Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.8 KB, 10 trang )

Phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam
Trần Thị Xuân Anh

Nguyễn Thành Hưng

Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng

Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ

Vũ Hữu Khôi

Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ
Ngày nhận: 28/01/2021
Ngày nhận bản sửa: 05/03/2021
Ngày duyệt đăng: 25/03/2021

Tóm tắt: Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hoá dân số với 12% dân số trong

độ tuổi từ 60 trở lên tính đến cuối năm 2020; tỷ lệ này theo dự báo của Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) sẽ tăng lên 18% vào năm 2030 và khoảng 23% vào năm 2040.
Cũng theo báo cáo của ILO (2020) có khoảng 8,3 triệu người trong số 10,1 triệu
người cao tuổi ở Việt Nam khơng có tiền hưu trí vào năm 2017, chiếm tới 83% số
Developing the retirement insurance market in Vietnam

Abstract: Vietnam is entering the population aging stage with 12% of the population aged 60 and over
by the end of 2020; This rate is forecasted by the International Labor Organization (ILO) to increase
to 18% by 2030 and about 23% by 2040. Also according to the ILO (2020) report, there were about
8.3 million people out of 10.1 million elderly people in Vietnam did not receive retirement in 2017,
accounting for 83% of people aged over 60 years old. This reduces sustainability in term of social
issue and financial sustainability of the Vietnamese pension system in both medium and long term.
Retirement insurance has been deployed in Vietnam as a solution to improve pension for employees


upon retirement, reduce the risk of dependence on basic retirement income, thereby reducing the
burden for the Vietnamese pension system. However, in reality, not many insurance companies pay
attention to develop this product, stemming from both objective and subjective reasons. This research
presents the legal framework related to pension insurance in Vietnam, analyzes the current situation
of pension insurance business of insurance companies in Vietnam through synthesis of product data
from 2017 to Sep, 2020, from there, proposing solutions to develop pension insurance products of
insurance companies to sustainably develop the social insurance system.
Keywords: Retirement insurance, insurance businesses, social insurance.
Tran, Thi Xuan Anh
Email:
Finance faculty, Banking Academy of Vietnam
Nguyen, Thanh Hung
Email:
BaoViet life insurance corporation
Vu, Huu Khoi
Email:
BaoViet life insurance corporation

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X

13

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 235- Tháng 12. 2021


Phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam

người trong độ tuổi trên 60. Điều này làm giảm tính bền vững về mặt xã hội và tài

chính trong trung hạn và dài hạn cho hệ thống hưu trí của Việt Nam. Bảo hiểm hưu
trí đã và đang được triển khai tại Việt Nam như một giải pháp góp phần cải thiện
lương hưu cho người lao động khi nghỉ hưu, giảm rủi ro phụ thuộc vào nguồn thu
nhập từ hưu trí cơ bản, từ đó giảm gánh nặng cho hệ thống hưu trí Việt Nam. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay chưa có nhiều cơng ty bảo hiểm quan tâm chú trọng phát
triển sản phẩm này bắt nguồn từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bài
nghiên cứu dưới đây trình bày về khung pháp lý liên quan đến bảo hiểm hưu trí tại
Việt Nam, phân tích thực trạng cung ứng sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện của
các công ty bảo hiểm tại Việt Nam thông qua tổng hợp số liệu về sản phẩm này giai
đoạn 2017- 9/2020, từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí
của các cơng ty bảo hiểm nhằm phát triển bền vững hệ thống bảo hiểm xã hội.
Từ khố: Bảo hiểm hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm xã hội.

1. Giới thiệu
Hệ thống hưu trí là bộ phận quan trọng của
hệ thống an sinh xã hội tại bất kỳ quốc gia
nào trên thế giới. Hệ thống hưu trí thơng
thường được xây dựng gồm ba tầng: phúc
lợi xã hội, hưu trí bắt buộc và hưu trí tự
nguyện nhằm đảm bảo diện bao phủ rộng
và cung cấp sản phẩm hưu trí linh hoạt,
đảm bảo nhu cầu và quyền lợi cho người
cao tuổi. Tùy theo trình độ phát triển kinh
tế và cơ cấu dân số xã hội, mơ hình cấu
trúc hệ thống an sinh xã hội có sự phân tách
giữa bảo hiểm xã hội (BHXH) và hệ thống
hưu trí cũng như sự khác nhau về tầm quan
trọng của từng nhánh chế độ, lợi ích trong
hệ thống BHXH so với chế độ hưu trí. Tuy
nhiên, mơ hình phổ biến được thực hiện tại

nhiều quốc gia là hệ thống hưu trí- là một
bộ phận trong hệ thống BHXH và là một
trong những nhánh lợi ích (chế độ) quan
trọng nhất của hệ thống BHXH. Về cơ bản,
BHXH sẽ cung cấp các khoản trợ cấp dưới
dạng tiền mặt hoặc dưới dạng hiện vật cho
người lao động theo một số hoặc các chế
độ như: trợ cấp dịch vụ y tế chăm sóc sức
khoẻ, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ
cấp gia đình người lao động (con cái), trợ

14

cấp thất nghiệp, trợ cấp tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật, trợ cấp
hưu trí, chế độ tử tuất (trợ cấp cho người
còn sống như vợ/chồng, con cái, bố mẹ)…
Mặc dù mức độ đa dạng của hệ thống
BHXH dựa theo các chế độ trợ cấp mà hệ
thống cung cấp, cũng như chi tiết nội dung
và phạm vi trợ cấp trong từng nhánh chế độ
có sự thay đổi tuỳ theo quy định mỗi quốc
gia, tuy nhiên ở phần lớn các quốc gia trên
thế giới, trợ cấp hưu trí là một trong những
chế độ phổ biến trong hệ thống BHXH của
quốc gia đó và là nguồn thu nhập cơ bản
cho người lao động sau khi về hưu.
Vai trò của hệ thống BHXH và hệ thống hưu
trí ngày càng trở nên quan trọng hơn khi vấn
đề già hoá dân số đang trở thành mối quan

tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới, địi
hỏi cần phải có chính sách cấu trúc hệ thống
BHXH cũng như hệ thống hưu trí một cách
hợp lý, nhằm vừa đáp ứng được các nghĩa
vụ chi trả hưu trí ngày một gia tăng trong
tương lai, vừa đảm bảo an tồn tài khố và
tài chính bền vững cho nền kinh tế.
Theo Melbourne Mercer Global Index
(MMGI), tổ chức đánh giá hệ thống hưu
trí quốc tế, có 3 yếu tố để đánh giá hiệu
quả một hệ thống hưu trí: tính đầy đủ

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021


TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THÀNH HƯNG - VŨ HỮU KHƠI

(Adequacy), tính bền vững (Sustainability)
và khả năng tích hợp (Integrity). Theo đánh
giá của MMGI (2013), vấn đề bền vững là
yếu tố đáng quan ngại nhất trong nhóm 3
yếu tố, kể cả đối với các hệ thống thuộc
nhóm các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu
thế giới. Do vậy, thay đổi cơ cấu dân số
toàn cầu cùng với những thay đổi về kinh
tế- xã hội đang đặt ra thách thức to lớn đối
với tính ổn định trong dài hạn của hệ thống
hưu trí. Cải cách hệ thống hưu trí hướng
tới mục tiêu bền vững, đảm bảo an tồn
tài chính cho người cao tuổi trong dài hạn

tiếp tục là vấn đề cấp thiết tại hầu hết các
quốc gia (Trần Phương Thảo, Nguyễn Anh
Tuấn, 2014).
Tại Việt Nam, hệ thống hưu trí là một bộ
phận của hệ thống BHXH Việt Nam, bắt
đầu hoạt động từ năm 1962. Trước năm
1995, hệ thống hưu trí là hệ thống có mức
hưởng được xác định trước và chỉ có lao
động của khu vực Nhà nước tham gia hệ
thống, và được nhiều cơ quan chức năng
quản lý dưới sự giám sát của Chính phủ.
Trong hệ thống đó, mức hưởng hưu trí
được xác định dựa trên số năm đóng góp
và thu nhập cơ sở (thường là mức lương
vào thời điểm nghỉ hưu). Khoản hưởng lợi
được chi trả từ quỹ BHXH được hình thành
từ khoản đóng góp của người sử dụng lao
động (một phần của quỹ lương) và từ trợ
cấp của Chính phủ. Quỹ bảo hiểm do Chính
phủ quản lý và bảo trợ, và là một bộ phận
của ngân sách Nhà nước. Trong gần 30
năm, đặc biệt trong những năm chiến tranh
khốc liệt, hệ thống này đã đóng góp đáng
kể trong việc ổn định thu nhập và đời sống
của người tham gia hệ thống (Giang Thanh
Long, 2004). Tuy nhiên, hệ thống hưu trí
hiện đang đối mặt với nhiều thách thức từ
dự báo về tốc độ già hóa nhanh chóng của
dân số Việt Nam, tỷ lệ tham gia thấp, gia
tăng đối tượng hưởng hưu trí, mất cân bằng

giữa mức đóng và mức hưởng… Cụ thể,

theo báo cáo của ILO (2020), chỉ có 12%
phụ nữ trên 65 tuổi được hưởng chế độ hưu
trí của bảo hiểm xã hội trong năm 2016 và
con số này là 26% đối với nam giới. Trong
năm 2017 chỉ có khoảng 25,1% tổng lực
lượng lao động đóng BHXH và do đó có
thể hưởng hưu trí khi về già. Thực trạng
này đặt ra yêu cầu cải cách hệ thống hưu
trí theo hướng đảm bảo sự bền vững của hệ
thống, sự cân đối của quỹ hưu trí trong dài
hạn và bao phủ số đông dân số nhằm đảm
bảo cuộc sống của người lao động khi đến
tuổi nghỉ hưu.
Trên thực tế, Việt Nam đang mở rộng hệ
thống hưu trí đơn lẻ hiện nay thành hệ
thống hưu trí đa tầng, đa trụ cột, trong đó
sản phẩm bảo hiểm hưu trí được cung cấp
bởi các công ty bảo hiểm được xem là giải
pháp mang tính chiến lược, góp phần giảm
nguy cơ khơng bền vững của hệ thống,
giảm gánh nặng của quỹ BHXH, tăng an
sinh xã hội cho người dân. Tuy nhiên, xem
xét thực trạng sản phẩm của các công ty bảo
hiểm kinh doanh tại Việt Nam cho thấy, sản
phẩm liên quan đến hưu trí tự nguyện chưa
được các cơng ty quan tâm phát triển vì
nhiều nguyên nhân. Bài viết tổng quan về
khung pháp lý liên quan đến bảo hiểm hưu

trí tại Việt Nam, thực trạng cung ứng các
sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện của
các cơng ty bảo hiểm tại Việt Nam thông
qua tổng hợp số liệu về sản phẩm này giai
đoạn 2017- 9/2020, từ đó đề xuất giải pháp
phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí của
các cơng ty bảo hiểm nhằm phát triển bền
vững hệ thống BHXH.
2. Khung pháp lý về bảo hiểm hưu trí tại
Việt Nam
Hệ thống hưu trí Việt Nam bắt đầu hình
thành từ năm 1962 theo Nghị định 218/CP
ngày 27/12/1961 quy định chế độ BHXH
đối với công nhân viên chức Nhà nước và

Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

15


Phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam

quy định quỹ BHXH nằm trong ngân sách
Nhà nước, do các cơ quan đơn vị đóng
góp. Chế độ BHXH đối với cơng nhân viên
chức Nhà nước là chế độ có mức hưởng
được xác định trước (DB-PAYG- define
benefits- pay as you go).
Sau đổi mới năm 1986, kinh tế Việt Nam
phát triển mạnh, thành phần kinh tế tư nhân

gia tăng nhanh chóng và làm phát sinh
những vấn đề trong công tác quản lý hành
chính, tài chính và đặc biệt là bảo vệ quyền
lợi cho người lao động. Để giải quyết những
vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển, năm
1995, BHXH Việt Nam (VSI) được thành
lập dưới sự bảo trợ của Chính phủ để quản
lý, đồng thời quy định thêm thành phần
kinh tế tư nhân tham gia BHXH.
Đến năm 2007, Luật BHXH được thông qua
và hiệu lực từ 01/01/2007 đối với BHXH bắt
buộc; từ ngày 01/01/2008 đối với BHXH
tự nguyện; từ 01/01/2009 đối với bảo hiểm
thất nghiệp. Từ năm 2010 Luật Bảo hiểm
hưu trí số 61/2010/QH12 v/v Sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo
hiểm chính thức được Quốc hội thơng qua
ngày 24/11/2010. Ngày 20/8/2013, Bộ Tài
chính ban hành Thông tư số 115/2013/TTBTC v/v Hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và
quỹ hưu trí tự nguyện áp dụng đối với các
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai
bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam
(sau đây gọi là Thơng tư 115).
Ngày 01/7/2016, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 88/2016/NĐ-CP về Chương
trình hưu trí bổ sung tự nguyện và ngày
15/8/2017, Bộ Tài chính ban hành Thơng
tư số 86/2017/TT-BTC về Hướng dẫn một
số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ về chương

trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
Như vậy cho đến nay hệ thống hưu trí Việt
Nam đã từng bước hình thành và hồn
thiện ba trụ cột chính, trong đó chủ yếu
là chế độ bảo hiểm hưu trí nằm trong hệ

16

thống BHXH theo các quy định pháp luật
về BHXH, và bảo hiểm hưu trí (niên kim)
do các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
cung cấp (Hình 1).
Hưu trí bắt buộc là nhánh bảo hiểm hưu trí
trong hệ thống BHXH Việt Nam, áp dụng
cho chế độ hưu trí đối với người lao động
làm việc theo hợp đồng, cán bộ, công chức,
viên chức… được quy định cụ thể trong
Điều 53 của Luật BHXH năm 2014. Hưu
trí bắt buộc với mục tiêu đảm bảo thu nhập
cho người lao động sau khi hết tuổi lao
động. Người lao động theo đó sẽ được yêu
cầu đóng góp một mức thu nhập cụ thể theo
mức phí BHXH, sau này sẽ làm căn cứ để
tính khoản tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng.
Trụ cột hưu trí tự nguyện tại Việt Nam
hiện nay gồm các chương trình tiết kiệm
tự nguyện (niên kim) do các doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ quản lý thơng qua quỹ
hưu trí tự nguyện. Theo Thơng tư 115, bảo
hiểm hưu trí tự nguyện là sản phẩm bảo

hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm
thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung
cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao
động. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện bao gồm
bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân và bảo
hiểm hưu trí cho nhóm người lao động.
Bảo hiểm hưu trí do các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ cung cấp cũng là một sự lựa
chọn bổ sung bên cạnh quỹ BHXH. Sản
phẩm này mang tính bảo hiểm nhiều hơn,
thường đi kèm với các khoản mục như chi
trả dịch vụ y tế khiến phí cao và thu nhập
ít hơn. Khoản bảo tức cố định từ bảo hiểm
hưu trí mang lại bình quân ở mức 2%/năm
trong khi sản phẩm Quỹ hưu trí có thể đưa
lại cho nhà đầu tư khoản lợi nhuận 6,9%/
năm. Trong thời gian dài có thể khoản thu
nhập nhận được từ Quỹ hưu trí sẽ cao gấp
đơi (Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2020).
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện được coi như
một quỹ chung mà người dân có thể tự tham
gia, đóng góp và mang lại nguồn thu nhập

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021


TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THÀNH HƯNG - VŨ HỮU KHƠI

HỆ THỐNG HỖ TRỢ TÀI CHÍNH HƯU TRÍ TẠI VIỆT NAM
Hưu trí BHXH

(bắt buộc)

Bảo hiểm xã
hội

KHƠNG
CĨ HỆ
THỐNG
PHÚC
LỢI TỒN
DÂN

Đối tượng
tham gia:
người lao
động trong
toàn bộ các
lĩnh vực hoạt
động của nền
kinh tế
Bắt buộc
Đóng góp
bởi người
lao động và
người sử
dụng lao động
Hình thức
chi trả: DB PAYG

Hưu trí nghề

nghiệp (bắt buộc)

Tiết kiệm (tự
nguyện)

Bảo hiểm hưu
trí bắt buộc
Chưa có trụ cột
này

Bảo hiểm hưu
trí tự nguyện
Chủ yếu là BH
niên kim và bảo
hiểm hưu trí
tự nguyện mới
triển khai từ
15/10/2013

Đối tượng
tham gia:
người lao động
trong toàn bộ
các lĩnh vực
hoạt động của
nền kinh tế
Bắt buộc
Đóng góp bởi
người lao động
và người sử

dụng lao động
Hình thức chi
trả: DC

Đối tượng
tham gia:
người lao động
trong tồn bộ
các lĩnh vực
hoạt động của
nền kinh tế

Sức khỏe và
nhà ở

Sức khỏe và
nhà ở:
Chưa có trụ
cột này

Tự nguyện
Đóng góp bởi
người lao động
và người sử
dụng lao động
Hình thức chi
trả: DB, DC

Hình 1. Hệ thống hưu trí Việt Nam hiện nay
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

DC: Defined Contribution (hình thức bảo hiểm hưu trí dạng đóng góp xác định)
DB: Defined Benefit (hình thức bảo hiểm hưu trí dạng quyền lợi xác định)

ổn định khi đến tuổi về hưu. Ngồi ra, dịng
vốn từ bảo hiểm hưu trí có thể được tái đầu
tư trở lại nền kinh tế, góp phần cung ứng
nguồn vốn đầu tư dài hạn hỗ trợ phát triển
chung nền kinh tế. Đây là loại hình phát
triển song song cùng với BHXH, bổ sung
trụ cột vào hệ thống hưu trí đơn lẻ hiện nay,
giúp cải cách hệ thống hưu trí Việt Nam
dần trở thành hệ thống đa trụ cột. Ở Việt
Nam, BHXH được coi là nguồn thu nhập
hưu trí cơ bản, cũng là nguồn thu nhập duy

nhất mà người lao động có được khi đến
tuổi nghỉ hưu (ILO, 2020). Trong khi đó,
ở các nước phát triển, bảo hiểm hưu trí tự
nguyện chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong
tổng thu nhập của người nghỉ hưu. Hình
thức này giúp người lao động tiết kiệm chi
tiêu lúc trẻ để dành cho tuổi già, đảm bảo
cho cuộc sống hưu trí khơng phụ thuộc vào
con cái và phúc lợi xã hội của Nhà nước,
giúp đa dạng hoá và cải thiện lương hưu
cho người lao động khi nghỉ hưu, giảm rủi

Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

17



Phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam

ro phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ hưu trí
cơ bản, giảm gánh nặng cho các thế hệ lao
động kế cận.
3. Thực trạng sản phẩm bảo hiểm hưu
trí tự nguyện tại Việt Nam
Từ 1995- 2019, cơ quan BHXH đã giải
quyết cho 2.559.776 người hưởng các chế
độ BHXH hàng tháng, trong đó có 2.022.373
người hưởng lương hưu; 10.580.542 lượt
người hưởng các khoản trợ cấp BHXH
một lần, trong đó hưởng BHXH một lần
là 8.584.544 người; trên 106.443.268 lượt
người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản,
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Đã chi trả
cho 3.202.490 lượt người hưởng các chế độ
bảo hiểm thất nghiệp. Hàng tháng, BHXH
Việt Nam quản lý, tổ chức chi trả kịp thời
cho hơn 3,1 triệu người hưởng lương hưu
và trợ cấp BHXH hàng tháng do nguồn
NSNN và Quỹ BHXH chi trả (Điều Bá
Được, 2020).
Đối với chế độ bảo hiểm hưu trí, Nghị
quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 chủ
trương thực hiện BHXH đa tầng, bổ sung
thêm tầng “Trợ cấp hưu trí xã hội” tích hợp
vào hệ thống BHXH có đóng góp cụ thể:

NSNN cung cấp một khoản trợ cấp cho

người cao tuổi khơng có lương hưu, hoặc
BHXH hàng tháng nhằm cụ thể hóa một
bước quy định tại Khoản 2 Điều 59 Hiến
pháp 2013  như sau: Nhà nước tạo bình
đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc
lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã
hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi,
người khuyết tật, người nghèo và người có
hồn cảnh khó khăn khác.
Theo Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngồi chế
độ BHXH cơ bản (gồm BHXH bắt buộc và
BHXH tự nguyện) và chế độ trợ cấp hưu
trí xã hội thì Chính phủ cịn có định hướng
xây dựng chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chế độ hưu trí
tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, tạo
điều kiện cho người sử dụng lao động và
người lao động có thêm sự lựa chọn tham
gia đóng góp để được hưởng mức lương
hưu cao hơn.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay phần lớn các
doanh nghiệp bảo hiểm bỏ qua sản phẩm
bảo hiểm hưu trí nhằm đáp ứng nhu cầu về
bảo hiểm hưu trí bổ sung, mà tập trung các
dịng sản phẩm khác. Các doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ chỉ tập trung nguồn lực
triển khai các dịng sản phẩm khác hưu trí
như: Sản phẩm truyền thống, Sản phẩm

liên kết đầu tư, Sản phẩm Sức khỏe + Sản

Bảng 1. Doanh thu, phí bảo hiểm hưu trí so với bảo hiểm khác hưu trí theo dịng sản phẩm
Thời kỳ
2017
2018
2019
9T/2020

Dịng sản phẩm
Bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm khác hưu trí
Bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm khác hưu trí
Bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm khác hưu trí
Bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm khác hưu trí

Phí bảo hiểm
khai thác mới
(triệu đồng)

Tỷ trọng
khai thác
mới (%)

Doanh thu phí Tỷ trọng doanh
bảo hiểm gốc
thu phí bảo

hiểm gốc (%)
(triệu đồng)

120.337

0,53

367.525

0,55

22.431.625

99,47

65.862.368

99,45

141.878

0,48

478.094

0,55

29.463.895

99,52


86.009.984

99,45

204.403

0,59

703.353

0,66

34.248.321

99,41

106.215.885

99,34

31.060

0,11

304.214

0,34

28.127.640


99,89

89.611.249

99,66

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2020)

18

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021


TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THÀNH HƯNG - VŨ HỮU KHƠI

Bảng 2. Doanh thu, phí bảo hiểm hưu trí tự nguyện của doanh nghiệp bảo hiểm
Thời kỳ
2017
2018
2019
9T/2020

Doanh nghiệp
bảo hiểm

Phí bảo hiểm
khai thác mới
(triệu đồng)


Tỷ trọng
khai thác
mới (%)

Doanh thu phí
bảo hiểm gốc
(triệu đồng)

Tỷ trọng doanh
thu phí bảo
hiểm gốc (%)

Bảo Việt Life

93.639

78

149.329

41

Sun Life Việt Nam

24.721

21

197.597


54

Bảo Việt Life

59.999

42

137.162

29

Sun Life Việt Nam

81.125

57

320.059

67

128.256

63

284.231

40


75.434

37

398.211

57

7.222

23

97.876

32

23.212

75

189.874

62

Bảo Việt Life
Sun Life Việt Nam
Bảo Việt Life
Sun Life Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2020)


Bảng 3. Doanh thu khai thác mới Bảo hiểm hưu trí tự nguyện của các doanh nghiệp
Bảo hiểm Việt Nam
Thời kỳ
2017
2018
2019
9T/2020

Doanh nghiệp bảo
hiểm

Doanh thu khai thác mới
Bảo hiểm hưu trí
(triệu đồng)

Tỷ trọng khai thác mới Bảo
hiểm hưu trí trong doanh
nghiệp (%)

Bảo Việt Life

93.639

2,02

Sun Life Việt Nam

24.721


0,11

Bảo Việt Life

59.999

1,14

Sun Life Việt Nam

81.125

0,30

128.256

2,26

75.434

0,22

7.222

0,17

23.212

0,08


Bảo Việt Life
Sun Life Việt Nam
Bảo Việt Life
Sun Life Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2020)

phẩm bổ trợ. Tỷ trọng doanh thu Bảo hiểm
hưu trí so với các dịng sản phẩm khác hưu
trí là rất thấp, cả doanh thu khai thác mới
và doanh thu phí bảo hiểm gốc đều chiếm
tỷ trọng dưới 1% (Bảng 1 và Bảng 2). Cụ
thể chỉ có 06/18 doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm nhân thọ
Việt Nam có ghi nhận kết quả kinh doanh
Bảo hiểm hưu trí, đó lần lượt là các Cơng
ty Bảo hiểm nhân thọ AIA, Bảo Việt Nhân
thọ (BaoVietLife), Dai-ichi Life, Manulife,
Prudential, Sun Life Việt Nam. Trong đó
Sun Life Việt Nam và Bảo Việt Life là hai

doanh nghiệp hàng đầu trong việc triển
khai Bảo hiểm hưu trí, hai doanh nghiệp
này chiếm trên 90% thị phần Bảo hiểm hưu
trí tồn thị trường.
Ngồi ra, những doanh nghiệp triển khai
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện tốt nhất thị
trường trên thực tế cũng không chú trọng,
và có xu hướng giảm khai thác mới Bảo
hiểm hưu trí (hợp đồng bảo hiểm hưu trí

mới phát sinh trong năm). Sun Life Việt
Nam và Bảo Việt Nhân thọ là hai doanh
nghiệp hàng đầu trong việc triển khai
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện, tuy nhiên tỷ

Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

19


Phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam

trọng khai thác mới Bảo hiểm hưu trí tại
hai doanh nghiệp này đều rất thấp và có
xu hướng giảm, 9 tháng đầu năm 2020 chỉ
chiếm lần lượt 0,08% và 0,17% doanh thu
của doanh nghiệp (Bảng 3).
4. Nguyên nhân và một số đề xuất, giải pháp
Một là, hoa hồng Bảo hiểm hưu trí tự
nguyện q thấp so với các dịng sản phẩm
khác. Hoa hồng tối đa dòng sản phẩm Bảo
hiểm hưu trí là 3%. Hoa hồng tối đa một số
dịng sản phẩm khác hưu trí lên đến 40%,
chẳng hạn tỷ lệ hoa hồng cho sản phẩm
bảo hiểm tử kỳ năm hợp đồng thứ nhất, sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp trên 10
năm lên đến 40%, hoặc sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ trọn đời có tỷ lệ hoa hồng 30%...
(Bảng 4).
Kết hợp với số liệu kết quả kinh doanh

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện và các dịng
sản phẩm khác hưu trí có thể dễ dàng nhận
thấy mối tương quan giữa tỷ lệ hoa hồng và
kết quả kinh doanh của các dòng sản phẩm
khác là khá thấp. Dịng sản phẩm nào có
hoa hồng cao thì kết quả kinh doanh tốt và

ngược lại. Điều này rất dễ hiểu về mặt thực
tế, đại lý tư vấn bảo hiểm cho khách hàng
với mục đích hàng đầu là thu nhập, vì vậy
đại lý sẽ chủ động lựa chọn sản phẩm bảo
hiểm có hoa hồng cao để tư vấn bán hàng.
Doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần phải
chạy theo việc này, doanh nghiệp sẽ phải
tập trung nguồn lực để thiết kế sản phẩm,
quảng bá và mang lại doanh thu cao, và
đó là những dịng sản phẩm có tỷ lệ hoa
hồng cao, khơng phải Bảo hiểm hưu trí tự
nguyện. Một hợp đồng bảo hiểm hưu trí
tự nguyện cần có sự tham gia của ba bên
là doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý và khách
hàng, thì có tới hai chủ thể không ủng hộ,
doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý không
nhắm tới Bảo hiểm hưu trí tự nguyện, dẫn
tới khách hàng khơng được tiếp cận để
tham gia.
Do đó, rất cần thiết phải điều chỉnh chính
sách hoa hồng, tăng tỷ lệ hoa hồng để kích
thích động lực từ phía doanh nghiệp cũng
như đại lý, đồng thời cũng cần nghiên cứu

một tỷ lệ thích hợp tránh ảnh hưởng tới phí
của khách hàng (vì mặc định hoa hồng đại
lý được trích từ tiền phí của khách hàng

Bảng 4. Tỷ lệ hoa hồng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Loại hình

Tỷ lệ hoa hồng tối đa tính trên phí bảo hiểm (%)
Phương thức nộp phí bảo hiểm định kỳ

Phương thức
nộp phí 1 lần

Năm hợp đồng
thứ hai

Các năm hợp
đồng tiếp theo

40

20

15

15

10

5


20

10

5

25

7

5

40

10

10

4. Bảo hiểm trọn đời

30

20

15

5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ 

25


10

7

Năm hợp đồng thứ nhất
1. Bảo hiểm tử kỳ 
2. Bảo hiểm
sinh kỳ
3. Bảo hiểm
hỗn hợp:

- Thời hạn bảo hiểm từ
10 năm trở xuống
- Thời hạn bảo hiểm trên
10 năm
- Thời hạn bảo hiểm từ
10 năm trở xuống
- Thời hạn bảo hiểm trên
10 năm

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2020)

20

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021


TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THÀNH HƯNG - VŨ HỮU KHÔI


trong một vài năm đầu hợp đồng).
Hai là, việc giám sát việc triển khai thực
hiện các sản phẩm Bảo hiểm hưu trí vẫn
chưa chặt chẽ. Doanh nghiệp bảo hiểm
giới thiệu, chào bán các sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ không thuộc nghiệp vụ bảo hiểm
hưu trí tự nguyện theo quy định với tên
thương mại là bảo hiểm hưu trí hoặc các tên
gọi khác gây hiểu nhầm cho khách hàng, ví
dụ như một doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ hàng đầu là Manulife, khi lên website
của doanh nghiệp tìm kiếm và bấm vào
mục Bảo hiểm hưu trí, sẽ được hiển thị
chào bán 2 sản phẩm Tương lai vững vàng
(thuộc dòng sản phẩm liên kết chung) và
Điểm tựa đầu tư (thuộc dòng sản phẩm liên
kết đơn vị). Rõ ràng khách hàng muốn tìm
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện nhưng nhận lại
được sự giới thiệu chào bán sản phẩm khác,
và nếu như không đủ kiến thức phân biệt,
đánh giá lợi ích thiệt hơn so với nhu cầu
bản thân cũng như sự kiên định thì khách
hàng sẽ chuyển sang mua dịng sản phẩm
bảo hiểm khác.
Chính vì vậy, cần thiết có sự can thiệp
của chính sách, giám sát và xử lý vi phạm
triệt để, không cho phép triển khai loại
hình nghiệp vụ khác hưu trí nhưng lấy tên
thương mại là hưu trí, hoặc cách quảng cáo
giới thiệu gây hiểu nhầm, khiến người dân

tưởng nhầm và mua, nhưng lại là loại hình
nghiệp vụ khác bảo hiểm hưu trí.
Ba là, xem xét bổ sung, sửa đổi một số
chính sách để tạo điều kiện cho Bảo hiểm
hưu trí tự nguyện phát triển
- Xem xét bổ sung quy định bắt buộc trong
chương trình đào tạo và thi cấp mã đại lý bảo
hiểm nhân thọ có Bảo hiểm hưu trí. Đồng
thời đại lý trong giai đoạn đầu làm việc,
đại lý phải được đào tạo về sản phẩm bảo
hiểm hưu trí tự nguyện đầu tiên (nếu doanh
nghiệp đã triển khai bảo hiểm hưu trí).

- Xem xét bổ sung qui định một tỷ lệ doanh
thu khai thác mới bảo hiểm hưu trí tự
nguyện mỗi năm đối với các doanh nghiệp,
xem việc triển khai bảo hiểm hưu trí tự
nguyện là nhiệm vụ bắt buộc vì nền an sinh
xã hội, để tăng tính trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm.
- Nới lỏng quy định về điều kiện bắt buộc
đối với doanh nghiệp được phép triển khai
bảo hiểm hưu trí tự nguyện (như vốn, kinh
nghiệm…) nhưng vẫn đảm bảo an toàn về
quyền lợi của khách hàng.
- Cho phép triển khai loại hình bảo hiểm
hưu trí tự nguyện ở nhiều hình thức quản
lý khác nhau. Đánh giá khung khổ pháp lý
cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ
Hưu trí bổ sung tự nguyện tại Nghị định

số 88/2016/NĐ-CP của Chính phủ để trình
Chính phủ bổ sung, sửa đổi cho phù hợp
với sự phát triển của các Chương trình hưu
trí trong giai đoạn hiện nay, theo xu hướng
và thơng lệ quốc tế.
5. Kết luận
Bảo hiểm hưu trí tự nguyện được xem là
một trong những sản phẩm thuộc hệ thống
hưu trí tại Việt Nam nhằm hỗ trợ người lao
động có được khoản lương hưu bổ sung
khi đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, hiện nay
sản phẩm này chưa được các công ty bảo
hiểm Việt Nam chú trọng phát triển, phần
vì nguyên nhân xuất phát từ phía doanh
nghiệp do cơ cấu phí hoa hồng chưa hợp
lý, phần do nguyên nhân vĩ mô từ phía các
cơ quan quản lý giám sát chưa thực sự chặt
chẽ. Nếu theo chế độ chi trả trợ cấp hưu trí
và quy định về đóng BHXH bắt buộc hiện
nay, người lao động đang chịu khá nhiều
áp lực khi đủ tuổi nghỉ hưu, đặc biệt là áp
lực về thu nhập sau giai đoạn nghỉ hưu để
đảm bảo điều kiện sống tốt nhất. Bởi vậy,
việc tham gia thêm các loại hình hưu trí tự
nguyện, đặc biệt là bảo hiểm hưu trí là một

Số 235- Tháng 12. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

21



Phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại Việt Nam

cách để người lao động tự bảo vệ mình khi
đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, để có những
đánh giá cụ thể hơn về mức độ hiệu quả của
bảo hiểm hưu trí đối với người lao động
cũng như hệ thống hưu trí Việt Nam, cần
có những nghiên cứu sâu hơn, lượng hoá
rõ hơn mối quan hệ này trên cơ sở dữ liệu
thực hiện sản phẩm bảo hiểm hưu trí cho
người lao động sau khi về hưu, từ đó đưa
ra những đánh giá phản biện chính sách rõ
hơn trong dài hạn ■

Tài liệu tham khảo
Ban chấp hành Trung ương (2018), Nghị quyết số 28-NQ/TW chủ trương thực hiện BHXH đa tầng ban hành ngày
23/5/2018, truy cập />Bộ Tài chính (2013), Thơng tư số 115/2013/TT-BTC v/v Hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện ban
hành ngày 20/8/2013, truy cập />Bộ Tài chính (2016), Nghị định 88/2016/NĐ-CP về Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện ban hành ngày 1/7/2016,
truy cập />Bộ Tài chính (2016), Thơng tư số 86/2017/TT-BTC về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, Hà Nội.
Điều Bá Được (2020), Một số giải pháp để thực hiện hiệu quả chế độ bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam, Tạp chí tài chính,
truy cập />Giang Thanh Long (2004), Hệ thống hưu trí Việt Nam: Hiện trạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hoá,
truy cập />Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2020), truy cập ngày 06/01/2021 />Hội đồng chính phủ (1961), Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 quy định chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân,
viên chức nhà nước, truy cập />ILO (2020), Báo cáo tóm lược các phương án xây dựng hệ thống hưu trí đa tầng tại Việt Nam, truy cập ngày
06/01/2021 />wcms_729538.pdf
Ippei Tsuruga, Nuno Meira Simoes Cunha và Quỳnh Anh Nguyễn- nhóm chuyên gia kỹ thuật cao cấp, tư vấn (2019),
Báo cáo tóm tắt các phương án thiết kế Hệ thống hưu trí đa tầng ở Việt Nam tháng 4/2019, Tổ chức Lao động
Quốc tế.
MMGI (2013), Melbourne Mercer Global Pensions Index, truy cập />Quốc Hội (2007, 2008, 2009), Luật BHXH 2007, 2008, 2009 đối với BHXH bắt buộc; đối với BHXH tự nguyện và đối

với bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.
Trần Phương Thảo, Nguyễn Anh Tuấn (2014), Hệ thống hưu trí trên thế giới: Kinh nghiệm thế giới và xu hướng cải
cách, truy cập />huong_cai_cachall.html

22

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 235- Tháng 12. 2021



×