chiều dài cọc đoạn cọc,
chiều dài mỗi cọc, tiết diện cọc, sức chịu tải cọc,…Trong phần này sinh viên xem kỹ
cơng trình của mình thuộc loại móng nào, rồi trình bày theo các nội dung nêu ở trên.
Ví dụ: Kết cấu móng là móng cọc đài thấp. Đài móng cao 0,9 (m) đặt trên lớp
BT lót dày 100 (mm). Đáy móng đặt tại cốt: -1,4 (m) so với cốt: 0,000.
Móng nhà cấu tạo là móng đơn dưới chân cột thép, phương án móng cọc. Cọc
được hạ vào đất bằng máy ép thuỷ lực. Cọc có tiết dịên 250 250 (mmmm), số lượng
cọc dùng cho cơng trình là 368 cọc, cọc dài 15 m gôm 2 đoạn cọc, mỗi đoạn dài 7,5
m, sức chịu tải của cọc là 26,3 tấn. Đài cọc có kích thước:
Móng biên ( móng trục A, D): 18001200 (mmmm)
Móng giữa (móng trục B, C) : 12001200 (mmmm)
Hệ móng được tăng độ cứng bởi hệ giằng dọc nhà, hệ giằng cịn có tác dụng đỡ
tường bao che. Tiết diện giằng móng 1200x1200 (mmmm)
3. Điều kiện địa hình, địa chất cơng trình, thủy văn
a) Điều kiện địa hình (Nêu đặc điểm vị trí địa hình khu vực xây dựng cơng trình,
đồi núi, sơng ngịi,…). Có thể giả định theo điều kiện tương tự.
Ví dụ: Cơng trình được xây dựng trong khu cơng nghiệp, trên khu đất đã được

san lấp bằng phẳng, gần đường giao thông nên thuận lợi cho xe đi lại vận chuyển vật
tư, vật liệu phục vụ thi công cũng như vận chuyển đất ra khỏi công trường.
b) Điều kiện địa chất công trình: Một vài trụ địa chất tiêu biểu (Căn cứ địa chất
được giao hoặc giả định).
Ví dụ: Giải pháp móng ở đây dùng phương án móng cọc đài thấp, độ sâu đặt
đáy đài: -1.2 (m), cọc dài 15 m xuyên qua các lớp đất:
+ Lớp sét có chiều dày: 5 (m)
+ Lớp sét pha có chiều dày: 5 (m)
+ Lớp cát bụi có chiều dày: 6 (m)
+ Mũi cọc cắm vào lớp cát bụi 5,75 m, Lớp cát bụi có chiều dày chưa kết thúc
khi khảo sát.
- Việc bố trí sân bãi để vật liệu và xây dựng lều lán tạm cho cơng trình trong thời
gian ban đầu cũng tương đối thuận tiện vì diện tích khu đất khá rộng so với mặt bằng
cơng trình.
NỀN THIÊN NHIÊN

3


N? N THIÊN NHIÊN

SÉT
MNN

SÉT PHA

CÁT BỤI

CÁT B? I


Hình 2. Trụ địa chất
c) Điều kiện thủy văn: Các mùa trong năm (thời gian nào đến thời gian nào),
nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất trong năm; lượng mưa trong năm,
thấp nhất, cao nhất; độ ẩm; hoa gió, hướng gió chủ đạo; ….
Ví dụ: Nhiệt độ bình qn hàng năm là 27C chênh lệch nhiệt độ giữa tháng
cao nhất (tháng 4) và tháng thấp nhất (tháng 12) là 12C.Thời tiết hàng năm chia làm
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình từ 75% đến 80%. Hai hướng gió chủ
yếu là gió Đơng-Đơng Nam, Bắc-Đơng Bắc.Tháng có sức gió mạnh nhất là tháng 8,
tháng có sức gió yếu nhất là tháng 11.Tốc độ gió lớn nhất là 28m/s.
4. Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực xây dựng
a) Điều kiện kinh tế: Phải nêu được các đặc điểm, điều kiện kinh tế (kinh tế phát
triển hay không), điều kiện sinh hoạt, chi phí sinh hoạt, khả năng cung ứng vật tư, vật
liệu, thiết bị phụ trợ trong thi cơng….
Ví dụ: Khu Cơng nghiệp nằm trên đường cao tốc số 5 Hà Nội - Hải Phòng, cách
Hà Nội 35 km, cách cảng biển Hải Phòng 55 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 60km
và nằm trên trục đường quan trọng nối liền Hà Nội với các tỉnh và khu vực kinh tế
phía Bắc nên khu vực này có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Điều kiện
4


sinh hoạt thuận lợi, chi phí sinh hoạt trung bình. Khu vực có giao thơng thuận lợi, lại
nằm gần các khu công nghiệp nên khả năng cung ứng vật tư, thiết bị thuận lợi.
b) Điều kiện xã hội: Phải nêu nổi bật được điều kiện xã hội, thuận lợi, khó khăn
trong khâu tổ chức thi cơng, nhân lực lao động,…
Ví dụ: Khu vực chủ yếu là dân cư địa phương, sinh hoạt văn hóa mang tính
cộng đồng cao, trình độ dân trí trung bình. Nguồn lao động nhàn rỗi dồi dào nên
thuận lợi cho việc cung ứng nhân lực với chi phí nhân cơng hợp lý, tiết kiệm được chi
phí xây dựng lán trai tạm...
c) Hạ tầng khu vực: Phải nêu rõ được hạ tầng trong khu vực và khả năng tiếp cận

với hạ tầng:
- Giao thông trong công trường? Giao thơng ngồi cơng trường? Các hạn chế về
giao thơng (nếu có)?
- Khả năng cấp điện sinh hoạt, điện sản xuất? Phương án dự phòng khi xẩy ra sự
cố?
- Khả năng cấp, thoát nước sinh hoạt, sản xuất? Tiêu thoát nước?
Ví dụ:
HỆ THỐNG GIAO THƠNG NỘI BỘ
Hệ thống giao thơng nội bộ khu công nghiệp được thiết kế hợp lý đảm bảo việc
giao thơng trong tồn Cụm Cơng nghiệp được thơng suốt. Hệ thống đường được thiết
kế với kích thước như sau:
- Trục đường trung tâm trong Khu Công nghiệp rộng 34 mét
- Các trục đường chính trong khu cơng nghiệp rộng 24 mét
- Các đường nhánh rộng 14m
Toàn bộ các đường nội bộ đều được thiết kế và thi công tuân thủ chặt chẽ các
quy định của quốc gia, và được hoàn thiện bằng beton nhựa Asphalt. Các đường nội
bộ cũng được trang bị hệ thống chiếu sáng cao áp hoàn chỉnh và thẩm mỹ.
HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
Nguồn điện cung cấp đến khu công nghiệp được lấy từ lưới điện quốc gia 24/7.
Các đường dây sẽ được phát triển thành, mạng lưới dọc theo các trục đường giao
thông để cung cấp điện cho các trạm biến áp của các nhà máy trong khu Công nghiệp.
HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC
Khu Công nghiệp Minh Đức là các khu Công nghiệp đầu tiên được cung cấp
nước sạch từ nhà máy nước địa phương. Nước sạch được cung cấp với công suất
20.000 mét khối mỗi ngày từ nhà máy nước sạch Hải Dương.
Nước sạch được cung cấp tới hàng rào nhà máy bằng hệ thống ống cấp nước
tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra để đảm bảo sự cung cấp liên tục nguồn nước sạch, khu Cơng nghiệp có
nhà máy cung cấp nước đặt ngay trong khu vực.
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC VÀ RÁC THẢI


5


Nước thải trong khu Công nghiệp sẽ được từng nhà máy trong khu xử lý sơ bộ
đạt tiêu chuẩn nước thải loại B theo tiêu chuẩn quốc gia trước khi xả vào hệ thống
thốt nước của cụm Cơng nghiệp và xả ra sông Sắt.
Rác thải được thu gom và xử lý tại nhà máy rác thải của cụm Cơng nghiệp.
Khí thải của các nhà máy được lắp đặt hệ thống lọc theo tiêu chuẩn quốc gia
trước khi thải ra môi trường tự nhiên.
5. Một số điều kiện liên quan khác
a) Năng lực đơn vị thi công: năng lực về nhân lực cán bộ, cơng nhân; năng lực về
máy móc thiết bị, năng lực về tài chính?
Ví dụ: Đơn vị thi công cam kết cung ứng đầy đủ nhân lực về cán bộ, công nhân
đã nêu trong Hồ sơ dự thầu; máy móc thiết bị thi cơng đầy đủ các chủng loại theo yêu
cầu và được kiểm định theo quy định. Năng lực tài chính của Cơng ty đủ đảm bảo
thực hiện gói thầu theo đúng Hợp đồng, đảm bảo thời gian và chất lượng thi cơng
cơng trình.
b) Trình độ xây dựng khu vực: số và chất lượng nhân lực, các cơ sở sản xuất cấu
kiện, thiết bị thi cơng...
Ví dụ:
- Nguồn nhân công chủ yếu là của đơn vị thi công và của địa phương.
- Nhà máy sản xuất cấu kiện và thiết bị thi cơng có thâm niên lâu năm với chất
lượng cấu kiện và thiết bị thi công tốt.
- Dựng lán trại cho ban chỉ huy cơng trình, nhà bảo vệ và các kho bãi chứa vật
liệu.
- Diện tích kho bãi được cân đối theo số lượng vật tư cần cung cấp, vừa đảm
bảo cho tiến độ thi công, vừa đảm bảo tránh tồn đọng vật tư.
6. Một số nhận xét
Thông qua nội dung giới thiệu ở phần trên, rút ra một số khó khăn và thuận lợi

chính ảnh hưởng đến giải pháp thi cơng cơng trình?
Ví dụ:
- Thuận lợi:
+ Tận dụng được nhân lực địa phương giá rẻ;
+ Điều kiện hạ tầng tốt, có thể thi cơng 24/24h;
+ Khả năng cung ứng vật tư, thiết bị tốt;
+ Năng lực thi cơng của Nhà thầu tốt.
- Khó khăn:
+ Trình độ dân trí chưa cao nên cơng tác tổ chức lao động có thể gặp khó khăn;
+ Thi cơng gần các nhà máy trong khu công nghiệp nên phải có các giải pháp
chống ồn, chống bụi khi thi cơng;
7. Công tác chuẩn bị
a) Nghiên cứu hồ sơ thiết kế và các điều kiện liên quan
6


- Nghiên cứu hồ sơ: Hồ sơ thiết kế được phê duyệt, điều kiện địa chất, thủy văn,
điều kiện tự nhiên, xã hội, địa hình, địa mạo…Cần kiểm tra tính pháp lý của các loại
hồ sơ này.
- Nghiên cứu điều kiện thi công thực tế hiện trường: khâu này cần nghiên cứu
cẩn thận vì điều kiện thi cơng thực thế quyết định phương án thi công cụ thể.
b) Công tác chuẩn bị mặt bằng
- San dọn mặt bằng thi công (nếu có): Phụ thuộc vào vị trí XD cơng trình đã cho
hoặc đã giả định phần trên).
Ví dụ:
- Nhận bàn giao mặt bằng xây dựng.
- Công việc trước tiên tiến hành dọn dẹp mặt bằng bao gồm chặt cây, phát quang
cỏ và san phẳng, nếu trên mặt bằng có các vũng nước hay bùn thì tiến hành san lấp và
bố trí các đường tạm cho các máy thi cơng hoạt động trên công trường.
- Công tác chuẩn bị hạ tầng: Giao thơng trong và ngồi cơng trường, đấu nối

điện, nước sinh, xử lý và tiêu thốt nước thải, thơng tin liên lạc… (nếu cần).
Ví dụ:
Gồm những cơng việc sau:
+ San lấp mặt bằng khu đất.
+ Làm đường nội bộ trong công trường.
+ Làm hàng rao tạm thời vây quanh khu đất.
+ Xây dựng các nhà cửa tạm thời phục vụ thi cơng (ban chỉ huy cơng trình, kho
vật liệu, các xưởng phụ trợ, sân bãi xe, lán trại công nhân, nhà ăn)
+ Lắp đặt lưới điện, nước thi công chiếu sáng ngoài trời.
+ Lắp đặt đường dây điện thoại.
+ Thi công các rãnh tiêu nước tạm thời, các hố ga tập trung.
+ Đặt các mốc để giác vị trí tim nhà, xác định vị trí cao trình quan trọng và gởi
các cao độ phục vụ công tác thi công và kiểm tra.
c) Định vị và giác móng cơng trình (Cụ thể cho cơng trình của mình. Phải tương
ứng với mặt bằng đã cho)
- Căn cứ mặt bằng (Theo đề bài hoặc giáo viên giao ngay khi nhận nhiệm vụ).
- Căn cứ vị trí XD cơng trình và điều kiện liên quan.
- Căn cứ tiến độ và trình tự thi cơng (nếu cơng trình có nhiều hạng mục).
Định vị cơng trình:
Vì cơng trình nhà cơng nghiệp thường có kích thước mặt bằng tương đối lớn nên
thường sử dụng các biện pháp định vị sau:
+ Sử dụng máy kinh vĩ để định vị cơng trình;
+ Sử dụng máy tồn đạc điện tử để định vị cơng trình.
Sinh viên căn cứ vào mốc chuẩn và cốt chuẩn ( Biên bản bàn giao mặt bằng) để
tiến hành xác định các điểm giới hạn của cơng trình từ mặt bằng định vị ra ngồi thực
địa.( Nêu trình tự tiến hành xác định từng điểm, có hình vẽ Mặt bằng định vị sau khi
định vị xong)
Giác móng cơng trình:
Sau khi định vị xong các điểm cần sử dụng dây, thước thép, cọc thép để xác định
tim các trục của cơng trình. ( Thể hiện mặt bằng giác móng cơng trình)

7


Xác định cao độ thi công:
Căn cứ vào cao độ trong bản vẽ thiết kế, nhà thầu cần xác định cao độ tự nhiên,
cao độ cốt ±0,00 từ cốt chuẩn được chủ đầu tư bàn giao.
Gửi mốc giới và cao độ thi cơng:
- Gửi mốc thi cơng: vì các cọc định vi nằm trong phạm vi hố đào nên phải được
gửi ra xung quanh ( 5-10m hoặc lên tường rào) và để bảo quản trong suốt q trình thi
cơng. Khi cần kiểm tra lại vị trí các cấu kiện thì dựa vào các mốc này để kiểm tra.
- Gửi cao độ thi công: cần gửi lên các kết cấu cố định trong q trình thi cơng
như tường rào, cột điện hoặc cơng trình lân cận ( thường dùng sơn đỏ để đánh cốt)
d) Chuẩn bị các cơng trình tạm trên công trường
Lán trại:
Để phục vụ thi công nhà thầu cần phải bố trí loại nhà tạm trên cơng trường như:
Ban điều hành, nhà ăn và ở của công nhân, nhà y tế, nhà bảo vệ, nhà vệ sinh+ tắm của
cán bộ và cơng nhân…
Kho bãi:
Nhà thầu cần bố trí các loại kho, các bãi tập kết các cấu kiện bê tông cốt thép đúc
sẵn hoặc các cấu kiện thép ( côt, dầm cầu chạy, dàn mái, xà gồ, tôn mái..), …
e) Tập kết máy móc, thiết bị, vật tư và nhân lực về cơng trường
Máy móc, thiết bị:
Sinh viên phải lựa chọn và bố trí máy móc thiết bị phục vụ thi công theo kế
hoạch, biện pháp thi công đã được lập.
Nhân lực: Sinh viên có thể giả định phù hợp với điều kiện khu vực .

PHẦN II. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG LẮP GHÉP
NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG
CHƯƠNG I. LẬP BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT
TẦNG BẰNG THÉP

1.1. Tiêu chuẩn áp dụng
Một số tiêu chuẩn tham khảo sau:
- Tiêu chuẩn TCVN 5575: 2012. Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 170:2007 Kết cấu thép - Gia công, lắp ráp và nghiệm thu - Yêu cầu
kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn TCVN 5308:1991 – Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
- Tiêu chuẩn TCVN 4516:1988 – Hoàn thiện mặt bằng xây dựng – Quy phạm thi
công và nghiệm thu.
- Các tiêu chuẩn khác liên quan…
1.2. Chuẩn bị móng cột thép
1.2.1. Các cách thức đặt cột thép lên mặt móng
- Cột thép thường được lắp trên các móng BTCT đổ tại chỗ, trong móng được
chơn sẵn các bulơng móng. Độ chính xác về vị trí và cao trình phụ thuộc vào việc
chuẩn bị mặt tựa.
- Có 3 cách thức đặt cột thép lên mặt móng:
8


+ Cách 1: Đặt cột lên mặt móng ở vào đúng cao trình thiết kế ngay, khơng phải
điều chỉnh độ cao thấp của cột và khơng phải giót vữa xi măng lấp khe đáy cột.
Chuẩn bị mặt móng như sau: đổ bê tơng thấp dưới cao trình cốt thiết kế một chút
và đặt lên trên đó hai đoạn thép hình, sao cho mặt phẳng trên của nó trùng với cao
trình thiết kế của móng, sau đó đổ bê tơng lên tới mặt trên các đoạn thép hình và là
phẳng mặt. Với cách thức thức này khi lắp cột vào không cần điều chỉnh tim, cốt gì
nữa. Tuy nhiên, cơng tác chuẩn bị mặt móng phải thật chính xác, nếu mặt móng bị dốc
nghiêng dù chỉ chút ít, thì đầu cột sẽ lệch đi khá nhiều. Vì vậy, với đội ngũ kỹ sư, công
nhân của nhà thầu chưa thực sự chuyên nghiệp thì khơng nên áp dụng cách thức này.
+ Cách 2: Đặt cột tỳ lên trên một xống tựa bằng thép đã chơn sẵn ở đúng cao
trình thiết kế, trong móng bê tơng sau đó điều chỉnh vị trí cột và rót vữa ximăng lấp
khe đáy cột.

Chuẩn bị mặt móng như sau: Khi đổ bê tơng móng thì chơn một đoạn thép hình
hay một đoạn ray làm xống tựa cho cột, sao cho cạnh trên của xống trùng với cao trình
thiết kế của móng, cịn bê tơng móng thì đổ thấp dưới cao trình 4-5cm. Cột đặt trên
móng này có ngay độ chính xác, chỉ cịn phải điều chỉnh vị trí trên mặt bằng sao cho
trùng hợp các đường tim ghi trên cột và trên móng và điều chỉnh độ thẳng đứng của
cột bằng đóng chêm. Sau khi cố định chân đế cột bằng các bu lơng giằng thì giót vữa
xi măng lấp khe đáy cột. Cách thức này có ưu điểm: khơng u cầu độ chính xác gia
cơng kết cấu cao, ít tốn kém và việc điều chỉnh cột trên xống tựa rất dễ dàng.
Tuy nhiên, đối với nhà cơng nghiệp khung thép tiền chế nhẹ thì trọng lượng của
cột thép không lớn lắm ( khoảng 1-2 tấn/ 1cấu kiện) nên không cần phải đặt xống tựa
đỡ cột khi lắp, mà cột thường được cẩu thẳng đứng sau đó điều chỉnh để các bu lông
giằng luồn qua các lỗ chờ của tấm đế chân cột.
+ Cách 3: Lắp riêng tấm đế cột và thân cột. Đổ bêtơng móng thấp hơn cao trình
thiết kế 5cm rồi dừng lại đặt tấm đế cột lên trên. Điều chỉnh các đường tim của tấm đế
trùng đường tim của móng và điều chỉnh cao độ của tấm đế bằng vặn các đinh vít cho
đến khi trùng vào cao trình thiết kế của móng, sau đó giót vữa xi măng lấp đầy khoảng
cách giữa các tấm đế và mặt móng bê tơng.
Vì cột gắn cứng vào móng bằng các bu lơng giằng nên khi chơn các bu lơng này
cần xác định vị trí của chúng đối với các đường tim cột thật chính xác, bằng cách dùng
một khung dẫn cứng có khoan các lỗ đeo bu lông giằng, đảm bảo đúng cự ly giữa các
bu lơng đó. Tuy nhiên, với cách thức này thì thân cột sẽ liên kết với tấm đế chân cột
bằng đường hàn tại công trường. Do vậy cần kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng đường
hàn này để đảm bảo cột liên kết tốt với móng.
1.2.2. Thi cơng và lắp đặt bu lông neo (Bu lông chân cột)
1.2.2.1. Yêu cầu chung
- Bu lông phải đúng quy cách, chủng loại thiết kế.
- Chiều dài bu lơng neo phải đảm bảo ngàm vào móng của cơng trình ít nhất 4/5 chiều
dài bu lơng và khơng ít hơn 400 mm trong mọi trường hợp.
9



- Bu lông phải được lắp thẳng hàng, đúng tim trục và vng góc với mặt phẳng nằm
ngang.
- Chiều dài bu lơng nhơ lên khỏi mặt móng ít nhất 100 mm. Cao trình đỉnh bu lơng phải
bằng nhau.
- Trước khi đổ bê tông, phần bu lông chờ nhô lên phải được bọc kính để khơng làm dơ
bẩn và biến dạng ren.
- Bu lông phải được liên kết chắc chắn, đúng vị trí, khơng bị dịch chuyển trong q
trình đổ bê tông.
1.2.2.2. Định vị và lắp đặt
Bu lông trong bản vẽ “Định vị bu lơng móng” thể hiện chính xác số lượng,
khoảng cách giữa các bu lông, để giúp cho việc sản xuất, chế tạo và lắp dựng phần kết
cấu khung được thuận lợi, đúng thiết kế. Cự ly giữa các bu lơng hay nhóm bu lơng
phải được đặt chính xác với sai số nằm trong phạm vi cho phép ghi trong bản vẽ và
tiêu chuẩn áp dụng.

Bảng 1.1. Quy định về sai số cho phép của bu lông neo chân cột
Khoảng cách sai lệch cho phép từ tim đến tim của các bu <=3mm
lông trong một cụm bu lông
Khoảng cách sai lệch cho phép từ tim đến tim trong hai cụm <=6mm
bu lơng liên tiếp
Tích lũy sai lệch cho phép từ tim một cụm bu lông đến <=6mm cho mỗi 30m,
đường tim trục cơng trình đi qua nhiều tổ bu lơng
Tổng khơng q 25mm
cho tồn bộ cơng trình
Khoảng cách sai lệch cho phép từ tim một cụm bolong đến <=3mm
đường tim trục cơng trình đi qua cụm bu lơng đó
Sai lệch về cao độ đỉnh giữa các bu lông neo

<=10mm


Quá trình lắp đặt phải kiểm tra thường xuyên cự ly giữa các bu lông, độ thẳng
đứng của bu lông, cao độ bu lông đúng hồ sơ thiết kế yêu cầu.
a. Tổ hợp và định vị bu lông
* Tổ hợp bu lông chân cột: Để thuận tiện trong việc giữ cố định các bu lông neo
chân cột, các bu lông thường được tổ hợp lại với nhau thành từng cụm trong cùng một
vị trí chân cột. Có hai cách để tổ hợp như sau:
10


Cách thứ nhất, sử dụng mặt bích được khoan các lỗ với khoảng cách theo thiết
kế. Sau đó tiến hành xỏ bu lông neo vào và xiết ecu cố định theo từng cụm. Trên mặt
bích được đánh dấu cao trình và tim trục theo hai phương. Trên thân bu lông neo được
đánh dấu cao trình lắp đặt. (Hình 1.2)

(a)

(b)

Hình 1.1. Tổ hợp cụm bu lông chân cột bằng dưỡng bản mã (a)
và thanh thép trịn (b)

Cách thứ hai, bu lơng neo được hàn với nhau thành từng cụm thông qua các
thanh giằng (thép góc hoặc thép trịn). Các thanh giằng có chiều dài đủ lớn để tựa vào
ván khn hoặc tựa vào cốt thép dầm móng để giữ ổn định trong q trình đổ bê tơng
móng. Trên hệ thanh giằng cũng được đánh dấu tim, trục theo hai phương. Trên thân
bu lơng neo được đánh dấu cao trình lắp đặt. (Hình 1.1)
*. Định vị bu lơng chân cột: Để thuận lợi cho việc định vị và kiểm tra trong quá
trình thi công, tim trục của Nhà công nghiệp thường được lấy vào mép ngồi của
khung (hoặc cạnh thẳng của cột).

Cơng tác định vị và lắp đặt bu lông neo chân cột thường được tiến hành như sau:
- Trên mặt bích (hoặc trên cách thanh thép dưỡng tổ hợp bu lông) được vạch sẵn
tim trục theo hai phương. Trên bu lông đánh dấu cao trình bản mã chân cột.
- Trên mặt bằng hố móng hoặc thành ván khn, tim trục được vạch sẵn (thường
thực hiện trong q trình giác móng) và gửi vào vị trí cố định. Q trình lắp đặt bu
lông neo chân cột được thực hiện sao cho đúng vị trí thiết kế, đúng cao trình và tim
trục (tim trục trên mặt bích chân cột trùng với tim trục trên mặt móng).

11


Hình 1.2. Liên kết cụm bu lơng neo với thép móng
b. Lắp đặt và cố định bu lơng
Bu lơng neo sau khi được tổ hợp thành từng cụm sẽ được lắp đặt và cố định vào
đúng vị trí thiết kế trước khi tiến hành đổ bê tơng móng. Có hai cách để cố định cụm
bu lơng trong móng:
Cụm bu lơng được liên kết với hệ ván khn thành móng thơng qua hệ thanh
giằng hoặc sử dụng hệ khung định vị được cắm vào đất nền hoặc giá ngựa bằng gỗ để
giữ cụm bu lơng trong q trình đổ bê tơng. Giá ngựa có thể được thu hồi để tái sử
dụng. Khi cố định các cụm bu lông cần phải kiểm tra chính xác tim trục, cao độ và độ
thẳng đứng của bu lơng.
Trong trường hợp cụm bu lơng neo có thể liên kết được vào cốt thép chủ của cổ
móng hoặc giằng móng, sử dụng các dây thép buộc hoặc đai ốc lien kết cụm bu lơng
neo với thép chủ.

Hình 1.3. Đinh vị cụm bu lông neo chân cột
1.2.2.3. Kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt bu lông
Kiểm tra vị trí và cao độ của các cụm bu lơng theo thiết kế.
Sử dụng máy thủy bình hoặc máy tồn đạc điện tử để hỗ trợ việc kiểm tra, giám
sát trên thực địa. Thiết bị trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định chất lượng

theo quy định hiện hành. Số liệu sau khi đo phải được xử lý theo tiêu chuẩn hiện hành
12


TCVN 9401-2012.Tiêu chuẩn Kỹ thuật đo và Xử lý số liệu GPS trong trắc địa cơng
trình.
Các thơng số cần kiểm tra:
- Kiểm tra chiều dài bu lông chờ liên kết với chân cột (đoạn nhô cao. Thông
thường nhô cao khoảng 100mm tính từ cao trình mặt bê tơng hồn thiện hoặc mặt bích
chờ) hoặc cao trình bản mã chờ của cụm bu lơng (nếu có) theo bản vẽ thiết kế
- Bulơng neo phải được đặt vng góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết
(có thể là mặt bê tông, mặt bản mã) và đúng phương, chiều của cụm bu lơng. Có thể sử
dụng thước góc hoặc thước góc điện tử tự cân bằng để kiểm tra.
- Khi lắp đặt, tim trục trên cụm bu lông phải trùng với tim trục theo thiết kế trên
bản vẽ định vị bu lông.
- Kiểm tra ổn định liên kết giữa bu lông chờ với thép chủ trong dầm hoặc với
ván khuôn, nền đểđảm bảo bu lông không bị dịch chuyển trong suốt q trình đổ bê
tơng móng.
Sau khi kiểm tra, nghiệm thu tiến hành cho bọc ren bu lông bằng lớp nylon bảo
vệ trong suốt q trình đổ bê tơng.
- Lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt bu lông móng đã lắp dựng.
Sai số được cho phép như trong Bảng 1.1. Quy định sai số cho phép của bu lông neo
chân cột.
1.3. Thi công lắp dựng các cấu kiện
1.3.1. Lựa chọn giải pháp lắp dựng
1.3.1.1. Các nguyên tắc cơ bản và các phương pháp lắp dựng:

*/ Các nguyên tắc cơ bản trong thi công lắp ghép:
- Lựa chọn gian có hệ giằng gió (cột, kèo) lắp trước để tạo hệ gian “cứng” làm
điểm tựa cho các khung kèo gian tiếp theo.

- Quá trình lắp dựng bắt buộc phải cố định tạm trước khi tháo dỡ cần trục.
- Gian lắp dựng sau được tựa vào gian đã lắp dựng trước đó thơng qua hệ giằng
dọc, xà gồ liên kết.
- Cấu kiện đã lắp dựng chỉ được mang tải khi đã cố định vĩnh viễn.
- Q trình lắp dựng, bulơng phải được lắp đúng, đủ số lượng, chủng loại, cường
độ theo thiết kế. Phải kiểm tra thường xuyên (chủng loại, tính chính xác, độ chặt).
- Chỉ được lắp dựng phần bao che sau khi đã kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ phần
kết cấu chịu lực đã lắp dựng.
*/ Giới thiệu sơ bộ đặc điểm các phương án lắp dựng tổng thể:
13


- Thực tế, khi thi công lắp dựng kết cấu thép - đặc biệt là nhà cơng nghiệp bằng
thép có nhiều biện pháp khác nhau và mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm và phạm
vi áp dựng riêng. Qua q trình thi cơng và đúc rút kinh nghiệm, hiện tại thường áp
dụng một số phương pháp xây lắp các nhà và cơng trình cơng nghiệp:
- Cách thức tiếp vận cấu kiện:
+ Cấu kiện được sắp đặt sẵn trên mặt bằng: trước khi lắp ghép, tại mỗi khẩu độ,
các kết cấu được sắp đặt ở gần vị trí lắp ghép của mình sao cho việc cẩu lắp được
thuận tiện và không làm trở ngại đến sự đi lại của cần trục. Việc bốc dỡ và sắp đặt kết
cấu phải tiến hành trong kíp nghỉ lắp ghép bằng chính cần trục lắp ghép hoặc bằng
những cần trục khác. Khuyết điểm của phương pháp sắp đặt sẵn kết cấu trên mặt bằng
thi công là tăng thêm khối lượng công tác cho cần trục lắp ghép.
+ Tiếp vận trực tiếp: Phương pháp lắp ghép kết cấu trực tiếp từ xe vận chuyển là
phương pháp tiên tiến, nó địi hỏi phải kế hoạch hố việc lắp ghép và tiếp vận kết cấu
chặt chẽ, nhưng cơng lao động và giá thành xây lắp cơng trình sẽ giảm nhiều.
- Phương pháp lắp dựng:
+ Phương pháp lắp ghép tuần tự: là trong phạm vi toàn bộ nhà hay trong một
đoạn dài nhà, đầu tiên lắp ghép các cột, sau khi điều chỉnh và cố định cột xong mới
tiến hành lắp ghép lượt hai tức lắp dầm cầu chạy và dàn dỡ vi kèo, lượt ba lắp các dàn

vi kèo, dầm mái, xà gồ, thanh giằng và tấm mái. Phương pháp này còn gọi là phương
pháp lắp ghép nhiều lượt bằng một cần trục hoặc bằng nhiều cần trục, cái nọ tiếp sau
cái kia. Ưu điểm là năng suất cao vì khơng phải thay đổi thiết bị, dụng cụ treo buộc
kích kéo các kết cấu đồng loại kết cấu cẩu lắp, nên hiệu suất cao. Khuyết điểm của
phương pháp này là đường đi của cần trục khá dài.
Phương pháp lắp ghép tuần tự thường áp dụng trong trường hợp cơng trình làm
bằng các kết cấu bê tơng cốt thép với các mối nối lấp chèn bằng vữa bêtông.
+ Phương pháp lắp ghép tổng hợp: còn gọi là phương pháp lắp ghép tập trung,
nghĩa là cần trục lắp ghép đồng thời trong một lượt đi các kết cấu khác loại nhau, làm
thành một vài ô khối liên tiếp của cơng trình. Thường bắt đầu bằng lắp các cột của ơ
khối, sau khi điều chỉnh cột chính xác thì lắp các thanh giằng dọc, lắp dầm cầu chạy và
dàn dỡ vì kèo giữa các cột, sau đó lắp dàn mái, giằng mái, xà gồ, tấm mái, như vậy là
hoàn thành việc lắp ghép một ô khối. Sau khi kiểm tra lại kích thước hình học tồn ơ
khối thì tiến hành cố định vĩnh viễn các mối nối lắp ghép. Các ô khối sau cũng lắp
ghép theo trình tự như vậy.
- Hướng lắp dựng:
+ Phương pháp lắp ghép dọc nhà: Tức là ghép xong từng khẩu độ một (Hình
1.4a)
14


+ Phương pháp lắp ghép ngang nhà: Tức là ghép xong hết các khẩu độ một nhịp
rồi chuyển sang nhịp tiếp theo (Hình 1.4b). Phương pháp lắp ghép ngang áp dụng khi
cần phải đưa từng đoạn phân xưởng vào sản xuất.

Hình 1.4. Sơ đồ lắp ghép nhà cơng nghiệp
a) Lắp ghép dọc nhà; b) Lắp ghép ngang nhà

- Hướng di chuyển – vị trí đứng của máy:
+ Đi giữa.


+ Đi biên.

+ Đi zic zac

15


Hình 1.5. Sơ đồ di chuyển của cầu trục khi lắp ghép cột, dầm cầu chạy và
nhà công nghiệp một tầng
a) ở chính giữa khẩu độ; b) Dọc hai bên khẩu độ; c) zíc zắc
*/ Kết luận lựa chọn phương án:
Vì đặc điểm Nhà cơng nghiệp – kết cấu thép là: nhẹ - độ mảnh lớn – độ ổn định cục bộ nhỏ - liên
kết đơn giản và nhanh đạt khả năng chịu lực. Do vậy, với khả năng công nghệ - máy móc hiện tại, biện
pháp thi cơng thường được sử dụng phổ biến như sau:

Phương án lựa chọn

Lý do

Cách thức tiếp vận cấu
Cấu kiện được sắp đặt sẵn
kiện:
trên mặt bằng.

- Biện pháp tổ
chức thi công đơn
giản, dễ quản lý

Phương pháp lắp dựng:


- Độ ổn định cao.

Phương pháp lắp ghép tổng
hợp.
(Phương pháp lắp ghép tuần
tự vẫn được sử dụng phổ biến
tùy vào tình hình thực tế)

- Đường đi ngắn,
có thể sớm đưa
từng phần cơng
trình vào sản xuất.

16


Hướng lắp dựng:

Tùy vào u cầu đưa cơng
trình vào sử dụng sớm hay muộn
để lựa chọn hướng dọc hay
ngang nhà

Hướng di chuyển – vị trí
đứng:

- Đối với các cơng trình khẩu
độ lớn (>24m) nên sử dụng cần
trục nhỏ đi biên.


- Đảm bảo tính
kinh tế và ổn định
của máy móc – cấu
kiện khi lắp dựng.

- Đối với các cơng trình khẩu
độ nhỏ (<24m) nên sử dụng cần
trục đi giữa.

- Đảm bảo tính
kinh tế và lắp dựng
nhanh chóng.

Biện pháp đề xuất ở trên là biện pháp đang được sử dụng phổ biến.
Các biện pháp thi công lắp dựng khác vẫn được sử dụng tùy từng trường hợp
và yêu cầu khác nhau về tiến độ, chi phí hay mặt bằng.
*/ Sơ đồ trình tự các bước lắp dựng:
Bước 1:
- Lắp dựng bắt đầu từ gian có hệ giằng (giằng khung, giằng chéo).
- Lắp dựng các cột trong gian có giằng (ít nhất 04 cột) để tạo khung ổn định.
- Lắp giằng dọc (giằng giữa hai cột) hoặc dầm cầu trục (nếu có).
- Lắp hệ giằng chéo giữa hai cột (theo phương ngoài mặt phng khung).
dầmcầu chạ y
(giằng dọc cột )

cột gian
đầu t iên

giằng gi? cột

dầmcầu chạ y
(giằng dọc cột )

giằng gi? cột
cột gian
đầu t iên

giằng gi? cột

chống xà gồ

Hỡnh 1.6.a. Bc 01: Lp dựng khung cứng đầu tiên

17


Bước 2:
- Lắp dây neo tạm vào kèo mái trước khi cẩu lắp.
- Xỏ đủ số bulông liên kết theo đúng thiết kế và tiến hành xiết bulông.
- Kiểm tra khung theo hai phương.
- Cố định vĩnh viễn kèo mái và tháo cần trục.
- Giữ ổn định khung kèo đầu tiên bằng hệ dây neo giằng (neo vào móng lân cn
hoc thanh neo tm).
dầmcầu chạ y
(giằng dọc cột)

cột t r ong gian đầu tiên

cột t r ong gian đầu tiên


dầmcầu chạ y
(giằng dọc cột)
giằng t ạ mk?o mái

t ăng đơđi?u chỉ
nh

giằng t ạ mk?o mái

giằng gi? cột

Hỡnh 1.6.b. Bc 02: Lắp dựng xà mái (dàn mái) và giằng tạm
Bước 3:
- Lắp cột, kèo cho gian kế tiếp.
- Cẩu lắp kèo mái thứ 2 và giữ ổn định bằng hệ giằng dọc, giằng chéo (trước khi
tháo móc cần trục).
- Lắp 1/3 số xà gồ mái theo thiết kế, nhưng khơng ít hơn 05 cây. Xà gồ đỉnh kèo,
đỉnh cột bắt buộc phải được lắp trước.
- Lắp hệ giằng mái (giằng dọc, giằng chéo).
- Lắp toàn bộ xà gồ mái, xà gồ tường.
- Lắp đủ các thanh chống xà gồ theo thiết kế.

18


Hình 1.6.c. Bước 03: Lắp dựng cột, kèo cho gian kế tiếp
Bước 4:
- Lắp dựng tồn bộ kết cấu chính (kèo, cột) còn lại. Hướng lắp dựng phải được
bắt đầu từ gian có hệ giằng lắp ra.
- Sau khi chuẩn bị và treo buộc tiến hành cẩu lắp vào vị trí thiết kế (chú ý buộc

trước hệ dây điều chỉnh trong quá trình cẩu lắp).
- Cẩu cấu kiện vào vị trí cần lắp dựng.
- Xỏ đủ số bulơng liên kết và tiến hành lắp đặt kèo tiếp theo.
- Kiểm tra điều chỉnh khung kèo đúng thiết kế.
- Xiết bulông và ổn định tạm cho kèo.
- Kèo sau khi lắp dựng được giữ ổn định bằng hệ giằng dọc (xà gồ hoặc giằng
dọc theo thiết kế). Hệ giằng dọc phải được lắp thẳng hang và liên tục.
- Lắp đặt thanh chống xà gồ. Trong trường hợp xà gồ không thiết kế thanh chống,
cần phải bổ sung thanh chống tạm phục vụ q trình lắp dựng. Thi cơng xong thu hồi
tái sử dng.
xà gồ mái - (giằng dọc)
(l ắp t hẳng hàng)

giằng gi? cho k?o mái
(cáp hoặc t h?p t r òn)

giằng ®Ø
nh cét

xµ gå t êng

gi»ng ®Ø
nh cét
gi»ng gi? cét

Hình 1.6.d. Bước 04: Lắp dựng cột, kèo cho các gian còn lại
19


Bước 5:

- Lắp dựng cầu trục (nếu có) và lắp dựng cột đầu hồi cịn lại.
- Thơng thường, các cột đầu hồi (tùy vào hướng thi công đã lựa chọn) sẽ được
lắp dựng sau và tiến hành lắp dựng trước khi lắp kèo mái cuối cùng theo hướng lắp
dựng đó.
- Lắp đặt hoàn thiện các hệ giằng cột, kèo, xà gồ mái, xà gồ tường và toàn bộ
thanh chống xà gồ.
- Kiểm tra đổ thẳng đứng trong và ngoài mặt phẳng cơng trình trước khi lắp dựng
phần bao che.
- Kiểm tra tồn bộ bulơng liên kết.
- Tất cả bulơng được xiết chặt bằng Cle Lực (Cle Momen) hoặc theo “Phương
pháp đếm vịng” .
Chú ý: Phải lắp tồn bộ bulơng trên mối nối mỗi khi lắp ráp và chỉ xiết chặt sau
khi bulơng đã được lắp đủ vào vị trí.
Bước 6:
- Lắp đặt các phần phụ để lắp dựng
Máng xối (máng gom nước).
- Lắp dựng tấm cách nhiệt (nếu có) và
lợp tơn mái hồn thiện.
Chú ý:
Tơn mái nên hồn thiện trong thời gian
sớm nhất có thể. Trong trường hợp cuối ngày
chưa kết thúc phần lợp mái, cần tiến hành
chằng giữ phần tơn đã lợp và có phương án
chống gió trước khi kết thúc.
- Lắp dựng tơn tường và phần bao che
cịn lại.

1.3.1.2. Tính tốn và lựa chọn cáp treo
buộc cấu kiện:
- Tải trọng tính tốn khi cẩu lắp của cấu kiện:

20


PTT = n.PCấukien+ Ptreo
Trong đó:
+ PTT: Tải trọng tính tốn khi cẩu lắp của cấu kiện (cột, dầm cầu chạy…).
+ n: hệ số vượt tải của tải trọng bản thân cấu kiện, thường lấy n=1,1.
+ PCấukien: Tải trọng bản thân của cấu kiện(tính tốn theo kích thước và vật liệu
cấu kiện).
+ PTreo: Tải trọng bản thân của thiết bị treo buộc(lấy trung bình 200kg).
- Lực kéo gây đứt cáp:
R = k.S = k.Ptt/m.n*.cos (Tấn)
Trong đó:
+ PTT: Tải trọng tính tốn khi cẩu lắp của cấu kiện.
+ n*: Số nhánh cáp, trong trường hợp này n*=2,4,6,…(Phụ thuộc vào biện pháp
treo buộc).
+ m: Hệ số kể đến sự căng dây cáp không đồng đều (Phụ thuộc vào tính chất của
việc treo buộ cấu kiện); thường lấy m = 0,75; 1.
+ : Góc nghiêng của nhánh dây cáp.
+ k: Hệ số an toàn, phụ thuộc vào tính chất sử dụng cáp và trọng lượng vật cẩu
lắp
k=3,5: cho dây neo, dây giằng.
k=4,5: cho dây ròng rọc kéo tay.
k=5,0: cho dây ròng rọc của máy.
k=6,0: cho dây cẩu vật nặng >50T.
k=8,0: cho dây cẩu bị uốn cong vì buộc vật.
Thiên về an tồn, thường lấy k=6,0
1.3.1.3. Tính tốn và lựa chọn cần trục lắp dựng cấu kiện:
Cần trục được lựa chọn dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Các thông số yêu cầu phải nhỏ hơn thông số cần trục được lựa chọn

+ Những cần trục được chọn có khả năng tiếp cận được các cấu kiện dự kiến lắp
dựng và hoạt động hiệu quả trên mặt bằng thi cơng.
+ Chi phí cho cần trục phải thấp nhất, các thông số của cần trục được lựa chọn
sát với các thông số yêu cầu:
21


Lct ≥ Lmin

Qyc ≤ Qct

Ryc ≤ Rct

Hyc ≤ Hmc

αmin ≤ αct ≤ αmax

- Thông thường αmax = 750. Tuy nhiên, cần căn cứ theo cần trục chọn
- Các thông số: Qct, Rct, Hmc - luôn phụ thuộc lẫn nhau (xem biểu đồ tính năng)
Chú ý: Các đại lượng Qct, Hct, Hmc - ln phụ thuộc lẫn nhau, do đó khi lựa chọn cần
trục cần quan tâm cả ba đại lượng để có sự lựa chọn phù hợp cho yêu cầu cụ thể khi
lắp dựng. Trong ba đại lượng sẽ lấy một đại lượng làm chuẩn để căn cứ lựa chọn các
đại lượng cịn lại (tra theo biểu đồ tính năng cần trục). Các thông số được ưu tiên lựa
chọn như sau:
Khi cấu kiện nặng

Qyc ≤ Qct

Rct (Qyc) và Hmc (Rct) lấy theo Q


Vị trí khó lắp dựng

Ryc ≤ Rct

Qct (Ryc) và Hmc (Ryc) lấy theo R

Lắp cấu kiện ở độ cao lớn

Hyc ≤ Hmc

Rct (Hyc) và Qct (Rct) lấy theo H

Sau khi lựa chọn cần trục cho tất cả các cấu kiện ta tiến tới nhóm các cấu kiện có
cùng thông số cần trục hoặc tương đương nhau (thông thường chênh lệch 5%) vào
cùng một nhóm để giảm thiểu số cần trục lựa chọn.
Cần trục dùng chung phải phù hợp với nguyên tắc và yêu cầu cũng như giải pháp
thi cơng lắp dựng . Thường nhóm các cấu kiện gần nhau và có mối liên hệ với nhau
trước và sau đó lựa chọn cần trục.
Giải pháp trên giúp cho việc dồn sự dư thừa khả năng của cần trục vào những
thông số cần quan tâm để tận dụng hết khả năng của cần trục.
Thông thường dồn sự dư thừa vào các thông số sau:
- Dồn khả năng dư thừa vào tầm với (R) để mỗi vị trí đứng lắp được nhiều cấu
kiện nhất.
- Dồn khả năng dư thừa vào chiều cao nâng vật (Hmc) để giúp khả năng lắp đặt
dễ dàng hơn.
- Dồn sức trục dư thừa (Q) để tăng sự ổn định, chống lật cho cần trục.
a. Xác định vị trí đứng cẩu lắp cấu kiện:
22



- Lựa chọn loại cần trục: trong công tác thi công lắp ghép nhà công nghiệp kết
cấu thép thường sử dụng các loại cần trục chính:
+ Cần trục tháp: cần trục tháp cố định hoặc cần trục tháp di chuyển trên ray.
 Cần trục tháp cố định: Thường sử dụng đối với nhà cơng nghiệp thép có kích
thước khơng q lớn, khối lượng lắp dựng đa dạng, chiều cao lắp dựng lớn (vì
tầm với của cần trục tháp khơng q lớn và không cơ động).
 Cần trục tháp chạy trên ray: Thường sử dụng đối với nhà công nghiệp thép có
chạy dài, khối lượng lắp dựng đa dạng nhưng khơng lớn, chiều cao lắp dựng lớn
bởi ưu thế của cần trục tháp chạy trên ray là cơ động hơn cần trục tháp cố định
+ Cần trục tự hành: bánh xích hoặc bánh lốp.
 Thường được sử dụng khi chiều cao lắp dựng khơng lớn, cần tính cơ động
cao của cần trục tự hành và chi phí hợp lý.
+ Cần trục cổng:
 Thường được sử dụng khi chiều cao lắp dựng khơng lớn, cơng trình chạy dài,
tải trọng lắp dựng lớn.
 Hiện tại, phương án phổ biến là sử dụng cần trục tự hành để lắp dựng nhà công
nghiệp thép bởi các lý do sau:
+ Tính cơ động cao.
+ Chủng loại đa dạng, dễ dàng lựa chọn.
+ Chi phí thấp hơn so với cần trục tháp
- Thiết kế tuyến đi của cần trục:
+ Mục đích của cơng tác thiết kế tuyến đi của cần trục nhằm chọn lựa được
quãng đường ngắn nhất mà cẩu có thể di chuyển và cẩu lắp được nhiều cấu kiện nhất.
- Thiết kế vị trí đứng của cần trục:
+ Mục đích của cơng tác thiết kế vị trí đứng của cần trục nhằm chọn được vị trí
đứng mà cần trục có thể thao tác lắp dựng dễ dàng và hiệu quả cho số lượng cấu kiện
nhiều nhất.
- Thông thường, công tác thiết kế tuyến đi và vị trí đứng của cần trục phụ thuộc
vào các yếu tố:
+ Kích thước khẩu độ cơ bản (L) của nhà:

@ L ≤ 10m: Thường lựa chọn biện pháp đi giữa khẩu độ và lắp dựng cấu kiện 2
bên (có thể lắp ghép 02, 04 hoặc lên đến 06, 08 cấu kiện). Số lượng cấu kiện lắp dựng
được tại 01 vị trí đứng phụ thuộc vào thơng số máy và trọng lượng cấu kiện.
23


6000

6000

...
r=

6000

6000

r =...

r=
...

r =...

d

10000

(a)


b

d

18000

(b)

6000

6000

6000

....
b

....
d

6000

r =...

6000

r =...

6000


...
r=

r=
...

....

24000

(c )

b

Hình 1.7. Lắp ghép cấu kiện phụ thuộc vào khẩu độ
a) Đi giữa lắp 2 bên - 08 cấu kiện (L=10m);
b) Đi giữa lắp 2 bên - 04 cấu kiện (L=18m);
c) Đi biên lắp 1 bên - 02 cấu kiện (L=24m);
@ 10 < L ≤ 24m: Thường lựa chọn biện pháp đi giữa khẩu độ và lắp dựng cấu
kiện 2 bên (có thể lắp ghép 02, 04 cấu kiện). Số lượng cấu kiện lắp dựng được tại 01 vị
trí đứng phụ thuộc vào thơng số máy và trọng lượng cấu kiện.
@ L > 24m: Thường lựa chọn biện pháp đi biên và lắp dựng cấu kiện 1 bên (có
thể lắp ghép 02, 03 cấu kiện). Số lượng cấu kiện lắp dựng được tại 01 vị trí đứng phụ
thuộc vào thơng số máy và trọng lượng cấu kiện.
+ Điều kiện mặt bằng thi công: Trong trường hợp mặt bằng thi công chật hẹp,
không gian thông thủy khơng cho phép sử dụng máy có thơng số lớn thì bắt buộc phải
sử dụng cần trục lắp dựng loại nhỏ và đi biên để lắp dựng.
+ Điều kiện máy móc địa phương và nhà thầu thi cơng: Việc sử dụng cần trục lắp
ghép cũng phụ thuộc vào điều kiện cung ứng máy móc của địa phương và đơn vị thi
cơng.

b. Tính tốn và lựa chọn cần trục: Lựa chọn cần trục lắp ghép dựa trên hai phương
pháp cơ bản:
Khi chọn cần trục lắp ghép cần phải dựa vào các yếu tố sau:
- Hình dạng, kích thước cơng trình.
- Trọng lượng, độ lớn, vị trí kết cấu.
- Khối lượng, đặc điểm cơng trình, thời gian phải hồn thành..v..v..
- Mặt bằng lắp ghép: rộng, hẹp, phần ngầm..v..v..
- Mặt bằng công trường, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, nguồn điện..v..v..
24


- Tính tốn bằng phương pháp lựa chọn thơng số theo u cầu: Cần tính tốn lựa
chọn cần trục dựa trên 02 thông số cơ bản:
+ Chọn cần trục theo sức trục.
+ Chọn cần trục theo tầm với và độ cao nâng vật .
Chọn cần trục theo sức trục:
- Xác định trọng lượng vật cẩu lắp: QT Q0  q1  q2
Trong đó:
QT: Trọng lượng tổng cộng cần phải cẩu lên.
Q0: Trọng lượng bản thân cấu kiện.
q1: Trọng lượng vật gia cố(nếu có).
q2: Trọng lượng thiết bị treo buộc.
- Lập bảng thống kê cấu kiện cần cẩu lắp để biết số lượng cấu kiện nặng nhiều
hay ít, loại nào chiếm đa số để chọn cẩu có sức trục phù hợp.
- Nếu số cấu kiện nặng không nhiều, chọn cần trục nặng sẽ lãng phí. Do đó có
thể sử dụng 2 cần trục có sức trục nhỏ hơn cùng kết hợp cẩu. Có thể chọn 2 cẩu cùng
sức trục hoặc khác sức trục. Nếu khác sức trục thì điểm tựa của kết cấu trên địn treo
được tính tốn theo điều kiện:

Q1 


Q .L
Q .L
Q.l2
Q.l
;Q2  1  l1  2 ;l2  1
Q
Q
L
L
Q: trọng lượng vật cẩu lắp.

Hình 1.8. Tính tốn sức trục cần thiết khi cẩu lắp bằng 2 cần trục
Chọn cần trục theo độ với và độ cao nâng vật:
- Cần trục phải đảm bảo lắp được các cấu kiện xa nhất, vì vậy nó phải có độ cao
nâng móc và có độ với bao qt tồn bộ cơng trình, nó phụ thuộc vào hình dáng, kích
thước cơng trình, vào điều kiện tiếp cận cơng trình của cần cẩu, phụ thuộc vào bố trí
cấu kiện trên mặt bằng.
a. Cần trục tự hành:
25


×